SKKN Biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_bien_phap_va_hinh_thuc_to_chuc_nham_phat_trien_tinh_tic.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi
- 14 cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thì tôi cho trẻ tập theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Tôi đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. * Hình thức tập cá nhân Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm của trẻ khi thực hiện bài tập. Ảnh cá nhân trẻ tập 3.2.6 . Biện pháp 6: Sử dụng đồ dùng trực quan. Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậy mọi hoạt động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cần phải sử dụng những hình mẫu trực tiếp và hấp dẫn. Giáo viên cần hình thành cho trẻ những thói quen vận động dựa trên cơ sở cảm giác một cách trực tiếp với động tác. Có hai hình thức giảng dạy trực quan là làm mẫu trực tiếp cho trẻ quan sát (trực quan trực tiếp) và dùng lời nói để mô tả động tác kèm với phim, ảnh, mô hình cho trẻ hình dung ra cách tập (trực quan gián tiếp). Khi giảng dạy giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cô cần phải phối hợp vận dụng cả hai loại trực quan trên, nhất là ở giai đoạn đầu khi mới học động tác vì ở giai đoạn này, nguyên tắc trực quan là tiền đề để trẻ tập và làm quen với động tác mới.
- 15 Ảnh Giáo viên phân tích mẫu trên đồ dùng trực quan 3.2.7 . Biện pháp 7: Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ mầm non, giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, giữa cơ quan vận động và cơ quan nội tạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thể Việc giảng dạy giáo dục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể và toàn diện như vậy cần nâng dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận động, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể tăng dần khả năng thích ứng. Trong khi đưa vào giảng dạy cũng cần lưu ý dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng vận động từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo dõi, cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ thống tập luyện về sau. Khi giảng dạy giáo dục thể chất, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú. Ngược lại, nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến người tập sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình độ và sức khỏe của học sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên. 3.2.8 . Biện pháp 8: Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic vào bài tập phát triển chung. Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non cấu trúc một tiết học giáo dục thể chất bao gồm 3 phần: Phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Thường thì các giáo viên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài: “ Một đoàn tàu” đi các kiểu chân sau đó về hàng
- 16 tập bài tập phát triển chung là các động tác tay - chân - thân - bật với nhịp hô của cô, nếu tiết thể dục nào tôi cũng cho trẻ tập như vậy thì trẻ sẽ chán, uể oải trong giờ học, không phát huy tính tích cực vận động ở trẻ, trẻ sẽ không đạt chỉ số 14: “Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút”Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa yếu tố âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục. Cụ thể: Với phần khởi động tôi dẫn dắt hoặc kể câu chuyện phù hợp với chủ đề cho trẻ hát một bài hát phù hợp với chủ đề và đi khởi động kết hợp các kiểu chân Sau đó cho trẻ về đội hình hàng dọc điểm số, tách hàng để tập bài tập phát triển chung. Bài tập phát triển chung tôi lựa chọn là bài tập Erobic có động tác phù hợp với bài tập vận động cơ bản đầy đủ các động tác tay – chân – thân – bật có nhịp đầy đủ, có động tác nhấn mạnh cho vận động cơ bản. Và khi tập vận động cơ bản, quá trình trẻ tập tôi cho trẻ tập cùng nhạc, nhạc là những bài hát phù hợp với chủ đề, khi tập cùng bài hát trẻ rất hào hứng thực hiện bài tập của mình. Đến phần hồi tĩnh tôi cho trẻ vận động nhẹ nhàng như: Tập dưỡng sinh, yoga, kết hợp với nhạc du dương, nhẹ nhàng tạo cho trẻ thấy thoải mái và vui vẻ hoàn thành bài tập. Khi đưa biện pháp này vào dạy trẻ trong tiết học giáo dục thể chất tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứng thú hơn và kiến thức, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt. Ảnh trẻ tập Erobic trong phần bài tập phát triển chung
- 17 Ảnh trẻ tập yoga phần hồi tĩnh 3.2.9 .Biện pháp 9: Tổ chức cho trẻ giao lưu vận động với các trẻ lớp khác trong khối. Khi trẻ đến trường học trẻ được tham gia học tập vui chơi cùng các bạn ở lớp của mình . Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với các bạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia hoạt động tôi đã cho trẻ tham gia giao lưu cùng các trẻ khác trong khối, trong các chủ đề và ngày lễ hội. Ví dụ: Vào ngày Tết trung thu tôi cùng các cô giáo ở lớp tổ chức cho trẻ giao lưu kéo co cùng các bạn trong khối mẫu giáo lớn. khi được tham gia giao lưu trẻ rất phấn khởi trẻ vận động hết sức mình kéo co để giành phần thắng về mình. Ảnh kéo co cùng các bé lớp 5T 3.2.10. Biện pháp 10: Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ.
- 18 Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập trước và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời củng cố sự bền vững cho những thói quen này trong cơ thể. Để vận dụng biện pháp này trong giảng dạy giáo dục thể chất, giáo viên cần cho trể tập đi tập lại động tác thật nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với động tác đó. Nhờ việc củng cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có trong mình những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao trong tương. Sau đó tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: Khi cho trẻ đi chơi ở khuôn viên vườn trường trẻ vui đùa chơi thỏa thích nhưng trẻ rất hứng thú tham gia các trò chơi vận động, thể hiện những bài tập Erobic, hay những bài vận động ngay trên thảm có xanh biếc: Hay khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời giáo viên cũng cho trẻ tham gia vận động dưới hình thức vui chơi, dựa trên những kỹ năng đã học ở trên tiết học trẻ vừa chơi vừa củng cố lại những kiến thức đã học. Ảnh trẻ thoải mái vận động trên sân cỏ Ảnh trẻ chơi Mèo đuổi chuột tham gia chạy hết mình 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
- 19 Khảo sát tình hình thực tế để có giải pháp thích hợp. Trang bị đầy đủ thiết bị và đồ dùng phục vụ trong công tác giáo dục thể chất cho trẻ. Không ngừng học tập và tự bồi dưỡng cho mình kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ trong quá trình phát triển thể chất cho trẻ. Phối kết hợp với cha mẹ học sinh và các đồng nghiệp trong trường về công tác phát triển thể chất cho trẻ. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non để phát triển toàn diện về 5 mặt: Đức – Trí– Thể - Mĩ – Lao ( thể lực, sức khỏe, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội). 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Qua quá trình tổ chức cho trẻ tham gia vận động trong giáo dục thể chất với các biện pháp tôi nêu ở phần trên đã thu được kết quả như sau: * Đối với trẻ Trẻ thích thú tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn hơn trong tất cả các hoạt động, trẻ tự tin hoạt bát trong mọi hoạt động, không e dè sợ sệt. Đa số trẻ đều có kiến thức và kỹ năng vân động khá tốt, đặc biệt là các trẻ đều khỏe mạnh (100% trẻ đạt cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi). Những trẻ lười vận động đến bây giờ đã chăm chỉ luyện tập hơn, có lúc các trẻ tự ra góc vận động lấy đồ dùng ra và tự tập với nhau, ngay cả khi giờ trả trẻ, có nhiều trẻ được bố mẹ đón ra ngoài,cho chơi đồ chơi ngoài trời nhưng có mấy trẻ tạo thành một nhóm tự ra góc vận động lấy đồ dùng thể dục ra và luyện tập với nhau. * Đối với giáo viên: Mạnh dạn, tự tin hơn khi dạy trẻ, nắm trắc phương pháp, biện pháp khi tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ. Tìm ra một số phương pháp thực hiện có hiệu quả giúp khả năng vận động của trẻ tích cực hơn. * Đối với phụ huynh: 100% phụ huynh nhận thức và hiểu được tầm quan trọng của môn giáo dục thể chất. Từ đó, các bậc phụ huynh thêm tin yêu cô giáo và làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Kết quả khi sử dụng các biện pháp trên trong năm học 2014-2015 như sau Nội dung Đầu năm Cuối năm Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ 42% 94% khi tham gia vận động. Trẻ tích cực tự giác trong giờ học 32% 88% Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể 70% 90% lực tốt Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động 44% 90% tốt
- 20 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% Đầu năm 20% 10% Cuối năm 0% Sự tập trung Trẻ tích cực Trẻ khỏe Trẻ có các kỹ chú ý, hứng tự giác trong mạnh, nhanh năng kỹ xảo thú của trẻ giờ học nhẹn, có thể vận động tốt khi tham gia lực tốt vận động. Kết quả khi sử dụng các biện pháp trên trong năm học 2015-2016 như sau Nội dung Đầu năm Cuối năm Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ 40% 96% khi tham gia vận động. Trẻ tích cực tự giác trong giờ học 30% 90% Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể 75% 97% lực tốt Trẻ có các kỹ năg kỹ xảo vận động 45% 95% tốt
- 21 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% Đầu năm học 30% Cuối năm học 20% 10% 0% Sự tập trung Trẻ tích cực tự Trẻ khỏe Trẻ có các kỹ chú ý, hứng giác trong giờ mạnh, nhanh năng kỹ xảo thú của trẻ khi học nhẹn, có thể vận động tốt tham gia vận lực tốt động. So sánh Kết quả khi sử dụng các biện pháp trên Của năm 2014 – 2015 với năm học 2015-2016 như sau. Nội dung Năm học Năm học 2014 - 2015 2015 – 2016 Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi 94% 96% tham gia vận động. Trẻ tích cực tự giác trong giờ học 88% 90% Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực 90% 97% tốt Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt 90% 95%
