SKKN Giải pháp sáng tạo sử dụng nguyên học liệu sẵn có tại địa phương (Vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, quả thông khô) nhằm phát huy trí tưởng tượng sáng tạo và gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình tại Lớp 4 tuổi B - Trường Mầm non Sơn Ca

docx 8 trang binhlieuqn2 11342
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp sáng tạo sử dụng nguyên học liệu sẵn có tại địa phương (Vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, quả thông khô) nhằm phát huy trí tưởng tượng sáng tạo và gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình tại Lớp 4 tuổi B - Trường Mầm non Sơn Ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_sang_tao_su_dung_nguyen_hoc_lieu_san_co_tai_d.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Giải pháp sáng tạo sử dụng nguyên học liệu sẵn có tại địa phương (Vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, quả thông khô) nhằm phát huy trí tưởng tượng sáng tạo và gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình tại Lớp 4 tuổi B - Trường Mầm non Sơn Ca

  1. ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN NĂM 2021 Kính gửi: Hội đồng khoa học và công nghệ huyện Cát Hải Tôi ghi tên dưới đây : STT Họ và tên Năm sinh Nơi công tác Chức Trình độ Tỷ lệ % danh chuyên đóng góp môn vào việc tạo ra SK 1 Trần Thị Anh 06/08/1984 Trường mầm non Giáo viên Đại học 100% Sơn Ca SPMN Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp sáng tạo sử dụng nguyên học liệu sẵn có tại địa phương (vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, quả thông khô) nhằm phát huy trí tưởng tượng sáng tạo và gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình tại lớp 4 tuổi B - Trường mầm non Sơn Ca” 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên tại trường mầm non Sơn Ca và giáo viên mầm non trong toàn huyện Cát Hải. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Sinh hoạt chuyên môn trường: Hoạt động phát triển thẩm mĩ cho trẻ tại lớp 4TB – trường mầm non Sơn Ca (vào ngày 05 / 09 /2020). 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: a. Tình trạng của giải pháp đã biết (ưu, nhược điểm): Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình là một hoạt động vô cùng phong phú, đa dạng, và hấp dẫn, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát huy được sự khéo léo, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ. Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động học tạo hình giúp trẻ tìm hiểu cái hay cái đẹp, cái mới lạ trong tự nhiên, trong cuộc sống từ đó trẻ cảm nhận được sự vui tươi sinh động của mọi vật, của cuộc sống, trẻ thêm yêu cảnh vật quanh mình, say mê khám phá những điều kì diệu của cuộc sống xung quanh. Trước đây trong hoạt động tạo hình chủ yếu là sử dụng các nguyên học liệu như giấy, bìa, đồ phế liệu, nguyên học liệu trong sinh hoạt chưa chú ý đến việc sử dụng nguyên học liệu sẵn có tại địa phương (vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, quả thông khô). Sử dụng nguyên học liệu: vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, cát, quả thông khô vào hoạt động tạo hình là rất ít, trong khi: vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, cát, quả thông khô là nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương mà trẻ được tiếp xúc rất nhiều mỗi khi đi tắm biển hay đi chơi,
  2. thậm chí trong cuộc sống hàng ngày tại gia đình mua về sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Khi mà trẻ nhận thấy việc tạo hình từ các nguyên học liệu sẵn có tại địa phương thật mới lạ và trẻ sẽ cảm thấy yêu quý và thích thú hơn rất nhiều so với hoạt động trên các nguyên vật liệu thông thường. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ sử dụng nguyên học liệu sẵn có tại địa phương (vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, quả thông khô) là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non. • Ưu điểm: Tổ chức các tiết hoạt động tạo hình bằng những nguyên liệu tự mua có màu sắc hấp dẫn và cũng có những ưu điểm nhất định nên vẫn được nhiều giáo viên áp dụng trong việc dạy các tiết học tạo hình. Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình. Giáo viên nhàn hơn và ít nảy sinh ra những tình huống ngoài dự tính của cô. Giáo viên không mất nhiều thời gian tìm nguyên vật liệu để dạy học. • Hạn chế: Về phía giáo viên: Khi làm đồ chơi giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nên đưa ra yêu cầu cao hơn so với trẻ. Phương pháp hướng dẫn còn gò bó, áp đặt chưa phát huy được tính độc lập sáng tạo ở trẻ. Khả năng sáng tạo của cô chưa cao. Về phía trẻ: Trẻ chỉ tiếp thu những tri thức của cô mà ko có cơ hội để thể hiện các kỹ năng, kinh nghiệm sống của bản thân vào việc tạo ra sản phẩm trong quá trình học. Một số trẻ chưa thực sự hứng thú với các hoạt động mà cô đưa ra. Các nguyên học liệu sử dụng bị lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến sản phẩm tạo hình không phong phú. Từ thực tế công tác giảng dạy tôi đã lựa chọn “Giải pháp sáng tạo sử dụng nguyên học liệu sẵn có tại địa phương (vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, quả thông khô) nhằm phát huy trí tưởng tượng sáng tạo và gây hứng thú cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình tại lớp 4 tuổi B – Trường mầm non Sơn Ca” để đăng ký sáng kiến, giải pháp năm 2020.
