SKKN Giải pháp sáng tạo dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng cho trẻ tại lớp 5 tuổi A trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà

docx 8 trang binhlieuqn2 134906
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp sáng tạo dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng cho trẻ tại lớp 5 tuổi A trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_sang_tao_day_tre_5_6_tuoi_ki_nang_thoat_hiem.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Giải pháp sáng tạo dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng cho trẻ tại lớp 5 tuổi A trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà

  1. ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN NĂM 2021 Kính gửi: Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện Cát Hải Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) đóng Nơi công Trình Ngày góp vào việc tạo ra Số tác (hoặc Chức độ Họ và tên tháng năm sáng kiến (ghi rõ TT nơi thường danh chuyên sinh đối với từng đồng trú) môn tác giả, nếu có) 01 Nguyễn Thị 03/04/1984 Trường Giáo Đại học 100% Diệu Linh mầm non viên Sơn Ca Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp sáng tạo dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng cho trẻ tại lớp 5 tuổi A trường mầm non Sơn Ca thị trấn Cát Bà”- Năm học 2020-2021. 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phục vụ cho giáo viên trong việc dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn, nhằm phát triển tình cảm – kĩ năng cho trẻ đạt hiệu quả. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 05 tháng 09 năm 2020 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: a. Tình trạng của giải pháp đã biết (ưu, nhược điểm): a. Ưu điểm: - Có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu các hoạt động của cô và trẻ tại lớp học. - Giáo viên lựa chọn được các kiến thức và nội dung về hỏa hoạn để cung cấp cho trẻ. - Trẻ có những hiểu biết về hỏa hoạn qua việc trò chuyện, xem tranh ảnh cùng cô - Trẻ hoạt bát, mạnh dạn trả lời các câu hỏi của cô đưa ra, tích cực tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức tại lớp học. b. Nhược điểm: - Về phía giáo viên: + Khi đưa ra các tình huống, giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nên đưa ra yêu cầu cao hơn so với trẻ.
  2. + Các hoạt động của cô đưa ra chỉ dừng lại ở việc trò chuyện, xem video và tranh ảnh. + Các câu hỏi đưa ra chưa kích thích được trẻ, hệ thống câu hỏi trừu tượng, xa vời đối với trẻ. + Khả năng sáng tạo của cô chưa cao, các hình thức đưa ra đơn điệu, xem tranh và trả lời. - Về phía trẻ: + Trẻ chỉ tiếp thu những tri thức của cô mà ko có cơ hội để thể hiện các kỹ năng, kinh nghiệm sống của bản thân trong quá trình học. + Trẻ không được thực hành các kĩ năng cơ bản nhất trong quá trình học. + Trẻ thụ động, chưa thực sự hứng thú với các hoạt động mà cô đưa ra. + Trẻ trả lời câu hỏi theo việc cung cấp kiến thức của cô, không theo sự hiểu biết của trẻ trong thực tế. b. Các bước thực hiện giải pháp: * Bước 1: Lựa chọn những nội dung có trong thực tế, nhưng phù hợp với khả năng của trẻ: Thực tế, có rất nhiều nội dung để giáo viên khai thác và đưa vào các hoạt động trong tiết dạy, nhưng làm thế nào để trẻ có thể hoạt động có hiệu quả và thành kĩ năng của trẻ là một vấn đề khó. Những yếu tố bất ngờ, đơn giản bao giờ cũng gây được sự chú ý đặc biệt với trẻ. Vì vậy, giáo viên cần tận dụng thời gian ở mọi lúc, mọi nơi trong những hoàn cảnh khác nhau để tạo ra sự bất ngờ đối với trẻ. Việc lựa chọn dạy trẻ các kĩ năng cơ bản: lăn người qua lại khi bị lửa bén, bò men theo tường, bò theo hàng, kêu cứu, gọi điện cho người lớn. Đây là những kĩ năng đơn giản, phù hợp với trẻ. Để làm tốt điều đó, đảm bảo những nội dung lựa chọn phù hợp với khả năng của trẻ. Trước khi đưa các hoạt động này vào tiết dạy, tôi đã thử trên trẻ rất nhiều các kĩ năng khác nhau, và cuối cùng lựa chọn và quyết định dạy trẻ các kĩ năng trên. Các kĩ năng được lựa chọn cô đưa ra cần có độ chính xác cao. Vì vậy tôi có lên kế hoạch, nhờ ban giám hiệu nhà trường liên hệ với công an huyện để mời 1 chiến sĩ phòng cháy, hướng dẫn cho trẻ các kĩ năng thoát hiểm cơ bản. (Phụ lục 1) Việc lựa chọn các kĩ năng để dạy trẻ phải bám sát vào thực tế và điều kiện và khả năng của trẻ. Các kĩ năng cô lựa chọn được đơn giản hóa về cách thực hiện, sao cho phù hợp với trẻ mầm non mà không đánh mất sự chân thực trong thực tế. Đây là lí do để tránh việc dạy trẻ những thứ xa vời, cao siêu mà trẻ khó thực hiện. Hệ thống các câu hỏi được cô lựa chọn từ dễ đến khó, các câu hỏi đưa ra phải để trẻ tự trả lời theo hiểu biết của trẻ. Sau đó cô sẽ chốt lại và khái quát theo những kiến thức mà cô cần cung cấp. Đây là biện pháp thực sự mang lại hiệu quả trong việc lựa chọn các nội dung phù hợp với trẻ. Những nội dung này đảm bảo 100% trẻ trong lớp đều thực hiện được. Nhằm gây hứng thú cho trẻ và phát huy tính tò mò, thích khám phá của trẻ. Giáo viên cần biết vận
  3. dụng khéo léo trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Tất cả đều phải được khai thác một cách triệt, để trên cơ sở hứng thú và xuất phát từ nhu cầu hoạt động của trẻ. Có như vậy, trẻ mới tích cực hưởng ứng và hoạt động sẽ mang lại hiệu quả cao. * Bước 2: Dạy trẻ thực hành các kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn và chia sẻ yêu thương. Dạy trẻ thực hành các kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn là hình thức đã có giáo viên lựa chọn. Tuy nhiên, hoạt động đó chưa thực sự thành công và chưa tạo được dấu ấn đối với trẻ. Vì vậy bản thân tôi đã khắc phục được những tồn tại đó để đưa ra các hoạt động phù hợp nhất. Để trẻ thực hiện được các kĩ năng thoát hiểm thành công, trước tiên tôi cho trẻ biết về các nguyên nhân và dấu hiệu khi xảy ra cháy. Ở đây trẻ cùng các bạn được chơi trò chơi gắn tranh để tìm ra nguyên nhân xảy ra cháy. Muốn khắc sâu được kiến thức cơ bản cho trẻ, trước khi cung cấp các thông tin chính xác, tôi thường cho trẻ trình bày các ý kiến bằng sự hiểu biết của trẻ, sau đó cô mới khái quát và khẳng định lại. Sau khi khái quát các kiến thức, tôi cho trẻ chơi trò chơi: Gắn tranh. Ở trò chơi này trẻ được tri giác và thực hành để lựa chọn các hình ảnh về dấu hiệu và nguyên nhân xảy ra cháy, sau đó dùng các hình ảnh đó gắn vào bảng của mình. Để kiểm tra kết quả của trò chơi, tôi để trẻ tự kiểm tra nhau. Mục đích giúp trẻ phát hiện đúng, sai. Sau đó cô kiểm tra lại và sửa sai trên thực tế trẻ, giúp trẻ nhớ lâu hơn. (Phụ lục 2) Để dạy trẻ các kĩ năng, cô cần phải đưa ra các tình huống cụ thể. Các tình huống phải theo trình tự và đi từ dễ đến khó, trẻ phải được mô phỏng và thực hiện. Các tình huống cụ thể ở đây là việc đưa ra các câu hỏi tình huống cho trẻ: Ví dụ: Khi xảy ra cháy, các