SKKN Biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ tại lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi A trường Mầm non 8 / 3, Nha Trang

doc 38 trang vanhoa 18874
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ tại lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi A trường Mầm non 8 / 3, Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_ren_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_thong_qua_cac.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ tại lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi A trường Mầm non 8 / 3, Nha Trang

  1. MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 02 1. Lý do chọn đề tài. 02 2. Mục đích nghiên cứu. 03 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 03 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 03 5. Phạm vi nghiên cứu. 04 6. Biện pháp nghiên cứu. 04 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 03 1. Cơ sở lý luận. 04 2. Thực trạng. 05 3. Các biện pháp thực hiện 07 4. Hiệu quả 33 C. KẾT LUẬN 36 1. Bài học kinh nghiệm 36 2. Kiến nghị 37 Phụ lục của đề tài 39 Phụ lục 1 39 Phụ lục 2 41 Tài liệu tham khảo 45 Một số hình ảnh minh chứng 48 1
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài a) Lý do về mặt lý luận Thực hiện Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ gồm: giúp trẻ nhận thức về bản thân: sự tự tin, tự lực, thực hiện những quy tắc an toàn thông thường, biết làm một số việc đơn giản, biết tự phục vụ; hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết: thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác, kiên trì, vượt khó; hình thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và môi trường Trong đó tự phục vụ được xem là một trong những kỹ năng quan trọng trong nội dung đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng rất thích khẳng định mình, muốn được làm người lớn, bên cạnh đó sự tự ý thức ở trẻ bắt đầu xuất hiện, trẻ lên ba bắt đầu có những nguyện vọng độc lập. Trẻ muốn tự mình làm một số công việc như: tự thay quần áo, tự xúc ăn, tự chọn quần áo mà trẻ thích, muốn phụ giúp mẹ việc nhà, tự chọn đồ chơi, tự chọn sách mà trẻ thích Trẻ thường nói “để con làm”, “con tự ăn được”, “con biết mặc áo ” mà không muốn có sự can thiệp hay giúp đỡ của người lớn. Tuy nhiên sự phát triển của cơ tay và các cơ ngón tay chưa thực sự khéo léo cho nên trẻ dễ làm hỏng hoặc đổ, vỡ. Muốn điều này được cải thiện thì trẻ cần phải được tập luyện thường xuyên, cần có những đồ dùng phù hợp để trẻ được trải nghiệm liên tục. b) Lý do về mặt thực tiễn Trong thực tế, việc cho trẻ rèn luyện kỹ năng tự phục vụ đã duy trì thường xuyên song chưa thực sự đạt hiệu quả, trẻ chưa có nhiều kỹ năng, trẻ thực hiện như một nhiệm vụ chứ chưa xuất phát từ nguyện vọng, chủ yếu là từ mong muốn của người lớn, trẻ chỉ hưởng ứng theo. Đa phần các cháu còn rất vụng về, thao tác của các ngón tay, bàn tay chưa nhuần nhuyễn, khéo léo do trước đây các cháu thường được các cô giáo và người thân làm giúp nên khi giao một số công việc đơn giản trẻ cũng hết sức ngỡ ngàng. 2
  3. Đối với giáo viên do tâm lý sợ trẻ làm hỏng, làm đổ vỡ đồ dùng nên giáo viên hạn chế cho trẻ được trải nghiệm trên đồ dùng mà chủ yếu là làm quen qua hình ảnh, video điều này hạn chế trẻ được thực hành, chỉ được nhìn chứ không được sờ, được thử nên lâu dần trẻ không còn hứng thú. Đối với gia đình hầu hết đều vì nghĩ các cháu còn nhỏ để tự mình làm những công việc tự phục vụ nên thường làm giúp con, nuông chiều hoặc không tin vào khả năng của trẻ, thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, “sốt ruột” và thường làm thay trẻ cho nhanh, từ đó tạo cho trẻ tâm lý sợ sai, mất tự tin ở bản thân. Với các bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ này trẻ không chỉ được quan sát mà còn được trực tiếp sử dụng, trải nghiệm trên đồ dùng. Từ thực tế đó với mong muốn là làm thế nào để các cháu ở lớp tôi có nhiều kỹ năng tự phục vụ bản thân, trẻ biết làm một số công việc đơn giản thông qua chơi tập trên đồ dùng đồ chơi nên tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ tại lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi A trường Mầm non 8/3, Nha Trang. 2. Mục đích nghiên cứu Trẻ được trải nghiệm với các bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ để rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, cơ tay. Đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ thực hiện một số công việc tự phục vụ được tốt hơn. Trẻ thực hiện được một số công việc tự phục vụ đơn giản như: buộc dây giày, cài và cởi cúc áo, xâu, buộc dây, kéo khóa, tập mặc quần, phơi quần áo . Trẻ chủ động thực hiện một số công việc tự phục vụ, không còn ỷ lại người thân và cô giáo, biết giúp cô và các bạn một số công việc đơn giản. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ nhằm rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề; 3
  4. Khảo sát đánh giá thực trạng của vấn đề; Đề xuất những biện pháp (giải pháp) ứng dụng cải tạo hiện thực liên quan; 6. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nghiên cứu: Nội dung: Thiết kế các bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ nhằm rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Thời gian: Từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2017 Không gian: Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi A - Trường Mầm non 8/3- Nha Trang Đối tượng khảo sát : trẻ 3 - 4 tuổi A 7. Phương pháp nghiên cứu Quan sát và thực hành: Cho trẻ trực tiếp quan sát cách thực hiện và thực hành trên bộ đồ dùng vừa quan sát. Mục đích sử dụng phương pháp để làm gì? Giúp trẻ hứng thú với hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ và thực hiện các công việc tự phục vụ hàng ngày một cách khéo léo. Cách thức triển khai phương pháp đó như thế nào? Lựa chọn một số bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ nhằm rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, lồng ghép các hoạt động và trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, phụ huynh ít có thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái mà chủ yếu là làm giúp trẻ cho nhanh, chính vì vậy trẻ thường hay ỷ lại và không thể tự lo cho bản thân. Khi gặp khó khăn là chúng sẽ tìm ngay đến người lớn mà không tự mình tìm cách giải quyết, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức và tính cách sau này của trẻ. Vì vậy điều cần thiết là phải trang bị cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản, trong đó đáng phải quan tâm chính là kỹ năng tự phục vụ. 4