  3. b. Các bước thực hiện giải pháp: * Bước 1: Sử dụng nguyên liệu: vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, quả thông khô làm đồ dùng trực quan để gây hứng thú cho trẻ. Thực tế, đồ chơi cho trẻ có rất nhiều và phong phú nhưng làm thế nào để trẻ có thể hoạt động say mê với những nguyên học liệu sẵn có quen thuộc tại địa phương là một vấn đề khó. Những yếu tố bất ngờ bao giờ cũng gây được sự chú ý đặc biệt với trẻ. Vì vậy, giáo viên cần tận dụng thời gian ở mọi lúc, mọi nơi trong những hoàn cảnh khác nhau để tạo ra sự bất ngờ đối với trẻ. Việc lựa chọn nguyên học liệu: vỏ ốc, vỏ ngao, đá cuội, cát, quả thông khô để gây hứng thú trong hoạt động tạo hình cho trẻ là phù hợp, để làm tốt điều đó sẽ góp phần duy trì hứng thú cho trẻ, trước hết tôi cho trẻ tiếp xúc với các nguyên học liệu đó qua một số hoạt động đơn giản như: hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động tham quan dã ngoại ở những hoạt động này trẻ được tiếp xúc với vỏ ốc, vỏ ngao, đá cuội, quả thông khô một cách tự nhiên nhất, trẻ phần nào sẽ hiểu được đặc điểm của các nguyên học liệu đó. Từ việc tiếp xúc với các nguyên học liệu đó thông qua một số trò chơi sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn về tính chất, đặc điểm của nó. Điều này rất quan trọng bởi nếu trẻ đã hiểu biết về các nguyên học liệu và biết rõ những đặc điểm của nó thì sẽ khơi gợi trong trẻ những tư duy, trí tưởng tượng phong phú khác nhau trong việc sử dụng nguyên học liệu trong hoạt động tạo hình. (phụ lục 1-2). Đây là biện pháp thực sự mang lại hiệu quả trong việc đưa nguyên học liệu sẵn có tại địa phương vào trong một số hoạt động của trẻ nhằm gây hứng thú cho trẻ và phát huy tính tò mò, thích phám phá của trẻ. Giáo viên cần biết vận dụng khéo léo trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Tất cả đều phải được khai thác một cách triệt để trên cơ sở hứng thú và xuất phát từ nhu cầu hoạt động của trẻ. Có như vậy, trẻ tích cực hưởng ứng và hoạt động mang lại hiệu quả cao.( phụ lục 3). * Bước 2:Tạo cơ hội cho trẻ tham gia trải nghiệm và phối hợp cùng nhau tạo ra các bức tranh, đồ chơi từ các nguyên học liệu: vỏ ốc, vỏ ngao, đá cuội, cát, quả thông khô. Từ ý tưởng trên, ngay từ đầu năm học tôi đã luôn chú tâm và tạo mọi cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động tạo hình trải nghiệm với các nguyên học liệu địa phương bất cứ khi nào có thể: Như trong các hoạt động ngoài trời, tô luôn dành thời gian và khoảng không gian để cho trẻ chơi các trò chơi giân gian với các viên sỏi, viên đá cuội như trò chơi ô ăn quan, trò chơi kim kỉm kìm kim . Hoặc trong các hoạt động góc tôi cũng luôn có sẵn các nguyên vật liệu: vỏ ốc, vỏ ngao, đá cuội, quả thông khô để ở các góc chơi cho trẻ được tiếp xúc và cùng trẻ tạo ra các đồ chơi với nguyên liệu đó. Thậm chí những bức tranh dùng trong các tiết học để cho trẻ quan sát tôi cũng lựa chọn các nguyên liệu sẵn có để tạo thành và cho trẻ quan sát.
