SKKN Đặc trưng truyện ngắn và định hướng đọc - hiểu văn bản truyện ngắn trong nhà trường THPT

doc 43 trang thulinhhd34 14362
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đặc trưng truyện ngắn và định hướng đọc - hiểu văn bản truyện ngắn trong nhà trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_dac_trung_truyen_ngan_va_dinh_huong_doc_hieu_van_ban_tr.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Đặc trưng truyện ngắn và định hướng đọc - hiểu văn bản truyện ngắn trong nhà trường THPT

  1. vừa thể hiện quan niệm, tư tưởng của tác giả. III. Tổng kết Em hãy khái quát 1. Nghệ thuật những đặc sắc nghệ - Nghệ thuật tạo dựng tình huống độc đáo thuật của tác phẩm? - Nghệ thuật xây dựng nhân vật mang dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn: cường điệu; tương phản, nghệ thuật vẽ mây nẩy trăng - Cách tạo không khí cổ xưa (Cảnh đề lao, quan coi ngục, tử tù đều mang dáng dấp cảnh vật và con người thời xưa. Giọng điệu nhân vật, cách xưng hô hay lời dẫn chuện cũng rất cổ kính với nhiều từ Hán Việt. - Ngôn ngữ trau chuốt, gọt giũa kĩ càng, có phần trang trọng, cầu kì nhưng sự cầu kì ấy trong trường hợp này lại thích hợp với không khí cổ xưa của câu chuyện. Lại Nguyên Ân nhận xét “Nguyễn Tuân - đó là hiện tượng văn hoá phong cách, một hiện tượng văn hoá nhân cách. Con người ông, phong cách ông cũng đẹp một cách độc đáo như câu văn của ông, loại câu văn có một không hai trong nghệ thuật ngôn từ Tiếng Việt”. => “Chữ người tử tù” mang đặc trưng phong cách Nguyễn Tuân Khái quát giá trị nội 2. Nội dung dung của tác phẩm? - Ngợi ca hình tượng nhân vật Huấn Cao - một con người tài hoa, uyên bác, có khí phách hiên ngang và có thiên lương trong sáng. - Qua đó, thể hiện quan niệm thẩm mĩ của tác giả: Cái đẹp là bất tử, cái đẹp không thể chung sống với cái cái ác, cái xấu, đề cao cái tài, cái tâm, cái thiên lương trong sáng. * Củng cố
  2. - Hãy phân tích tính chất kịch tính của tình huống truyện. - Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao. * Dặn dò - Nắm chắc gía trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, qua đó thấy được phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. - Chuẩn bị bài mới cho tiết học sau 4.2. Hướng dẫn HS thực hành các dạng bài tập về truyện ngắn Các bài tập sau chủ yếu là các bài tập nâng cao cho học sinh lớp học nâng cao môn Ngữ văn và cho đội tuyển HSG. * Đề số 1: Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho rằng: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? Hãy chọn hai chi tiết đặc sắc trong hai tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ nhận định trên. a. Giải thích - “Chi tiết” là gì? Ở đây không phải muốn nói đến những chi tiết thông thường cấu thành cốt truyện mà muốn nói đến những chi tiết nghệ thuật - là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng (Từ điển thuật ngữ văn học). - Vì sao “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”? (Vai trò của chi tiết đối với tác phẩm văn học và thể hiện tài năng của nhà văn). + Chi tiết nghệ thuật tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tác phẩm. Chi tiết có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. + Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định.