  5. Vậy kỹ năng tự phục vụ là gì? Một đứa trẻ như thế nào được cho là có kỹ năng tự phục vụ? Theo từ điển tiếng Việt thì tự phục vụ là tự mình làm lấy những việc nhằm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của bản thân, không cần người khác giúp đỡ, can thiệp hoặc nhắc nhở. Kỹ năng này có được nhờ vào sự rèn luyện và học hỏi, trẻ biết phục vụ bản thân thì trẻ sẽ có khả năng tự lập, mạnh dạn, tin vào khả năng của bản thân, thiếu kỹ năng tự phục vụ trẻ sẽ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Vì thế, muốn trẻ nên người, chúng ta cần rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ những bậc học nhỏ nhất. Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống và hình thành kỹ năng sống tích cực, giúp trẻ cân bằng cuộc sống về các mặt: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ. 2. Thực trạng vấn đề 2.1 Thuận lợi - Nhà trường quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo viên trong các hoạt động dạy. Khuyến khích các cán bộ giáo viên nhân viên sáng tạo trong việc lựa chon phương pháp mới vào giảng day. - Theo dõi động viên góp ý, triển khai thí điểm rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn và trong nhà trường thường xuyên để giáo viên nắm bắt kịp thời. - Bản thân được Phòng giáo dục đào tạo Nha Trang cử tham gia lớp tập huấn về dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non do trường Đại học Huế kết hợp với Sở giáo dục đào tạo Khánh Hòa tổ chức trong dịp đầu năm học nên việc áp dụng cũng dễ dàng hơn. 2.2 Khó khăn - Về phía trẻ Nhiều trẻ không tin tưởng vào khả năng của bản thân, luôn sợ sai, sợ mình không làm được, tâm lý e dè, nhút nhát, khi được giao một nhiệm vụ nào đó thì 5
  6. trẻ thường tìm ngay đến cô giáo hoặc các bạn để được giúp đỡ, trẻ tỏ ra rất lo lắng vì sợ làm không được hoặc làm không kịp các bạn. Một số trẻ được nuông chiều quá mức ở nhà nên lên lớp trẻ còn có tính thụ động, phụ thuộc vào cô giáo và các bạn. Trẻ chưa hào hứng tham gia vào hoạt động tự phục vụ vì hầu hết trẻ chưa có kỹ năng, - Về phía gia đình Các em được nuông chiều quá mức, do kinh tế gia đình khá giả; một số em thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình do bố mẹ lo làm ăn buôn bán; các em thiếu hụt về mặt tình cảm gia đình. Trẻ chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết để ứng phó với những tình huống thường ngày. - Về phía giáo viên Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, khi tổ chức hoạt động Cài cúc, cởi cúc, xâu, buộc giây, mặc áo quần, kéo khóa quần thì giáo viên lúng túng do phương tiện tổ chức không có sẵn, thường thu mượn áo quần trang phục của trẻ để tổ chức và khi thực hiện thì trẻ thao tác khó khăn. Khi phối hợp nghiên cứu khảo sát thực tế 32 trẻ lớp mẫu giáo bé mới từ nhà trẻ lên, tôi khảo sát đầu vào về thực trạng thực hiện kỹ năng tự phục vụ và có kết quả như sau: + BẢNG 1 BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM CỦA TRẺ THÁNG 10/2016 (chưa áp dụng) - Số trẻ khảo sát: 32 trẻ STT TIÊU CHÍ THÁNG 10/2016 Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 01 Trẻ tập mang và cất giày 13/32 40,6% 19/32 59,4% dép, ba lô 6
  7. 02 Trẻ tập bê ghế, sử dụng 07/32 21,8% 25/32 78,2% muỗng, tự rót nước. 03 Trẻ biết kéo khóa áo khoác, 16/32 50% 16/32 50, % gài nút áo, gài khuy quần. 04 Trẻ tập quàng khăn, mang 15/32 46,8% 17/32 53,2% tất 05 Trẻ tập xếp quần áo, mặc 04/32 12,5% 28/32 87,5% quần áo 06 Trẻ tập đội mũ bảo hiểm 08/32 25% 24/32 75% Nhận xét: Thời gian đầu, khi mới nhận lớp, tôi nhận thấy khả năng tự phục vụ của trẻ đa số còn hạn chế (bảng 1). Có nhiều cháu chưa biết một số thói quen tự phục vụ đơn giản như: một số trẻ có nhu cầu đi vệ sinh nhưng lại không biết tự cởi quần nên bị tè dầm ra quần 59,4%, có 59,4% trẻ trong lớp không biết tự mang giày dép khi ra sân chơi, trong đó nhiều trẻ còn mang giày dép trái bên cạnh đó còn có nhiều cháu chưa hiểu các hiệu lệnh của cô “các con hãy xếp quần áo bỏ vào cặp” chính vì chưa hiểu nên trẻ không biết làm. Tuy nhiên có một số trẻ kỹ năng tự phục vụ tương đối tốt nhưng lại không tự giác 87,5%, phải chờ cô giáo hoặc người lớn nhắc nhở thì trẻ mới làm Qua bản khảo sát thực trạng khả năng tự phục vụ tổng hợp có một nội dung kết quả đạt được trên 50%. Những nội dung còn lại đa số đều chưa đạt 50%. Thậm chí có một số nội dung như: trẻ tập rót nước, xếp quần áo số trẻ đạt chưa đến 30%. Điều đó cho thấy khả năng tự phục vụ của trẻ lớp bé mới lên còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn về khả năng kết hợp giữa tay và mắt, khả năng kết hợp của ngón trỏ và ngón cái khó khăn khi thao tác cởi cúc, buộc dây. Bên cạnh đó phương tiện thực hành chưa đồng đều, kích thước chưa thống nhất nên việc thực hiện cũng tương đối khó khăn. Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, qua thời gian công tác ứng dụng đề tài vào việc giảng dạy, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhằm khắc phục những hạn chế như sau: III. Các biện pháp thực hiện 7
  8. Biện pháp 1. Lập kế hoạch xây dựng các bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ nhằm rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ theo từng thời điểm của năm học theo trình tự từ dễ đến khó. STT Thời gian Nội dung bài tập Mục đích- yêu cầu 01 Tháng 10/2016 Trẻ tập mang và cất Dạy trẻ biết cách cởi, cất ba lô giày dép, cất ba lô đúng cách và cất ba lô đúng nơi đúng nơi quy định. qui định. 02 Trẻ biết cách lấy nước đúng cách, không làm đổ nước ra - Trẻ tập bê ghế, sử ngoài. Tháng 11/2016 dụng muỗng, tự rót Biết lấy lượng nước vừa đủ để nước. uống. Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay. 03 Trẻ biết cách kéo khóa áo khoác, gài khuy quần, gài nút - Trẻ tập kéo khóa áo áo đúng cách. Tháng 12/2016 khoác, gài khuy quần Rèn luyện sự khéo léo, phối gài nút áo hợp tay, mắt, trẻ có ý thức tự phục vụ bản thân. 04 Trẻ biết quàng khăn theo nhiều cách khác nhau, biết cách mang Trẻ tập quàng khăn, Tháng 01/2017 tất. mang tất Trẻ biết tự phục vụ bản thân, tự quàng khăn, mang tất 05 Trẻ biết gấp quần áo đúng theo Trẻ tập xếp quần áo, trình tự. Tháng 02/2017 mặc quần áo Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay. 8
  9. Rèn trẻ tính tự lập và gọn gàng ngăn nắp. 06 Trẻ biết cách đội và gài mũ - Trẻ tập đội mũ bảo đúng cách. Tháng 3/2017 hiểm Trẻ biết ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm. Biện pháp 2: Thực hiện kế hoạch 2.1. Rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua các bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ. Nhiều nhà giáo dục học nổi tiếng đã chứng minh thực tế là 60% chất lượng giờ dạy tốt là tùy thuộc vào khâu chuẩn bị soạn giáo án, kế hoạch hoạt động còn lại 40% là tùy thuộc vào năng lực sư phạm và kinh nghiệm của người giáo viên. Vì vậy là giáo viên muốn giảng dạy tốt và chất lượng thì phải nghiêm túc trong việc biên soạn giáo án. Theo tôi, đây là một kỹ năng quan trọng giúp cho giáo viên chủ động hơn trong việc giáo dục trẻ và lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp với nội dung và khả năng của trẻ, phát huy được tính chủ động sáng tạo, của người học, nhận thức được điều này nên bản thân tôi luôn chú trọng vào việc xây dựng kế hoạch cho từng hoạt động nhằm đảm bảo mục tiêu đã đề ra. Là một giáo viên mầm non, thì luôn luôn phải sáng tạo, linh hoạt trong mọi hoạt động. Luôn tìm những cái hay, cái mới lạ để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động mà mình tổ chức. Đối với việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cũng vậy, bản thân tôi cũng phải tìm tòi rất nhiều để làm sao trẻ thích thú, bên cạnh việc lựa chọn các nội dung hướng dẫn, các phương pháp để giúp trẻ nắm vững các kỹ năng tôi còn lựa chọn và sáng tạo nhiều trò chơi để trẻ được trải nghiệm và tập luyện. Sau khi sưu tầm, lựa chọn và vận dụng các trò chơi phát triển vận động nhóm cơ nhỏ cho trẻ vào các thời điểm trong ngày, bản thân tôi nhận thấy trẻ đều rất hứng thú, đắm mình vào các trò chơi một cách thoải mái, vui vẻ, đôi khi trẻ quên đi là mình đang học, đang rèn luyện. Không những thế 9