  4. Để minh chứng cho giải pháp trên, trong tháng 11 vừa qua, nhà trường có tổ chức “Giải pháp sáng tạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động thực hành trải nghiệm hứng tới mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, với các gian trải nghiệm khác nhau: “nghệ thuật đá cuội”, “ quà tặng của biển” “hương sắc rừng xanh”, riêng lớp tôi 4TB và lớp 4TC đã cùng nhau tham gia xây dựng 1 gian trải nghiệm với tên gọi “quà tặng của biển”(phụ lục 4-5- 6-7). Đây là cơ hội hiếm có để trẻ được thỏa sức sáng tạo với các nguyên học liệu sẵn có tại địa phương. Có thể nói tranh hay đồ chơi làm bằng: vỏ ốc, vỏ ngao, đá cuội, quả thông khô là một hình thức khó không chỉ với trẻ mà ngay cả với giáo viên bởi nó đòi hỏi phải có trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo. Bản thân tôi cũng không ngừng sưu tầm và sáng tạo với các nguyên học liệu đó để tạo ra những đồ chơi để cung cấp đến trẻ sản phẩm bắt mắt cho trẻ quan sát như tạo thành bức tranh đẹp, đa dạng phong phú về hình ảnh, bố cục, màu sắc sản phẩm mới lạ trẻ có thể quan sát các kiểu khác nhau và trẻ sẽ cảm thấy thích thú, thích khám phá, tìm tòi (phụ lục 8-9). Tư duy của trẻ là trực quan hình tượng, tất cả những gì trẻ được tận mắt nhìn thấy sẽ khắc sâu trong trí nhớ của trẻ, từ đó giúp trẻ tưởng tượng và phát huy được óc sáng tạo. Một thực tế cho thấy nếu muốn tạo ra 1 một bức tranh cảnh thiên nhiên thì trẻ có thể vẽ hoa, cỏ, cây, nhà nhưng việc thực hiện bức tranh đó qua các nguyên liệu: vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ quả thông, đá cuội, lại rất khó đối với trẻ. Lúc đầu tôi hướng dẫn cho trẻ lựa chon các loại vỏ ốc, vỏ ngao, đá cuội sao cho phù hợp, ví dụ làm hoa thì chọn các loại vỏ ngao nhỏ, làm hình người thì chọn các viên đá cuội hình dài và hình trong nhỏ chắp ghép lại thành hình người, hay chi tiết ngôi nhà thì chọn vỏ tu hài hay điệp điệp sau khi đã lựa chọn đủ nguyên liệu thì tôi sẽ hướng dẫn trẻ sắp xếp bố cục của 1 bức tranh cho phù hợp và gắn lên nền tranh và tô màu cho phù hợp để tạo được một bức tranh theo ý tưởng của mình (phụ lục 10-11-12). Có được sự liên tưởng sắp xếp như vậy mới có được kỹ năng cần thiết cho việc tạo hình. Để có được một bức tranh đẹp, điều quan trọng đầu tiên đó là bố cục tranh. Các chi tiết trong tranh phải được bố trí sắp xếp hợp lý về đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt, hình khối để tạo lên vẻ đẹp, hợp với ý đồ bài học. Việc dạy trẻ quan tâm đến bố cục của tranh quyết định đến kết quả của bài, gợi ý giúp trẻ thể hiện rõ trọng tâm nội dung của tranh, ngoài ra biết kết hợp với một vài chi tiết có tính bổ trợ cho nôi dung tranh (phụ lục 13-14). Để có một sản phẩm tạo hình phong phú, sáng tạo, trẻ cần phải được bàn bạc, trao đổi những ý tưởng định thể hiện trong tranh với bạn bè, với cô. Để hoạt động tạo hình của trẻ thành công, thay vì vẽ độc lập mỗi trẻ 1 tranh như trước đây tôi thường
  5. chia trẻ thành những nhóm nhỏ 3-5 trẻ để cùng nhau tạo ra một bức tranh. Tôi tạo điều kiện cho trẻ được trao đổi với nhau, được lắng nghe ý kiến của bạn, của cô, được đưa ra những ý kiến của mình, trên cơ sở đó trẻ sẽ tự chọn cho mình cách thể hiện riêng, một phong cách riêng phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ (phụ lục 15- 16). Kể cả với làm đồ chơi cũng vậy, tôi sẽ có những mẫu của cô treo xung quan, trẻ có thể quan sát, tìm tòi và tự tạo ra 1 sản phẩm đồ chơi mà trẻ cảm thấy thích thú, ví dụ từ những quả thông khô ngoài việc tỉa những cánh nhỏ của quả thông khô ra để làm tranh hay đồ dùng thì trẻ có thể sử dụng nguyên quả thông để xếp chồng lên nhau thạo thành 1 khối giống cây thông to sau đó đính những quả bông tròn lên xung quanh hoặc sơn màu lên tạo thành tuyết để thêm phần sinh động. Đó là 1 cách làm rất đơn giản nhưng lại mang đến một sản phẩm đẹp mắt tạo lên sự độc đáo mới lạ của việc sử dụng các quả thông mà từ trước tới nay chưa ai nghĩ ra và áp dụng nó. c. Các điều kiện cần