SKKN Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh qua tác phẩm: “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải - Ngữ văn lớp 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh qua tác phẩm: “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải - Ngữ văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_nep_song_thanh_lich_van_minh_qua_tac_pham_mot.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh qua tác phẩm: “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải - Ngữ văn lớp 12
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam §éc lËp – Tù do – H¹nh phóc §Ò tµi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm S¬ yÕu lý lÞch Hä vµ tªn: Lª ThÞ Thư¬ng Sinh ngµy: 14/12/1978 N¨m vµo ngµnh : 2000 Chøc vô, ®¬n vÞ c«ng t¸c: Gi¸o viªn gi¶ng d¹y t¹i trường THPT Ba V× Tr×nh ®é chuyªn m«n: §¹i häc . HÖ ®µo t¹o: ChÝnh quy Bé m«n gi¶ng d¹y: Ng÷ v¨n Ngo¹i ng÷: Tr×nh ®é chÝnh trÞ: sơ cấp Khen thưởng : Trường THPT Ba Vì 1 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm thăng Long- Hà Nội. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội đã đưa vào giảng dạy “ Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” vào các cấp học như: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhằm khơi dậy niềm tự hào được kế thừa truyền thống thanh lịch, giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội, qua đó tạo sự chuyển biến từng bước về nhận thức hành vi cho học sinh, góp phần đào tạo, xây dựng thế hệ người Hà Nội thanh lịch, văn minh để xây dựng Thủ đô và đất nước phồn vinh, giàu mạnh. Để giúp mỗi người hình thành và giữ nếp sống thanh lịch, văn minh phải là một quá trình liên tục. Làm cho mọi người nâng cao nhận thức về giá trị của nếp sống thanh lịch, văn minh, ý nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hóa Thủ đô. Ở nhà trường cần xây dựng nếp sống thanh lịch , văn minh cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục và những bài học cụ thể, từ định hướng đến chỉ dẫn hành vi, trong sinh hoạt trong học tập và trong giao tiếp ứng xử góp phần hình thành nhân cách, phong cách của người Hà Nội. Trên thực tế các trường trên địa bàn của thành phố Hà Nội đã đang giảng dạy giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội vào trong các bộ môn như: chuyên đề giảng dạy thanh lịch, văn minh vào tiết học trong tuần ở thời khóa biểu chính khóa của nhà trường mỗi tuần một tiết cho các lớp học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và một số bộ môn như Giáo dục công dân, Địa lí, Văn học cũng đang sử dụng phương pháp tích hợp để giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh với đặc thù riêng của bộ môn học sao cho các em hiểu và tiếp cận một cách nhanh nhất. Vì vậy trường THPT Ba Vì mà tôi đang công tác giảng dạy cũng đã và đang giáo dục truyền thống văn hóa của Hà Nội, để nhằm giúp các em hiểu được Trường THPT Ba Vì 2 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 thế nào là thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Bản thân tôi là một giáo viên dạy văn được tiếp cận với rất nhiều tác phẩm văn học đã thể hiện nét đẹp và truyền thống văn hóa của người Hà Nội vì thế tôi cũng muốn cung cấp thêm cho các em nhữn kiến thức về nét đẹp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội xưa và nay. Nhằm giúp các em hiểu và xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh vừa là trách nhiệm vừa là niềm tự hào cũng là khát vọng của mỗi người Hà Nội luôn hướng tới. Đây cũng chính là lí do để tôi thực hiện đề tài này của mình nhằm để giúp học sinh của trường hiểu và gìn giữ nét đẹp văn hóa Hà Nội mà mình đã và đang được thừa hưởng. II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Cơ sở lý luận: Thanh lịch văn minh là nét đẹp truyền thống đã được nhiều thế hệ người dân Hà nội tạo nên và lưu giữ. Trân trọng, kế thừa và phát huy nét đẹp ấy trong đời sống người Hà Nội hôm nay và mai sau là trách nhiệm, là niềm tự hào và vinh dự của người dân Thủ đô trong đó có thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội có những biểu hiện vô cùng phong phú và có giá trị văn hóa cao, đó là những nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Hà Nội. Văn minh trong sinh hoạt trong học tập làm việc và giao tiếp ứng xử trong gia đình, nhà trường, ở nơi công cộng với người nước ngoài và với thiên nhiên môi trường. Thanh lịch là gì? Đó là “ thanh nhã và lịch thiệp” là một khuynh hướng thẩm mĩ thiên về sự nhã nhặn và lịch thiệp đã trở thành nét đẹp trong nếp sống người Hà Nội. Đó là nét đẹp hài hòa của diện mạo của phong cách, hành vi, sự tu dưỡng trải nghiệm của con người. Và biểu hiện ở