con phải làm gì? Với câu hỏi này, tôi cho trẻ tự trả lời theo ý hiểu của trẻ. Cô hỏi nhiều trẻ trả lời, sau đó cô chốt và khái quát lại: Khi xảy ra cháy, các con phải thật nhanh ra khỏi đám cháy và la hét thật to để gọi người đến cứu. Sau đó cho trẻ mô phỏng lại kĩ năng la hét và kêu cứu. Để trẻ thực hành mô phỏng chính xác, tự nhiên tôi sử dụng âm thanh báo cháy để kích thích trẻ. Đây là kĩ năng cơ bản và cần thiết để trẻ vận dụng khi gặp nhiều tình huống xấu khác. (Phụ lục 3) Ví dụ: Khi có cháy phải gọi số điện thoại khẩn cấp nào? Đây là câu hỏi mà trẻ vận dụng được bằng sự hiểu biết của trẻ. Trẻ có thể trả lời bằng các số điện thoại khác nhau, sau đó cô chốt lại số điện thoại 114 là đúng nhất. Sau đó, cho trẻ sao chép, viết số điện thoại 114 lên bảng. Ở hoạt động này, giúp trẻ củng cố lại các chữ số mà trẻ đã học, biết sao chép và viết lại các chữ số.(Phụ lục 4) Sau khi sao chép và viết số điện thoại, cô cho trẻ làm động tác mô phỏng gọi điện và cung cấp thông tin. Với hoạt động này cô cần rèn cho trẻ cách trả lời câu hỏi, cung cấp thông tin khi gọi điện. Ví du: Thông tin họ tên, vị trí , nội dung báo cháy. Những câu trả lời mà trẻ được thực hành, mô phỏng lại sẽ giúp trẻ khắc sâu và ghi nhớ rất lâu. Để thực hành được các kĩ năng thoát hiểm cơ bản khi xảy ra hỏa hoạn, tôi lựa chọn các kĩ năng sau: Dùng khăn mềm che miệng, mũi sau đó cúi người bò khom men tường và bò theo hàng. Kĩ năng lăn khi bị lửa bén vào người. Việc thực hành những kĩ năng trên đòi
  4. hỏi sự chính xác và bài bản. Ở phần này, tôi có thông qua ban giám hiệu, liên lạc với công an huyện để mời đồng chí công tác tại phòng cháy chữa cháy đến hướng dẫn và thực hành cho trẻ các kĩ năng cho trẻ. Với việc dạy trẻ kĩ năng, đảm bảo trẻ làm đúng và chính xác thì việc đầu tiên cô đưa ra câu hỏi tình huống. Ví dụ: Nếu trong phòng cháy lớn và có khói mù mịt, các con sẽ phải làm như thế nào? Cô sẽ để trẻ trả lời theo ý hiểu và khái quát lại. Tuy nhiên việc khái quát bằng lời, trẻ chưa định hình được cách làm. Vậy thì cô sẽ khắc sâu bằng việc cho trẻ xem video, sau đó phân tích lại cách thực hiện cho trẻ (Cô mời khách mời phân tích và thực hiện thao tác): Nếu trong phòng cháy lớn và có khói mù mịt thì các con phải nhanh chóng lấy khăn, khẩu trang, quần áo bịt vào mũi, miệng để không bị hít phải khói. Sau đó bò trật tự, không được chạy, bò theo hàng, bò men theo tường theo hướng có ánh sáng và ra ngoài”. (Phụ lục 5) Khi trẻ thực hiện, cô sẽ cho trẻ về 2 đội, một đội thực hiện, đội còn lại sẽ quan sát và đưa ra nhận xét. Để tăng phần hấp dẫn khi trẻ thực hiện tôi có cho thêm hiệu ứng khói và âm thanh còi báo động. Hướng dẫn trẻ thực hiện, nhắc nhở trẻ không chen lấn mà bình tĩnh đi theo hàng. Biết giúp đõ những bạn đi sau và thực hiện chậm hơn các bạn. Ở phần này trẻ không chỉ thực hành các kĩ năng, mà còn được rèn sự tập trung trong các hoạt động tập thể, biết giúp đỡ bạn. Sau khi thực hiện xong phần thực hành kĩ năng này, tôi thấy trẻ rất phấn khích, hứng thú. Trẻ được trải nghiệm và thực hành những việc chưa bao giờ thực hiện.