thiết để áp dụng: * Các văn bản chỉ đạo: Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/03/2012 của chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến; Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN, ngày 01/08/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/03/2012 của Chính phủ; Căn cứ Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/07/2009 của bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ hướng dẫn số 153/HD-UBND, ngày 01/02/2018 của Uỷ ban nhân dân huyện Cát Hải hướng dẫn xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở trên địa bàn huyện Cát Hải. Công văn số 924/PGD&ĐT ngày 12/11/2020 thông báo về việc nộp sáng kiến cấp cơ sở của ngành giáo dục và đào tạo năm học 2020-2021. * Các điều kiện thực tế tại đơn vị áp dụng sáng kiến - Thuận lợi: Nhà trường đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy của các lớp
  6. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường và phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cát Hải Phụ huynh luôn tin tưởng và phối hợp cùng cô giáo nhiệt tình trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. • Hạn chế: Về phía giáo viên: Khi làm đồ chơi giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nên đưa ra yêu cầu cao hơn so với trẻ. Phương pháp hướng dẫn còn gò bó, áp đặt chưa phát huy được tính độc lập sáng tạo ở trẻ. Khả năng sáng tạo của cô chưa cao. Về phía trẻ: Trẻ chỉ tiếp thu những tri thức của cô mà ko có cơ hội để thể hiện các kỹ năng, kinh nghiệm sống của bản thân vào việc tạo ra sản phẩm trong quá trình học. Một số trẻ chưa thực sự hứng thú với các hoạt động mà cô đưa ra. Các nguyên học liệu sử dụng bị lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến sản phẩm tạo hình không phong phú. d. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết: Việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình sử dụng nguyên học liệu sẵn có tại địa phương (vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, quả thông khô) là một trong những cách để lôi kéo, thu hút sự hứng thú, kích thích trẻ sáng tạo và phát triển trí tưởng tượng phong phú. Giáo viên sẽ lựa chọn những nội dung phù hợp có tính kích khả năng sáng tạo của trẻ để trẻ hứng thú tích cực hơn trong giờ hoạt động tạo hình. Việc sáng tạo sử dụng nguyên học liệu sẵn có tại địa phương (vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, quả thông khô) trong hoạt động tạo hình sẽ nâng cao tính chủ động, trí tưởng tượng và óc sáng tạo cho trẻ, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kĩ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. Bản thân tôi đã áp dụng hình thức này vào quá trình giảng dạy đã đạt được kết quả tốt, việc lựa chọn giải pháp sáng tạo sử dụng nguyên học liệu sẵn có tại địa phương (vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, cát, quả thông khô) trong hoạt động tạo hình ngày càng phong phú, hấp dẫn, phù hợp với trẻ. Đặc biệt là sản phẩm từ những đồ chơi, tranh mà trẻ tự tay làm trên đó nó có sự mới lạ giúp trẻ thêm yêu thích môn học tạo hình. Có thể khẳng định, đây là những giải pháp, nội dung đề tài trong lĩnh vực nâng cao chất lượng thẩm mĩ cho trẻ chưa có đồng nghiệp nào đề cập đến. Đề tài đưa ra giải pháp mới trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4 tuổi đem lại hiệu quả cao. Phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo và gây hứng thú cho trẻ trong việc tự lựa chọn nguyên