- 22 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: * Khái quát nội dung nghiên cứu Thông qua việc áp dụng ‘‘Một số biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất” tôi thấy giáo dục thể chất là một trong những hoạt động mang tính tích cực với mục đích giúp trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn hồn nhiên và có chỉ số phát triển đúng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Hoạt động giáo dục thể chất không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách thoải mái tích cực để phát triển thể lực mà qua đó trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ: Học qua chơi, chơi bằng học. Trẻ được phát triển về thể chất qua sự phát triển cử động các nhóm cơ hô hấp, tay, chân, bụng, phát triển các vận động thô vận động tinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Khi trẻ vận động các bộ phận trên cơ thể cùng phối hợp vận động và phát triển do đó giáo dục thể chất có ý nghĩa đối với việc phát triển về thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ dần dần phát triển toàn diện là tiền đề phát triển nhân cách của trẻ. Như vậy biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển về: Đức- Trí- Thể –Mỹ cho trẻ. Nó góp phần giúp trẻ trở thành con người toàn diện. Qua thời gian áp dụng các biện pháp, tôi nhận thấy để phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ có hiệu quả cần phải có kế hoạch lịch trình và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục cụ thể, các hoạt động ngoại khóa, các chuyên đề cụ thể ngay từ đầu năm học, giáo viên phải lập được kế hoạch tổ chức các
- 23 bài tập vận động trong lớp học của mình, xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ. Giáo viên phải nắm vững biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ. Khi tổ chức các giờ học giáo dục thể chất, cần có những hình thức phong phú và đa dạng, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động. Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp, học hỏi qua các chuyên đề để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp. Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, tập luyện và rèn luyện các kỹ năng vận động, xây dựng góc vận động cho trẻ hoạt động. Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh để phụ huynh cùng cô tìm ra biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ. Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động vận động ở mọi lúc mọi nơi. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí trẻ khi tổ chức các hoạt động thể dục cần khuyến khích tính tích cực, tự giác ở trẻ. Tổ chức thể dục sáng cho trẻ tổ chức thường xuyên liên tục, đều đặn và đúng giờ kết hợp dụng cụ như: quả bông. Nơ. Vòng , để trẻ tập tích cực hơn. Để giờ học của trẻ không mệt mỏi, uể oải cần đưa yếu tố âm nhạc, Erobic vào bài học giáo dục thể chất. Hoạt động vận động để rèn luyện sức khỏe vì vậy giáo viên cần cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.Vận động mang yếu tố thi đua để từ đó trẻ cố gắng vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ giao lưu với các trẻ ở lớp khác trong khối. Có như vậy thì kỹ năng vận động, tư duy của trẻ mới được phát triển tốt. Được phụ huynh rất hoan nghênh và ủng hộ tích cực về vật chất cũng như tinh thần. Việc giáo dục thể chất nhằm phát triển 2 trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra‘‘Một số biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất” là rất cần thiết và cấp bách. *Kết quả của nội dung nghiên cứu: Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ. Qua quá trình trải nghiệm, nghiên cứ đề tài tôi đã hiểu được sức khoẻ là vốn quý của con người. Có sức khoẻ là có tất cả. Vậy làm gì để có sức khoẻ ? Bản thân tôi ý thức được rằng tập luyện và vận động thể dục thể thao thường xuyên là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất giúp chúng ta củng cố, giữ gìn và tăng cường sức khoẻ. Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên trẻ đã tiến bộ nên rất nhiều, mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, thích học thể dục, chăm chỉ luyện tập, sức đề kháng của