  3. -> Do đó, “chi tiết nhỏ” có khả năng tạo nên “nhà văn lớn”. b. Phân tích và chứng minh * Khái quát - Tác giả, tác phẩm: tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”, tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Chữ người tử tù”. - Chọn chi tiết đặc sắc trong mỗi tác phẩm: có thể chọn các chi tiết trong “Chí Phèo”: chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu truyện, chi tiết Chí Phèo tỉnh rượu sau cuộc gặp gỡ với thị Nở ở bờ sông, chi tiết bát cháo hành của thị Nở, chi tiết Chí Phèo ôm mặt khóc rưng rức khi bị thị Nở từ chối Với “Chữ người tử tù” có thể chọn chi tiết cảnh cho chữ cuối tác phẩm - Đánh giá được vị trí quan trọng của các chi tiết trong tác phẩm và trong việc thể hiện tài năng của nhà văn. * Cảm nhận, phân tích cụ thể các chi tiết - HS chọn và phân tích hai trong số những chi tiết đặc sắc thuộc hai tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Chí Phèo” của Nam Cao. Trong tác phẩm "Chữ người tử tù" có thể chọn các chi tiết: hành động rỗ gông của Huấn Cao, lời khuyên của Huấn Cao, dòng nước mắt và cái cúi đầu của quản ngục Trong "Chí Phèo" có thể chọn chi tiết: bát cháo hành của thị Nở, dòng nước mắt của Chí Phèo, hành động giết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo, hình ảnh cái lò gạch cũ - Bám sát vai trò và ý nghĩa của chi tiết đối với tác phẩm văn học và nhà văn, đồng thời làm rõ ý nghĩa, vai trò của chi tiết với tác phẩm cụ thể. - Trong quá trình phân tích cần đối sánh để làm nổi bật ý nghĩa của từng chi tiết đã chọn. c. Bình luận, đánh giá - Hai chi tiết đều là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, góp phần không nhỏ tạo nên thành công cho tác phẩm và nhà văn, thể hiện khả năng khái quát hiện thực và sáng tạo nghệ thuật của hai nhà văn. - Quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn là quá trình lao động công phu, chắt lọc từng chi tiết nhỏ trong đời sống để tạo nên những chi tiết nghệ
  4. thuật sáng giá. Bởi vậy, nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. * Đề 2: Bàn về cách viết truyện ngắn, nhà văn Sêkhốp có phát biểu: “Theo tôi, viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận.” ( Theo “Sêkhốp bàn về văn học” ) Anh (chị) hãy giải thích ý kiến trên, phân tích cách mở đầu, kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân để thấy ý nghĩa của nó trong việc nâng cao giá trị tác phẩm. a. Giải thích. - “Cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận”: Nhà văn phải dụng công để tạo nên một cách mở đầu và kết thúc tác phẩm thật độc đáo, ấn tượng, gây chú ý cho người đọc. - Phải tô đậm cái mở đầu và kết luận vì: Đối với tác phẩm văn học nói chung và nhất là truyện ngắn, mở đầu và kết thúc bao giờ cũng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao giá trị tác phẩm. Mở đầu tạo ấn tượng và sự chú ý, hấp dẫn người đọc. Kết luận tạo dư ba. - Một số nhận định về vai trò của mở đầu và kết luận: "Cực kì quan trọng là làm sao bắt đầu cho tốt " (Polevoi). Mác nói đại ý: Điều quan trọng với một tác phẩm là cách kết thúc. Chu Lai nhận xét: "Vào đầu nhanh, dẫn giải mạnh, kết thúc khéo - ba yếu tố đó kết hợp với ý tứ dồi dào, ý tưởng sâu sa sẽ tạo nên cái hay của truyện". - "Chức năng mã hóa trong văn bản kể chuyện vẫn thuộc về nhân tố mở đầu, còn chức năng huyền thoại hóa của cốt truyện thuộc về nhân tố kết thúc." b. Phân tích ý nghĩa của mở đầu và kết luận truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. b.1) Mở đầu của truyện ngắn “Chí Phèo” và "Chữ người tử tù" b.1.1) Mở đầu của "Chí Phèo" * Cách mở đầu:
  5. - Truyện được mở đầu bằng đoạn văn miêu tả, nhận xét tiếng chửi của nhân vật chính - một kẻ đang say rượu. Đây là cách giới thiệu trực tiếp nhân vật và cách mở đầu không theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào giữa truyện. * Ý nghĩa: - Đoạn mở đầu có ý nghĩa lớn trong việc tạo tính hấp dẫn, gợi hứng thú, lôi cuốn người đọc vào diễn biến tiếp theo của câu chuyện. + Cách vào truyện bằng hình ảnh rất sống động của một kẻ say đang vừa đi vừa chửi. + Cách chửi của nhân vật khá độc đáo: Thoạt đầu vu vơ, sau đó thu hẹp dần và cuối cùng bất ngờ chửi “đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn ” + Cách sử dụng ngôn ngữ vô cùng linh hoạt (đan xen nhiều điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu) làm đoạn văn có ấn tượng riêng khó quên. - Ngay từ đoạn mở đầu, số phận, tích cách nhân vật đã được khái quát, khắc sâu giá trị tư tưởng tác phẩm. + Khái quát một tính cách hết sức đặc biệt: tính cách một kẻ khùng, thằng say đang ở trong trạng thái lưỡng phân: nửa say - nửa tỉnh. + Khái quát một số phận vô cùng bi đát: số phận của con người đang bị đồng loại chối từ. => Một thân phận đáng sợ - đáng thương. b.1.2) Mở đầu của "Chữ người tử tù" * Cách mở đầu: - Truyện mở đầu bằng cuộc trò chuyện giữa quản ngục và thơ lại: quản ngục “nghe đồn” Huấn Cao có tài viết chữ đẹp và có tài bẻ khoá vượt ngục; thơ lại cho rằng phải chém những người như thế thấy mà tiêng tiếc. * Ý nghĩa: - Tạo ấn tượng ban đầu về nhân vật chính, phụ. + Huấn Cao: Con người của tài hoa, khí phách, bản lĩnh ngang tàng. + Quản ngục, thơ lại: biết quý cái Đẹp cái Tài, biết trọng nhân cách bản lĩnh.
  6. - Cách vào truyện theo trật tự thời gian, nghệ thuật giới thiệu nhân vật uyên thâm, cổ điển (gián tiếp, theo lối “vẽ mây nẩy trăng”) tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về Huấn Cao - con người của huyền thoại, của danh tiếng lẫy lừng trong thiên hạ, đến phe đối lập cũng phải nể vì, trọng thị. * Lưu ý: Khái quát gọn phần diễn biến truyện để thấy tính thống nhất trong tính cách, phẩm chất nhân vật, tạo nên tính chỉnh thể của văn bản. b.2) Kết thúc của truyện ngắn "Chí Phèo" và“ Chữ người tử tù” b.2.1) Kết thúc của "Chí Phèo" * Cách kết thúc: - Cái chết thảm khốc của nhân vật Chí Phèo - Nhà văn đã lặp lại hình ảnh “cái lò gạch bỏ hoang” ở phần đầu tác phẩm - nơi Chí Phèo bị bỏ rơi - để kết thúc truyện. * Ý nghĩa: - Với việc để Chí Phèo tự vẫn vì không thể trở về với cuộc đời lương thiện như thế, tác giả khắc sâu bi kịch số phận nhân vật và tố cáo sâu sắc xã hội. - Hình ảnh “cái lò gạch bỏ hoang” được lặp lại tạo thành một kết cầu vòng tròn, một kết thúc để ngỏ, có giá trị biểu hiện sâu sắc, buộc người đọc phải suy ngẫm liên tưởng thêm những tầng nghĩa mới có thể có mà tác giả gửi gắm (phản ánh, tố cáo hiện thực; dự báo, thức tỉnh, ) b.2.2) Kết thúc của "Chữ người tử tù" * Cách kết thúc: Truyện kết thúc bằng “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. - Khung cảnh cho chữ chưa từng có: Trong đêm cuối cùng của người tử tù, nơi ngục thất lại diễn ra cảnh cho chữ. - Người cho chữ - xin chữ chưa từng có: Người cho chữ, ban phát cái Đẹp, khuyên răn điều Thiện là tử tù; người xin chữ, thoả được sở nguyện về cái Đẹp và tìm ra con đường chính đạo của cuộc đời lại là viên quan coi ngục. * Ý nghĩa: - Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng: Mở đầu bằng lời đồn - kết thúc bằng hành động chứng thực. Mở đầu bằng huyền thoại - kết thúc bằng cảnh “xưa nay chưa từng có”.
