SKKN Giáo dục cho học sinh miền núi kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình thông qua một số tác phẩm văn học 12

docx 68 trang Giang Anh 27/09/2024 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục cho học sinh miền núi kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình thông qua một số tác phẩm văn học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_cho_hoc_sinh_mien_nui_ky_nang_phong_chong_bao.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ THỦY- THPT QUỲ HỢP- NGỮ VĂN.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Giáo dục cho học sinh miền núi kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình thông qua một số tác phẩm văn học 12

  1. trung bình giảm hẳn và tỷ lệ HS có điểm khá giỏi bắt đầu cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. 56
  2. - Giai đoạn sau thực nghiệm 40 35 30 25 20 Lớp TN 15 Lớp ĐC 10 5 0 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ % các điểm số của lớp TN và ĐC ở giai đoạn sau thực nghiệm Qua biểu đồ 4.3 ta thấy sự khác biệt khá lớn về sự chênh lệch tỷ lệ điểm dưới trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng trong khi đó tỉ lệ HS có điểm giỏi (từ 8 đến 10) của lớp thực nghiệm lại cao hơn rất nhiều so với lớp đối chứng. Như vậy, thông qua biểu đồ 4.1, 4.2, 4.3 cho chúng ta thấy được tính hiệu quả trong việc dạy học bằng cách lồng ghép giáo dục kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình bằng hình thức vào dạy hình thức đóng vai là rất hiệu quả. Thông qua hoạt động đóng vai, giờ đọc hiểu văn bản đã phát triển năng lực giao tiếp, giúp các em gắn lí thuyết vào thực tế cuộc sống hằng ngày của mỗi học sinh. Từ đó, giúp các em dễ dàng trao đổi thông tin, giãi bày những điều không hay xảy ra trong cuộc sống của các em. Và việc học sinh tiếp nhận thêm về kiến thức pháp luật, các em lại còn truyền đạt kiến thức cho nhau, qua đó khả năng lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Để kiểm định độ tin cậy các số liệu thu thập được, tôi đã tiến hành sử dụng phần mềm SPSS 20 để kiểm định các tham số từ bảng số liệu được kết quả như bảng 5 sau đây: 57
  3. Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số thống kê đặc trưng bằng phần mềm SPSS 20 TT Mức độ đạt được Trước TN Giữa TN Sau TN TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 Số lượng HS 110 115 110 115 110 115 2 Điểm trung bình: 6.38 6.28 6.96 6.77 7.61 7.35 Mean 3 Phương sai: Variance 1.445 1.565 1.256 1.352 1.236 1.341 4 Độ lệch chuẩn: 1.264 1.281 1.132 1.189 1.101 1.125 Std.Deviation 5 Độ tin cậy Cronbach's 0.859 Alpha 6 Kiểm định độ tin cậy Corrected Item-Total 0.864 0.872 0.835 0.837 0.807 0.809 Correlation Qua bảng 5 về số liệu kiểm định, chúng ta đều thấy độ tin cậy Corrected Item-Total Correlation hoàn toàn nằm trong giới hạn cho phép (đều bé hơn độ tin cậy Cronbach's Alpha = 0.859 và không có kết quả kiểm định nào dưới 0.4 - chỉ số kiểm định cho phép). Đồng thời phương sai và độ lệch chuẩn ở lần kiểm tra giữa và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm rõ ràng luôn nhỏ hơn so với lớp đối chứng, điều này chứng tỏ ở lớp thực nghiệm, sự tăng điểm số sau thực nghiệm chủ yếu tập trung ở nhóm điểm cao hơn, độ hội tụ cao hơn còn lớp đối chứng, dù điểm có tăng nhưng mức phân tán điểm khá lớn (do độ lệch chuẩn khá cao). Như vậy, sự thay đổi tỷ lệ điểm số của lớp thực nghiệm và và lớp đối chứng qua các phương pháp tổ chức dạy học lồng ghép giáo dục kĩ năng mềm, đặc biệt là sân khấu hóa, cho HS đóng vai trong dạy học là hoàn toàn đủ tin cậy. 58
  4. PHẦN-III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Việc dạy học tác phẩm văn học gắn với thực tế, cho học sinh tiếp nhận tri thức tác phẩm để soi chiếu vào đời sống chính mình; ngoài ra, giáo viên giáo dục kĩ năng ứng phó trước bạo hành gia đình bằng các kĩ thuật như: sân khấu hóa, tìm hiểu pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, chơi trò chơi, vẽ tranh, tuyên truyền và nêu thông điệp trong dạy học không những tăng hứng thú học tập của học sinh, mà còn phát huy rất tốt năng lực giao tiếp cho học sinh. Năng lực giao tiếp giúp học sinh biết truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra. Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau. Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, hoạt ngôn hơn trong giao tiếp. Từ đó nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. 2. Kiến nghị: 1. Đề tài mang tính ứng dụng địa phương nên trong các hoạt cảnh đóng vai có sử dụng ngôn ngữ địa phương nhằm mang tính chân thực, gần gũi với người học. Do đó giáo viên khi dạy có thể linh động thay đổi để phù hợp với thực tế. 2. Đối với các cấp lãnh đạo: cần mở các lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin, các lớp tập huấn đổi mới phương pháp dạy học. Các sáng kiến kinh nghiệm hàng năm nên phổ biến rộng rãi để giáo viên học hỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy học 3. Đối với chuyên môn nhà trường: sắp xếp thời gian học chuyên đề hợp lý, tăng cường các buổi tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh, các buổi học chuyên đề, chủ đề theo phương pháp dạy học tích cực. 4. Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tích cực khai thác công nghệ thông tin, thành thạo trong phương pháp dạy học tích cực. Để đạt tối đa trong phương pháp dạy học lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, giáo viên nên linh hoạt lựa chọn các bài học có kiến thức liên hệ thực tiễn nhiều, có thể dạy học liên môn: Lịch sử; Giáo dục công dân càng tốt. Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm đưa lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Các nhiệm vụ được giao cần có độ khó nhất định để học sinh nhận nhiệm vụ hỗ trợ, có thể học hỏi từ học sinh hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu nhiệm vụ quá khó thì học sinh sẽ nhờ đến sự hướng dẫn của giáo viên thì lúc đó hiệu quả sẽ không cao. Giáo viên cần đảm bảo có sự hướng dẫn hỗ trợ đúng lúc đối với các nhiệm vụ khó. 59
  5. Tôi xin chân thành cảm ơn và mong được góp ý! TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ GD &ĐT, Sách giáo khoa Ngữ văn 12, Nhà xuất bản giáo dục [2] Bộ GD &ĐT, Sách giáo viên Ngữ văn 12, Nhà xuất bản giáo dục [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017): Tài liệu tập huấn “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” (Dành cho cán bộ quản lí, giáo viên trung học phổ thông). [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018): Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT về “Dạy học tích cực” (Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn II). [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo: dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn II, tài liệu tập huấn: giáo viên năm 2019 [6] TS Phạm Thị Hương - Đại học Vinh: Bài giảng đánh giá các năng lực người học. 60
  6. PHỤ-LỤC-1: CÁC MINH CHỨNG CỦA HOẠT ĐỘNG THỰC NGHIỆM 1. Phiếu điều tra dành cho giáo viên: Kính đề nghị Thầy/Cô vui lòng dành thời gian đọc kỹ và trả lời chính xác, khách quan các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (  ) vào ô của phương án trả lời phù hợp. 1. Thầy (cô) có cho rằng dạy học theo định hướng phát triển kĩ năng sống giúp ứng phó với bạo hành cho học sinh nữ ở miền núi là rất cần thiết hay không? a. Rất cần thiết. b. Cần thiết. c. Không cần thiết. 2. Theo thầy (cô) khó khăn trong hình thành và phát triển năng lực mềm cho học sinh là gì? Với học sinh: a. Trình độ chưa cao, không đồng đều. b. Không hứng thú với môn học. c. Chưa làm quen với hướng tiếp cận này. d. Chưa tích cực hoạt động. Với giáo viên: a. Chưa có kinh nghiệm, phương pháp. b. Chưa có tài liệu hướng dẫn. Về nội dung chương trình: a. Chưa gắn với thực tiễn. b. Nặng về kiến thức, không có đủ thời gian kịp lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh c. Không gây hứng thú cho học sinh. d. Thời gian học còn ít. e. Mô hình học không hợp lí. g. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn. 3. Theo thầy (cô) năng lực ứng phó đối với vấn nạn bạo hành gia đình có cần thiết đối với học sinh THPT hay không? 61
  7. a. Rất cần thiết. b. Cần thiết. c. Không cần thiết. 4. Theo thầy (cô) phương pháp dạy học đóng vai có mang lại hiệu quả trong dạy học nhằm phát huy năng lực giao tiếp cho học sinh? a. Rất hiệu quả. b. Hiệu quả. c. Không hiệu quả. 2. Phiếu dành cho học sinh: Rubic đánh giá năng lực giao tiếp ở học sinh Mẫu phiếu số 1. Mục đích hình thành kĩ năng sống trước bạo lực Nội dung/ Thành tố Có Không 1. Phân tích được bối cảnh, xác định được bản chất của bạo lực 2. Xác định được đối tượng bạo lực đối với các em 3. Xác định được bối cảnh giao tiếp. 4. Lựa chọn nội dung trang bị kĩ năng phù hợp với chủ đề giao tiếp. Mẫu phiếu số 2. Nội dung và phương thức hình thành kĩ năng ứng phó trước bạo lực: Nội dung/ Thành tố Có Không 1. Nhận biết biểu hiện của bạo lực gia đình 2. Ứng phó kịp thời, rõ ràng cho người thân biết 3.Sử dụng ngôn ngữ và thái độ phù hợp với ngữ cảnh. 4.Phản ứng bình tĩnh, phù hợp với bạo hành 62
  8. Mẫu phiếu số 3: Điều tra kỹ năng của HS khi đối mặt với bạo hành gia đình: Nội dung/ Thành tố Có Không 1. Chủ động nhận ra các biểu hiện và nhận biết nguyên nhân chính của bạo lực gia đình 2. Linh hoạt, bình tĩnh trong các tình huống mình bị bạo lực hoặc chứng kiến bạo lực gia đình 3. Tự tin nói cho thầy cô giáo biết hoặc chính quyền địa phương về vấn đề của mình hoặc người thân, người tin cậy và nhất là tổ chức Đoàn thanh niên CS Hố Chí Minh 4. Tôn trọng người đối diện. 5. Lắng nghe và tìm hiểu nguyên nhân chính 6.Biết đặt ra các câu hỏi nếu mình rơi vào tình cảnh nạn nhân bạo lực 7. Biết cách phòng ngừa một cách khéo léo. 8. Tạo thiện cảm trong gia đình, trong giao tiếp 9. Động viên, khích lệ người than 10. Biết kiềm chế trong tình huống tiêu cực 11. Tiếp thu một cách tích cực ý kiến của người khác khi họ giúp đỡ mình 63