SKKN Giải pháp trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trường THPT 1-5

docx 55 trang Giang Anh 26/09/2024 490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trường THPT 1-5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_trong_giao_duc_dao_duc_loi_song_cho_hoc_sinh.docx
  • pdfHồ Văn Sơn -Nguyễn Ngọc Lê - THPT 1-5 - Lĩnh vực KNS NGCK.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Giải pháp trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trường THPT 1-5

  1. Học kỳ I Năm học Năm học Năm học Mức xếp loại 2019-2020 2020-2021 2021-2022 hạnh kiểm Số Tỉ lệ % Số Tỉ lệ % Số Tỉ lệ % lượng lượng lượng Hạnh kiểm tốt: 869 74,66 892 78,11 955 79.98 Hạnh kiểm khá: 227 19,5 232 20,32 223 18,68 Hạnh kiểm TB: 62 5.33 16 1,40 15 1.27 Hạnh kiểm yếu: 6 0.51 2 0.18 1 0.07 So sánh kết quả xếp loại hạnh kiểm của các năm học cho thấy số lượng học sinh bị xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu giảm, trong khi đó số lượng học sinh được đánh giá hạnh kiểm tốt đã tăng lên, điều đó chứng tỏ tình hình đạo đức của học sinh ở trường THPT 1-5 ngày càng có sự chuyển biến tốt hơn. - Số liệu về số lượng học sinh vi phạm nội quy nhà trường trong các năm học 2019-2020, 2020-2021 và học kỳ I năm học 2021-2022 do đội TNXK trường phát hiện. Thời gian Số học sinh vi phạm Ghi chú Năm học 2019-2020 39 Năm học 2020-2021 29 Căn cứ vào số liệu do đội Học kỳ I TNXK trường cung cấp. 12 Năm học 2021-2022 - Số liệu về việc triệu tập hội đồng kỉ luật nhà trường để xử lí học sinh vi phạm: Số lần họp Hội đồng Số HS Ghi chú Thời gian kỉ luật bị xử lí lỗi vi phạm Đánh nhau do xích mích Năm học 2019-2020 2 4 trong lúc chơi game online, vi phạm ATGT Năm học 2020-2021 0 0 Học kỳ I 0 0 Năm học 2021-2022 Phân tích các bảng số liệu trên cho thấy ý thức chấp hành nội quy nhà trường, chấp hành các quy định của pháp luật của học sinh trường THPT 1-5 ngày càng được nâng lên. 6. Phân tích kết quả thực nghiệm 6.1. Đối với học sinh 47
  2. Thông qua các biện pháp Giáo dục đạo đức tạo động lực khuyến khích học sinh tự giác học tập, rèn luyện xây dựng nhân cách mới. Các học sinh ở trường THPT 1-5 cơ bản thấm nhuần lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Việc học phải lấy tự học làm cốt”. Chính vì vậy, để các giá trị văn hóa trở thành những nhân tố, cấu trúc bên trong của nhân cách mỗi học sinh thì việc tự giác học tập, rèn luyện, tiếp thu các giá trị đó trong xây dựng nhân cách mới là tất yếu. Có thể nói, học sinh trường THPT 1-5 đã có quá trình tự giác, tự rèn luyện của bản thân, cố gắng trong học tập, biết vươn lên trong cuộc sống. Thông qua công tác giáo dục đạo đức, trước hết đã hình thành cho các em nhu cầu, niềm tin, ý nghĩa mục đích cuộc sống, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình, Tổng hợp các giải pháp đã tạo môi trường khuyến khích, động viên các em tự ý thức, tự giác rèn luyện đạo đức, học tập, nghiên cứu để hình thành niềm tin, hình thành thế giới quan khoa học, xây dựng các phẩm chất đạo đức cá nhân tích cực. 6.2. Đối với cán bộ, giáo viên Thông qua các biện pháp đề tài thực hiện, góp phần xây dựng một tập thể sư phạm tại trường THPT 1-5 có những chuyển biến về mặt nhận thức và công tác từ đó thay vì dạy học sinh những bài học đạo đức xa vời, nhà trường tiến dần đến giáo dục cho các em về lòng nhân ái, bao dung, độ lượng hay giáo dục về các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội. Trong nhà trường đã có thêm nhiều các hình thức sinh hoạt hiệu quả, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. Góp phần xây dựng môi trường giáo dục tốt - rộng lớn là xã hội và nhà trường, nhỏ là gia đình và lớp học để học sinh được học tập và rèn luyện trở thành những công dân có đức, có tài. đoàn kết, biết chia sẻ, giúp đỡ học sin không chỉ trong công tác và trong cuộc sống. 48
  3. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm Có thể nói rằng, trong những năm gần đây, nhà trường rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh xoay quanh trục trọng tâm là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ. Tư tưởng của người mãi luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động, là điều mà toàn thể hệ thống chính trị, dân tộc Việt Nam hướng đến. Học Bác để “lòng ta trong sáng hơn”. Những giá trị cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta mở ra chân trời mới, biến những khó khăn, vất vả thành động lực, thành quyết tâm. Trong quá trình thực hiện triển khai công tác giáo dục đạo đức, lối sống, gieo khát vọng, dệt tương lai cho thế hệ trẻ, chúng tôi đã vận dụng những tư tưởng của Bác, những mẩu chuyện về Bác, những bài