chiều sâu như một tính cách cơ bản, hồn cốt của con người, là lối sống có văn hóa phù hợp với thời đại. Trường THPT Ba Vì 3 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 Văn minh là gì? Là “ nền văn hóa có đặc trưng riêng tiêu biểu cho một xã hội rộng lớn, một thời đại hay cả nhân loại”. Văn minh biểu hiện ở trình độ phát triển cao của văn hóa về phương diện vật chất theo hướng xóa bỏ những lạc hậu, thấp kém để xây dựng một xã hội tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn. Thanh lịch, văn minh là đặc trưng nổi bật trong nếp sống người Hà Nội đó là nếp sống có văn hóa tích cực tiến bộ phù hợp với các giá trị sống của cộng đồng. Người thanh lịch văn minh là người có dáng vẻ hành vi trang nhã, giao tiếp ứng xử lịch sự, thể hiện sự tiến bộ hiểu biết phù hợp với thời đại với dân tộc. Lịch sử của Hà Nội với 1000 năm tuổi có điều kiện tự nhiên đất đai trù phú, địa hình thuận lợi, khí hậu ôn hòa. Sự ưu đãi của thiên nhiên đã làm cho Hà Nội là “ Chốn hội tụ của bốn phương đất nước" “ muôn vật phong phú tốt tươi” đã làm cho Hà Nội là một đô thị lớn bậc nhất của nước ta “ Thứ nhất kinh kì, thứ nhì phố Hiến” là sự phồn thịnh về kinh tế, phát triển về văn hóa. Đây cũng là nơi hội tụ của các tài năng tinh hoa về trí tuệ tiêu biểu của dân tộc Việt Nam để tạo nên những nét đẹp truyền thống mang màu sắc riêng của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội thể hiện độc đáo của vùng văn hóa dân cư Hà Nội. Có thể hình dung chân dung văn hóa con người Hà Nội với những giá trị nổi bật như sự lịch lãm, tinh tế, hào hoa trí tuệ, có nghĩa khí, giàu lòng yêu nước, tình nhân ái, yêu chuộng hòa bình; người Hà Nội trang nhã, nền nã, hướng nội sâu sắc, quan hệ rộng mở, có bản lĩnh và tự trọng. Một trong những nét nổi bật trong bản sắc văn hóa riêng của người Hà Nội là thanh lịch, văn minh. Đây là kết quả của sự hội tụ, kết tinh những giá trị trong và quốc tế trên trục văn hóa Bắc- Nam, Đông- Tây. Đồng thời, nhiều giá trị văn hóa của các vùng đất khác khi được “ Hà Nội hóa” đã mang giá trị mới- kết quả của quá trình lan tỏa những tinh hoa văn hóa Thăng Long- Hà Nội. Vì thế chúng ta đã biết, nhà trường phổ thông có chức năng cơ bản là hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức công Trường THPT Ba Vì 4 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 tác giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường theo mục tiêu, chương trình giáo dục của từng bậc học, cấp học. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về thanh lịch, văn minh của Hà Nội, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra trường, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ của mình là tuyên truyền giáo dục cho mọi người hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Ở trường THPT, việc truyền thụ kiến thức giáo dục ý thức về nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội đến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Hiện nay, nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong các môn học như: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân 2. Cơ sở thực tiễn: Môn Ngữ văn với những đặc trưng bộ môn- vừa có tính chất khoa học vừa có tính chất nghệ thuật. Chương trình Ngữ văn lớp 12 có một số bài học có liên quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . Do vậy, đây chính là điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội vào một số bài học. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc giảng dạy còn chưa được một số giáo viên thực sự chú trọng đến nội dung này, nên chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì vậy việc lồng ghép nội dung giáo dục giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội vào môn học này vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Nên giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội đang là nhiệm vụ cấp thiết đối với mỗi trường học trong sở giáo dục Hà Nội vì thế Trường THPT Ba Vì cũng không là ngoại lệ. Nhằm để giúp học sinh hiểu rõ nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội vì người Hà Nội rất thanh Trường THPT Ba Vì 5 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 lịch văn minh trong sinh hoạt, đời sống, trong làm việc và vui chơi. Bởi vậy ta có thể nhận thấy phong cách thanh lịch, văn minh trong ẩm thực trong trang phục và trong giao tiếp ứng xử của người Hà Nội đã đi vào văn chương Việt Nam một cách sâu đậm. Với môn ngữ văn trong trường THPT đã thể hiện được rất rõ nét đẹp văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Hà Nội là thủ đô, nơi hội tụ, gạn lọc, kết tinh và lan tỏa hoa ra cả nước. Trong thời đại hội