  7. học liệu cho hoạt động tạo hình, đây chính là sắc thái, nét độc đáo riêng của lĩnh vực phát triển thẩm mĩ. Đối với trẻ việc tiếp xúc với nguyên học liệu sẵn có tại địa phương là thường xuyên nhưng việc sử dụng nó vào trong hoạt động tạo hình thì lại là một sự mới mẻ và kích thích sự sáng tạo, óc thẩm thẩm mĩ của trẻ. Các giải pháp của tôi đưa ra mang tính sáng tạo trong việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Thực hiện các giải pháp có sự liên kết, đồng bộ nhưng không chồng chéo đã đem lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện. e. Chứng minh khả năng áp dụng sáng kiến: Sáng kiến: “Giải pháp sáng tạo sử dụng nguyên học liệu sẵn có tại địa phương (vỏ ngao, vỏ ốc, đá cuội, quả thông khô) nhằm phát huy trí tưởng tượng sáng tạo và gây hứng thú cho trẻ 4 -5 tuổi trong hoạt động tạo hình tại lớp 4 tuổi B – Trường mầm non Sơn Ca”. Được áp dụng từ tháng 09 năm 2020 đến nay tại lớp 4TB trường mầm non Sơn Ca, bước đầu đã mang lại được hiệu quả tích cực trong việc phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo và gây hứng thú cho trẻ lớp tôi trong hoạt động tạo hình, điều đó không chỉ diễn ra trong 1 hoạt động ngắn mà thường xuyên được áp dụng trong các hoạt động khác nhau tại lớp nhằm tận dụng được nguyên liệu địa phương sẵn có gần gũi với trẻ và mang lại cho trẻ những hứng thú và phát huy sự sáng tạo cho trẻ trong lĩnh vực thẩm mĩ. Ngoài ra còn được áp dụng trong hoạt động vòm tầng và hoạt động ngoài trời của khối tổ, sau một thời gian cũng phát huy được hiệu quả và mang lại sự hứng thú tích cực của trẻ mỗi khi được tham gia hoạt động tạo hình với các nguyên học liệu sẵn. Hơn thế nữa nó còn có thể áp dụng với các trường mầm non khác trên địa bàn huyện vì hầu hết các nguyên học liệu này đều dễ kiếm tìm và trẻ có thể dễ dàng sử dụng. Đối với các đơn vị trên địa bàn huyện có số học sinh và điều kiện cơ sở vật chất như trường mầm non 3/2, trường mầm non thị trấn Cát Hải, trường mầm non Sao Mai có thể áp dụng các bước thực hiện giải pháp trên. Tuy nhiên đối với các trường ít học sinh nên lựa chọn 1 số hoạt động phù hợp với trường mình như trường mầm non Xuân Đám, Hiền Hào, Việt Hải, mầm non Đồng Bài, mầm non Hoàng Châu, mầm non Văn Phong ít học sinh và có lớp dạy ghép độ tuổi thì việc lựa chọn các hoạt động phải dựa trên khả năng của từng trẻ và cô cần đưa ra những nội dung từ dễ đến khó, từ đơn giản đến nâng cao yêu cầu để tất cả trẻ trong lớp có thể thực hiện được và đạt hiệu quả cao. 4. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý của tác giả: Sáng kiến được áp dụng vào thực tế từ tháng 9/2020 đến nay, bản thân tôi thấy sáng kiến không chỉ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mà còn phát huy được hết sự sáng tạo của trẻ qua các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, từ đó trẻ thấy được giá trị của cuộc sống xung quanh mình và tô điểm thêm cho tư duy sáng tạo ở trẻ để làm tiền đề phát triển thẩm mĩ, phát triển toàn diện cho trẻ.
  8. 5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cacr áp dụng thử: a. Hiệu quả kinh tế: Áp dụng sáng kiến không phải tốn kém về kinh phí, tận dụng nguyên học liệu sẵn có dễ kiếm tìm tại địa phương. b. Hiệu quả về mặt xã hội: * Đối với giáo viên: Nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. Giáo viên chủ động sáng tạo trong lĩnh vực phát triển thẩm mĩ. * Đối với trẻ: Được hoạt động trong môi trường sinh động với các nguyên học liệu quen thuộc sẵn có làm cho trẻ hào hứng tích cực tham gia các hoạt động. Tôi nhận thấy trẻ đã rất thích thú khi tham gia các hoạt động nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Trẻ được thoải mái sáng tạo nghệ thuật trên các loại vỏ ngao, vỏ ốc, quả thông khô, cát, đá cuội mà từ trước tới giờ tuy đã tiếp xúc nhiều nhưng trẻ chưa bao giờ sử dụng để làm tranh, làm đồ chơi từ các nguyên liệu đó, nhờ vậy giúp cho trẻ có thêm những kinh nghiệm, trải nghiệm về thiên nhiên xung quanh trẻ và lĩnh hội thêm được kĩ năng tạo hình, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ nhằm khơi gợi niềm đam mê và sự hứng thú với nghệ thuật tạo hình. * Đối với phụ huynh: Lĩnh hội thêm được kiến thức mà trẻ được học trong trường mầm non Có cơ hội tham gia vào các hoạt động trải nghiệm cùng con. c. Các giá trị khác: Giúp trẻ thích nghi được với mọi điều kiện và hoàn cảnh sống một cách tự nhiên, góp phần phát triển toàn diện ở trẻ và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cát Hải, ngày 16 tháng 01 năm 2021 Người nộp đơn Trần Thị Anh