(Phụ lục 6, 7) Đối với hoạt động thực hành kĩ năng khi bị lửa bén vào người, tôi cũng đưa ra câu hỏi tình huống cho trẻ. Ví dụ: Khi bị lửa bén vào người các con phải làm gì? Sau khi trẻ trả lời câu hỏi, tôi cho trẻ xem video và phân tích phần thực hành cho trẻ (Cô mời khách mời phân tích và thực hiện): “Khi quần áo, tóc bị bén lửa thì các con không được chạy, phải nằm xuống đất, lăn qua lăn lại cho đến khi tắt lửa”. Với việc phân tích này một lần nữa cung cấp cho trẻ sự chuẩn xác khi trẻ thực hành. Ở phần thực hành, tôi cũng chia trẻ về các nhóm để có sự nhận xét của trẻ khi các nhóm thực hiện. Việc thực hiện này trẻ rất hứng thú, để phần thực hành được bài bản và đều, tôi cho trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của tiếng còi. Sau mỗi đội thực hiện, tôi đều cho các trẻ nhận xét và sửa trực tiếp cho trẻ, giúp trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu. (Phụ lục 8, 9) Không chỉ cho trẻ thực hành các kĩ năng, tôi còn hướng trẻ vào tình huống: Trẻ sẽ làm gì để chia sẻ mất mát đối với người bị nạn? Ở phần này tôi sẽ cho trẻ xem video về hậu quả sau cháy, để trẻ cảm nhận được sự mất mát quá lớn với người bị nạn. Cho trẻ nói những lời an ủi, chia sẻ với người bị nạn, qua đó giáo dục trẻ biết quan tâm, giúp đỡ những người bị nạn. Ở điều này sẽ giúp trẻ phát triển những tình cảm giữa con người với con người, trẻ sẽ bao dung và biết sẻ chia hơn. Không chỉ là tình cảm mà còn là chia sẻ đồ chơi, đồ dùng đối với những hoàn cảnh khó khăn, không may mắn. (Phụ lục 10) c. Các điều kiện cần thiết để áp dụng: * Các văn bản chỉ đạo:
  5. - Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến. - Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN, ngày 01/8/2013 của Bộ khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị Định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính Phủ. - Căn cứ Thông tư 28/2016/TT-BGĐT ngày 30/12/2016 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Hướng dẫn số 153/HD-UBND, ngày 01/02/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải hướng dẫn xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở trên địa bàn huyện Cát Hải. - Căn cứ công văn 924/PGD-ĐT ngày 12/11/2020 thông báo về việc nộp sáng kiến cấp cơ sở của ngành giáo dục và đào tạo năm học 2020–2021. * Các điều kiện thực tế tại đơn vị áp dụng sáng kiến: + Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết cho các hoạt động chung của trẻ. + Có đầy đủ các phòng chức năng với nhiều đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên. + Các lớp có phòng học rộng rãi, thoáng mát đầy đủ diện tích cho trẻ trong lớp hoạt động + Lớp học có 2 cô với trình độ chuyên môn trên chuẩn với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy. - Điều kiện học sinh: + Trẻ hoạt bát, mạnh dạn trong các hoạt động do cô và nhà trường tổ chức + Trẻ thông minh, nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức tại lớp học. + Kĩ năng chơi trò chơi của trẻ tốt, được sự ủng hộ của trẻ và phụ huynh. Từ thực tế trong công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn nắm bắt kịp thời chương trình giáo dục mầm non “ Lấy trẻ làm trung tâm” đã thực hiện nhiều năm qua. Tôi thấy rằng: Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động dạy trẻ các kĩ năng và tình cảm là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với trẻ 5 tuổi, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc biết cách ứng phó khi xảy ra các tình huống xấu và có sự cảm thông sâu sắc, biết chia sẻ khó khăn và khơi gợi ở trẻ tình cảm yêu thương với mọi người xung quanh trẻ. d. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục nhũng nhược điểm của giải pháp đã biết
