SKKN Công tác tham mưu của hiệu trưởng đối với địa phương trong việc cùng tham gia xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

doc 13 trang binhlieuqn2 4200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Công tác tham mưu của hiệu trưởng đối với địa phương trong việc cùng tham gia xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cong_tac_tham_muu_cua_hieu_truong_doi_voi_dia_phuong_tr.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Công tác tham mưu của hiệu trưởng đối với địa phương trong việc cùng tham gia xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

  1. Thuỷ đã khắc phục mọi khó khăn, tích cực phấn đấu xây dựng các hạng mục để đạt được trường chuẩn quốc gia các giai đoạn. Có được thành quả như hôm nay, Trường Tiểu học Mai Thủy đã làm tốt công tác tham mưu của Hiệu trưởng đối với địa phương trong việc cùng tham gia xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Năm học 2007 - 2008 diễn ra khi toàn Ngành đang tích cực thi đua lập nhiều thành tích chào mừng 118 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm học toàn ngành tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33/ 2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, là năm học toàn Đảng toàn dân thực hiện cuộc vận động” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, năm học thứ tư toàn ngành thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về xây dựng đội ngũ nhà giáo. Là năm học mà Trường Tiểu học Mai Thủy với những thành tích nổi bật đã đạt được trong năm, quyết tâm đẩy mạnh việc thực hiện những mục tiêu có tính chiến lược cùng với các đơn vị giáo dục trên địa bàn hoàn thành phổ cập THCS, từng bước xây dựng thành công trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. Bước vào năm học 2007 - 2008, Trường Tiểu học Mai Thủy có những thuận lợi cơ bản: Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, có tinh thần xây dựng tập thể cao. Nhà trường là một khối đoàn kết nhất trí, cộng đồng trách nhiệm. Nhiều giáo viên có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy, giáo dục học sinh và đã từng đạt giáo viên dạy giỏi các cấp. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm đầy trách nhiệm của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương, của Hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể trong địa bàn, sự giúp đỡ tận tình của các trường trong xã, sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục đã tạo nên sức mạnh cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ. Đời sống của nhân dân trong xã ngày càng được cải thiện, phụ huynh có điều kiện chăm lo giáo dục cho con em. Cơ sở vật chất đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường được kiện toàn sớm, tạo điều kiện cho nhà trường phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những thuận lợi, trong năm học nhà trường cũng gặp không ít những khó khăn: Chưa có giáo viên trong biên chế dạy chuyên biệt về Thể dục, Mỹ thuật, 02 3
  2. giáo viên nghỉ sinh, một số GV ốm đau nằm viện. Đặc biệt, còn một bộ phận phụ huynh kinh tế gặp nhiều khó khăn khi yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng cao. Năm học 2007 - 2008 Trường Tiểu học Mai Thủy có: 19 lớp với 574 học sinh , số điểm trường: 02; Trong đó: Khối 1: 4 lớp với 104 học sinh. Khối 2: 3 lớp với 95 học sinh. Khối 3: 3 lớp với 92 học sinh, Khối 4: 4 lớp với 130 học sinh; Khối 5: 5 lớp với 151 học sinh - Tuyển sinh lớp 1: 105 em đạt tỷ lệ 100%. - Duy trì tốt kết quả phổ cập đúng độ tuổi 100%. - Nhiều năm liền không có học sinh bỏ học trong hè và trong năm. - Số lớp học 2 buổi/ ngày: 19 lớp đạt tỷ lệ 100%. Tổng số cán bộ, giáo viên: 29 người. Trong đó: Quản lý : 3, Giáo viên 24, Nhân viên: 2. Bước vào năm học 2007-2008, đối chiếu với tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia, Trường Tiểu học Mai Thủy đạt các tiêu chuẩn I, II, IV. Riêng chuẩn III về CSVC hiện tại chưa đạt do chưa xây dựng được các hạng mục đã được duyệt. Chuẩn V đạt cận dưới do tỷ lệ học sinh giỏi và học sinh tiên tiến năm trước chưa đạt. Điều đáng nói là dù khó khăn nhưng trường đã làm được những việc để tiến đến tiệm cân chuẩn mức II: Cụ thể ở tiêu chuẩn III về CSVC, trường đã có những ưu điểm Hiện có số phòng học: 22/19 lớp; Diện tích phòng học: 50 m 2; đạt: 1,5 m2/học sinh; Diện tích thư viện; phòng đọc cho HS , cho GV: 70 m 2 học sinh và giáo viên dùng chung. Có đủ các phòng chức năng theo quy định và các phòng chuyên biệt để dạy các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học. Hoạt động thư viện khá nền nếp, có nhật ký hoạt động các phòng chức năng và thư viện; Phòng học có trang thiết bị đủ tủ đựng hồ sơ, ĐDDH: Nhà trường có 15 máy vi tính, máy in, phòng vi tính đưa vào sử dụng có hiệu quả 2 năm học. Có 300 bộ bàn ghế cho học sinh đều loại 2 chỗ ngồi: bàn, ghế, bảng, ánh sáng đúng quy cách, có 22 cái bảng chống loá. Trường đặt nơi yên tĩnh, cao ráo, thoáng mát, thuận tiện cho học sinh đi học: Trường đóng nơi trung tâm thuận tiện cho HS đi học và bảo các yêu cầu vệ sinh, có nguồn nước sạch: Không có hàng quán, nhà ở trong trường. 4
  3. Cụ thể còn những tồn tại: - Một số công trình xây dựng mới theo kế hoạch mà địa phương đã duyệt, trong hè chưa hoàn thành và đòi hỏi phải có sự điều chỉnh kịp thời phù hợp với yêu cầu xây dựng trường đạt chuẩn mức độ II - Phương tiện phục vụ dạy học, như máy tính, máy photo còn thiếu - Khuôn viên cảnh quan: đòi hỏi phải di dời mồ mả, tạo nét tươi, cửa ngỏ cần phải tu sửa lại , vách tường, trần ở dày phòng học cấp 4 cần phải đầu tư tu sửa. - Hệ thống tủ lớp ( 2 cái /phòng); giá, kẹp treo tranh; móc nón, mũ chưa thật đầy đủ. - Hệ thống công trình vệ sinh, nước rửa, đường đi lối lại chưa thật đảm bảo - Số lượng giá trưng bày sản phẩm, các loại sản phẩm ở phòng nghệ thuật cần phải tu sửa lạị. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THAM MƯU THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA 1. Trước hết, nhà trường tích cực tham mưu với Lãnh đạo địa phương nhận thức đúng về tầm quan trọng của trường đạt CQG ở các mức. Xây dựng và đánh giá trường học theo chuẩn quốc gia cũng là một giải pháp tổng thể để phát triển vững chắc của bậc Tiểu học trong giai đoạn cách mạng hiện nay, theo định hướng có tính chiến lược về giáo dục "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa". Để làm được việc đó, Lãnh đạo trường Tiểu học Mai Thủy đã chuyển tải toàn bộ các văn bản có liên quan đến vấn đề xây dựng CQG đến lãnh đạo địa phương như: + Nghị quyết Hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng (khoá VIII) về định hướng phát triển GD-ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và nhiệm vụ đến năm 2000 đã chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm của GD- ĐT, trong đó có việc xây dựng và ban hành chuẩn quốc gia về các trường học; + Quyết định số 1366/QĐ- BGD & ĐT ngày 26/ 4/1997, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996 – 2000. + Quyết định số 32/2005/QĐ- BGD &ĐT ngày 24/10/2005, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế công nhận trường TH đạt chuẩn Quốc gia. 5
  4. + Đề án Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002-2010 ngành học Mầm non & Phổ thông ngày 27 tháng 12 năm 2002 huyện Lệ Thủy Từng bước, dần dần nhà trường đã kiên trì tham mưu giúp lãnh đạo địa phương nhận thức đúng đắn nội dung trong các bản Quy chế là có tính pháp lý, tính thực tiễn và tính hiện đại; chứa đựng tinh thần, nội dung Luật Giáo dục và các văn bản dưới Luật, tổng kết được các bài học kinh nghiệm xây dựng các điển hình tiên tiến tại các địa phương trong cả nước, thể hiện quan điểm mới về giáo dục của Việt Nam và thế giới. Vì vậy, có thể nói từ đ/c Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch xã đến hầu hết các đ/c trong lãnh đạo địa phương đã hiểu rõ 5 tiêu chuẩn của Quy chế xây dựng trường đạt CQG là liên kết thành hệ thống, hội đủ điều kiện tạo thành một nhà trường hoàn chỉnh với chất lượng cao và toàn diện, thể hiện một trình độ phát triển mới trong sứ mệnh giáo dục, sự phát triển toàn diện cho trẻ em. Một nhà trường đạt chuẩn như thế rất phù hợp với yêu cầu CNH,HĐH đất nước, hợp với lòng dân, được nhân dân trong địa phương đồng tình hưởng ứng và tích cực tham gia xây dựng. 2. Từ nhận thức đúng về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đây vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất để các em được học tập, nhà trường tham mưu tích cực với lãnh đạo địa phương xây dựng Đề án xây dựng trường Tiểu học Mai Thủy đạt chuẩn quốc gia vào năm 2000. Mai Thủy đã có Ban Chỉ đạo xây dựng trường CQG của xã, hiện nay vẫn hoạt động có hiệu quả. Nhưng thực ra mà nói, muốn tham mưu có hiệu quả thì nhà trường chủ động lập đề án, trình lãnh đaọ địa phương sửa chữa, góp ý và phê duyệt. Ở xã các đồng chí lãnh đạo chủ chốt cũng nhiều việc, chứ chắc gì việc lo cho giáo dục, nên cần phải tham mưu cụ thể từ câu hỏi: " Trường lập kế hoạch xây dựng như thế này, ý kiến địa phương như thế nào?" có như vậy mới tranh thủ được ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo xã. Đề án xây dựng đạt chuẩn từ một xã nghèo, địa phương kinh tế khó khăn, một số đ/c lãnh đạo địa phương ngại chịu trách nhiệm vì lo nhân sự thay đổi trong nhiệm kỳ mới Nhưng với quyết tâm cao, Đề án xây dựng CQG trường Tiểu học Mai Thủy được UBND xã phê duyệt, đưa vào Nghị quyết HĐND xã và Nghị quyết Đảng bộ lần thứ XXIII để thực hiện. Trên cơ sở rà soát, kiểm tra thực tế so với chuẩn, nhà trường và địa phương đã xác lập một bản thiết kế tổng thể. Trong đó nêu rõ từng phần việc của các thành viên trong Ban chỉ đạo, từng hạng mục gắn với thời gian, điều kiện tương ứng 6
  5. phải hoàn thành. Trong đó tập trung chủ yếu vào tiêu chuẩn đội ngũ và tiêu chuẩn CSVC trường học. Về CSVC gắn với quy mô trường sở cần tính đến yêu cầu của sự phát triển giáo dục của địa phương Mai Thủy. Kế hoạch xây dựng CSVC, cảnh quan môi trường phải gắn với yêu cầu xanh - sạch - đẹp, tính bền chắc lâu dài. Muốn vậy, từ thiết kế đến thi công phải có sự chỉ đạo sát sao, đồng bộ của Lãnh đạo nhà trường và địa phương. Chính điều này, một lần nữa chúng tôi khẳng định biện pháp có tính quyết định trong công tác tham mưu là phải hoạch định được bước đi thích hợp và phải đề ra những biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao mới xây dựng thành công. 3. Muốn tham mưu tốt phải tranh thủ diễn đàn các hội nghị để kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân, của các đoàn thể và các địa phương trong xã. Hội nghị nào nhà trường được tham gia đều tranh thủ diễn đàn để tuyên truyền về sự cần thiết và nhu cầu của việc xây dựng trường CQG. Nhà trường đã tham mưu với địa phương nhiều lần tổ chức hội thảo chuyên đề “Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia” nhằm tháo gỡ khó khăn và nhận thức về cách làm và bước đi thích hợp. Hội thảo gồm các thành viên của BCĐ xã dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND xã có sự tham gia đầy đủ các ban ngành, đơn vị trong địa phương. Sau Hội thảo sẽ khai phá một hướng đi, một cách làm khả thi, nhưng chủ yếu là tìm được nguồn lực tài chính để xây dựng CSVC. Phải nói xây dựng CQG là điều kịên thể hiện rõ nét nhất của công tác XHHGD của địa phương xã Mai Thủy. Trong 10 năm qua, Mai Thủy đã huy động các nguồn lực để tập trung xây dựng CSVC là 2.619.6 triệu đồng.