nhập, sự hội tụ lan tỏa của Hà Nội còn rộng ra với cả thế giới. Hà Nội là đầu mối giao lưu quốc tế, có đại sứ quán của các nước, có nhều người nước ngoài sinh sống và làm việc, du lịch. Người Hà Nội vừa tự hào về truyền thống thanh lịch của đất đô thành, vừa đại diện cho nhân dân cả nước tự hào giới thiệu về văn hóa Việt Nam, đất nước con người Việt Nam. Người Hà Nội cần hiểu sâu về lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam và nét đẹp đặc trưng của văn hóa Hà Nội là thanh lịch; có khả năng giới thiệu với bạn bè bốn phương về văn hóa ẩm thực Hà Nội, đặc biệt là về phở Hà Nội, về cách ăn bằng bát đũa; về cái áo dài duyên dáng, về phố cổ, về Hồ Gươm, về hát chèo, về ca trù và rối nước Thể hiện sự hào hoa, người Hà Nội sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng về văn hóa của bạn bè, rộng rãi, phóng khoáng trong giao tiếp. Xuất phát từ những lý do trên đã tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu nội dung: “GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI- NGỮ VĂN LỚP 12 và qua một số bài học trong môn Ngữ văn lớp 12- THPT để góp phần giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS. Trường THPT Ba Vì 6 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: Học sinh lớp 12A8 và lớp 12A9 của trường THPT Ba Vì năm học 2011-2012. 2. Phạm vi: Phạm vi của đề tài tập trung vào các bài: Một người Hà Nội- Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng trong chương trình Ngữ văn lớp 12. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài trên báo chí và nhiều tài liệu khác. - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp từ bản thân. B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. NHỮNG BIỂU HIỆN NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HÀ NỘI. “ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng là người Tràng An” Đã có biết bao nhà văn nhà thơ thể hiện tình yêu của mình với mảnh đất văn hiến ấy. Mỗi người đều thể hiện tình yêu của mình với Hà Nội với các góc độ khác nhau như nhà văn Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Đình Thi, Thạch Lam, Vũ Bằng sự cảm nhận tinh tế về Hà Nội đã đi vào văn thơ của họ một cách thơ mộng và lãng mạn, đã gây ấn tượng với người đọc nhất là những người yêu và gắn bó với mảnh đất văn hiến ấy. Bởi người Hà Nội có những nét biểu hiện tinh tế về vẻ đẹp văn hóa của mình. 1. Người Hà Nội họ rất tinh tế thanh cảnh trong ẩm thực: Thể hiện sự thành thạo trong việc lựa chọn, chế biến trình bày thưởng thức các món ăn nhiều màu sắc. Vì người Hà Nội luôn quan niệm ăn không chỉ bằng miệng mà bằng mắt bằng tai là đặc trưng ẩm thực mà người Hà Nội nâng lên Trường THPT Ba Vì 7 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 thành nét đẹp văn hóa. Tạo nên những món ăn nổi tiếng trở thành đặc sản Hà Thành như: Phở, bún thang, chả cá Lã Vọng, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây đã được nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện trong tác phẩm “ Phở” hay “ Hà Nội 36 phố phường”- Thạch Lam. Người Hà Nội ăn uống thanh đạm, thanh cảnh, coi trọng chất lượng hơn coi trọng việc thưởng thức chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu về vật chất. Ngay cả khi xơi bát cơm cũng không được xơi đầy, khi ăn phải từ tốn thưởng thức hương vị của từng món, vừa ăn vừa trò chuyện, nhai nuốt thong thả. Họ luôn coi trọng phép lịch sự trong ăn uống nên với người Hà Nội thì “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” họ rất coi trọng nề nếp. 2. Người Hà Nội luôn chỉnh tề, nền nã trong trang phục: Họ luôn thể hện sự am hiểu của mình trong trang phục hằng ngày. Cách ăn mặc đẹp phù hợp, lịch sự thể hiện thái độ vừa tự trọng vừa tôn trọng người khác trở thành nét đặc trưng của người Hà Nội. Trang phục của nam nữ của người già và trẻ em luôn giữ được vẻ đẹp trang nhã, hài hòa giản dị. Mỗi người đều ăn vận đúng với vị thế xã hội và nghề nghiệp của mình phù hợp với điều kiện làm việc và hoàn cảnh giao tiếp. Người Hà Nội bao giờ cũng cẩn trọng trong lựa chọn trang phục sao cho quần áo phù hợp với điều kiện thời tiết lại vừa có tính thẩm mĩ cao. Đặc điểm khí hậu bốn mùa đã góp phần giúp Hà Nội trở thành kinh đô thời trang Việt. Trường THPT Ba Vì 8 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 Người thanh lịch Hà Nội biết ăn diện đổi mốt mà vẫn coi trọng sự tinh tế, kín đáo, tế nhị, không quá cầu kì, không để “cái đẹp” phủ nhận lấn lướt “ cái nết” mà vẫn toát lên vẻ đẹp tiêu biểu thanh lịch của mình. 3. Người Hà Nội lịch thiệp tế nhị trong giao tiếp ứng xử: Họ luôn coi trọng giao tiếp ứng xử trước hết trong lời ăn tiếng nói. Qua tiếng nói người ta