  10. những trẻ thường không tự giác trong một số công việc tự phục vụ thì nay đã ý thức hơn vì sợ không biết làm sẽ không được tham gia vào trò chơi, sợ thua đội bạn, thua các bạn chính vì vậy các trò chơi thu hút số lượng trẻ tham gia ngày càng nhiều hơn. Thời gian qua tôi đã sáng tạo nên các trò chơi như “Thi buộc dây giày”, “Thi gấp quần áo”, “Thi múc nước đổ vào chai”, “Thi gấp khăn” “Thi ai nhanh hơn ?” những trò chơi này giúp rèn luyện sự khéo léo nhưng cũng đòi hỏi trẻ phải nhớ được từng bước và thực hiện một cách thuần thục. Không chỉ thi đua trong lớp mà còn rủ các lớp khác thi đua với lớp mình để nhân rộng việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Các trò chơi này được lồng ghép phù hợp với từng nội dung hoạt động trong ngày của trẻ. Các kế hoạch được soạn theo trình tự của kế hoạch đã lập ở trên 1. Trẻ tập mang và cất giày dép, cất ba lô 2. Trẻ tập bê ghế, sử dụng muỗng, tự rót nước. 3. Trẻ tập kéo khóa áo khoác, gài nút áo, gài khuy quần. 4. Trẻ tập quàng khăn, mang tất 5. Trẻ tập xếp quần áo, mặc quần áo 6. Trẻ tập đội mũ bảo hiểm Kế hoạch 01: Trẻ tập mang và cất giày, dép, ba lô (hoạt động này được thực hiện trong giờ đón trả trẻ, hoạt động góc vào tháng 10/2016) Vì vào đầu năm học trẻ chưa có nề nếp, trẻ thường được bố mẹ bế lên cầu thang và cởi bỏ ba lô, giày dép, nhiều trẻ chưa nhớ vị trí ngăn tủ cá nhân của mình do bố mẹ trẻ làm dùm, buổi sáng trẻ đến lớp liên tục trong khoảng thời gian từ 7h00 đến 7h15, nhiều phụ huynh vì bận đi làm liền cho kịp giờ nên không kịp hỗ trợ thì trẻ sẽ loay hoay mãi để cất ba lô, cởi bỏ giày dép khiến cho khu vực phía trước cửa lớp luôn lộn xộn, vì vậy tôi đã chú trọng lựa chọn hoạt động này để cho trẻ tập luyện ngay từ đầu năm. Để phụ huynh yên tâm vì con em mình có thể tự làm những công việc đơn giản khi không có bố mẹ bên cạnh. 1. Đón trẻ: - Mục đích – Yêu cầu. 10
  11. + Trẻ biết cách cởi và cất giày, dép, ba lô lên kệ, lên tủ, nhớ ngăn tủ của mình và để đúng nơi quy định. + Trẻ tự cất ba lô, cởi và cất giày dép vào đúng ngăn tủ cá nhân của mình. + Trẻ lễ phép với cô giáo, trẻ biết chào cô, chào ông bà, bố mẹ trước khi vào lớp. - Chuẩn bị: + Phòng học sạch sẽ, thông thoáng, kệ dép, tủ để ngay ngắn trước cửa lớp. - Tiến hành + Cô đứng ở cửa đón trẻ với thái độ niềm nở, thể hiện sự quan tâm đến trẻ, trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ. + Cho trẻ chào bố mẹ, nhắc trẻ tự cởi giày dép, cất giày dép lên kệ, để ba lô vào trong ngăn tủ cá nhân của mình. Những trẻ chưa nhớ chỗ cất ba lô cô đến động viên trẻ tìm lại và cất vào cho đúng, khen ngợi khi trẻ biết tự cởi giày dép và để ba lô đúng nơi quy định. + Cuối buổi đón trẻ cô tặng cho những trẻ biết tự cởi giày dép, để ba lô đúng vào ngăn tủ một gương mặt cười dán lên bàn tay. Những trẻ còn vụng về cô giáo sẽ hướng dẫn thêm trong giờ hoạt động góc hoặc các hoạt động khác. 2. Kế hoạch tổ chức hoạt động góc I. Mục đích: 1. Kiến thức - Biết mang và xếp giày dép lên kệ gọn gàng, ngăn nắp - Trẻ trải nghiệm các vai trò khác nhau: bán hàng, gia đình Để hiểu được một số nghề trong xã hội và mối quan hệ giữa mọi người với nhau. - Trẻ biết trang trí giày, dép bằng xốp bitis, giấy màu, hột, hạt, tô màu những đôi giày 2. Kỹ năng - Trẻ biết thể hiện một số hành động phù hợp với vai chơi của mình. - Trẻ trang trí được những đôi giày dép bằng cách phết hồ, xé, dán, tô, nặn, 11
  12. - Trẻ lựa chọn được đôi giày, dép phù hợp và mang vào chân của mình - Trẻ biết sắp xếp, trưng bày phù hợp với buổi sinh nhật: cắm hoa, bày bánh, sắp xếp nhà cửa, bày trí các món ăn 3. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ - Trẻ có ý thức tự phục vụ bản thân: biết tự mang giày dép, cất dép lên kệ, tự chuẩn bị trang phục, đầu tóc, giày dép, trang điểm để dự tiệc sinh nhật. - Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với người khác: biết mang sản phẩm của mình tặng bạn sinh nhật kèm lời chúc mừng: tặng cho bạn những đôi giày, dép mà mình đã trang trí - Làm những công việc vừa sức để chuẩn bị cho bữa tiệc sinh nhật của bạn II. Chuẩn bị: - Trang trí các góc phù hợp với chủ điểm, phù hợp với góc chơi, - Bảng đăng kí góc chơi. - Dán tên bạn sinh nhật. - Máy vi tính cài nhạc bài “Chúc mừng sinh nhật” - Một số kiểu dáng giày dép được làm bằng vải, xống bitis, vải nỉ và giày dép thật. - Lược, gương, dây cột tóc, phấn son, nước hoa, vương miện, chỗ thay đồ . - Kệ để giày dép, hộp gói quà - Khung thêu, vải, kim, chỉ thêu, kéo - Nan giấy màu - Bánh , bình hoa, đĩa, ly, bàn ghế, khăn lau tay, lồng đèn, dây kim tuyến, mẹt hoa, hoa thật, bình cắm hoa, - 1 chai sirô dâu, 1 chai sirô cam, 1 chai si rô bạc hà. - Phễu, vỏ chai nhựa - Nước sôi để nguội. ca, thìa - Tạp giề, nhãn mác. - Bột bánh in đã được trộn sẵn, khuôn bánh, đĩa, thìa 12
  13. Môi trường: - Sạch sẽ, thoáng mát, các góc được sắp xếp gọn gàng, trẻ dễ lấy III. Tiến hành: 1. Dự kiến thời điểm và hình thức chọn góc: - Trong thời gian đón trẻ cô nhắc từng trẻ chọn góc và cắm thẻ của mình vào góc mà mình đã chọn 2. Định hướng cho trẻ vào góc: - Cô nói: Cô và trẻ hát bài “Mừng sinh nhật”. hôm nay là sinh nhật bạn Trang, gia đình bạn Trang muốn tổ chức buổi liên hoan sinh nhật. Chúng ta hãy cùng xây một ngôi nhà và trang trí thật đẹp để mừng sinh nhật bạn. Bạn nào muốn trang trí nhà nào? - Bố mẹ và các các con sẽ cùng nhau làm nhiều món ăn ngon để mừng sinh nhật bé, ai muốn đóng vai bố, mẹ và các con? - Các bạn sẽ làm gì để tặng bé vào ngày sinh nhật? (hỏi trẻ ở góc tạo hình và góc âm nhạc) - Các bạn góc bán hàng sẽ bán những mặt hàng nào? khi khách hàng tới mua giày dép thì nhân viên bán hàng sẽ làm gì? - Hỏi ý định trẻ sẽ làm gì tặng bạn nhân dịp sinh nhật. - Hỏi trẻ: Khi chơi trong nhóm các con phải thế nào? - Cho trẻ về góc chơi mà trẻ đã chọn và tự dọn đồ chơi. 3. Trẻ thực hiện: - Trẻ tự lấy đồ dùng, đồ chơi đi về 3 góc chơi : 3.1. Góc phân vai: + Tiệm bán giày dép, quà lưu niệm cho bạn đi dự sinh nhật: nhân viên bán hàng tập xếp giày dép lên kệ ngay ngắn, mọi người tới thử giày dép và mua quà sinh nhật + Gia đình: Bố mẹ dẫn con đi mua giày, dép mới để đi dự sinh nhật bạn, xếp giày dép lên kệ cho ngay ngắn, gói quà để tặng sinh nhật, pha nước giải khát, làm bánh, xếp trái cây . 3.2. Góc sinh nhật: 13