  7. - Tô đậm chân dung nhân vật: + Huấn Cao “ngôi sao hôm chính vị” toả sáng ánh sáng của Tài - Chí - Tâm. + Quản ngục, đốm sáng đặc biệt, con người của nhân cách và sở nguyện cao đẹp, bậc “liên tài tri kỷ” xưa nay hiếm đối với người nghệ sĩ. + Đây là cuộc gặp gỡ kì diệu giữa những “tấm lòng trong thiên hạ”: một Huấn Cao nghĩa khí tài hoa và một quản ngục, thơ lại thành tâm trọng nghĩa, trọng tài. - Thể hiện nổi bật cảm hứng lãng mạn và bút pháp lý tưởng hoá của Nguyễn Tuân: hướng tới cái Đẹp và sự phi thường. - Bộc lộ tập trung chủ đề tác phẩm: + Ca ngợi một thú chơi tao nhã của một thời vang bóng. + Ca ngợi một bậc anh hùng hiên ngang bất tử. + Tôn vinh sự chiến thắng của cái Đẹp, cái Thiện với sức mạnh cảm hoá lớn lao, vĩ đại. + Thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về con người và nghệ thuật chân chính. c. Bình luận. - Lời bàn xác đáng, đúng đắn về một phương diện quan trọng trong nghệ thuật viết truyện ngắn, được đúc kết nên từ trải nghiệm một đời văn của Sêkhốp - bậc thầy truyện ngắn trong nền văn học Nga và văn học thế giới. - Đây là công phu sáng tạo in đậm dấu ấn tài năng và phong cách tác giả: Mở đầu - kết thúc “Chữ người tử tù” khẳng định Nguyễn Tuân, nhà văn lãng mạn, nhà văn của cái Đẹp hoàn mĩ phi thường, nhà văn của lối viết vừa cổ kính trang trọng, vừa mới mẻ hiện đại. Mở đầu và kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo” chứng tỏ Nam Cao là cây bút hiện thực nghiêm ngặt, tỉnh táo, nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo lớn không chỉ với tình thương mà còn ở lòng tin vào con người. - Yêu cầu đặt ra cho công phu sáng tạo mở đầu và kết luận không chỉ đúng với truyện ngắn mà còn với tất cả các thể loại văn học khác (ký, kịch, thơ,
  8. tiểu thuyết), đòi hỏi trách nhiệm của người nghệ sĩ trong quá trình lao động nghệ thuật. * Đề số 3: Nhà văn I.X Tuocghenhev khẳng định: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác.” Anh/ chị hiểu quan niệm trên như thế nào? Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam để làm sáng tỏ quan niệm đó. a. Giải thích quan niệm của I.X Tuocghenhev - Ý tưởng của I.X Tuocghenhev khá rõ. Nhà văn khẳng định yếu tố quan trọng làm nên tài năng của một nhà văn là cách viết, cách thể hiện riêng đầy cá tính sáng tạo (mà I.X Tuocghenhev đã diễn đạt đầy ấn tượng là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác). > Ở quan niệm của mình, I.X Tuocghenhev đã đề cao phong cách nghệ thuật của người viết văn (tính độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn gắn liền với một quan niệm nhất định về con người và cuộc đời, kéo dài thành vệt đậm đầy cảm hứng trong chuỗi sáng tác của họ). b. Chứng minh cái giọng riêng biệt (phong cách) của Thạch Lam qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. - Thể hiện ở việc chọn loại truyện “không có chuyện” (không giàu sự tình, không thiên về cốt truyện, hành động mà chỉ đi sâu vào tâm trạng, không khí). Cốt truyện “Hai đứa trẻ” (như rất nhiều truyện ngắn khác của Thạch Lam) nhẹ nhàng, gần như không có cốt truyện nhưng khó quên. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, con người, nhịp điệu cuộc sống hiện ra đều đều không thay đổi, không có gì khiến bạn đọc phải hồi hộp chờ đợi. Tất cả thoang thoảng, man mác và vẩn vơ theo tâm trạng nhân vật Liên. Chính điều đó lại làm nên nét riêng của tác phẩm.
