SKKN Biện pháp sử dụng một số trò chơi học tập để tạo hứng thú cho học sinh trong môn Toán Lớp 2

doc 6 trang binhlieuqn2 07/03/2022 44445
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp sử dụng một số trò chơi học tập để tạo hứng thú cho học sinh trong môn Toán Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_su_dung_mot_so_tro_choi_hoc_tap_de_tao_hung_t.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp sử dụng một số trò chơi học tập để tạo hứng thú cho học sinh trong môn Toán Lớp 2

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN Biện pháp sử dụng một số trò chơi học tập để tạo hứng thú cho học sinh trong môn Toán lớp 2 Quảng Bình, tháng 2 năm 2021 1
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN Biện pháp sử dụng một số trò chơi học tập để tạo hứng thú cho học sinh trong môn Toán lớp 2 Họ và tên: Lê Thị Lan Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH Tân Thủy Quảng Bình, tháng 2 năm 2021 2
  3. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn sáng kiến: Toán học không những là nền tảng cho các môn khoa học tự nhiên như các hóa học, vật lý, thiên văn học, chiêm tinh học mà còn là các công cụ toán học có thể áp dụng để phân tích bản chất các quá trình xã hội. Môn Toán trong chương trình của bậc tiểu học là nền tảng sơ khai cho các kiến thức toán học cấp cao hơn; đồng thời cũng là những kiến thức cơ bản được sử dụng thường xuyên. Đây là cột móng vừa để xây dựng các kiến thức cơ bản của Toán học, vừa hình thành và phát triển các kỹ năng đầu đời cho các em. Chính vì tầm quan trọng của Toán học nói chung và môn toán ở bậc tiểu học nói riêng, tôi ngày đêm trăn trở làm sao để các em tiếp thu được những kiến thức ấy tốt nhất, cùng với đó là có phương pháp để có thể phát triển các kỹ năng, hình thành các tính cách tốt đẹp trong các em. Trên thực tế, ở lứa tuổi này của các em vẫn đang là tuổi ăn tuổi chơi nên việc kết hợp vừa chơi vừa học sẽ giúp các em hứng thú hơn với môn học và tiếp thu một cách tự nhiên hơn. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã viết sáng kiến: "Biện pháp sử dụng một số trò chơi học tập để tạo hứng thú cho học sinh trong môn Toán lớp 2" để cùng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng mục tiêu của môn học cũng như mục tiêu chung giáo dục cấp tiểu học. 1.2. Điểm mới của sáng kiến Biện pháp sử dụng trò chơi được giáo viên áp dụng trong nhiều bộ môn khác như: Tiếng việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, nhưng ở môn toán thì còn hạn chế, chủ yếu là các trò chơi khởi động với ý nghĩa ôn lại kiến thức. Ở đề tài này tôi phát triển thêm sử dụng các trò chơi gây kích thích học tập và khám phá tri thức để áp dụng vào phần hình thành kiến thức và củng cố kiến thức trong tiết học. 1.3. Phạm vi áp dụng Đề tài được áp dụng vào dạy môn toán ở chương trình bậc học tiểu học 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của việc dạy học môn Toán. Nhiều giáo viên thường xuyên bám sách hướng dẫn, sách thiết kế nên giờ dạy thường xa rời học sinh. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy nếu thường xuyên bám sách hướng dẫn, sách thiết kế, các em dẫn cảm thấy mông lung với môn học, thường cảm thấy môn học khô khan và không hứng thú với việc học. 3
  4. Thực trạng của học sinh trong lớp: đa số phụ huynh học sinh trong lớp đều làm công nhân nên phải thường xuyên tăng ca, ít có thời gian để ý đến việc học của con mình; đầu vào của lớp thấp. Từ thực tế trên, bản thân tôi đã vận dụng phương pháp này vào môn học để giúp các em có hứng thú học môn toán tốt hơn từ đó nâng cao chất lượng môn toán nói riêng và các môn học khác nói chung. 2.2. Mục tiêu của đề tài - Nêu được các yêu cầu đối với trò chơi - Chỉ ra cấu trúc trò chơi - Hướng dẫn cách để hình thành một trò chơi - Nêu được cấu trúc trò chơi - Giúp học sinh đạt kết quả cao, nắm chắc kiến thức sau quá trình học tập 2.3. Cách thực hiện 2.3.1. Yêu cầu đối với các trò chơi Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau : - Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục - Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học - Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh tiểu học, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. - Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú. - Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo 2.3.2. Cấu trúc của Trò chơi học tập - Tên trò chơi - Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố, hình thành kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. - Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi. - Nêu lên luật chơi: chỉ rõ qui tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. - Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi. 2.3.3. Cách tổ chức trò chơi - Thời gian tiến hành: thường từ 5 - 7 phút - Đầu tiên là giới thiệu trò chơi : + Nêu tên trò chơi + Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi. - Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi 4
  5. - Chơi thật + Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. + Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. 2.3.4. Cách hình thành một trò chơi - Sáng tạo trò chơi mới - Cải biên trò chơi có sẵn - Sáng tạo theo nội dung học tập 2.4. Giới thiệu một số trò chơi đã áp dụng Trò chơi 1: Hộp quà bí mật Áp dụng phần khởi động * Mục đích : + Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100, các phép tính cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100. + Luyện phản xạ nhanh ở các em Trò chơi 2: Tìm nhà cho các con vật Áp dụng phần hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập thực hành * Mục đích : + Luyện tập, củng cố lại kiến thức đã học và hình thành kiến thức mới kỹ năng cộng, trừ 2 số có nhớ trong phạm vi 100 + Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm + Rèn luyện tính tập thể Trò chơi 3: Giải nhanh đáp án Áp dụng phần củng cố, luyện tập * Mục đích : + Luyện tập về kỹ năng tính nhẩm các phép tính cộng, trừ (tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn). + Rèn kỹ năng tính toán nhanh, nhạy bén. + Rèn tính làm việc theo nhóm. Ngoài ra còn có rất nhiều trò chơi có thể áp dụng vào dạy học môn Toán như: Ong tìm chữ, hái hoa dân chủ, ai nhanh ai đúng, truyền điện 2.5. Kết quả đạt được: Qua nghiên cứu thực nghiệm tôi nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ, các em chú ý say mê học toán, hào hứng khi tham gia một số trò chơi, giúp các em nắm bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn và tự tin làm cho không khí tiết học sôi nổi, không gò bó, học sinh thực sự bộc lộ hết khả năng của mình. Bảng tổng kết môn toán của lớp 5
  6. Tổng số học HHT HT CHT Học kỳ I sinh SL % SL % SL % Đầu năm học 25 7 28 16 64 2 8 Cuối học kỳ I 25 11 44 14 56 0 0 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến: Qua việc áp dụng phương pháp này vào việc giảng dạy tôi thấy học sinh khắc sâu kiến thức và nhớ lâu hơn; học sinh vui vẻ thích học tập, hăng hái phát biểu ý kiến và tham gia tiết một cách tích cực; phát hiện một số năng khiếu đặc biệt của một số học sinh; đặc biệt tôi nhận thấy một số em học trung bình, yếu như em: đầu năm rất rụt rè, nhút nhát, ít phát biểu nhưng qua nhiều tiết học như vậy làm cho các em mạnh dạn, tự tin hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán ở lớp tôi. 3.3. Kiến nghị, đề xuất: Để nâng cao chất lượng dạy học tôi xin có một số đề xuất áp dụng phương pháp này vào việc dạy học trong chương trình tiểu học và đề xuất thêm một số ý kiến sau: * Đối với giáo viên: Ngoài tầm nhìn xa hiểu rộng, kiến thức sâu về môn Toán, tâm huyết với nghề thì cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức của bản thân, tích cực học hỏi cái mới, cái hay của đồng nghiệp, kỹ năng, thủ thuật giải các dạng Toán ở Tiểu học đồng thời mạnh dạn áp dụng những phương pháp mới để áp dụng vào bài giảng một cách có hiệu quả. * Đối với nhà trường: Cần quan tâm giúp đỡ giáo viên bằng việc cấp đầy đủ tài liệu, sách vở có liên quan đến bộ môn, tăng cường cho giáo viên dự giờ trong khối chuyên môn để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời đầu tư CSVC: máy chiếu, máy tính trong các lớp học . Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua thực tế giảng dạy. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đề tài của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được hội đồng xét duyệt và các bạn đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung thêm để tôi hoàn thiện hơn sáng kiến của mình và để sáng kiến áp dụng thật hiệu quả trong giảng dạy môn Toán cho học sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn./. 6