SKKN Biện pháp sử dụng các nguyên liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ lớp 5-6 tuổi số 1 - Trường Mầm non
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp sử dụng các nguyên liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ lớp 5-6 tuổi số 1 - Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_bien_phap_su_dung_cac_nguyen_lieu_sang_tao_trong_hoat_d.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp sử dụng các nguyên liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ lớp 5-6 tuổi số 1 - Trường Mầm non
- BÁO CÁO BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÁC NGUYÊN LIỆU SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ LỚP 5-6 TUỔI SỐ 1- TRƯỜNG MẦM NON PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động tạo hình là một hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo, nhất là mẫu giáo 5-6 tuổi. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được rèn các kỹ năng tô, vẽ, nặn, xé, dán, chắp ghép, in ấn trẻ được rèn tư duy về đường nét, hình dáng, bố cục, màu sắc, qua đó giúp trẻ thỏa mãn mong muốn cá nhân, được thể hiện những ý tưởng sáng tạo mà trẻ thấy được ở thế giới xung quanh, giúp trẻ phát triển về nhận thức, tư duy, trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển vốn từ, lời nói và phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong xã hội, được trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp hàng ngày. Trên thực tế ở lớp học tôi nhận thấy những tiết dạy tạo hình theo truyền thống đa phần thường nghèo nàn về các nguyên vật liệu, các bài dạy thường là tô, vẽ, nặn, xé, dán khiến trẻ chưa hứng thú lắm khi tham gia hoạt động tạo hình, làm cho chất lượng giờ dạy giảm đi đáng kể. Chính vì vậy mà năm học 2019- 2020 tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi, thực nghiệm để tìm ra “những biện pháp sử dụng các nguyên vật liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi”. Nhằm mục đích giúp trẻ tạo ra những sản phẩm đẹp, mới lạ từ những nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên và để trẻ nhận thấy rằng môi trường xung quanh trẻ có bao điều lý thú, tất cả những vật dường như bỏ đi đều có thể tạo ra những sản phẩm đẹp, đều có ích trong cuộc sống, từ đó giúp trẻ yêu thích hoạt động tạo hình và góp phần nhỏ trong việc bảo vệ môi trường. Qua đó tôi cũng muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình đến đồng nghiệp, bạn bè của tôi trong trường để chúng tôi cùng nhau giúp trẻ tiến bộ hơn. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Thực trạng của biện pháp sử dụng sáng tạo các nguyên liệu trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi 1. Ưu điểm - Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có khả năng nhận thức tốt, tư duy nhanh nhẹn, trí tưởng tượng phong phú. Trẻ ham học hỏi, tìm tòi, say mê với hoạt động tạo hình, nhất là các hoạt động tạo hình sáng tạo. 1
- - Những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm trong tự nhiên, không tốn kinh phí để mua như đá, sỏi, vỏ ngao, vỏ sò, hột hạt, túi bóng - Các phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải như vỏ chai nhựa, vỏ sữa chua, nắp chai, thìa nhựa - Hai cô giáo trong lớp nhiệt tình, yêu nghề, chịu khó tìm tòi những nguyên vật liệu sáng tạo để cho trẻ thực hành. - Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, bồi dưỡng về chuyên môn để bản thân tôi có thể thực nghiệm tốt những biện pháp này. 2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân - Trường học xây đã lâu, diện tích lớp học trật hẹp, số học sinh trên lớp đông, trẻ không có không gian để hoạt động thoải mái khiến việc thực nghiệm các biện pháp bị ảnh hưởng. - Khảo sát đầu năm về các kỹ năng tạo hình của trẻ còn hạn chế, chưa được cao Bảng khảo sát đầu năm học 2019-2020 Tốt Khá TB Yếu Phân loại khả năng Sl % Sl % Sl % Sl % Xếp, dán, ghép các nguyên liệu tạo hình vào đúng vị trí phù hợp 20 48 15 36 5 12 2 4 không bị lệch Biết phân loại chọn lọc các 18 43 17 40 5 12 2 5 nguyên vật liệu khác nhau. Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra nhiều 19 45 15 35 6 14 2 5 sản phẩm đẹp, đa dạng. - Nguyên nhân do trẻ ít được tiếp xúc, trải nghiệm thực tế với các nguyên vật liệu sáng tạo, tiết học cũ thường thực hành theo phương pháp cũ, áp đạt, khuôn mẫu, chưa tạo cơ hội cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình. II. Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động 1. Các biện pháp đưa ra - Biện pháp 1: Sưu tầm các nguyên vật liệu. 2
- - Biện pháp 2: Cho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu và các tác phẩm nghệ thuật. - Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu tự nhiên. 2. Mục tiêu của các biện pháp - Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng của đôi bàn tay, tạo ra những sản phẩm đẹp từ những nguyên vật liệu phế thải có sẵn trong tự nhiên, tăng cường khả năng tư duy, khả năng sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng của trẻ phát triển, giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và mục tiêu quan trọng là trẻ yêu thích hoạt động tạo hình. III Thực nghiệm sư phạm 1. Mô tả cách thực nghiệm * Biện pháp 1: Sưu tầm nguyên vật liệu. Để thực hiện hoạt động tạo hình đạt kết quả tốt tôi đã sưu tầm và tích trữ các vật liệu phế thải thành kho nguyên vật liệu. Trong cuộc sống hiện nay các phế liệu sinh hoạt trong gia đình vô cùng phong phú như: Lõi giấy vệ sinh, vỏ bánh kẹo, ống hút, túi nilon, giấy báo, tạp chí và để kho nguyên liệu được phong phú hơn nữa còn có thể sưu tầm các nguyên liệu từ các sản phẩm của nhà nông như các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, lá khô, hoa khô cành cây khô, các loại vỏ trai, ngao Tuy nhiên khi sưu tầm các loại nguyên liệu trên tôi đã cân nhắc để kho nguyên liệu cần đảm bảo tính an toàn , không độc hại, không nhọn, không sắc cạnh đảm bảo an toàn cho trẻ. Các nguyên vật liệu dễ cầm kích cỡ vừa với tay trẻ. Dễ bảo quản cất giữ, phục hồi khi trẻ tiếp xúc trực tiếp khi chơi. Khi thu tập được các nguyên vật liệu tôi sẽ vệ sinh sạch sẽ , phân loại các nguyên vật liệu vào mỗi rổ riêng và dán mác tên của các nguyên vật liệu đó và luôn để ở trạng tái mở để trẻ có thể tiếp xúc thường xuyên. Không chỉ ở góc tạo hình, các nguyên vật liệu còn được sử dụng ở các góc như góc học tập (sử dụng hộp sữa chua để trẻ học toán, cho số lượng các quả bông tương ứng với các chữ số trên mỗi vỏ hộp sữa chua). Góc bán hàng sử dụng vỏ hộp sữa chua để làm những chiếc mũ, chai nước ngọt, dạ màu, bìa thùng sữa, vải vụn để làm đồ chơi. Góc kỹ năng sử dụng ống hút để xâu dây, chai nhựa, hộp sữa chua để đong nước. Góc xây dựng sử dụng ống hút làm hàng rào, bàn ghế, vỏ hộp sữa làm ngôi nhà, vỏ sữa chua để trồng cây trang trí. * Biện pháp 2 : Cho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu và các tác phẩm nghệ thuật. Để các nguyên vật liệu không trở thành đồ phế liệu, tôi đã cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các nguyên vật liệu đó để trẻ có thể dễ dàng sử dụng. Tôi đã tiến hành phân loại và cho trẻ làm quen. Giúp trẻ tìm hiểu về hình dáng công dụng chất liệu của các nguyên liệu đó qua đó giúp trẻ biết được các công dụng thật sự hữu ích của các nguyên vật liệu vào trong hoạt tạo hình. 3