nhận ra tiếng nói “ Hồ Gươm”. Cái thanh lịch của tiếng nói người Hà Nội là ở chỗ phát âm hay, dùng từ chuẩn xác, diễn đạt hấp dẫn, dễ nghe. Người Hà Nội khi nói họ chọn lời hay ý đẹp, tránh thô lỗ tục tằn. Người Hà Nội xưa nay ứng xử tại nhà, trọng lễ nghĩa, cử chỉ từ tốn khiêm nhường, thái độ cởi mở, ân cần. biết tự trọng và tôn trọng, không khúm núm, nịnh bợ. Có cái nhìn thân thiện, tình cảm bao dung khi giao tiếp với mọi người. Trường THPT Ba Vì 9 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 4. Người Hà Nội thể hiện nét thanh lịch, văn minh trong thưởng thức văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí, sắp xếp nơi ăn chốn ở tôn giáo và tín ngưỡng. Người Hà Nội biết giữ gìn sự tôn nghiêm ở lễ hội, nơi chùa chiền, đình miếu. Không chen lấn ồn ào, cười đùa ở nơi thờ tự, tôn trọng đời sống tâm linh nhưng không mê tín dị đoan. Biết ngả mũ nhường đường khi gặp đám tang trên đường. Không mặc cầu kì diêm dúa khi đi đến đám tang. Đi lại nhẹ nhàng ở nơi công cộng nhất là bệnh viện. 5. Người Hà Nội ứng xử thanh lịch, văn minh ở nơi cộng cộng: Hà Nội là nơi diễn ra nhiều hoạt động chính trị- xã hội, văn hóa thể thao, những sự kiện trong nước và quốc tế, có sự tham gia của hàng trăm nghìn người. Người Hà Nội luôn nghiêm cẩn chân thành, tận tình cởi mở, thân thiện hào hoa góp phần làm nên thành công trong các hội nghị quốc tế. Khi tham gia hoạt động tập thể, sinh hoạt văn hóa, trong rạp hát, trong hội nghị, trong thư viện ,trong bảo tàng không nói chuyện riêng, đi lại nhẹ nhàng, xin lỗi khi đi qua mặt người khác. Trường THPT Ba Vì 10 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 Khi tham gia hoạt động vui chơi, thể dục thể thao như: đá cầu, đá bóng, chơi cầu lông họ luôn chơi hết mình, với tinh thần cao thượng, cổ vũ vô tư trong sáng, tôn trọng kỷ luật không làm phiền người khác. 6. Người Hà Nội ứng xử văn minh với thiên nhiên và môi trường: Họ luôn yêu và gắn bó với thiên nhiên, gìn giữ và bảo vệ môi trương sống xanh- sạch- đẹp. Người Hà Nội luôn có kiến thức và ý thức tô điểm cho thiên nhiên thêm màu xanh của cây lá và rực rỡ sắc hoa suốt bốn mùa, tạo nên dáng vẻ một thành phố trầm mặc cổ kính và thơ mộng nên thơ. Những hàng cây trồng trên hè phố trong công viên, ven hồ, trên đường đi xòe bóng mát giữa những trưa hè oi ả. Lúc nào Hà Nội cũng như một rừng hoa với những sắc màu rực rỡ tạo nên một vẻ đẹp riêng mà không có một thành phố nào trên thế giới có những nét giống . II. NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GV TRONG VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC HIỂU VỀ NÉT ĐẸP THANH LỊCH, VĂN MINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI VÀO DẠY HỌC NGỮ VĂN Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh là dựa trên những tri thức về những nét đẹp, truyền thống văn hóa nghìn năm của Hà Nội mà hình thành thái độ, ý thức, trách nhiệm và kĩ năng sống cho HS, nhằm khơi dậy niềm tự hào được kế thừa truyền thống thanh lịch, giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội. Trường THPT Ba Vì 11 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 Qua đó tạo sự chuyển biến từng bước về nhận thức, hành vi cho học sinh, góp phần đào tạo, xây dựng thế hệ người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng Thủ đô và đất nước phồn vinh giàu mạnh. Đây là một vấn đề hết sức cần thiết là một quá trình lâu dài, không phải chỉ ở HS THPT mà ở mọi lứa tuổi, là người dân Thủ đô Hà Nội thì đều phải hiểu để xây dựng thói quen giao tiếp thanh lịch, văn minh là cho Hà Nội thực sự trở thành một không gian văn hóa xứng đáng với truyền thống văn hiến, anh hùng. Là một GV giảng dạy môn Ngữ văn, thông qua một số bài học liên quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, tôi đã cung cấp, gửi gắm các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội. Nhằm giúp HS lĩnh hội kiến thức nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội cụ thể : HS hiểu được nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội xưa và đối với đời sống của các thế hệ người dân Hà Nội nay như thế nào, thấy được những nét đẹp ấy đã và đang bị mai một như thế nào để có ý thức gìn giữ và phát huy những nét đẹp đó . Bên cạnh đó tôi còn giáo dục cho HS thái độ thân thiện với mọi người, có ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội , ủng hộ những việc làm bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội và lên án, tố cáo những hành vi làm mất đi những nét đẹp văn hóa nghìn năm tuổi của Hà Nội. Đồng thời hình thành cho HS kĩ năng phát hiện vấn đề thể hiện nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội và ứng xử tích