SKKN Giải pháp giúp phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 4 trong hoạt động trải nghiệm

doc 6 trang binhlieuqn2 07/03/2022 37208
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp giúp phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 4 trong hoạt động trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_giup_phat_huy_tinh_tich_cuc_cho_hoc_sinh_lop.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Giải pháp giúp phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 4 trong hoạt động trải nghiệm

  1. I.Tên biện pháp: “GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHO HỌC SINH LỚP 4 TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM” II. Nội dung biện pháp: 2.1. Lý do chọn biện pháp: Trong xu hướng đổi mới và toàn cầu hóa hiện nay, con người dễ dàng tiếp cận tri thức thông qua nhiều phương tiện, bởi giáo dục đã thay đổi từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Một trong những giải pháp giáo dục hiện đại nhằm định hướng và phát triển năng lực người học đó là tổ chức các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học, thực hiện nguyên lí “Học đi đôi với hành”. Ở tiểu học, theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, HĐTN là hoạt động giáo dục bắt buộc và được thực hiện xuyên suốt ở tất cả các môn học. Thông qua các HĐTN, học sinh (HS) có nền tảng tư duy độc lập, chủ động tìm lời giải cho các vấn đề của môn học và các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn. Đặc biệt, vai trò lớn nhất của các HĐTN chính là kết nối kiến thức với thực tiễn, người học biết mang những vấn đề đã học vận dụng vào cuộc sống nhằm giáo dục cho học sinh kĩ năng sống. Đây là một thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn cho GV tạo ra các hoạt động sáng tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển mọi mặt cho HS. Việc tổ chức các HĐTN như thế nào để mang lại hiệu quả cao trong dạy học ở tiểu học luôn là vấn đề mà giáo viên (GV) chú trọng, bởi đây là hoạt động giáo dục đòi hỏi HS phải chủ động phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa cao các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tế do GV xây dựng hay đặt tình huống cụ thể. Để giúp học sinh HĐTN có hiệu quả thì việc tạo hứng thú cho HS tích cực trong quá trình hoạt động là việc làm hết sức quan trọng. Qua thời gian thực hiện việc xây dựng và tổ chức HĐTN, bản thân tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm cộng với sự tìm hiểu của bản thần về việc xây dựng HĐTN. bản thân tôi quyết định lựa chọn “Giải pháp giúp phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 4 trong hoạt động trải nghiệm”. 2.2. Mục đích của giải pháp: “Giải pháp phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 4 trong hoạt động trải nghiệm” nhằm giúp cho GV hướng dẫn HS có kĩ năng thành thạo trong trong từng hoạt động HĐTN 1
  2. theo hướng tiếp cận HS nhằm trợ giúp HS tự học, tự giải quyết vấn đề và phát triển các năng lực cho các em thông qua việc rèn luyện các kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp; kĩ năng giao tiếp ngắn gọn, logic toán học Qua các HĐTN học sinh có nền tảng tư duy độc lập, chủ động tìm lời giải cho các vấn đề của môn học và các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn. Giải pháp tôi tiến hành nghiên cứu, áp dụng trong phạm vi tại trường Tiểu học nơi tôi công tác. Giải pháp có thể áp dụng cho tất cả giáo viên đang dạy lớp 4 ở các trường Tiểu học. 2.3. Cách tiến hành: Từ những nội dung trên tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 4 trong hoạt động trải nghiệm như sau: 2.3.1. Làm tốt việc lên chương trình và thiết kế các HĐTN: Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn để toàn thể GV tiếp cận chương trình mới. Sau khi chuyên môn triển khai cũng như định hướng về cách thực hiện thì GV đã tiến hành thảo