  14. Trang trí cho buổi tiệc sinh nhật 3.3. Góc tạo hình: + In hình bạn sinh nhật, trang trí hình bằng nhiều nguyên vật mở + Trang trí những đôi giày, dép để tặng sinh nhật bạn + Thêu khăn - Hỏi trẻ ý đồ chơi, gợi ý cho trẻ tự phân vai, phân nhóm chơi. - Cô gợi ý để cho trẻ nhập vai chơi của mình, thể hiện được lời nói, ứng xử phù hợp với vai mình đảm nhận. - Trong quá trình chơi cô gợi ý mở rộng nội dung chơi cho trẻ, mở rộng mối quan hệ chơi cho trẻ giữa các nhóm chơi khác nhau - Cô quan sát giúp đỡ trẻ khi cần thiết, tham gia cùng chơi với trẻ, quan sát xem góc chơi nào chưa thực hiện được thì hướng dẫn cho trẻ, ví dụ: góc phân vai trẻ chưa biết mang giày dép thì giáo viên đến và hướng dẫn lại cho trẻ, nhắc trẻ sau khi mang giày dép thì cất gọn lên kệ. - Gợi ý cho trẻ nói lời chúc mừng sinh nhật bạn. (Ở góc làm bánh in và pha chế nước giải khát cô nhắc trẻ rửa tay sạch trước khi làm) - Sau khi trẻ thực hiện xong cô gợi ý cho các nhóm mang quà đến chúc mừng sinh nhật bạn, tại góc sinh nhật. - Gợi ý cho trẻ giới thiệu buổi sinh nhật của mình, giới thiệu tên, tuổi, sở thích, - Cho trẻ tặng quà bạn và kèm theo lời chúc. - Bạn Khánh Linh sẽ múa hoặc hát tặng các bạn 1 bài. - Tập thể hát bài “Chúc mừng sinh nhật” - Liên hoan- Dọn dẹp, vệ sinh gọn gàng, xếp giày dép lên kệ ngay ngắn. - Bạn Khánh Linh gửi tặng cho mỗi người khách đến dự một đôi giày, mọi người cùng mang vào chân để chụp hình lưu niệm, mọi người mang giày xong thì cất lên kệ để cùng vào liên hoan. Kế hoạch 02: Bé tập xếp ghế, sử dụng chén, muỗng, tự rót nước (thực hiện vào tháng 11/20016) 14
  15. Mỗi hoạt động để rèn luyện cho trẻ đều nhằm mục đích giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân và có nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày, vì vậy tôi luôn lồng ghép vào trong chế độ sinh hoạt một ngày ở trường của trẻ, với nội dung này tôi áp dụng trong hoạt động tổ chức bữa ăn cho trẻ hoặc cho trẻ tập luyện trong hoạt động góc và bé tập làm nội trợ. 1.Trẻ tập xếp ghế. (trẻ thực hiện trước hoạt động tổ chức bữa ăn hoặc giờ hoạt động góc) - Mục đích- yêu cầu: + Trẻ nói được cách xếp ghế để chuẩn bị bàn ăn, bàn học, ý nghĩa của việc xếp ghế ngay ngắn gọn gàng trước giờ ăn, giờ học. + Trẻ bê ghế và đặt vào đúng vị trí, xếp số lượng ghế phù hợp, biết xếp chồng ghế lên nhau khi không sử dụng. + Trẻ có ý thức tự bê và xếp ghế cho bản thân để chuẩn bị bàn ăn, bàn học. - Chuẩn bị: + Mỗi trẻ 01 chiếc ghế, 6 chiếc bàn được kê sẵn. + Video bàn ăn nhà Gấu Mi sa + Địa điểm: phòng ăn thoáng mát, sạch sẽ. - Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Thu hút: Cô và trẻ cùng xem video về bàn ăn của - Trẻ xem video và nghe cô bạn Gấu Mi Sa, cô vừa cho trẻ xem hình ảnh vừa kể chuyện. kể cho trẻ nghe: Chuyện kể rằng: có một bạn gấu tên là Mi sa, Bạn - Trẻ lắng nghe cô kể Gấu rất thích ăn uống nhưng lại lười biếng, không chịu xếp bàn ghế vào mỗi bữa ăn, lúc nào cậu ta cũng đợi mọi người xếp sẵn rồi ngồi vào bàn. Một hôm mọi người trong nhà đi vắng, cậu ấy đã bày biện đồ ăn ra nhà mà không thèm kê bàn ghế cho 15
  16. gọn gàng, sạch sẽ, lúc ăn cậu nhảy lên bàn và ngồi ăn say sưa, lúc ăn do không để ý nên gấu bị té xuống nền nhà - Cô trò chuyện với trẻ: + Vì sao bạn Gấu Mi Sa bị té ? Trẻ trả lời theo suy nghĩ + Để không bị té ngã nữa thì bạn gấu nên làm gì trước khi ăn ? Hoạt động 2: Trẻ tập xếp bàn ghế - Cô cho trẻ ra phòng ăn và tập xếp bàn ghế. - Trẻ đi ra phòng ăn và tập - Cô làm mẫu cách bê và xếp ghế vào bàn ăn, cô xếp ghế vừa thực hiện vừa giải thích cho trẻ cách thực hiện. - Quan sát cô làm mẫu. Bước 1: Đi lại chồng ghế lấy 01 chiếc ghế ở trên cùng, cầm ghế bằng 02 tay và nhấc ghế lên phía trên. Bước 2: Bê ghế di chuyển tới bàn, lựa chọn vị trí và đặt ghế vào chỗ trống, lưng ghế thẳng so với mặt bàn. Bước 3: Sắp xếp mỗi bên 02 chiếc ghế có khoảng cách bằng nhau và cân đối. - Mời một vài trẻ thực hiện và cho trẻ nhận xét, cô - Trẻ thực hiện sửa sai cho trẻ. - Cho trẻ về thực hiện xếp ghế vào bàn ăn theo - Trẻ xếp ghế theo nhóm nhóm, cô theo dõi và hướng dẫn sửa sai cho trẻ. - Cho cả lớp cùng nhận xét về kết quả của từng nhóm. - Cô tuyên dương trẻ Hoạt động 2: Thi xếp bàn ghế Cách chơi: Chia lớp thành 06 nhóm, mỗi nhóm có - Trẻ chia thành sáu nhóm một chiếc bàn đã kê sẵn, và từ năm, sáu chiếc ghế và cùng xếp bàn ghế theo 16
  17. để bên ngoài. Khi nghe hiệu lệnh của cô: “Xếp hình thức thi đua. ghế, xếp ghế”, trẻ hỏi lại: “Xếp bao nhiêu ghế?”, cô trả lời “Xếp bốn, năm, sáu chiếc ghế vào một bàn” các nhóm nghe theo yêu cầu của cô. Luật chơi: trong khoảng thời gian một bản nhạc nhóm nào xếp đúng số ghế như cô yêu cầu và đẹp mắt nhất thì nhóm đó chiến thắng. 2. Kế hoạch tổ chức bữa ăn (Bé tập sử dụng muỗng, chén và tự rót nước uống) I. MỤC TIÊU: - Trẻ biết tên món ăn, biết giá trị dinh dưỡng có trong món ăn. - Biết cách xúc cơm ăn, tự rót nước uống sau khi ăn xong, biết sử dụng chén và muỗng trong khi ăn. - Trẻ có kỹ năng tự phục vụ, không làm rơi vãi thức ăn, biết một số thói quen hành vi văn minh (mời cô và các bạn trước khi ăn, ăn nhai kĩ, không nói chuyện, đùa nghịch, khi hắt hơi biết che miệng ) - Vệ sinh sạch sẽ (lau tay, miệng, uống nước, ). cất bát thìa sau khi ăn đúng nơi nhẹ nhàng, cất ghế gọn gàng. Không chạy nhảy sau khi ăn. - Trẻ có ý thức tự phục vụ trong bữa ăn, biết ăn hết xuất ăn, ăn đủ chất. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của cô: - Mặc quần áo công tác, khẩu trang. - Dụng cụ đựng, chia thức ăn. - Bài hát mời bạn ăn - Nhạc cho trẻ nghe trong khi ăn. 2. Chuẩn bị của trẻ: - Bàn, ghế (đủ 4- 6 trẻ một bàn) - Bát, thìa (đủ theo số lượng trẻ) - Đĩa đựng khăn lau ẩm, đĩa đựng thức ăn rơi. 17
  18. - Khăn lau miệng, cốc uống nước. III. HƯỚNG DẪN Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ I. Gây hứng thú: Giúp trẻ tỉnh táo - Cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn” - Trẻ hát cùng cô - Trò chuyện về bài hát - Trẻ trò chuyện cùng cô - Giáo dục trẻ phải ăn uống đầy đủ chất và giữ gìn vệ sinh cơ thể chăm tập thể dục thì cơ thể mới khỏe mạnh thông minh. * Chuẩn bị trước khi ăn. - Cô cho trẻ xếp hàng lần lượt đi rửa tay sạch sẽ - Trẻ kê ghế vào bàn ăn vẩ bàn ngồi. - Rửa tay sạch bằng xà - Hôm nay các cô nhà bếp cũng có chuẩn bị một phòng món ăn mới, rất ngon và có nhiều chất dinh dưỡng cho các con. * Trong khi ăn. - Chia cơm: - Trẻ chú ý nghe cô giới + Cô chia đồ ăn mặn đều ra tất cả chén. thiệu + Chia muôi cơm vào trong chén, trộn đều và bê đến bàn cho trẻ ăn kết hợp giới thiệu món ăn. - Cho trẻ ăn: + Cô đến từng bàn động viên trẻ ăn hết suất, nhắc trẻ cách cầm muỗng bằng tay phải, cầm chén - Trẻ nghe cô nói bằng tay trái, lấy một lượng thức ăn vừa đủ bằng muỗng và đưa vào miệng, ngồi ngay ngắn, nhai kỹ, không nói chuyện, không bốc thức ăn, không làm rơi vãi thức ăn, không bỏ thức ăn sang chén bạn, ăn gọn - Trẻ tự xúc cơm ăn gàng + Khi trẻ ăn hết chén thứ nhất cô mang chén về 18