cực với các vấn đề về văn hóa của Hà Nội có trách nhiệm và hành động thiết thực để xây dựng thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng là “ Thành phố vì hòa bình”. Trường THPT Ba Vì 12 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 III. NGUYÊN TẮC, MỨC ĐỘ, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG DẠY MÔN NGỮ VĂN 1. Nguyên tắc Giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội không phải là một bộ môn riêng biệt mà chỉ là cách tiếp cận bộ môn. Do vậy, khi tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội tôi luôn tuân thủ những nguyên tắc sau: - Chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự liên quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . Nội dung tích hợp phải đảm bảo tính chính xác. - Phải đảm bảo đặc trưng của môn học, không biến giờ học Ngữ văn thành giờ học giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh. Điều này có nghĩa là giờ Văn trước hết phải là giờ Văn, giờ Tiếng Việt trước hết phải là giờ Tiếng Việt, giờ Làm văn trước hết phải là giờ Làm văn. - Phải đảm bảo kiến thức cơ bản, tính lôgic của nội dung bài học, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học. Các ví dụ, nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh giáo viên đưa vào phải ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của HS. - Phải gây được sự hứng thú ở HS khi tích hợp nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. 2. Mức độ Việc tích hợp nội dung giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội thể hiện ở 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ. Trường THPT Ba Vì 13 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 - Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . - Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . - Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic, trực tiếp như đi tham quan lễ hội hoặc viện bảo tàng dân tộc học. 3. Phương pháp Trong quá trình lồng ghép nội dung giáo dục nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, tôi đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục: Khi tìm hiểu về văn hóa của Hà Nội xưa và nay trên thực tế ở các phố cổ Hà Nội và trong các ngày lễ hội diễn ra những nét văn hóa đặc trưng. - Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng : cung cấp những thông tin về văn hóa của người Hà Nội và văn hóa ở địa phương nơi các em đang sinh sống và học tập, tổ chức cho HS tham gia vào các lễ hội được tổ chức ở địa phương để góp phần bảo vệ nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . - Phương pháp nêu gương: Muốn nét đẹp văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội được tồn tại mãi mãi giúp học sinh hiểu và gìn giữ thì bản thân GV phải gương mẫu. - Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống gìn giữ nếp sống thanh lịch, văn minh. Trường THPT Ba Vì 14 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 IV. MỘT SỐ BÀI HỌC TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 1. Hệ thống những bài học có nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Như trên đã nói, kiến thức giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong môn Ngữ văn lớp 12 không được trình bày cụ thể trong từng bài rõ ràng mà được mà phải tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng. Khảo sát toàn bộ nội dung chương trình Ngữ văn lớp 12, tôi thấy có 2 bài học có thể tích hợp được nội dung này đó là các bài: Một người Hà Nội- Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng. 2. Vận dụng 2.1 Bài: Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng. Mục đích của tôi khi dạy bài này là muốn HS vận dụng những kĩ năng, những hiểu biết của mình nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội để hiểu nội dung của bài. Tôi áp dụng đúng nguyên tắc dạy học bộ môn để đảm bảo đây là giờ đọc hiểu tác phẩm văn học. Đồng thời, tôi đã vận dụng mức độ tích hợp toàn phần và liên hệ, vận dụng phương pháp tiếp cận kĩ năng giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội và các cách thức trên để giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội cho các em. Trong tác phẩm này ngoài cung cấp cho các em về kiến thức của bài để các em hiểu về nội dung, tôi còn lồng ghép giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh để các em hiểu rõ hơn về ngày tết cổ truyền của dân tộc nói chung của người Hà Nội nói riêng. Với những nét độc đáo trong việc sắm mâm ngũ quả ngày tết, làm bữa cơm tất niên để cúng tổ tiên. Và thấy được nét đẹp đó của người Hà Nội xưa và nay đã và đang thay đổi theo nền kinh tế thị trường như thế nào, nhằm giúp các em ý thức hơn trong việc gìn