học Bác để lại và nhờ đó, bản thân nhà trường cũng vững chắc một niềm tin tất thắng trong công tác giáo dục đạo đức của học sinh nhà trường. Quá trình triển khai mỗi năm học lại để lại cho chúng tôi thêm nhiều kinh nghiệm, thêm nhiều bài học, có nhiều điều chúng tôi cảm thấy hết sức tâm đắc, và cũng giúp chúng tự hoàn thiện hơn, tin tưởng với với thế hệ trẻ nhà trường. Trong bối cảnh hiện tại, chuẩn bị triển khai chương trình GDPT 2018 vào năm học 2022-2023, chúng tôi đã nhận thấy được ở chương trình mới về tính ưu việt của chương trình, tính tất yếu phải thực hiện chương trình mới. Nhiệm vụ của các Nhà trường trong bối cảnh hiện tại là đảm bảo được chuẩn đầu ra, với nhiều yêu cầu cao hơn trong giáo dục trong thời đại mới, học sinh ngoan không còn được hiểu là học sinh chỉ biết vâng lời, biết học giỏi Toán, Lý, Hóa Việc học bây giờ không phải là học để biết mà học để sống, học để làm người, học để chinh phục thế giới. Đó là điều đặc biệt quan trọng. Do đó, vận dụng linh hoạt sáng tạo, thường xuyên tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục hiện nay tại các nhà trường là một chiến lược quan trong, khẳng định tính đúng đắn và chắc chắn thành công. Nhìn rộng ra, chúng tôi nhận thấy công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung phải thực hiện trong quá trình lâu dài, đòi hỏi sự sáng tạo trong tổ chức thực hiện ở địa phương, cơ sở giáo dục và sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và chính quyền, đoàn thể ở địa phương, sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Công tác tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng mô hình, gương điển hình tiên tiến được coi là nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức và các nhà trường. Các nhà trường cần luôn đổi mới, đa dạng hoá nội dung, hình thức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, tổ chức, chính quyền, đoàn thể các cấp, tổ chức, cá nhân. 49
  4. Chúng tôi luôn tâm đắc một điều, mốn dạy cho người khác hạnh phúc thì người dạy cũng phải hạnh phúc, muốn gieo cho học sinh một tâm hồn trong sáng thì thầy cô giáo phải thực sự là tấm gương mẫu mực. Do vậy, đích hướng đến là học sinh nhưng trong quá trình triển khai chúng tôi luôn quan tâm đến gốc rễ vấn đề là các thầy cô giáo, gia đình, nhà trường. 2. Kiến nghị và đề xuất - Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Chi bộ và Ban giám hiệu cần quan tâm hơn nữa Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh. - Nhà trường, các cơ quan ban ngành cần bảo đảm các điều kiện để phát triển toàn diện thế hệ trẻ có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp; có phẩm chất năng lực và ý thức công dân; phát huy tiềm năng và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. - Chú ý giáo dục bằng phương pháp nêu gương của người lớn, bằng những việc làm cụ thể, bằng những câu chuyện đi vào lòng người; đồng thời tạo môi trường để các em học sinh được rèn luyện, học tập. - Quan tâm bố trí cán bộ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ trực tiếp thực hiện nội dung tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh trong tình hình mới có vai trò quyết định trong tổ chức thực hiện sáng tạo, hiệu quả của mỗi đơn vị trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm, các đồng nghiệp, cùng những người quan tâm đến lĩnh vực này để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Tháng 4 năm 2022 Tác giả 50
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc Hội, Luật giáo dục 2019. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, tài liệu tập huấn, lưu hành nội bộ, Hà Nội, 2019 3. Phạm Văn Đồng : Hồ Chủ tịch tinh hoa của dân tộc, lương tâm của thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976 4. PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, TS. Đinh Thị Kim Thoa, ThS. Trần Văn Tính, ThS. Vũ Phương Liên, Giáo dục giá trị sống và Kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, Nxb Quốc gia Hà Nội. 5. Bộ giáo dục và Đào tạo, Giáo dục kỹ năng sống trong môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - ở trường THPT, Nxb Giáo dục Việt Nam. 6. Jane Nelsen (Bình Max dịch), Kỷ luật tích cực, Nxb Phụ nữ. 7. Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn, Giáo trình Giao tiếp sư phạm, Nxb Đại học sư phạm. 8. TS. Nguyễn An, Tâm lý-Pháp lý Học đường, Nxb ĐHQG Hà Nội. 9. Trương Thị Khánh Hà, Tâm lý học phát triển, Nxb ĐHQG Hà Nội. 10.TS. Phạm Minh Quyền (chủ biên), ThS Huỳnh Cát Dung, Ths Nguyễn Thị Yến, Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi-Tâm lý học sư phạm, Nxb ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh 11.Các Website: