SKKN Giải pháp tác nghiệp xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học - Trường Mầm non Trực Thắng

doc 49 trang Đinh Thương 15/01/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp tác nghiệp xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học - Trường Mầm non Trực Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_tac_nghiep_xay_dung_moi_truong_giao_duc_ngoai.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Giải pháp tác nghiệp xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học - Trường Mầm non Trực Thắng

  1. 31 trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2016-2020 là một minh chứng sống động thể hiện chất lượng, hiệu quả của nhiều chủ trương đổi mới đó. Trong suốt chặng đường 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định, Phòng Giáo dục và Đào tạo Trực Ninh, sự hưởng ứng nhiệt tình của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, sự đồng thuận ủng hộ của các bậc phụ huynh. Căn cứ Kế hoạch 164/KH-SGDĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch số 06/KH-PGDĐT của Phòng Giáo dục và Đào tạo và điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề một cách hiệu quả, sáng tạo. Nội dung chuyên đề được chú trọng nhấn mạnh trong việc tạo môi trường trong và ngoài lớp cho trẻ hoạt động đảm bảo tính thực tiễn, tính đồng bộ, tính khoa học, thẩm mỹ và tính an toàn cho trẻ. Với mục đích là giảm thiểu chi phí cho hoạt động tạo môi trường nhưng phải bắt mắt, đa dạng về chủng loại, không mất nhiều thời gian, chi phí, công sức mà lại tạo dựng môi trường trải nghiệm phù hợp, thân thiện gần gũi với trẻ, kết hợp yếu tố giáo dục văn hóa địa phương, nhà trường đã khuyến khích giáo viên lựa chọn những nguyên liệu sẵn có, các phế liệu dễ kiếm dễ tìm như vỏ ốc, vỏ sò, các loại hộ hạt, đồ nhựa phế thải , các loại cây hoa quả gần gũi với trẻ và thích hợp theo mùa dễ trồng, dễ chăm sóc và có thời gian phát triển sinh trưởng dài để tạo môi trường, trồng các loại cỏ tự nhiên tạo nhiều khoảng trống an toàn cho trẻ thỏa thích vui chơi, chạy nhảy, khám phá, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ. Nhà trường tích cực tham mưu quy hoạch diện tích sân chơi tại khu trung tâm đảm bảo m 2/trẻ, tạo không gian rộng rãi, các khu vực ngoài lớp học cho trẻ hoạt động, vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi như: sân tập thể dục cho trẻ toàn trường, khu phát triển vận động với đồ chơi ngoài, sân bóng mini, khu vui chơi cát nước, khu trải nghiệm kĩ năng (nghề nông, nghề đan lát, làm đẹp ), khu chăn nuôi, khu vực vườn rau thực nghiệm, vườn cây ăn quả, vườn hoa, cây thuốc nam; các khu vực trò chơi vận động, phát triển trí tuệ được tận dụng các mảng tường, hành lang, khu vực sân bê tông để tạo ra nhiều hoạt động vui chơi, khám phá đa dạng, bổ ích cho trẻ. Tại khu vui chơi cát, nước, trẻ được thực hành, trải nghiệm với môi trường tự nhiên thông qua hoạt động chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi , giáo viên sử dụng chai, lọ nhưa, ống tre, vỏ dừa tạo thành đồ chơi giúp trẻ thực hành các hoạt động đong nước, thực hành thí nghiệm vật chìm, nổi, vòng tuần hoàn của nước, đong cát, sỏi, in hình bằng cát, khám phá về sỏi, khám phá âm thanh , chơi với hạt muồng, thực hành bắt cá
  2. 32 Trẻ thực hành bắt cá tại khu vui chơi cát, nước. Trẻ chơi với hạt muồng. Khu phát triển vận động được thiết kế liên hoàn các trò chơi vận động, có khu vực dành cho nhà trẻ và mẫu giáo gồm: sân bóng mini, khu vui chơi với đồ
  3. 33 chơi ngoài trời có mái che gồm đa dạng các loại đồ chơi như: cầu trượt, đu quay, nhà bóng, xích đu Đồ chơi luôn đảm bảo an toàn, không có đồ vật sắc nhọn, không độc hại, được vệ sinh sạch sẽ, được bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa kịp thời. Sân bóng mini của trẻ Và đặc biệt là khu vực sân chơi của trẻ được thiết kế ở vị trí gần lớp học và được trang bị những trang thiết bị phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ. Trẻ lứa tuổi nhà trẻ vui chơi ở khu PTVĐ
  4. 34 Một nội dung hết sức quan trọng của chuyên đề là trẻ được tham gia học tập, trải nghiệm mọi lúc, mọi nơi, do đó cán bộ, giáo viên nhà trường đã linh hoạt tận dụng mọi vị trí để tạo cơ hội cho trẻ thực hành. Bức tường rào gần bể cát nước được các cô giáo sử dụng những nguyên liệu phế thải thiết kế thành khu vực trẻ chơi đong, đo và chơi với nước. Tận dụng khu vực hiên chơi, mảng tường trống thiết kế thành khu vực chơi tạo hình, ghép tranh, vẽ tranh, viết chữ cái, chữ số bằng phấn vẽ, dán các chấm tròn, hình que, các hình học lên bảng gai, sắp xếp theo trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, trưng bày và cùng nhau nhận xét sản phẩm của mình, của bạn.
  5. 36 Khu trải nghiệm được trồng đa dạng các loại cây không có gai, không có nhựa độc như cây ăn quả, cây hoa, các loại rau, khu vườn ươm. Các loại cây như cây hoa, cây rau, cây giống được thay đổi theo đặc điểm, tác dụng, theo mùa để tạo cơ hội cho trẻ nhận biết, khám phá; có khu chăn nuôi một số con vật gần gũi với trẻ. Tại đây trẻ được thực hành gieo hạt chăm sóc và khám phá sự phát triển của cây, được thực hành chăm sóc cây, chăm sóc vật nuôi, thực hành thu hoạch quả hình thành kiến thức, kĩ năng thực tế, sinh động đầy màu sắc cho trẻ.
  6. 37 Trẻ thực hành gieo hạt, nhận biết sự lớn lên của cây tại khu vườn ươm
  7. 38 Cô và trẻ cùng quan sát vườn hoa Trẻ lựa chọn thức ăn phù hợp với mỗi loại con vật và chăm sóc con vật nuôi Trên sân trường là những hàng cây xanh, những bồn hoa được trồng ngay ngắn thẳng hàng ngày trẻ được nhặt lá rơi, chăm sóc cây, hoa tạo cho khuôn viên trường thêm đẹp. Các góc thiên nhiên được các lớp sắp xếp khoa học, đa dạng, phong phú về chủng loại: Cây hoa có nhiều màu sắc khác nhau, cây có quả tạo
  8. 39 tình huống để trẻ khám phá: Quan sát, nhận xét về đặc điểm của cây, so sánh sự cao- thấp, to - nhỏ, nhận biết sự lớn lên của cây sau mỗi ngày. Trẻ thực hành, trải nghiệm tại góc thiên nhiên. Bên cạnh việc xây dựng môi trường vật chất, nhà trường cũng quan tâm, chú trọng xây dựng môi trường xã hội thân thiện, cởi mở; tăng cường tổ chức các hoạt động giao tiếp tích cực, các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tại khu thực hành kĩ năng sống thông qua các hoạt động: khu spa, tô tượng, vườn cổ tích, chợ quê Tại đây, trẻ được mô phỏng lại công việc của người lớn như bán hàng, mua hàng, giới thiệu về đặc sản, nghề truyền thống của địa phương, làm quen với các trò chơi dân gian, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, được hòa mình vào thế giới cổ tích, nhận biết được cái thiện, cái ác, những điều bé nên học tập, nên tránh trong cuộc sống hàng ngày Từ đó khuyến khích trẻ phát triển tư duy, tích cực để trẻ ngày càng tự tin và phát triển một cách toàn diện về ngôn ngữ tình cảm xã hội, nhận thức.
  9. 40 Trẻ thực hành mua bán rau, củ và một số nông sản ở địa phương. Trẻ thực hành công việc của một số nghề truyền thống.
  10. 41 - Trẻ lựa chọn màu tô tượng theo ý thích
  11. 42 Trẻ thực hành kỹ năng chăm sóc sức khỏe, làm đẹp tại khu Spa Các cô giáo đã tận dụng những khoảng trống để vẽ các hình ảnh cho các con chơi trò chơi, tập các bài tập phát triển vận động như: Đi theo đường ngoằn nghoèo, ô ăn quan, bật tách chân, khép chân kết hợp với nhận biết chữ cái, chữ số. Trẻ chơi ô ăn quan
  12. 43 Trẻ chơi vận động bật tách chân, khép chân, đi theo đường ngoằn nghoèo Tận dụng vị trí gốc cây các cô giáo đã trang trí mô hình gồm ngôi nhà, bụi chuối, thảm cỏ, hình ảnh đàn gà. Khi trẻ quan sát trẻ sẽ nhận ra các hình ảnh đó trong bài thơ: “Đàn gà con, Thăm nhà bà”, hoặc thay hình ảnh các chú lợn con trẻ sẽ nhận ra đó là hình ảnh trong bài thơ : “Những chú lợn con”, bài hát “Một đàn heo con” Và những hình ảnh này sẽ được thay đổi theo từng chủ đề .
  13. 44 Với hình ảnh chiếc xe đạp được trang trí bởi những giỏ hoa nhiều màu sắc sặc sỡ trên nền sỏi nhiều màu trẻ vừa được quan sát, vừa được làm quen với chữ cái qua việc lựa chọn và xếp chữ cái còn thiếu trong từ tương ứng với hình ảnh như từ: Xe đạp, hoặc giỏ hoa. Trẻ quan sát hình ảnh và xếp chữ cái còn thiếu trong từ.
  14. 45 Với những chiếc chum cũ tận dụng để trồng cây, các cô giáo đã vẽ những hình ảnh ngộ nghĩnh để vừa trang trí vừa cho trẻ khám phá, như: Trẻ nhận biết về tên gọi, đặc điểm, ích lợi, môi trường sống, nhận xét con vật to – nhỏ, cao thấp, trẻ nhận ra các hình ảnh có trong bài thơ, bài hát, hoặc câu chuyện và thể hiện lại tác phẩm đó. Nhà đa năng là nơi mà các con được ăn các bữa ăn tại trường, tham gia các hoạt động tập thể như: Học kĩ năng sống, phát triển vận động, liên hoan văn nghệ, ăn buffet Qua đó giúp trẻ mạnh dạn, đoàn kết với bạn bè. Giờ ăn của trẻ tại nhà đa năng
  15. 46 Bé vui liên hoan văn nghệ và tham dự tiệc buffet tại nhà đa năng Để có được điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường giáo dục như hiện nay là sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao của cơ quan quản lý các cấp, sự vào cuộc mạnh mẽ của tập thể cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên nhà trường, sự phối kết hợp chặt chẽ, ủng hộ, đồng thuận của phụ huynh. Đó là những yếu tố quyết định tạo nên sự thành công trong việc triển khai thực hiện chuyên đề.
  16. 47 Phụ huynh học sinh lao động cùng với nhà trường tạo khu PTVĐ cho trẻ. Đại biểu HĐND Huyện Trực Ninh về thăm và tặng quà cho nhà trường
  17. 48 Các tổ chức đoàn thể tại địa phương tặng quà cho cô và trò. Có thể thấy, chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp và nhân dân về giáo dục mầm non. Kết quả sau 5 năm thực hiện chuyên đề: Môi trường giáo dục trong và ngoài nhóm, lớp đa dạng, phong phú, các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm; trẻ được tạo điều kiện, cơ hội hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện trong môi trường an toàn. Trường mầm non Trực Thắng từ một đơn vị có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp, đến nay đã trở thành một trong những đơn vị chất lượng cao nằm trong tốp đầu toàn huyện, được UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ III, trường chuẩn quốc gia mức độ II, đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn. Đây là kết quả đồng thời cũng là động lực mạnh mẽ giúp nhà trường tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả chuyên đề, phấn đấu trong những năm tiếp theo tiếp tục triển khai, thực hiện chuyên đề "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” có chiều sâu, linh hoạt, khai thác và sử dụng hiệu quả môi trường trong và ngoài lớp học đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao
  18. 49 chất lượng cuộc sống cho trẻ em tại trường mầm non, tiếp tục phấn đấu khẳng định vị thế trường mầm non chất lượng cao của huyện, trung tâm văn hóa của xã, tạo niềm tin tuyệt đối với phụ huynh và nhân dân./.