- 24 trẻ tốt hơn, có thể lực khỏe mạnh vì vậy trẻ ít ốm hơn, đi học đều hơn. Là một giáo viên trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy mình cần cố gắng học hỏi rèn luyện phấn đấu khắc phục những mặt tồn tại, trau dồi thêm kiến thức để đưa vào áp dụng dạy trẻ đạt kết quả ngày càng cao hơn. Thực hiện tốt chuyên đề "phát triển vận động"cấp trường. Có thể nói chuyên đề này tạo được tiếng vang trong và ngoài nhà trường. Sau khi nghiên cứu bước đầu tôi đã thành công trong việc tìm ra một số biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo. Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động phát triển thể chất đạt kết quả cao. Lớp đã tham gia vào chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và đã được ban giám hiệu nhà đánh giá cao. Qua chuyên đề, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường tôi đã vận dụng các phương pháp trên để vào giờ dạy tôi được chị em đồng nghiệp đánh giá cao. Kết quả mà tôi thu được đã cho thấy tính khả quan của đề tài, nó phù hợp với giả thiết mà tôi đưa ra. Vì vậy giáo dục phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở Trường Mầm non Kim Sơn là hoàn toàn có thể thực hiện được. 2. Kiến nghị: * Đối với trường: Ban giám hiệu cần quan tâm, đầu tư kinh phí trang bị các đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phù hợp, đủ cho trẻ nhằm đảm bảo mỗi trẻ đều được tham gia vận động như: Gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ, trang phục, bóng, cổng chui, ghế thể dục, thang, dây .vv Ban giám hiệu tham mưu với Phòng Giáo Dục và các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất cho trường mình ngày càng đầy đủ và phong phú hơn. Cần tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học tập ở các đơn vị bạn, để trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Tổ chức các chuyên đề, các cuộc thi cho giáo viên: Như thi giáo viên dạy giỏi, chuyên đề phát triển vận động cấp trường. * Đối với giáo viên: Trong qua trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ, giáo viên cần nghiên cứu kĩ các văn bản có liên quan đến cấp học, từ đó vận dụng một cách phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị để năng cao chất lượng giảng dạy. Giáo viên cần tổ chức cho trẻ vận động thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi, dưới nhiều hình thức, đồng thời theo dõi sát sao trẻ trong quá trình luyện tập; động viên, khích lệ trẻ tự tin, sẵn sàng vận động. * Đối với phòng giáo dục: Tôi xin kiến nghị với Phòng giáo dục huyện Đông Triều, các cấp có thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa tới ngành học mầm non, cung cấp thêm đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh để phụ vụ chuyên đề “ phát triển vận động”.
- 25 Tổ chức cho giáo viên đi học tập kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục thể chất qua chuyên đề cấp huyện, cấp tỉnh. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất tại trường mầm non. Bên cạnh những kết quả thu được là trẻ mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển tốt về thể lực vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong Ban giám hiệu nhà trường, các chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ hơn nữa. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Kim Sơn, ngày . Tháng năm 2016 Người viết Trần Thanh Huyền
- 26 IV. Tài liệu tham khảo 1. Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam- 2007) 2. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo bé 4 - 5 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam - 2008) 3. Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện trẻ 3-4 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam - 2009) 4. Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 5-6 tuổi. (Viện chiến lược và chương trình giáo dục - 2008) 5. Nguồn tư liệu trên mạng internet.
- 27 MỤC LỤC tt NỘI DUNG TRANG I PHẦN MỞ ĐẦU 1 - 3 1 Lý do chọn đề tài 1 - 2 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 - 2 3 Đối tượng nghiên cứu 2 - 2 4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 2 - 2 5 Phương pháp nghiên cứu 2 - 3 II PHẦN NỘI DUNG 3 - 21 1 Cơ sở lý luận 3 - 4 2 Thực trạng 4 - 6 3 Giải pháp, biện pháp 6 - 17 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6 - 6 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6 - 17 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 17 - 18 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của 18 - 21 vấn đề nghiên cứu. III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 21 - 24 1. Phần kết luận: 21 - 23 2. Kiến nghị: 23 - 24 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 V MỤC LỤC 26
- 28 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG TRONG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN Người thực hiện : TRẦN THANH HUYỀN Đơn vị công tác : Trường Mầm Non Kim Sơn NĂM HỌC : 2014 – 2015