luận, thống nhất chương trình HĐTN. Qua quá trình thực hiện các tiết hoạt động trải nghiệm, bản thân tôi thấy việc thiết kế HĐTN có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay không của nội dung HĐTN đó. Tôi xin đưa ra ý kiến bản thân về quy trình thiết kế và tổ chức một chủ đề HĐTN như sau: Bước 1: Xác định chủ đề học tập trải nghiệm, đặt tên cho chủ đề. Giáo viên cần căn cứ vào nội dung kiến thức mà mình muốn xây dựng HĐTN cho học sinh để có những định hướng tiếp theo cho phù hợp. Khi lựa chọn nội dung, giáo viên cần cân nhắc về tình hình thực tế, điều kiện của địa phương cũng như nhu cầu của học sinh để nội dung đó có tính hiệu quả cao. Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề. Các mục tiêu của hoạt động cần xác định rõ cụ thể và phù hợp; phải phản ánh được mức độ cụ thể về yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực của HS. 2
  3. Khi xác định mục cần có sự đo lường mức độ cụ thể như: Hoạt động này giúp HS hình thành kiến thức ở mức độ nào? Mức độ của các kĩ năng mà HS hình thành được sau khi tham gia HĐTN ra sao? Phát huy năng lực của HS ở mức độ nào? Bước 3: Xác định các nội dung HĐTN. Căn cứ vào mực tiêu đã xác định ở bước 2, GV sẽ xác định các nội dung hoạt động cần có trong chủ đề. Cần có sự xác định cụ thể. Tới bước này thì mọi nội dung có trong chủ đề sẽ được làm rõ. Dựa vào điều kiện về cơ sở vật chất, về hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của lớp để có những nội dung đáp ứng đẩy đủ mục tiêu của HĐTN. Với mỗi nội dung, cần xác định theo đó các phương pháp và hình thức tương ứng. Với một nội dung có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tạo hiệu quả cao nhất. Bước 4: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm. Trong nội dung này, GV hệ thống lại các nội dung cụ thể sau đó có sự cân đối giữa nội dung mong muốn với các điều kiện cho phép về nhân lực, vật lực, tư liệu, thời gian, không gian Trong phần kế hoạch cụ thể, GV cần có nội dung đánh giá thường xuyên, phải dự đoán được các trường hợp có thể xảy ra. Bước 5: Kiểm tra, đánh giá HS. Sau quá trình tiến hành HĐTN theo kế hoạch thì GV cần đánh giá lại quá trình của HS bằng các phương pháp khác nhau, ví dụ như hỏi đáp, phiếu thăm dò ý kiến, thuyết trình Qua việc đánh giá này sẽ giúp GV có được cái nhìn cụ thể nhất về hiệu quả của HĐTN, để từ đó có những thay đổi phù hợp. 2.3.2. Hình thành niềm yêu thích, ham học hỏi và hứng thú cho HS đối với HĐTN: Để lôi cuốn HS vào HĐTN thì trước thực hiện tôi thường thông báo cho các em về nội dung sẽ làm sau đó để các em tham gia vào quá trình xây dụng hoạt động đó. Ngoài ra tôi thường cho các em cơ hội chuẩn bị các hình ảnh, tài liệu liên quan để các em có sự tò mò, hiếu kì với nội dung giáo viên sẽ đưa ra trong HĐTN. 2.3.3. Xây dựng kĩ năng nền cho học sinh: Khi tham gia HĐTN thì HS phải huy động kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn được đưa ra trong HĐTN. GV cần phải 3
  4. hướng dẫn các em hình thành kĩ năng như quan sát. Để tránh tình việc HS quan sát một cách lan man, quan sát không có chủ đích thì tôi thường hướng dẫn các em cách quan sát nội dung cơ bản phục vụ cho HĐTN đó. Tương tự như vậy, tôi hướng dẫn cho các em hình thành các kĩ năng khác như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kỉ năng ghi chép, thu thập xửa lý thông tin, kỉ năng ra quyết định. 2.3.4. Phát huy vai trò của hội đồng tự quản (HĐTQ) Trong bất cứ hoạt động học nào thì HĐTQ luôn có vai trò rất lớn. Không chỉ trong các buổi sinh hoạt mà cần phát huy vai trò của các em khi tham gia HĐTN. Đến tại thời điểm này, HĐTQ của lớp tôi đã có thể quản lý các hoạt động như sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt giữa giờ. Đặc biệt vào các buổi sinh hoạt theo chủ đề thì việc trang trí lớp sẽ do các em tự phân công đảm nhiệm. 