giữ nét đẹp văn hóa đó . Trường THPT Ba Vì 15 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 2.2 Bài: Một người Hà Nội- Nguyễn Khải. Trong quá trình tích hợp, tôi vận dụng phương thức tích hợp bộ phận và liên hệ, vận dụng phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục và sử dụng cách thức: Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội thông qua nhân vật cô Hiền. Cho các em học sinh xem các hình ảnh, clip liên quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh, văn hóa của người Hà Nội khi tích hợp nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Theo phân phối chương trình và sự thống nhất của tổ chuyên môn, bài học này được dạy trong 1 tiết. Tôi hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp và phẩm chất của nhân vật cô Hiền và cách nhìn nhận của cô về góc độ văn hoá của Hà Nội trong thời kì kháng chiến chống Mỹ và đất nước thời kì hòa bình. Trong lời vào bài tôi cho HS xem một đoạn clip về văn hóa, phong tục nếp sống của người Hà Nội để tạo sự hấp dẫn, để các em trực tiếp cảm nhận được vẻ đẹp của Thăng Long- Hà Nội bằng thị giác trước khi cảm nhận bằng hệ thống ngôn từ trong văn bản. Trong quá trình tìm hiểu vẻ đẹp của Hà Nội ở góc độ thiên nhiên, tôi cho HS xem một số hình ảnh về phố cổ Hà Nội để HS cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng của Hà Nội xưa và nay. Khi tìm hiểu vẻ đẹp của cô Hiền và phẩm chất của người Hà Nội tôi cho HS xem clip cách ứng xử văn hóa, các lễ hội của người Hà Nội để HS thấy được vai trò của nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong sự bảo tồn văn hoá và phát triển kinh tế của Hà Nội. Đồng thời tôi còn cung cấp cho HS một số thông tin mang tính thời sự về những nét đẹp văn hóa của Hà Nội đã và đang bị mai một do nếp sống xô bồ của thị trường Qua nội dung tiết học tôi đã chỉ cho các em thấy nét đẹp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội để các em thấy thêm yêu và tự hào vì mình là người Hà Nội. Đồng thời tôi cũng đã cung cấp cho các em một lượng kiến thức ngoài văn bản để giáo dục cho các em thấy được vai trò quan trọng của nếp sống thanh lịch văn minh Trường THPT Ba Vì 16 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 của người Hà Nội và ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng Thủ đô và đất nước phồn vinh, giàu mạnh. Như vậy, thông qua hai bài học trên tôi đã giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội cho HS ở 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy. Khi dạy những bài này tôi đã sử dụng giáo án điện tử, việc sử dụng giáo án điện tử sẽ rất thuận lợi khi cung cấp hình ảnh, clip về hiện trạng nếp sống thanh lịch,văn minh của người Hà Nội hiện nay. Được tiếp xúc với những hình ảnh trực quan trong giáo án điện tử, các em thật sự hứng thú trong giờ học và các em được tận mắt nhìn thấy thực trạng nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội xưa và nay giúp các em có những kiến thức, kĩ năng về nếp sống thanh lịch, văn minh để từ đó hình thành ở các em ý thức kế thừa và gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội. 3. Thiết kế một giáo án cụ thể: TIẾT 74: ĐỌC THÊM: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (Nguyễn Khải). I. MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Giúp học sinh: - Hiểu được nét đẹp văn hoá “kinh kì” qua cách sống của cô Hiền, một phụ nữ tiêu biểu cho “Người Hà Nội”. - Hình thành nếp sống văn minh, thanh lịch. - Nhận ra một số đặc điểm nổi bật của phong cách văn xuôi Nguyễn Khải: giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: GV kết hợp các phương pháp: Phát vấn, gợi mở, giảng bình, thảo luận nhóm Trường THPT Ba Vì 17 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật chị Hoài trong tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và Nội dung cần đạt Nội dung tích hợp HS I.Tìm hiểu chung - Gv hướng dẫn HS đọc 1. Tác giả thêm. - Hướng * Tên khai sinh là Nguyễn dẫn tìmhiểu Mạnh Khải (1930-2008 chung. sinh tại Hà Nội . - Qua phần * Sự nghiệp Tiểu dẫn hãy tóm tắt - Những tác phẩm tiêu biểu: những nét SGK chính về - Nội dung sáng tác: cuộc đời và sự nghiệp + Trước 1975: của Nguyễn Khải? + Tập trung về đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới. + Hình tượng người lính trong kháng chiến chống Mĩ Trường THPT Ba Vì 18 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 - Sau năm 1975: + Vấn đề xã hội-chính trị có tính thời sự. + Tính cách, tư tưởng tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống. - Phong cách NT: Cảm hứng triết luận với giọng văn đôn hậu, trầm lắng, nhiều suy ngẫm, triết lý. - Vị trí văn học sử: một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi sau cách mạng tháng Tám năm 1945 2. Tác phẩm - Xuất xứ: in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải (1990). - Nội dung: Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước. GV: Dựa II. Đọc-hiểu văn bản. vào phần Tiêủ dẫn 1. Nhân vật cô Hiền. hãy nêu những hiểu * Xuất thân: gia đình giàu có biết về tác lương thiện, được dạy dỗ theo phẩm? khuôn phép nhà quan. * Một số đặc diểm thời thiếu nữ: xinh đẹp, thông minh, mở xa lông văn chương, giao du Trường THPT Ba Vì 19 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 rộng rãi với giới văn nghệ sĩ Hà thành. * Suy nghĩ và cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước: Hoạt động 2: Hướng - Năm 1955: dẫn đọc- + Bối cảnh: từ kháng chiến trở hiểu văn về, một Hà Nội “nhỏ hơn bản. trước, vắng hơn trước”. + Nguyên nhân cô Hiền và gia GV dẫn dắt: đình ở lại: “họ không thể rời xa Nhân vật Hà Nội, không thể sinh cơ lập trung tâm nghiệp ở một vùng đất khác” của truyện => sự gắn bó máu thịt với Hà ngắn là cô thành. Hiền. Cũng - Kháng chiến chống Mĩ: như người + Người con cả tình nguyện Hà Nội tòng quân => phản ứng: “Tao khác, cô đã đau đớn mà bằng lòng, vì tao cùng Hà không muốn nó sống bám vào Nội, cùng sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đất nước đi cũng là biết tự trọng” => trải qua Nhận thức sâu sắc. nhiều biến + Người con thứ theo anh lên động thăng đường => phản ứng: “Tao trầm nhưng không khuyến khích, cũng vẫn giữ không ngăn cản, ngăn cản tức được cốt là bảo nó tìm đường sống để cách người các bạn nó phải chết, cũng là Hà Nội. Cô một cách giết chết nó”=> “Tao sống thẳng cũng muốn được sống bình thắn, chân đẳng với các bà mẹ khác( ), thành, vui lẻ thì có hay hớm gì” không giấu => Ý thức trách nhiệm, lòng tự giém quan trọng của một người phụ nữ điểm, thái Việt Nam yêu nước, một người độ của mình mẹ nhân hậu, vị tha. với mọi hiện tượn - Năm đầu Hà Nội vừa giải xung quanh. phóng Trường THPT Ba Vì 20 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 GV giới + Bối cảnh: Tâm lí không đồng thiệu xuất nhất: chúng tôi - vui thế, tại sao thân và một những người vốn sống ở Hà số đặc điểm Nội - chưa thật vui? thời thiếu nữ. + Khi con gọi cháu là “Đồng chí Khải” => cô Hiền chỉnh “anh Khải” ->cô Hiền dường như chỉ chú ý đến mối quan hệ họ hàng với “Tôi” => quan hệ bền vững. + Khi người cháu hỏi: “Nước độc lập vui quá cô nhỉ?” GV: Nhận + Trả lời: “Vui hơi nhiều, nói xét về tính cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến cách cô làm ăn chứ” Hiền- nhân => tỉnh táo, sáng suốt, nhạy vật trung bén với hiện thực. tâm của + Nhận xét thẳng thắn, không truyện, đặc giấu giếm quan điểm với biệt là suy “người cách mạng” - nhân vật nghĩ, cách “tôi”: Chính phủ can thiệp ứng xử của nhiều vào việc của dân quá cô trong => trung thực, có cái nhìn sâu những thời sát về thời cuộc. đoạn của đất nước? * Phẩm chất Học sinh - Sinh hoạt suy nghĩ, + Cái ở: ở rộng quá, một tòa phát biểu nhà tọa lạc ngay ngay tại một nhận xét bổ đường phố lớn, hướng nhà nhìn sung. thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn. GV bình: + Cái mặc: “sang trọng quá” Tính cách + Cái ăn: “không giống với số đông” => so sánh với lối ăn nhân vật được bộc lộ uống bình dân của gia đình qua nhiều “tôi” tình huống => Khẳng định: “Cô Hiền đích khác nhau, thị là tư sản”. trong nhiều - Mối quan hệ với người làm: thời điểm vì chủ tớ cần dựa nhau, tình lịch sử. nghĩa như người trong họ. Trường THPT Ba Vì 21 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 - Thông minh, tỉnh tảo và GV dẫn thức thời: dắt: Con người gắn + Năm 1956, bán một trong hai với từng ngôi nhà cho người kháng biến chuyển chiến ở. lớn của lịch + Ứng xử với chính sách cải sử dân tộc tạo tư sản của nhà nước. => Cái nhìn • Chồng muốn mua máy in => hiện thực ngăn cản vì nhận rõ việc làm mới mẻ: này sẽ vi phạm chính sách. phản ánh số • Mở cửa hàng đồ lưu niệm để phận dân đảm bảo “đủ ăn” mà không bóc tộc qua số lột bất kì ai. phận một cá - Có đầu óc thực tế: nhân. + Không có lòng tự ái, sự ganh Trải qua đua, thói thời thượng, không có bao thăng cái lãng mạn hay mơ mộng trầm của viển vông. thời thế, bản + Đã tính là làm, đã làm là chất, những không để ý đến lời đàm tiếu nét đẹp của của thiên hạ => bản lĩnh, có lập nhân vật trường. vẫn thống + Đi lấy chồng: dù giao du nhất, không rộng nhưng chọn làm vợ một bị phôi pha ông giáo cấp Tiểu học hiền => thời gian lành, chăm chỉ => cả Hà Nội là thứ nước “kinh ngạc”. rửa ảnh làm +Tính toán cả chuyện sinh đẻ nổi rõ hình sao cho hợp lí, đảm bảo tương sắc nhân lai con cái. vật. - Trân trọng, nâng niu, gìn GV giảng