- Cũng qua việc cho trẻ tiếp xúc với những nguyên vật liệu tôi đã giúp trẻ biết cách sử dụng các nguyên vật liệu hợp lý và sáng tạo, từ đó cũng kích thích trẻ tìm hiểu và sưu tầm nguyên vật liệu ngày càng nhiều hơn. Ngoài việc cho trẻ tiếp xúc với các nguyên vật liệu tôi còn tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như bày đồ dùng đò chơi các góc một cách hợp lý và đẹp mắt, bố trí phòng học ngộ nghĩnh đáng yêu, đồng thời cũng cho trẻ nhận xét các tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, các sản phẩm sưu tầm tầm hoặc chính các tác phẩm của cô để trẻ thấy được giá trị của các nguyên vật liệu đó. Tôi nhận thấy sau khi trẻ được tiếp xúc với các nguyên vật liệu gần gũi , quen thuộc và được khám phá về chúng khiến trẻ càng hứng thú hơn với bộ môn hoạt động tạo hình này. * Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu tự nhiên. Hiện nay trong các tiết học tạo hình của trẻ hầu hết các giáo viên vẫn sử dụng giấy màu, sáp màu , hồ dán làm nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động. Nhận thấy các nguyên liệu này chưa phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của trẻ nên tôi đã mạnh dạn sử dụng những nguyên vật liệu phong phú mà đã sưu tầm được và trẻ rất thích thú khi được hoạt động với các nguyên vật liệu đó. Như ở một số tiết học sau: - Trong tiết học tạo hình “Trang trí trang phục bạn trai, bạn gái”, tôi đã chuẩn bị rất nhiều các các trang phục bạn trai, bạn gái bằng các chất liệu khác nhau như giấy, dạ, vải, lá cây, cánh hoa, bìa cứng, thìa sữa chua, ống hút, nhũ óng ánh, màu nước Cách thực hiện: + Cho trẻ xem clip các bạn biểu diễn thời trang với chủ đề “mùa hè rực rỡ” trẻ nhận biết được chất liệu, kiểu dáng đặc điểm nổi bật của bộ trang phục trang phục dành cho bạn trai hay bạn gái những bộ trang phục đã được trang trí và những bộ trang phục chưa được trang trí như thế nào. + Trẻ nói được ý tưởng trang trí cho bộ trang phục mà mình sẽ làm như thế nào, bằng các nguyên vật liệu gì + Trẻ về nhóm thực hiện trang trí theo ý thích . cô đi bao quát hướng dẫn và gợi ý cho trẻ để sản phẩm của trẻ được đẹp và phong phú hơn. + Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày và giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình. + Trẻ mặc trang phục mà nhóm mình sáng tạo lên sân khấu biểu diễn. - Trong tiết học “Xếp ngôi nhà của em”. Tôi đã cho trẻ sưu tầm các loai ống hút, cành cây khô, lá cây, trong giờ chơi ngoài trời. Trẻ sử dụng ống hút xếp thành ngôi nhà, cành cây và lá khô làm cây, làm các con vật nuôi trong nhà tạo thành một bức tranh ngôi nhà của em. 4
- Qua các giờ hoạt động chung nói trên tôi đã củng cố kỹ năng tạo hình của trẻ bằng các nguyên vật liệu phế thải sẵn có, để trẻ có thể thỏa sức sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng đồng thời rèn sự khéo léo của đôi bàn tay và tính kiên trì, tỉ mỉ khi tham gia các hoạt động tạo hình. Qua đó tôi cũng giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường. 2. Kết quả đạt được Sau thời gian áp dụng những biện pháp trên cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp, qua các buổi tổ chức cho trẻ tham gia trải nghiệm các hoạt động tạo hình tôi đã nhận thấy được những kết quả như sau: - Trẻ sử dụng linh hoạt sáng tạo các nguyên vật liệu tự nhiên vào trong hoạt động tạo hình. - Trẻ có khả năng tư duy tốt, trẻ sử dụng các kỹ năng vận động tinh khéo léo, trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, trẻ hào hứng và thích thú khi được tham gia vào hoạt động tạo hình và các hoạt động học. Trẻ biết hợp tác với bạn theo các nhóm, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn, biết thể hiện cảm xúc của mình, nói lên ý tưởng của mình - Tiết kiệm được rất nhiều kinh phí trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu cho trẻ thực hành. - Trẻ có ý thức giữ gìn môi trường sống khi sưu tầm chuẩn bị nguyên vật liệu - Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát huy tính sáng tạo và hướng trẻ theo cách: lấy trẻ làm trung tâm. 3. Những điều chỉnh bổ sung sau khi thực nghiệm - Không nên giáo huấn hay áp đặt trẻ quá nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, sẽ làm ngưng trệ mọi hoạt động của trẻ, dần dần trẻ sẽ tự ti nhút nhát, không muốn hoạt động, không muốn tham gia hay làm gì cả. - Để cho trẻ tự do sáng tạo, cô giáo chỉ là người cung cấp nguyên vật liệu và hướng trẻ vào mục tiêu của hoạt động, giúp đỡ khi trẻ cần gợi ý, quan sát và đánh giá sự tiến bộ của trẻ để có hướng điều chỉnh cho hoạt động tiếp theo. IV. Kết luận - Giáo viên phải nắm vững phương pháp giáo dục của hoạt động tạo hình, chủ động chuẩn bị, thu gom, sắp xếp các nguyên vật liệu, đa dạng các loại nguyên vật liệu để trẻ có thể thoải mái sáng tạo theo ý thích của mình. - Luôn thay đổi hình thức, tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ. - Thống nhất phương pháp dạy giữa cô giáo và phụ huynh. - Xây dưng tiêu chí để đánh giá trẻ, nắm được khả năng của từng trẻ và có kế hoạch giáo dục trẻ phù hợp. V. Những kiến nghị, đề xuất 5
- 1. Đối với tổ nhóm chuyên môn - Dành thời gian để chị em trong tổ chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau, cùng nhau làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, sưu tầm nguyên vật liệu tạo hình hấp dẫn với trẻ và phù hợp với nội dung của các bài dạy trong năm học. 2. Đối lãnh đạo với nhà trường - Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học hỏi dự giờ tiết mẫu, chuyên đề của trường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. 3. Đối với cấp Phòng, Sở - Tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm, để giáo viên có điều kiện giao lưu, học hỏi giữa các trường bạn và tìm ra các biện pháp dạy học phù hợp. PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Bằng một số kinh nghiệm của mình mà tôi đã áp dụng trong việc phát triển tạo hình của trẻ lứa tuổi mẫu giáo trong năm học vừa qua và kết quả đạt được như sau Bảng so sánh kết quả đạt được sau khi thực hiện các biện pháp Khảo sát đầu năm Khảo sát cuối năm Phân loại khả năng Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Xếp, dán, ghép các nguyên liệu tạo hình 20 48 15 36 5 12 2 4 vào đúng vị trí phù hợp 39 93 3 7 0 0 0 0 không bị lệch Biết phân loại chọn lọc 18 43 17 40 5 12 2 5 các nguyên vật liệu 36 91 4 9 0 0 0 0 khác nhau. Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác 19 45 15 35 6 14 2 5 nhau để tạo ra nhiều sản 36 91 4 9 0 0 0 0 phẩm đẹp, đa dạng. 6
- Một số nguyên vật liệu phế thải trong kho nguyên liệu tôi sưu tầm được PHẦN IV: CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là bài báo cáo của mình viết không sao chép nội dung của người khác Rất mong ban lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp bổ xung cho tôi để làm phong phú hơn những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn này . Tôi xin chân thành cảm ơn! Người báo cáo 7
- Đánh giá nhận xét của tổ trưởng chuyên môn Tổ trưởng Đánh giá nhận xét của Hiệu trưởng: . HIỆU TRƯỞNG 8