  19. lấy thêm cơm và canh trộn đều, để trên khay và mang đến tận bàn cho trẻ ăn. + Đối với những trẻ ăn chậm cô cho trẻ ngồi riêng một bàn để quan tâm và xúc cho trẻ ăn, động - Cất bát thìa đúng nơi viên trẻ ăn hết suất, trong quá trình trẻ ăn cô đi lại và quy định và uống nước quan sát nhắc nhở trẻ. Động viên trẻ tự xúc cơm ăn. Sau khi ăn: - Trẻ cất đồ dùng - Cô nhắc trẻ mang chén, thìa bỏ vào đúng nơi quy định, nhắc trẻ lau miệng, lau tay và tự rót nước uống, rót lượng nước vừa đủ vào trong ly, vặn vòi nước lại, uống từ từ không để bị sặc. - Nhắc trẻ đánh răng sau khi ăn, không đùa nhiều hoặc chạy, nhảy mạnh sau khi ăn dễ bị nôn thức ăn. Kế hoạch 03: Trẻ tập mang tất, quàng khăn (thực hiện trong hoạt động vui chơi theo ý thích trong các buổi chiều vào tháng 12/2016 1. Trẻ tập mang tất I. Mục đích – yêu cầu - Trẻ biết tất dùng để đi vào chân để giữ ấm cho cơ thể. - Trẻ biết mang tất đúng cách, có thói quen tự mang tất khi trời lạnh. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động mang tất, có ý thức tự phục vụ. II. Chuẩn bị - Mỗi trẻ 1 đôi tất. - 1 hộp quà. - 4 rổ nhựa. III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 19
  20. Ổn định tổ chức - Cô và trẻ cùng nhảy theo vũ điệu đôi chân: - Trẻ cùng nhảy theo khi nhạc nhẹ nhàng thì bàn chân đi nhón nhẹ nhàng, điệu nhạc. khi nhạc đều và mạnh thì trẻ đi theo điệu hành quân, khi nhạc vui tươi thì nhảy chân sáo, khi nhạc mạnh thì trẻ nhảy nhanh và mạnh. Hoạt động 1: Trẻ tập mang tất - Trẻ trả lời. - Cô đàm thoại cùng với trẻ: Mỗi buổi sáng, sau khi đánh răng, rửa mặt, thay đồ đẹp, mẹ mặc - Trẻ trả lời. thêm cho chúng ta những gì để giúp ta ấm áp hơn khi - Trẻ trả lời. đi đến trường? (cho trẻ kể: áo ấm, quàng khăn, đội mũ len, mang tất). - Hôm nay cô sẽ tập cho các con biết cách tự mang tất vào chân của mình. - Cô nhắc lại kỹ năng tự mang tất cho trẻ biết: “Các con cầm tất, cuộn tất vào 2 tay, sau đó trùm tất qua 5 đầu ngón chân, kéo tất qua bàn chân, kéo tất qua gót chân, kéo tất qua cổ chân, kéo tất tơi bắp Trẻ tập mang tất vào chân. chân - Sau đó cô tập cho trẻ mang tất vào chân cho đến khi tất cả trẻ đều đi được tất vào chân - Tạo tình huống: cho trẻ chơi trò chơi “Nu na nu nống” để trẻ tháo tất ra và tiếp tục hoạt động. Hoạt động 2: Đội nào nhanh - Cô chia lớp làm 2 đội để cùng thi đua mang Trẻ cùng chơi trò chơi tất. Mỗi đội tự đi tới lấy rổ đựng tất của đội mình, cả đội ngồi xung quanh rổ, khi nghe nhạc trỗi lên, cả 2 đội mang tất thật nhanh vào chân. Trẻ nào mang xong thì đúng lên, khi nhạc kết thúc, đội nào mang 20
  21. được hết tất vào chân thì đội đó giành chiến thắng. Cô tuyên dương đội chiến thắng, động viên đội làm chưa nhanh lần sau cố gắng hơn - Cô cho trẻ ngồi xuống và đọc bài đồng dao “ Trẻ đọc đồng dao Chân đẹp” 2. Trẻ tập quàng khăn Để chuẩn bị cho buổi tham quan trường Học viện Hải quân vào ngày 22/12 sắp tới, trẻ đi ra ngoài trời lạnh nên tôi tổ chức cho trẻ tập quàng khăn để bảo vệ sức khỏe, đồng thời giúp cho giáo viên dễ nhận ra trẻ hơn khi vào môi trường đông người nhằm tránh trường hợp lạc với các cháu trường khác. I. Mục đích- yêu cầu: - Trẻ biết cầm khăn quàng lên cổ, nói được tác dụng của khăn quàng cổ, giữ cho ấm cổ không bị ho - Trẻ biết phối hợp giữa tay và mắt. - Trẻ có ý thức tự quàng khăn mỗi khi trời lạnh, biết tự làm một số việc đơn giản để phục vụ bản thân. II. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 01 chiếc khăn do bố mẹ trẻ mang đến lớp - Nhạc biểu diễn thời trang - Khăn quàng cổ của cô. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Xem cô biểu diễn thời trang Cô mở nhạc và biểu diễn thời trang quàng khăn - Trẻ xem biểu diễn cổ cho trẻ xem. thời trang - Biểu diễn xong cô đố trẻ cô vừa làm gì?các con có thấy gì lạ không? gợi ý về cái khăn cho trẻ biết để thỏa thuận cùng trẻ tập quàng khăn giống cô cho ấm cổ - Xem cô giới thiệu và để đi thăm các chú bộ đội nhân ngày 22/12 quàng khăn mẫu. Hoạt động 2: Trẻ tập quàng khăn 21
  22. Cô đem khăn ra giới thiệu và quàng mẫu cho trẻ xem ,vừa quàng cô vừa giải thích: “Cô lấy 2tay cầm - Trẻ lấy khăn và tập khăn cô quàng qua sau cổ, sau đó cô lấy 1 bên đầu khăn quàng khăn vào cổ của phía tay cô đang cầm cô hất qua vai bên phía tay - Lắng nghe cô nhận kia, khăn sẽ choàng cổ lại giữ cho ấm cổ. xét Cô cho trẻ thực hiện: cho mỗi trẻ lên tự lấy khăn và quàng lên cổ của mình. Trẻ nào không quàng được cô hướng dẫn cho trẻ cách quàng khăn Trẻ quàng xong cô nhận xét và khen trẻ. Cô hướng dẫn cho trẻ cách quàng khăn kiểu khác. - Trẻ quàng khăn theo Cô còn có 1 loại khăn khác rất đẹp, cô sẽ bày cho ý thích các con cách quàng nhé “ cô cũng cầm 2 tay và quàng khăn qua sau cổ, sau đó 1 tay cô cầm 1 đầu khăn xỏ qua lổ của đầu khăn kia,1 tay cô giữ đầu khăn còn lại ,còn 1 tay cô cầm đầu khăn đã được xỏ qua cô kéo cho dến khi nào khăn choàng kín cổ cô thả tay ra,vậy là cô đã choàng được cái khăn thật đẹp rồi. Cô cho trẻ tự lấy khăn và thực hiện cách quàng, trẻ quàng xong cô nhận xet tuyên dương trẻ kết hợp giáo dục trẻ tự làm những việc đơn giản cho bản thân mình như: mang tất, quàng khăn Hoạt động 3: vận động theo nhạc: Cháu thương chú bộ đội Cô và trẻ cùng năm tay nhau mua theo nhip của bài hát, kết hợp cùng biểu diễn với những chiếc khăn vừa quàng xong. Kế hoạch 04: kéo áo khoác, gài khuy quần, tập mặc quần áo, – tổ chức sau giờ ngủ trưa (thực hiện vào tháng 01/2017) I. Mục đích yêu cầu 22
  23. - Trẻ nhớ được cách cài nút áo, kéo khóa áo, kéo khóa quần 1 cách đơn giản. - Trẻ biết thực hiện các thao tác cài khuy áo, kéo khóa áo, quần. - Trẻ biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định, có ý thức tự phục vụ bản thân II. Chuẩn bị - Áo sơ mi hoặc áo len, áo khoác của trẻ, áo bằng vai nỉ để trẻ thực hiện. III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Thu hút: - Cô cho trẻ chơi trò chơi: Ngón tay nhúc nhích - Trẻ lại gần bên cô “Một ngón tay nhúc nhích! một ngón tay nhúc - Trẻ cùng chơi trò chơi. nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón. Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích cho đến hết bàn tay - Khen ngợi trẻ và dẫn dắt trẻ tham gia vào hoạt động cài khuy áo, kéo khóa áo khoác, quần. Hoạt động 2: Trẻ tập kéo khóa áo và cài nút áo. - Trẻ tập kéo khóa áo: Cô làm mẫu cho trẻ xem: - Trẻ chú ý nhìn cô Bước 1: Đặt áo lên bàn, để hai vạt áo bằng nhau Bước 2: Một tay giữ khóa, tay kia khéo léo luồn nửa khóa bên kia vào đầu khóa. Bước 3: Một tay giữ đầu khóa phía dưới, tay kia từ từ kéo khóa lên đến hết. Mời một vài trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện Cho trẻ nhắc lại cách thực hiện - Trẻ nhắc lại cách thực 23
  24. Giáo viên cho trẻ thực hiện. hiện - Trẻ tập cài nút áo: Cô xuất hiện một chiếc áo có nhiều nút, cô tạo - Trẻ lên gài nút giúp cô tình huống nhờ một vài bạn lên gài nút giúp cô. Cho trẻ thực hiện, cô và cả lớp cùng nhận xét. Cô hướng dẫn lại cho trẻ xem: - Xem cô hướng dẫn lại Bước 1: Để chiếc áo thẳng trên mặt bàn, 02 vạt áo bằng nhau, vạt áo có nút nằm dưới, vạt áo có lỗ hổng nằm trên. Bước 2: Luồn ngón trỏ và ngón cái để cầm hạt nút đưa vào lỗ ở vạt áo phía trên, tay còn lại giữ lỗ hổng và đón hạt nút và kéo ra. Bước 3: thực hiện từ trên xuống dưới và vuốt lại cho thẳng. Cho trẻ thực hiện: mỗi trẻ chọn một chiếc áo - Trẻ thực hiện theo ý thích và cài nút. Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên trên móc áo, cô - Trẻ treo chiếc áo lên và trẻ cùng nhận xét về sản phẩm của trẻ. móc áo và cùng nhận xét Hoạt động 2: Chơi trò chơi: thi mặc áo cho người mẫu. Cách chơi: chia lớp thành 02 đội, đội thứ nhất - Trẻ chơi trò chơi theo đội của mình làm người mẫu, đội thứ hai làm những nhà thiết kế, trong khoảng thời gian một bản nhạc, nhiệm vụ của đội thứ nhất là là làm các người mẫu, đứng im, mặc những chiếc áo nhưng chưa gài nút và kéo khóa áo, nhiệm vụ của các nhà thiết kế là gài nút áo và khéo khóa áo cho các người mẫu. Luật chơi: hai đội thực hiện luân phiên, đội nào thực hiện nhanh hơn và gài đúng nhiều chiếc áo cho 24