(Trong đó nhà nước và huyện đầu tư 1.212 triệu đồng). Riêng trong năm học 2007- 2008, kinh phí xây dựng là 763,4 triệu đồng. 4. Muốn làm tốt công tác tham mưu, thì bản thân nhà trường phải hiểu rõ vấn đề, phải tinh thông và hiểu biết thực tế về công tác xây dựng chuẩn quốc gia. Với phương châm của quá trình nhận thức là: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng " Nhà trường đã tổ chức cho cán bộ địa phương cùng đi tham quan học tập các đơn vị đã xây dựng thành công chuẩn quốc gia, để rút ra bài học về xây dựng đơn vị mình. Sau các đợt tham quan học tập ở Mỹ Thủy, Kiến Giang và một số nơi khác, lãnh đạo địa phương đã sấn sướt hơn, nhiệt tình hơn và đầu tư nhiều hơn cho nhà trường. Bên cạnh đó, chúng tôi đã biết tranh thủ ý kiến chỉ đạo của các đồng chí Lãnh đạo và Chuyên viên phụ trách cấp học của Phòng Giáo dục trong việc hoạch định bước đi 7
  6. thích hợp, quy hoạch khuôn viên, tìm vị trí xây dựng các công trình, trồng cây, thảm cỏ 5. Muốn làm tốt công tác tham mưu là phải kiên trì, bởi xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một quá trình lâu dài. Quá trình này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào cách làm và sức lực, tiềm năng của địa phương. Thực tiễn cho thấy dù nhận thức đã được nâng cao, mục tiêu đã được xác định, kế hoạch đã vạch ra; song, những trở ngại trong thực tiễn đầy rẫy những khó khăn về nguồn lực, nhân lực, cả sự cầu toàn và nóng vội đều có thể làm lãnh đạo đạo địa phương nản chí, lùi bước. Trong thực tế, chúng ta chưa nghe đ/c Chủ tịch UBND xã, thị trấn nào công nhận là địa phương mình giàu cả, nên khi tham mưu với địa phương về xây dựng CSVC của nhà trường, câu đầu tiên là lãnh đạo địa phương sẽ kêu khó, kêu thiếu, kinh phí eo hẹp, thôi để sau làm Vì vậy, chúng tôi phải kiên trì thuyết phục, một lần chưa được, thì hai ba lần và nhất định sẽ tham mưu có hiệu quả. Một điều mà chắc các đơn vị xây dựng trường chuẩn quốc gia của Lệ Thủy đã và sẽ nhận ra là: Muốn làm tốt công tác tham mưu thì tự nhà trường phải có được niềm tin trong lãnh đạo địa phương, có lòng tin đối với phụ huynh học sinh. Muốn có được niềm tin yêu đó, nhà trường phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt". Những năm qua, Trường Tiểu học Mai Thủy đã luôn cố gắng không ngừng, chất lượng được nâng lên, nhất là chất lượng mũi nhọn: Học sinh đạt giải cao, nhiều giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, thi viết chữ đẹp cấp huyện, cấp tỉnh; tham gia Hội thi văn nghệ đạt giải cao, trường có giáo viên đạt GVDG cấp tỉnh, cấp huyện. Nhờ đó, khi được tham mưu, Lãnh đạo địa phương cũng như Phòng Giáo dục đã không tiếc sự đầu tư về mọi mặt cho nhà trường, vì đó là sự đầu tư cho một địa chỉ đáng tin cậy. Mặt khác, ngoài công tác bảo vệ CSVC, nhà trường đã khai thác hết công suất những trang thiết bị hiện có, không để lãng phí công sức, tiền của nhân dân. Tiểu học Mai Thủy có trường cao tầng luôn được bảo vệ sạch sẽ, không có hiện tượng học sinh vẽ bậy, làm bẩn trên tường, bồn hoa, cây cảnh chăm sóc tốt, thảm cỏ xanh mát bốn mùa đã làm cho phụ huynh tin vào sự đầu tư của mình có hiệu quả. IV. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THAM MƯU XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ II: 8