  6. Việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động, dạy trẻ kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn, là một trong những cách để rèn trẻ các kĩ năng thoát hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra. Bước đầu cho trẻ nhận biết được một số nguyên nhân xảy ra cháy mà cô cung cấp, nhận biết được một số dấu hiệu khi xảy ra cháy bằng các thông tin từ cô, hay trẻ đã được biết qua sự quan sát của trẻ Giáo viên sẽ lựa chọn những nội dung phù hợp có tính kích khả năng tư duy của trẻ để trẻ hứng thú tích cực hơn trong giờ hoạt động dạy kĩ năng. Việc dạy trẻ kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy sẽ nâng cao tính chủ động, trí tưởng tượng, khả năng quan sát và cho trẻ, nhằm tạo điều kiện cho trẻ có sự phối hợp của tập thể nhiều hơn, trẻ có được sự bình tĩnh khi vận dụng các kĩ năng đã được học. Giúp trẻ vận dụng được các kĩ năng đã học để áp dụng vào các tình huống trong thực tế. Phát triển ở trẻ các kĩ năng cơ bản và cần thiết để trẻ ứng phó vào thực tế khi trẻ trưởng thành, các kiến thức kĩ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. Bản thân tôi đã áp dụng hình thức này vào quá trình giảng dạy đã đạt được kết quả tốt, việc lựa chọn giải pháp dạy trẻ kĩ năng thoát hiểm trong hoạt động rèn trẻ kĩ năng sống ngày càng phong phú, hấp dẫn, phù hợp với trẻ. Đặc biệt trẻ có được những kĩ năng cơ bản, giúp trẻ tự tin, bình tĩnh, không bị hoảng loạn khi không may gặp phải các tình huống tương tự. Hoạt động này như một bước tập dượt để trẻ có kiến thức trong việc phòng cháy. Đề tài đưa ra giải pháp mới trong quá trình tổ chức hoạt động, dạy trẻ kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn, cho trẻ 5-6 tuổi đem lại hiệu quả cao. Phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo và gây hứng thú cho trẻ trong việc thực hành các kĩ năng. Đối với trẻ, việc được khám phá những tình huống trong thực tế và thực hành các kĩ năng đó cùng cô và các bạn là một khám phá mới lạ và kích thích sự sáng tạo, khả năng quan sát, chú ý, rèn sự tập trung trong hoạt động tập thể của trẻ. Trẻ mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động, có thêm nhiều kĩ năng trong thực tế. e. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến “Giải pháp dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng cho trẻ tại lớp 5 tuổi A trường mầm non Sơn Ca thị trấn Cát Bà”. đã được áp dụng vào thực tế từ tháng 9/2020 đến nay tại trường mầm non Sơn Ca– một Trường điểm trong khối mầm non ở huyện đã thu được các kết quả như sau: - Đối với lớp 5TA do tôi chủ nhiệm sau khi áp dụng sáng kiến: + Trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin, hoạt bát có các kỹ năng ứng phó cơ bản khi xảy ra cháy. + Phụ huynh quan tâm tới trẻ, thường xuyên trao đổi về tình hình của trẻ sau mỗi ngày đến lớp - Các lớp trong trường triển khai áp dụng các bước thực hiện của sáng kiến đều thu được các kết quả cao: Kĩ năng sống của trẻ thực hiện tốt, trẻ hoạt bát nhanh nhẹn, thực hiện các kĩ năng ứng phó khi xảy ra cháy rất tốt. Các bước thực hiện giải pháp đã được áp dụng tại trường mầm non Sơn Ca, có thể áp dụng thực hiện đối với tất cả các trường mầm non trong toàn huyện. Đối với các trường