  25. người mẫu thì đội đó chiến thắng. - Lắng nghe cô nhận xét Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. Kế hoạch 5. Bé tập mặc và xếp quần áo (Thực hiện vào tháng 02/2017) Đây là hoạt động cần đến nhiều kỹ năng nên tôi để hoạt động này vào thời gian cuối năm để sự phối hợp giữa tay và mắt của trẻ được nhuần nhuyễn, cử động của các ngón tay đã khéo léo hơn nên việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn. Đối với hoạt động này tôi tiến hành cho trẻ nhận biết về ích lợi của việc gấp quần áo gọn gàng bằng hình thức cho trẻ xem các video và hình ảnh trên sách báo. Buổi sáng trẻ đến lớp tôi thường khen ngợi những trẻ xếp quần áo trong ba lô gọn gàng để khích lệ nhóm cơ nhỏ thần cho trẻ. Hàng ngày sau bữa ăn trưa tôi nhắc trẻ tự lấy ba lô và thay quần áo, sau đó hướng dẫn trẻ gấp ngay ngắn quần áo đã mặc vào lại trong cặp. Sau đó tôi kiểm tra lại xem trẻ đã xếp đúng hay chưa? Những trẻ làm tốt thì được tuyên dương, những trẻ làm chưa tốt thì tôi hướng dẫn trẻ thực hiện lại. Ngoài ra vào thời điểm cuối năm nhà trường hay tổ chức các chương trình tham quan dã ngoại, trẻ sẽ mang theo hành lý, tôi thường đặt ra nhiệm vụ cho trẻ là tự chuẩn bị ba lô bằng cách tự xếp quần áo gọn gàng của mình vào trong đó, trẻ sẽ có động lực cố gắng vì phải sắp xếp quần áo và mọi thứ gọn gàng vào ba lô thì mới có thể đi chơi cùng các bạn. Dưới đây là một hoạt động mà tôi tổ chức trước khi trẻ có chuyến tham quan giã ngoại tại khu du lịch Cham pa, tôi tiến hành hướng dẫn trẻ xếp quần ngắn và áo tay ngắn trước, sau đó đến hướng dẫn trẻ xếp quần dài và áo tay dài. 5.1 Trẻ tập mặc quần áo Hoạt động này tôi lồng ghép vào trong hoạt động vệ sinh, ngủ trưa, lúc trẻ ăn trưa xong, làm vệ sinh, thay quần áo và chuẩn bị đi ngủ. Sau khi được giáo viên hướng dẫn trẻ sẽ được tập luyện hàng ngày, lâu dần sẽ trở thành thói quen. 1. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết cách mặc quần áo, nói được ý nghĩa của việc mặc quần áo: nhằm bảo vệ cơ thể và giúp cơ thể trông đẹp hơn. 25
  26. - Trẻ mặc quần và áo 2. Chuẩn bị - Áo quần đủ cho trẻ. - 8 cái quần chun 3. Tổ chức thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Thu hút: cho trẻ tham quan cửa hàng thời trang, cùng tìm ra đâu là quần áo của bạn trai, bạn gái, quần dài, quần ngắn, áo tay dài, áo ngắn tay. Hoạt động 1: Bé tập mặc quần áo * Trẻ tập mặc quần - Đọc bài đồng dao Tay đẹp Một tay đẹp Hai tay đẹp Tay cầm bát Tay cầm thìa Tay xúc ăn Tay cầm khăn Tay xếp gối Tay mặc quần Cô chiếu power point cho trẻ xem các bạn tập mặc quần, hỏi trẻ tên bạn, và nói cách bạn đã mặc quần như thế nào? Cô làm mẫu cho trẻ xem cách mặc quần Cô gọi 1 trẻ biết mặc quần lên mặc cho các bạn Trẻ mặc từng ống và xem Cho trẻ nhắc lại cách mặc quần kéo lên - Giũ quần và để trước mặt cho ngay ngắn, phần lưng thun quay về phía mình, 2 ống quần quay ra phía ngoài - Xỏ từng chân 1 vào ống quần, chân trái xỏ vào ống bên trái, chân phải xỏ vào ống bên phải - Sau khi xỏ chân vào hai ống quần xong đứng - Trẻ lắng nghe lên keó lưng quần lên, kéo phía trước và phía sau lưng quần sao cho ngay ngắn. - Cô cho trẻ tập mặc quần dưới nhiều hình thức: - Trẻ tập mặc quần theo nhóm, cá nhân 26
  27. * Trẻ tập mặc áo nhóm, cá nhân - Cô tạo tình huống cho trẻ thi mặc áo - Trẻ thi mặc áo - Cô gọi một trẻ lên mặc và cô nói cách mặc: - Trẻ mặc áo. chiếc áo này không có cúc, không có khóa và được gọi là áo chui nên các con mặc cổ áo chui qua đầu trước, rồi đến lần lượt từng tay sau đó các con kéo áo phẳng phiu, ngay ngắn. - Cho trẻ thực hiện theo nhóm và nhận xét. - Trẻ thực hiện theo - Kết thúc: Cho trẻ biểu diễn thời trang. nhóm. 5.2. Trẻ tập gấp quần áo a) Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết cách xếp một số kiểu quần áo như: quần dài, áo tay dài. Nói được ý nghĩa của việc gấp quần áo gọn gàng, ngăn nắp. - Trẻ biết cách rũ quần áo cho thẳng, vuốt, gấp đôi, xếp chồng quần áo lên nhau - Trẻ có ý thức tự phục vụ bản thân, giúp đỡ ba mẹ những công việc nhà đơn giản. II. Chuẩn bị: - Máy tính, nhạc không lời + Clip gấp quần áo. - Quần áo (quần dài, áo tay dài) cho trẻ gấp. - 3 rổ lớn, 6 rổ trung, 6 bàn. - 3 bảng có gắn tranh quần dài, quần sort, áo tay ngắn, áo tay dài. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Bé tìm hiểu về chuyến dã ngoại. - Cô cho trẻ xem video về các bạn chuẩn bị - Trẻ xem video hành lý để đi tham quan, du lịch. - Cô trò chuyện với trẻ về những việc mà - Trẻ lắng nghe và trả lời 27
  28. các bạn phải chuẩn bị trước khi đi tham quan. - Dẫn dắt chuyển hoạt động Hoạt động 2: Gấp quần áo. * Cho trẻ xem đoạn clip bạn gấp quần áo - Cô dẫn dắt giới thiệu đoạn clip bạn nhỏ - Lắng nghe cô nói. gấp quần áo. - Cô mở đoạn clip và trò chuyện cùng trẻ: - Trẻ quan sát đoạn clip + Bạn đang làm gì? - Gấp quần áo + Bạn gấp quần áo như thế nào? - Trẻ trả lời + Cô làm mẫu cho trẻ xem: - Trẻ trả lời - Cô vừa làm mẫu kỹ năng gấp quần áo, vừa giải thích rõ ràng. - Trẻ quan sát cô làm mẫu + Gấp quần ngắn: Cô trải chiếc quần nằm và lắng nghe cô giải thích. ngang phía trước mặt, gấp 2 ống quần chồng lên nhau. Sau đó, cô gấp đôi lại và vuốt nhẹ. + Gấp áo tay ngắn: Cô trải chiếc áo nằm ngang phía trước mặt, gấp đôi theo chiều dài thân áo sao cho 2 tay áo chồng lên nhau; tiếp theo cô gấp 2 tay áo vào. Sau đó, cô gấp đôi lại và vuốt nhẹ. * Trẻ thực hiện: - Cô chia trẻ 3 tổ ngồi 3 vòng tròn tập gấp quần áo. - Quá trình trẻ thực hiện, cô quan sát, chỉ dẫn, nhắc nhở trẻ gấp quần áo thật cẩn thận để quần áo trông gọn gàng và đẹp hơn, động viên, -Trẻ chia 3 tổ ngồi thành 3 khuyến khích trẻ. vòng tròn và tập gấp quần - Trẻ gấp xong, cô nhận xét, khen ngợi trẻ. áo. - Dẫn dắt chuyển hoạt động. 28
  29. Hoạt động 2: Trò chơi “ Đội nào giỏi hơn” - Trẻ chơi trò chơi “Đội - Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách nào giỏi hơn? ” chơi, luật chơi - Trẻ lắng nghe cô hướng + Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội đứng thành dẫn cách chơi và luật chơi 3 hàng dọc, khi nghe tiếng nhạc thì bạn đứng đầu hàng chọn 1 quần/áo gấp lại sau đó chạy lên đặt lên bàn có hình ảnh quần/áo giống với kiểu dáng mình vừa gấp, sau đó chạy về đập vào tay của bạn kế tiếp và xuống đứng cuối hàng,tương tự như thế với các bạn kế tiếp. + Luật chơi: Hết một bản nhạc đội nào gấp được nhiều quần áo gọn gàng và nhanh nhất được tặng 3 bông hoa, phân loại quần áo đúng theo kiểu dáng nhất được tặng 3 bông hoa nữa. Đội nhiều hoa nhất là đội chiến thắng. - Tổ chức cho trẻ chơi (2 – 3 lần) - Trẻ chơi 2-3 lần - Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ. - Nhận xét và tuyên dương, cho trẻ bỏ quần - Cùng cô nhận xét về kết áo đã gấp vào trong ba lô và bỏ vào ngăn tủ quả trò chơi. Kế hoạch 6: Trẻ tập đội mũ bảo hiểm (thực hiện vào tháng 03/20017) 1. Mục đich- yêu cầu - Trẻ biết được đặc điểm, tác dụng của mũ bảo hiểm, biết được khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. - Có kỹ năng đội mũ bảo hiểm đúng cách. - Rèn trẻ có tính tự lập, thói quen tự phục vụ. 2. Chuẩn bị - Mũ bảo hiểm của cô - Mỗi trẻ 1 mũ bảo hiểm, 3 cái bàn để mũ 29