  7. Ngày 17 tháng 4 năm 2008, đoàn kiểm tra của UBND huyện đã đánh giá kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của Tiểu học Mai Thủy như sau: *. Chuẩn I. Tổ chức quản lý. Ưu điểm: 1. Về cơ cấu: Trường có 3 đồng chí cán bộ quản lý đều có trình độ trên chuẩn và đã qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý đạt tỷ lệ 100%. Đồng chí Hiệu trưởng đã hoàn thành chương trình Trung cấp Chính trị ( Tháng 2/2008 một đ/c PHT đi nhận công tác tại UBND huyện) 2 .Thực hiện quản lí, hiệu lực quản lí: - Lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm chỉ đạo từng hoạt động rõ người, rõ việc. - Biết kết hợp với các tổ chức trong nhà trường xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, dân chủ, thống nhất trong ý chí và hành động nhằm thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, địa phương đề ra, nên các phong trào thi đua luôn đạt kết quả cao. - Lãnh đạo nhà trường đã sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý. - Lãnh đạo nhà trường luôn năng động, sáng tạo để phát huy khả năng của từng thành viên trong trường học và các lực lượng của cộng đồng nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ. Đánh giá chuẩn I: Tốt. *Chuẩn II. Đội ngũ giáo viên: - Biên chế đủ số lượng Giáo viên trong biên chế: 24 đồng chí . Số lượng giáo viên vượt chuẩn: 41.6%; GV có chứng chỉ Tin học A, B đạt cao: 18/24 , đạt tỷ lệ 75% vượt chỉ tiêu quy định của trường đạt chuẩn Quốc gia. - Đội ngũ nhà trường có phẩm chất, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn khá vững vàng. - Về giáo viên dạy giỏi: tăng về số lượng và chất lượng. Hiện tại, trường có 15 giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, Tổng phụ trách Đội giỏi các cấp, đạt tỷ lệ 62.5%. Trong đó có 02 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 06 giáo viên đã đạt giáo viên dạy 9
  8. giỏi cấp huyện, 07 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường vượt chỉ tiêu qui định về trường đạt chuẩn mức độ II, tăng so với thời gian đạt chuẩn 26,3% (có 02 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh) . Kết quả chung: + Phẩm chất, đạo đức: Tốt: 24 /24 giáo viên đạt tỷ lệ 100%. + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt: 12 đ/c đạt tỷ lệ 50% Khá: 9 đ/c đạt tỷ 37.5% . TB: 3 đ/c tỷ lệ 12.5% Đánh giá chuẩn II: Tốt. */ Chuẩn III. Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học: - Những năm qua, địa phương đã tập trung đầu tư hơn 2 tỷ đồng để xây dựng CSVC trường Tiểu học Mai Thuỷ ( Năm học 2007-2008 đầu tư 763,4 triệu để tăng trưởng CSVC), nên hàng năm trường luôn đủ phòng học để tổ chức cho 100% học sinh học 2 buổi/ngày. Các phòng học đảm bảo tốt các điều kiện để thực hiện đổi mới giảng dạy. - Phòng chức năng khá đầy đủ, trang trí, xắp xếp đúng qui định, hợp tính thẩm mĩ, đạt hiệu quả cao trong sử dụng. - Đồ dùng, thiết bị dạy học đã được tăng trưởng. Ngoài những đồ dùng tự làm của những năm trước, từ đầu năm đến nay, giáo viên nhà trường cũng đã làm thêm nhiều đồ dùng dạy học rẻ tiền, thiết thực với việc giảng dạy và học tập của từng lớp: như bảng từ, phiếu truy bài, tranh ảnh, đồ vật - Khuôn viên, đường đi lối lại, sân chơi bãi tập cả 2 khu vực trường đều khá quy mô. Đánh giá chuẩn III: Đạt chuẩn */ Chuẩn IV. Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục: Tốt */ Chuẩn V. Hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục: 1. Về chương trình và kế hoạch , kế hoạch giáo dục: Tốt. 2. Thực hiện mục tiêu PCGDTHĐĐT: 10
  9. - Nhà trường đã có giải pháp tích cực để huy động số học sinh trong độ tuổi đến trường và duy trì số lượng 100%. - Tuyển sinh trẻ vào lớp 1 đạt tỷ lệ 100%. - Trường đã phối hợp với THCS trong điều tra, rà soát các số liệu đảm bảo độ chính xác, thống nhất cao. - Nhà trường cũng thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc nâng cao chất lượng dạy học góp phần hoàn thành PCGD đúng độ tuổi. Kết quả: Qua đợt kiểm tra Phổ cập của Phòng Giáo dục trường đã duy trì kết quả PCGDTHĐĐ đạt tỷ lệ 99.8%. 