  9. - Thể hiện ở tài miêu tả những nét tinh tế, nhẹ nhàng của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm: tâm trạng của nhân vật Liên trước cảnh chiều về, đêm xuống, canh khuya (lúc chuyến tàu đêm băng qua phố huyện nghèo). Liên vừa nhận ra nét nên thơ, thân thuộc lẫn nét lặng lẽ, man mác buồn của cảnh chiều và đêm; mong ngóng chuyến tàu đổ xuống bao khát khao về ảnh hình một chút thế giới trong mơ tưởng (học sinh biết so sánh Thạch Lam với Nam Cao và Nguyễn Tuân, hai tác giả cùng thời với Thạch Lam cũng rất thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, từ đó làm nổi bật lên nét riêng của Thạch Lam ở phương diện này). - Thể hiện ở những câu văn và những miêu tả giàu chất thơ: Thạch Lam là con người vừa hiện thực vừa lãng mạn. Chất thi vị của đời sống có mặt trong “Hai đứa trẻ” qua các trang viết về chiều tà, đêm tối. - Thể hiện ở những nhân vật không có sự phức tạp của nội tâm, cũng dường như không có tính cách gì sắc nét không phân tuyến chính diện phản diện như các tác phẩm của những nhà văn cùng thời, mà là những con người đang lặng lẽ đắm chìm trong tăm tối, buồn bã với những tâm trạng không rõ ràng, những ranh giới tình cảm mong manh. Liên trong “Hai đứa trẻ” là một nhân vật như vậy. c. Đánh giá - Quan niệm của I.X Tuocghenhev là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn về mặt lý thuyết và thực hành sáng tạo văn học. Quan niệm trên phù hợp với quy luật muôn đời của hoạt động nghệ thuật mà Nam Cao tâm đắc: người nghệ sĩ phải “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. - Với cái giọng riêng của mình, Thạch Lam đã tạo nên một phong cách truyện ngắn riêng biệt, độc đáo. * Một số đề bài tham khảo: Đề 4: "Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời" Với các nhân vật quản ngục và Bá Kiến, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
  10. Đề 5: Có ý kiến cho rằng: tình huống truyện trong truyện ngắn giống như một thứ nước rửa ảnh để làm nổi hình, nổi sắc nhân vật. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Qua một số tác phẩm tiêu biểu, hãy làm sáng tỏ điều đó. Đề 6: Khi bàn về văn học, L.Tôn-xtôi cho rằng: Tôi không thể nào phân biệt được thơ và truyện ngắn. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những hiểu biết về văn học 1930-1945, hãy làm sáng tỏ? * * * * * 5. Kết quả nghiên cứu Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng đề tài Đặc trưng truyện ngắn và định hướng đọc - hiểu văn bản truyện ngắn trong nhà trường THPT đối với học sinh đại trà, học sinh lớp nâng cao văn (11A4, 11A5, 12A4, 12A5), học sinh thuộc đội tuyển tôi nhận thấy một số kết quả thu được như sau: - Đối với học sinh đại trà: các em đã nắm vững được những kiến thức cơ bản nhất về đặc trưng của thể loại truyện ngắn và biết vận dụng vào việc đọc - hiểu các tác phẩm truyện ngắn trong chương trình. - Đối với học sinh lớp nâng cao văn: Đa số học sinh nắm vững kiến thức lí luận về đặc trưng thể loại truyện ngắn, trên cơ sở đó so sánh với đặc trưng các thể loại khác như tiểu thuyết, thơ, kịch. Ngoài ra, các em biết vận dụng kiến thức khá nhuần nhuyễn để đọc - hiểu kĩ và sâu các truyện ngắn trong chương trình, vận dụng kiến thức vào làm bài khá tốt. - Đối với đội tuyển học sinh giỏi, ngoài việc nắm chắc và vận dụng nhuần nhuyễn những đặc trưng của thể loại truyện ngắn vào việc tìm hiểu các tác phẩm truyện ngắn, biết so sánh đặc trưng thể loại truyện ngắn với các thể loại văn học khác (tiểu thuyết, thơ, kịch, kí, ), các em còn biết vận dụng kiến thức vào xử lí tốt các dạng đề HSG tỉnh. Ngoài ra, các em còn nắm vững được phong cách viết truyện ngắn của các tác giả tiêu biểu trong chương trình và có tư duy so sánh, đối chiếu khá sắc nét. Đa số HS đều hiểu bài và vận dụng kiến thức khá nhuần nhuyễn vào bài