  30. - Video clip đi xe không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai, bài hát “ Lái ô tô”, “ Mũ bảo hiểm em yêu”, nhạc đọc vè. 3. Hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Trò chuyện về luật lệ an toàn giao thông - Trẻ hát vận động - Cho trẻ đến tham dự hội thi “ Bé với ATGT” theo bài “ Lái ô tô” * Giới thiệu phần thi “Hiểu biết”, cô hỏi: + Khi ngồi trên tàu, xe ô tô chúng mình phải làm gì để đảm bảo ATGT? - Trẻ trả lời + Khi ngồi xe máy chúng mình phải làm gì để đảm bảo ATGT? - Trẻ xem clip và trả - Cho trẻ xem clip đi xe máy không đội mũ bảo lời hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai, cô hỏi: + Những người đi xe máy đã thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông chưa? Vì sao con biết? - Trẻ trả lời + Vì sao đội mũ bảo hiểm rồi mà vẫn còn nguy hiểm + Đội mũ bảo hiểm không cài quai khi đi xe máy thì điều gì sẽ xảy ra? Hoạt động 2: Bé chọn đúng mũ bảo hiểm - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi: - Trẻ lắng nghe và + Cách chơi: Khi nhạc bật lên người đứng đầu thực hiện chơi hàng chạy lên lấy mũ bảo hiểm sau đó chạy về đập vào vai bạn tiếp theo, còn mình về cuối hàng đứng. Bạn tiếp theo lại chạy lên lấy mũ rồi lại chạy về đập vào vai bạn tiếp theo, cứ như vậy chúng mình thực hiện đến hết bản nhạc. + Luật chơi: Đội nào có nhiều người lấy được mũ 30
  31. bảo hiểm đội đó sẽ chiến thắng, chiếc mũ nào không phải - Trẻ trả lời là mũ bảo hiểm sẽ không được tính. - Cho trẻ cầm mũ về chỗ ngồi, cô hỏi trẻ: + Đây là mũ gì? Mũ để làm gì? + Mũ bảo hiểm có những gì? + Vì sao gọi là mũ bảo hiểm? + Chúng mình cần đội mũ bảo hiểm khi nào? + Ngồi trên ô tô, xích lô có cần đội mũ bảo hiểm không? + Nếu không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy thì điều gì sẽ xảy ra? - Cô giới thiệu cho trẻ hiểu không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là vi phạm luật lệ giao thông. Ngoài ra mũ bảo hiểm còn bảo vệ cái đầu khi bị ngã. Hoạt động 3: Dạy trẻ đội mũ bảo hiểm - Cô làm mẫu, phân tích mẫu: Tư thế chuẩn bị: cầm ngửa mũ lên, phía trước của mũ - Trẻ lắng nghe quay vào phía trong lòng mình, 2 dây vắt sang 2 bên cạnh ngoài của mũ, 2 ngón trỏ và ngón cái giữ lấy 2 quai - Trẻ thực hiện thao mũ. tác - Khi có hiệu lệnh sắc xô chúng mình đội mũ lên đầu, 2 tay vuốt 2 dây quai chjo thẳng, 2 tay cầm chốt - Trẻ trả lời khoá ấn vào nhau cho đến khi có tiếng “tách” là chốt đã đóng chặt. Để biết quai mũ đã đảm bảo chưa, ta dùng ngón trỏ và ngón giữa luồn vào phía dây dưới cằm nếu ngón tay không cho vào được là quai mũ bị chặt quá, nếu - Trẻ biểu diễn theo 2 ngón tay cho vào mà dây vẫn còn rộng là quai mũ rộng nhạc thời trang quá. Lúc này chúng mình sẽ nhờ bố mẹ hoặc người lớn điều chỉnh lại quai mũ cho đảm bảo. Khi tháo mũ ra 31
  32. chúng mình cầm 2 tay vào 2 chốt khoá, tay trái bấm khoá, tay phải rút chốt ra. - Cho lần lượt từng tổ lên đội mũ vào, tháo mũ ra (cô sửa sai cho trẻ) - Cho cả lớp thực hiện dưới hình thức thi đua (Cô sửa sai cho trẻ) Kết thúc: cô và trẻ cùng đọc bài vè về mũ bảo hiểm: Nghe vẻ nghe ve Nghe vè mũ bảo hiểm Giao thông trên đường Xin hãy đội ngay Bảo vệ cái đầu Dù cho có nặng Cũng chẳng hề chi Đảm bảo an toàn Phòng tránh tai nạn Tai nạn cái mà tai nạn! - Cho trẻ đi cất mũ bảo hiểm lên kệ. Biện pháp 3: Tuyên truyền đến phụ huynh về vai trò của việc cho trẻ tham gia vào các bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ nhằm rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ - Gia đình là ngôi nhà đầu tiên, nhà trường là ngôi nhà thứ hai của trẻ, vì cậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, nếu ở lớp cô tăng cường cho trẻ có cơ hội rèn luyện nhưng về gia đình bố mẹ trẻ không hợp tác mà luôn làm thay trẻ hoặc không tạo cơ hội chotrer được tập luyện thì hiệu quả mang lại sẽ không cao. Chính vì vậy, thông qua các cuộc họp phụ huynh, giáo viên trao đổi để phụ huynh phối hợp cùng nhau trong công tác rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh biết tầm quan trọng 32
  33. của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ và các bài tập hỗ trợ nhằm giúp trẻ thực hiện tốt. Giúp phụ huynh hiểu được rằng: Những công việc chăm sóc bản thân không những giúp bé trở nên năng động hơn, tự lập hơn mà còn tạo tiền đề để trẻ phát triển theo hướng tích cực trong tương lai. Nếu trẻ không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, trẻ sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Đây là một thiệt thòi rất lớn trong quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ sau này. - Tuyên truyền lên các bảng biểu cho phụ huynh tìm hiểu và đọc về các bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ nhằm rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. - Trò chuyện với phụ huynh vào các buổi đón trẻ, trả trẻ. Trao đổi với phụ huynh về các kỹ năng tự phục vụ của trẻ, trẻ còn hạn chế về kỹ năng tự phục vụ nào và trẻ chưa tự tin, hứng thú tham gia vào các hoạt động ra sao? - Tôi tuyên truyền đến phụ huynh việc lựa chọn các bài tập vừa sức với trẻ nhằm khuyến khích trẻ hoạt động, lựa chọn trò chơi vận động nào phù hợp với trẻ. - Trong năm học, nhà trường thường tổ chức các buổi đi chơi dã ngoại, các hội thi và mời các bậc phụ huynh tham gia. Qua đó, tôi kết hợp tổ chức các trò chơi vui nhộn, trong đó lồng ghép nội dung rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ giúp phụ huynh hiểu hơn tầm quan trọng của hoạt động này. Và thấy được các cháu tham gia chơi các trò chơi vận động hứng thú, bổ ích. - Trong các hội thi nhà trường tổ chức như: Bé với trò chơi dân gian, Hội khỏe măng non Tôi cũng trao đổi với phụ huynh và mời phụ huynh tham dự để biết được các cháu thể hiện khả năng tự phục vụ tốt như thế nào? Ví dụ như: các cháu tự thay trang phục, mang giày thể thao, đội mũ bảo hiểm khi tham gia đua xe đạp Thông qua đó, để có sự kết hợp nhịp nhàng giữa phụ huynh, nhà trường và giáo viên nhằm mục đích đạt được đó là các cháu có kỹ năng tự phục vụ và phát triển toàn diện về mọi mặt. IV. Hiệu quả Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT CUỐI NĂM THÁNG 3/2017 (đã áp dụng) 33