3. Chất lượng và hiệu quả giáo dục: - Về đạo đức: học sinh chăm ngoan, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh. Kết quả 100% học sinh đều có hạnh kiểm xếp lọai THĐĐ. - Về học lực: chất lượng dạy học duy trì ở mức độ cao. Kết quả minh chứng khách quan và gần nhất của nhà trường là chất lượng các kỹ năng mà Đoàn thanh tra toàn diện của Phòng Giáo dục kiểm tra: + TB trở lên: 95,9 %. + K + G: 79,3%. Có 5 đồng chí được biểu dương 4. Chất lượng mũi nhọn: Trường Tiểu học Mai Thuỷ là một trong những trường đã có bề dày về thành tích trong các phong trào mũi nhọn. Phát huy kết quả đã đạt được năm học này lãnh đạo nhà trường tiếp tục chỉ đạo sâu sát hơn nên các hội thi vừa qua trường đã dành nhiều thành tích đáng ghi nhận. Cụ thể: - Hội thi học sinh giỏi lớp 5 trường có 11/16 em dị thi đạt giải, trong đó có 3 giải Nhì, 4 giải Ba và 4 giải KK, trường xếp thứ 7 toàn huyện. - Hội thi HKPĐ trường có 3 em đạt giải, Đồng đội xếp thứ 12 - Hội thi " Viết chữ đẹp", có 3 giải ( 2 nhì, 1 giải 3) đồng đội xếp thứ 6. *Đánh giá chuẩn V: Tốt. Kết luận: Đến thời điểm tháng 05/2008 trường TH Mai Thuỷ đã có thể đạt trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. 11
  10. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Việc phát triển giáo dục ở địa phương, mỗi bước đi của nhà trường đều có sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp. Song, hiệu quả nhiều hay ít, phần lớn tuỳ thuộc vào vai trò tham mưu của nhà trường. Công tác tham mưu cần cụ thể, tỷ mỉ, chọn lọc, nhất là hệ thống chỉ tiêu và giải pháp thực thi. Trong công tác này, vai trò của Hiệu trưởng hết sức quan trọng. Hiệu trưởng vừa tham mưu bằng kế hoạch vừa trực tiếp đôn đốc chỉ đạo thực hiện bằng tất cả tính năng động, sáng tạo của mình. - Phải được sự chỉ đạo thường xuyên của UBND huyện Lệ Thuỷ, Phòng Giáo dục, cần phải có sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, nhân dân xã Mai Thủy. Lãnh đạo địa phương, nhà trường cần có quyết tâm cao trong việc duy trì và xây dựng nhà trường ngày càng phát triển - Tỉnh và huyện phải có kế hoạch đầu tư kinh phí cùng với sự đóng góp của Phụ huynh, ngân sách xã mới hoàn thành được chuẩn III về CSVC. - Chú trọng công tác XHHGD để ngày càng phát triển trên diện rộng, huy động mọi tổ chức, đoàn thể trong địa bàn nhằm hỗ trợ nhiều mặt cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ. - Nhà trường phải luôn luôn đạt thành tích xuất sắc trong nhiều mặt, chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo, nền nếp dạy học và quản lý phải tốt; sử dụng và bảo quả tốt CSVC, thiết bị dạy học mới tạo được lòng tin trong các cấp lãnh đạo, phụ huynh, nhân dân và mới nhận được sự đầu tư, chăm lo của các cấp, các ngành các tập thể, cá nhân. VI - KẾT LUẬN: Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là bậc học vô cùng quan trọng, là cơ sở cho quá trình học tập và phát triển tư duy của học sinh, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho học sinh vào các cấp học trên. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản đó là: Phương tiện dạy học và đội ngũ giáo viên; để nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ, đồng thời tăng cường CSVC và trang thiết bị dạy học, xây dựng trường học theo hướng đạt chuẩn Quốc gia. Trường Tiểu học Mai Thủy làm được chưa nhiều, kết quả còn khiêm tốn so với các đơn vị bạn trong huyện, nhưng những gì Mai Thủy làm được là thể hiện sự cố gắng lớn của nhà trường và của địa phương trong quá trình xây dựng trường đạt ở các mức 12
  11. độ. Thay mặt nhà trường xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo huyện, lãnh đạo ngành Giáo dục, các đồng chí Chuyên viên Phòng Giáo dục đã tích cực giúp đỡ chúng tôi; cảm ơn các đơn vị bạn như Tiểu học số 1 Kiến Giang, Tiểu học Mỹ Thủy và một số đơn vị khác đã san sẻ bài học kinh nghiệm, động viên chúng tôi trong quá trình xây dựng nhà trường, làm động lực cho chúng tôi tham mưu có hiệu quả hơn trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG: NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Khuyên 13