  11. học trên lớp cũng như những bài viết cụ thể. Hiệu quả của các tiết đọc - hiểu về truyện ngắn được nâng cao và kết quả những bài làm văn về các vấn đề xoay quanh một tác phẩm truyện ngắn cũng có sự tiến bộ rõ rệt. 6. Kết luận chung 6.1. Kết luận chung Có người ví: truyện ngắn giống như tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây đòi hỏi phải chặt chẽ, cô đọng, các phương tiện phải được tính toán một cách kĩ lưỡng, nét vẽ phải chính xác. Đây là một công việc vô cùng tinh tế của các nhà văn. Do đó, để tiếp nhận một truyện ngắn cũng đòi hỏi sự công phu, kĩ lưỡng và một sự cảm thụ vô cùng tinh tế của người đọc. Nếu như không nắm vững những kiến thức cơ bản về đặc trưng thể loại truyện ngắn thì việc đọc - hiểu và lĩnh hội một tư tưởng lớn, một thông điệp sâu và một tài năng nghệ thuật viết truyện đặc sắc chứa đựng trong một truyện "ngắn" quả là điều không dễ dàng. Đây là đề tài nghiên cứu để phục vụ trong thực tiễn giảng dạy, hướng tới đối tượng là học sinh học Ngữ văn nói chung, HS thuộc đội tuyển HSG Ngữ văn nói riêng nên sẽ góp phần củng cố và nâng cao, không chỉ kiến thức mà còn là kĩ năng khái quát - tổng hợp, kĩ năng giải mã tác phẩm văn học trên cơ sở đặc trưng thể loại. Từ đó, HS không chỉ được rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học mà còn được trang bị những kiến thức lí luận một cách chắc chắn và sâu sắc. 6.2. Để phục vụ thiết thực cho quá trình dạy - học qua đề tài này, tôi xin đưa ra một vài đề xuất và kiến nghị như sau: - Thư viện nhà trường nên cung cấp thêm các tài liệu tham khảo về lí luận văn học, đặc trưng thể loại văn học nhằm cung cấp những kiến thức nền tảng cho học sinh trong quá trình đọc - hiểu các văn bản văn học. - Truyện ngắn như đã nói là một thể loại chiếm ưu thế trong nhà trường phổ thông, cũng là một thể loại có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực sáng tác và phê bình. Hi vọng, sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp phần gợi mở một số
  12. hướng nghiên cứu khác cho các đồng nghiệp về thể loại truyện ngắn và phương pháp dạy học hiệu quả thể loại này (chẳng hạn như vấn đề thi pháp truyện ngắn: thời gian, không gian, nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ ) VIII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Giáo viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm cao, đầu tư chuyên môn, chuẩn bị kĩ những câu hỏi thảo luận và dự kiến các phương án trả lời. - Học sinh: Chuẩn bị bài, soạn bài, sách giáo khoa và các đồ dùng học tập khác. - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, A3, A4, bút dạ, sách giáo khoa IX. Đánh giá lợi ích thu được Qua quá trình thực nghiệm đề tài nghiên cứu Đặc trưng truyện ngắn và định hướng đọc - hiểu văn bản truyện ngắn trong nhà trường THPT, tôi nhận thấy đề tài đã có tính khả thi và ứng dụng vào thực tiễn. Phương pháp dạy học truyện ngắn theo đặc trưng thể loại cùng với những phương pháp dạy học tích cực khác sẽ mở ra nhiều triển vọng cho quá trình đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông khiến cho những giờ dạy văn trở nên thú vị, hấp dẫn và đạt kết quả như mong muốn X. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Lớp 11A1, Trường THPT Trường Các bài đọc văn về thể loại 11A4, 11A5 THPT Ngô Gia Tự năm học truyện ngắn trong chương 2016-2017 trình Ngữ văn 11 2 Lớp 12A1, Trường THPT Trường Các bài đọc văn về thể loại 12A4, 12A5 THPT Ngô Gia Tự năm học truyện ngắn trong chương 2017-2018 trình Ngữ văn 12 3 Học sinh Trường THPT Ngô Gia Tự Các giờ học khác của môn Ngữ văn
  13. Lập Thạch, ngày tháng năm 2019 Lập Thạch, ngày 20 tháng 12 năm 2019 Phó Hiệu trưởng Tác giả sáng kiến Nguyễn Thúy Hằng