  34. Tháng 3/2016 BÀI TẬP ĐẠT CHƯA ĐẠT Sĩ số % Sĩ số % Trẻ tập mang và cất giày dép 29/32 90,6 03/32 9,4 Trẻ tập bê ghế, sử dụng muỗng, tự rót 26/32 81,2 06/32 18,8 nước. Trẻ biết kéo khóa áo khoác, gài nút áo, 29/32 90,6 04/32 9,4 gài khuy quần. Trẻ tập quàng khăn, mang tất 30/32 93,7 02/32 6,3 Trẻ tập xếp quần áo, mặc quần áo 25/32 78,1 07/32 21,9 Trẻ tập đội mũ bảo hiểm 29/32 90,6 03/32 9,4 BẢNG SO SÁNH SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ ĐẠT TRƯỚC TÁC ĐỘNG VÀ SAU TÁC ĐỘNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NHÓM Đầu năm Cuối năm CƠ NHỎ Tháng 10/2016 Tháng 3/2017 Sĩ số % Sĩ số % Trẻ tập mang và cất giày dép 13/32 40,6% 29/32 90,6 Trẻ tập bê ghế, sử dụng muỗng, tự rót 07/32 21,8% 26/32 81,2 nước. Trẻ tập kéo khóa áo khoác, gài nút áo, 16/32 50% 29/32 90,6 gài khuy quần. Trẻ tập quàng khăn, mang tất 10/32 31,2% 30/32 93,7 Trẻ tập xếp quần áo, mặc quần áo 08/32 25% 25/32 78,1 Trẻ tập đội mũ bảo hiểm 04/32 12,5% 29/32 90,6 Qua khảo sát đầu năm và cuối năm cho thấy, việc sử dụng các biện pháp trên đã mang lại hiệu quả cao. Đối với bài tập 01 đã tăng tỉ lệ từ 40,6% lên 90,6, bài tập từ 21,8%tăng lên đến 81,2%. Bài tập 03 đã tăng từ 50% lên 90,6% Như 34
  35. vậy, trẻ đã tiến bộ rất nhiều về kỹ năng tự phục vụ thông qua các bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ dưới sự hướng dẫn của cô. Trên đây là một số biện pháp mà cá nhân tôi tự rút ra trong quá trình thực hiện, những biện pháp trên đã giúp trẻ lớp tôi có thói quen tự phục vụ tốt hơn. Đối với trẻ: Trẻ tham gia hoạt động không còn e dè, sợ sai, sợ hỏng hay tâm lý e dè như trước đây mà đãđã chủ động làm các công việc tự phục vụ mà không cần người lớn nhắc nhở. Sau khi áp dụng các bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ thì trẻ tiến bộ hơn rất nhiều, nhiều cháu có thói quen tự phục vụ rất tốt, cháu thích được giúp cô và tự đề nghị với người lớn để trẻ được tự làm: cô để con làm cho, con biết làm mà .trẻ chủ động và mong chờ được bố mẹ, cô giáo và người lớn nhờ giúp. Chính vì điều này tạo cho tôi niềm phấn khởi và yêu nghề hơn. Trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động và được rèn luyện hàng ngày nên các kỹ năng trẻ lĩnh hội được phong phú và bền vững. Đối với giáo viên: Sau khi cho trẻ thực hiện các bài tập rèn luyện kỹ năng tự phục vụ tôi thấy công việc hàng ngày đỡ vất vả hơn khi không còn phải tự tay làm tất cả mọi việc trong suốt một ngày từ sáng tới chiều, trẻ lớp tôi đã trở thành những “Cánh tay đắc lực” cho cô giáo. Từ việc gần gũi, hướng dẫn cho trẻ những việc đơn giản hàng ngày đã giúp tôi hiểu trẻ nhiều hơn. Tôi cảm thấy tự tin, chủ động hơn trong việc dạy kỹ tự phục vụ cho trẻ Từ việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đã giúp cho lớp học của tôi có nề nếp hơn, trẻ tiến bộ lên rõ rệt nên bản thân tôi được phụ huynh tín nhiệm, tin tưởng nhiều hơn. Đối với cha mẹ học sinh - Nhiều phụ huynh thấy được sự tiến bộ rõ rệt của con em mình nên càng có động lực cho trẻ đi học đều, phối hợp tốt với giáo viên trong việc cho trẻ làm một số công việc tự phục vụ ở nhà. Nhiều phụ huynh đã gần gũi và chia sẻ với con nhiều hơn, ít la mắng trẻ, phân việc cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự làm những 35
  36. công việc phục vụ bản thân như: Trẻ tự đeo ba lô, tự xếp quần áo, tự rót nước uống, xúc cơm ăn Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự quan tâm bằng việc ủng hộ những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp. * Khả năng áp dụng Những biện pháp nêu trên không chỉ phù hợp và phát huy tác dụng trong phạm vi lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi A, mà còn cần thiết đối với trẻ ở những lứa tuổi khác, trong các lớp khác và các trường bạn trong thành phố Nha Trang. C. KẾT LUẬN Yếu tố tạo nên khả năng tự phục vụ của mỗi cá nhân là sự tin tưởng vào bản thân và khả năng thực hiện của trẻ, trẻ không có kỹ năng tự phục vụ vì trẻ còn e ngại hoặc trẻ thiếu kỹ năng, thiếu cơ hội để rèn luyện hoặc nội dung rèn luyện không hấp dẫn, thu hút. Việc thực hiện các bài tập phát triển nhóm cơ nhỏ là cách để bù đắp những thiếu hụt kỹ năng ban đầu cho trẻ, khi có đầy đủ các kỹ năng này trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, trẻ hiểu mình hơn và sau này sẽ nhanh nhẹn, hoạt bát và ứng phó với cuộc sống tốt hơn những trẻ khác. Đối với trẻ mầm non hiện nay, tình trạng trẻ ỷ lại, dựa dẫm, được nuông chiều một cách thái quá dẫn đến không biết làm một số công việc tự phục vụ như: không biết tự đi giày, không biết mặc quần áo, không biết cách tự chăm sóc bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh Nếu chúng ta thờ ơ và để trẻ phát triển theo hướng tự do thì sẽ dẫn đến sự phát triển lệch lạc trong thói quen và tính cách. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cần được áp dụng càng sớm càng tốt. * Bài học kinh nghiệm Qua thực tiễn đã giúp tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Không được xem nhẹ vấn đề giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ vì đây là những kỹ năng tuy đơn giản nhưng sẽ theo trẻ đến suốt cuộc đời sau này. Giáo viên tránh làm thay trẻ, nên giao việc cho từng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ chủ động làm việc để trẻ có trách nhieệm với công việc được giao, cô cần đặt 36
  37. niềm tin rằng trẻ hoàn toàn có thể làm được. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin vào khả năng của mình. Việc hình thành thói quen cho trẻ thì dễ nhưng để duy trì được mới khó, chính vì vậy tôi thường xuyên phân công công việc cụ thể để trẻ được làm nhiều lần, lâu dần thành thói quen. Luôn khen ngợi, khích lệ động viên trẻ cho dù chúng hoàn thành còn ở mức độ sơ sài, luôn chú ý đến những lời khen tích cực dành cho trẻ như: cảm ơn con vì đã xếp giày dép lên kệ cho lớp, con thật giỏi khi biết tự xúc cơm ăn, bạn A thật là khéo léo khi không làm đổ nước ra ngoài Tôi cũng luôn nhắc bố mẹ của trẻ phân công công việc nhà thường xuyên để trẻ làm, chẳng hạn như khi bố mẹ đi làm về hãy nhờ trẻ rót nước, cất giỏ xách hoặc xếp giày dép lên kệ. khi đi siêu thị hãy phân công cho trẻ cầm giúp một vài món đồ, cần lặp đi lặp lại để trẻ hình thành được thói quen một cách bền vững. Khi thực hiện cần tránh nôn nóng, sợ mất thời gian mà phải thực hiện kiên trì, liên tục và xuyên suốt. Giáo viên phải luôn gương mẫu với trẻ, muốn trẻ có kỹ năng tự phục vụ tốt thì bản thân giáo viên phải luôn là người làm gương cho trẻ, luôn ngăn nắp, gọn gàng, tự làm mọi việc để phục vụ bản thân, các cô trong lớp phải đoàn kết và phối hợp với nhau, không ỷ lại. * Kiến nghị Đối với nhà trường và tổ chuyên môn: - Cần tham mưu với lãnh đạo phòng giáo dục và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự phục vụ nói riêng. - Tổ chuyên môn cần tổ chức các chuyên đề về rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ được tham gia và triển khai thực hiện trong toàn trường để trẻ có kỹ năng và đảm bảo tính kế thừa, phát triển những kỹ năng đó. Đối với giáo viên 37
  38. Không ngừng tự học, tự rèn, bồi dưỡng để nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, biết được trẻ đang có khả năng gì? Thiếu hụt những kỹ năng nào? để có hướng bồi dưỡng, rèn luyện cho trẻ. Biết khai thác thông tin trên mạng internet, có kỹ năng sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học, không ngừng tìm tòi sáng tạo nên các loại đồ dùng đồ chơi mới lạ, hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động. Tân Lập, ngày 24 tháng 3 năm 2017 Người viết Hà Thị Hồng Tuyên 38