  7. có điều kiện cơ sở vật chất, số lượng học sinh đông như: Trường Mầm non 3/2, mầm non thị trấn Cát Hải có thể áp dụng triển khai thực hiện tại đơn vị với các bước thực hiện như trong đề tài. Còn những trường nhỏ, có số lượng học sinh ít như: Mầm non Việt Hải, Gia Luận, Hiền Hào, mầm non Đồng Bài. có thể căn cứ vào thực tế tại đơn vị, thực tế trẻ, để lựa có đồ dùng, nội dung tổ chức các hoạt động phù hợp. Các bước như: bước 1: Lựa chọn những nội dung có trong thực tế, nhưng phù hợp với khả năng của trẻ; bước 2: Dạy trẻ thực hành các kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn và chia sẻ yêu thương (Có thể tổ chức đơn giản tại lớp, cô hướng dẫn trẻ các kĩ năng, không cần mời khách mời) 4. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sáng kiến được áp dụng vào thực tế từ tháng 9/2020 đến nay. Bản thân tôi được trải nghiệm cùng các con bằng những kĩ năng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Đưa ra được nhiều hình thức giảng dạy thu hút trẻ. Trẻ được học các kĩ năng ơ bản và cần thiết trong cuộc sống. Giải pháp được bạn bè và đồng nghiệp đánh giá cao về khả năng sáng tạo. Thu được nhiều kết quả tốt trong công tác giảng dạy của bản thân ở các hội thi. 5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: a. Hiệu quả kinh tế: - Những giải pháp mà tôi đưa ra đều tận dụng cơ sở vật chất sẵn có tại trường, lớp để xây dựng nội dung bài dạy. - Dựa trên hoàn cảnh thực tế, nắm bắt kịp thời những nội dung phù hợp để giáo dục trẻ. - Tiết kiệm tối đa chi phí: Những hình ảnh, đồ dùng, bảng biểu do cô sưu tầm và tự làm. - Phối kết hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng để cung cấp cho trẻ những thông tin và kĩ năng mang tính chính xác. b. Hiệu quả về mặt xã hội: - Đối với giáo viên: + Thay đổi nhận thức và kĩ năng của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động tình cảm- kĩ năng xã hội cho trẻ. + Giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc lựa chọn các nội dung, hình thức trong việc dạy trẻ kĩ năng. + Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ về thái độ và ý thức cộng đồng. - Đối với trẻ:
  8. + Được thực hành các kĩ năng ứng phó với hỏa hoạn và biết chia sẻ những khó khăn, mất mát của những người không may gặp hỏa hoạn, với những tình huống chưa bao giờ gặp làm cho trẻ hào hứng tích cực tham gia các hoạt động. + Trẻ thích thú, hào hứng tham gia hoạt động cô đưa ra và hoàn thành tốt phần thực hành kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy. + Trẻ được biết thêm về những nguyên nhân xảy ra cháy, một số dấu hiệu khi xảy ra cháy, biết số điện thoại khẩn cấp khi thấy cháy. + Trẻ được khám phá những tình huống trong thực tế và thực hành các kĩ năng đó cùng cô và các bạn là một sự mới mẻ và kích thích sự sáng tạo, khả năng quan sát, chú ý, rèn sự tập trung trong hoạt động tập thể của trẻ. + Trẻ mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến của trẻ. - Đối với các bậc phụ huynh: + Giúp phụ huynh có những kiến thức về việc dạy trẻ các kĩ năng ứng phó khi xảy ra cháy và gặp các tình huống xấu. + Tăng cường nhận thức của phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục của nhà trường, lớp. + Có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và giáo viên trong cách chăm sóc và giáo dục trẻ. c. Các giá trị làm lợi khác: - Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm” trong nhà trường. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cát Hải, ngày tháng năm 2021 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Diệu Linh