2.3.5. Tổ chức phong phú các hình thức, phương pháp dạy học trong HĐTN: Với mục tiêu đánh giá về phẩm chất và năng lực của HS thì việc lựa chọn linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học là việc làm vô cùng quan trọng. Có 4 nhóm tổ chức hoạt động: - Thứ nhất là những hình thức nhóm mang tính cống hiến (gồm các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, vì cộng đồng, ). - Thứ hai là hoạt động có tính khám phá như những chuyến đi thực địa, tham quan, dã ngoại, - Thứ ba là hoạt động mang tính thể nghiệm, trẻ được trải nghiệm và thể nghiệm mình luôn qua các hoạt động giao lưu, đóng kịch, sân khấu hóa, - Thứ tư là những hoạt động có tính nghiên cứu và phân hóa (những dự án, hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động CLB có tính định hướng có tính phân hóa, ) Trong quá trình tổ chức hoạt động cần lựa hợn hình thức phù hợp và có sự thay đổi nhằm tạo hứng thú cho học sinh, kích thích sự tò mò, ưa khám phá của học sinh. 2.3.6. Phối kết hợp với các tổ chức xã hội để tổ chức các HĐTN: Giáo viên nên tích cực phối hợp với các đoàn thể (GV tổng phụ trách đội, công đoàn, chi đoàn, Hội cha mẹ học sinh, những tấm gương tốt gần gũi với các em ) trong việc tổ chức các HĐTN của HS để được hỗ trợ về mọi mặt. Đặc biệt thường xuyên phối 4
  5. hợp với cha mẹ học sinh để trao đổi về việc giáo dục các em về vấn đề vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống. III. Kết quả đạt được: Như vậy tổ chức hoạt động dạy học có lồng ghép HĐTN đúng mục đích là một yếu tố góp một phần quan trọng trong việc quyết định chất lượng giờ dạy nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung trong các nhà trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Tổ chức hoạt động dạy - học bằng việc tham gia các HĐTN nó còn rèn cho HS các kĩ năng cơ bản như nghe, nhìn, đọc, viết, tính toán, kĩ năng sống, kĩ năng học tập, biết đoàn kết, tương trợ, hợp tác lẫn nhau, có những đức tính tốt cần thiết cho bản thân và xã hội. Qua việc thực hiện các giải pháp trên, bản thân nhận thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Học sinh có sự thay đổi lớn trong việc hiểu cũng như tham gia tích cực hơn trong HĐTN. Các em được tham gia phần lớn vào quá trình thực hiện HĐTN. Hiện tại khi nhắc đến HĐTN thì các em đều rất hào hứng, tự chủ động trong việ tìm hiểu, sưu tầm trước các thông tin cần thiết. HĐTQ rất chủ động trong việc quản lý nề nếp, đặc biệt các bạn đã chủ động hơn trong các buổi sinh hoạt lớp. Tôi xin đưa ra phần kết quả so sánh cụ thể sau để có cái nhìn cụ thể hơn: KẾT QUẢ KHẢO SÁT SỰ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH LỚP VỚI HĐTN TUẦN 3 NĂM HỌC 2020 – 2021 TỔNG SỐ HS KHÔNG THÍCH THÍCH RẤT YÊU THÍCH SL % SL % SL % 22 8 36,4% 14 63,6% 0 0 TUẦN 16 NĂM HỌC 2020 – 2021 TỔNG SỐ HS KHÔNG THÍCH THÍCH RẤT YÊU THÍCH SL % SL % SL % 22 0 0 4 18,2% 18 81,8% Cũng nhờ vào sự tiến bộ của HĐTN mà kết qủa của các môn học khác cũng có sự thay đổi rõ rệt. *Một số điều cần lưu ý khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh: 5
  6. Khi tổ chức họat động chúng ta cần phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học để tổ chức hợp lý, phù hợp với đối tượng học sịnh. Người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em hoạt động thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. Trên đây là giải pháp mà tôi đã áp dụng để dạy ở lớp 4. Do không có nhiều thời gian nghiên cứu và trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế nên những vấn đề nêu trên không khỏi có sai sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý chân thành của Ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp để tôi có thể rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học ngày càng tốt hơn./. Xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của lãnh đạo nhà trường Giáo viên thực hiện Hoàng Thị Mai 6