bình: Trên những giữ truyền thống văn hoá chặng đường ấy, nhân vật “tôi” người Hà Nội: đã có những quan sát tinh tế, + Dặn dò bọn trẻ: “Chúng mày cảm nhận nhạy bén, sắc sảo, là người Hà Nội thì cách đi đặc biệt là về nhân vật cô Hiền, đứng nói năng phải có chuẩn, về Hà Nội và người Hà Nội. không được sống tuỳ tiện, Ẩn sâu trong giọng điệu vừa buông tuồng”. vui đùa, khôi hài, vừa khôn + Coi việc giữ gìn nếp sống là ngoan, trải đời là hình ảnh một một cách “tự trọng, biết xấu người gắn bó thiết tha với vận hổ”. mệnh đất nước, trân trọng Trường THPT Ba Vì 22 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 những giá trị văn hóa của dân tộc. * Cô hiền “một hạt bụi vàng” của Hà Nội. Giáo viên mở rộng: một so sánh độc đáo nằm trong mạch - Nói đến hạt bụi, người ta nghĩ trữ tình ngoại đề của người kể đến vật nhỏ bé, tầm thường. Có chuyện. Bản sắc Hà Nội, văn điều là hạt bụi vàng thì dù nhỏ hóa Hà Nội là chất vàng mười, bé nhưng có giá trị quý báu. là mỏ vàng trầm tĩnh được bồi đắp, tích tụ từ biết bao hạt bụi - Cô Hiền là hiện thân của vàng như bà Hiền. những phẩm giá người Hà Nội, GV: Vì sao là cái truyền thống cốt cách tác giả cho người Hà Nội. cô Hiền là “một hạt 2. Các nhân vật khác trong bụi vàng” truyện. của Hà Nội? a. Nhân vật “tôi”: Học sinh - Đó là một người đã chứng thảo luận, kiến và tham gia vào nhiều phát biểu. chặng đường lịch sử của dân tộc. - Là người yêu Hà Nội, am hiểu Hà Nội. - Rất có ý thức khẳng định kinh nghiệm cá nhân. - Giỏi quan sát, ưa triết luận. - Là người kể chuyện- một sáng tạo nghệ thuật sắc nét . b. Những người Hà Nội khác * Dũng, Tuất, mẹ Tuất: Dũng, Tuất: những thanh niên yêu nước, quả cảm. GV: Nêu cảm nghĩ về - Mẹ Tuất: bà mẹ Việt Nam nhân vật nhân hậu, giàu đức hi sinh. Trường THPT Ba Vì 23 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 “tôi”, Dũng, => Những con người cùng với những thanh cô Hiền tiếp lửa cho ngọn đuốc niên Hà Nội văn hoá truyền thống của đất và cả những kinh kì cháy sáng. người tạo * Những con người tạo nên nên “nhận những nhận xét “không mấy xét không vui vẻ” của “tôi” về Hà Nội. mấy vui vẻ” - Ông bạn trẻ đạp xe như gió: của nhân + Hành động : đạp xe nhanh, vật “tôi” về đâm vào người khác. Hà Nội? + Ngôn ngữ: tiếng chửi “tiên sư cái anh già” Học sinh -> thô tục, vô văn hóa, không làm việc cá biết lễ độ. nhân, phát - Những người mà nhân vật biểu cảm tôi quên đường hỏi thăm: nghĩ. + Hành động: trả lời bâng quơ, giương mắt nhìn, hất cằm . -> hám lợi, bị danh vị, hình GV tích hợp: Cùng với 600 thức, tiền tài cám dỗ , lối ứng thanh niên ưu tú của Hà Nội xử trọc phú, không còn nét hào lên đường hiến dâng tuổi xuân hoa, thanh lịch của người Hà của mình cho đất nước. Dũng, Nội. Tuất và tất cả những chàng trai 3. Ý nghĩa của câu chuyện Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm “cây si cổ thụ”. thêm cốt cách tin thần người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của - Hình ảnh nói lên quy luật con người Việt Nam. bất diệt của sự sống. GV bình: Đó là những “hạt sạn - Cây si cũng là một biểu tượng của Hà Nội”, làm mờ đi nét nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ đẹp tế nhị, thanh lịch của người về vẻ đẹp của Hà Nội. Tràng An 4. Đặc sắc nghệ thuật GV: Chuyện cây - Giọng điệu trần thuật: si cổ thụ ở đền Ngọc + Vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu Sơn bị bão nặng suy tư. đánh bật rễ + Vừa giàu chất khía quát, triết rồi lại hồi lí vừa đậm tính đa thanh ( sinh gợi cho Trường THPT Ba Vì 24 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 anh (chị) nhiều giọng : tự tin xen lẫn suy nghĩ gì? hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào ) Học sinh thảo luận và + Hài hước rất có duyên tạo phát biểu tự không khí gần gũi thoải mái. do. -> Giọng điệu trần thuật đã làm Gv giảng: cho truyện ngắn đậm đặc chất Quy luật tự sự rất đời thường mà hiện này được đại. Gv giảng: Quy luật này được khẳng định khẳng định bằng niềm tin của bằng niềm - Nghệ thuật xây dựng nhân con người thành phố đã kiên trì tin của con vật: cứu sống được cây si. Có thể bị người thành tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng phố đã kiên + Tạo tình huống gặp gỡ giữa vẫn là một người Hà Nội với trì cứu sống nhân vật “tôi” và nhân vật truyền thống văn hoá đã được được cây si. khác. nuôi dưỡng suốt trường kì lịch Có thể bị sử, là cốt cách, tinh hoa, linh + Ngôn ngữ nhân vật góp phần tàn phá, bị hồn của đất nước. nhiễm bệnh khắc hoạ tính cách . nhưng vẫn là một người Hà GV giảng: Ngôn ngữ nhân vật Nội với “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm truyền nhiệm, lại pha chút hài hước, tự thống văn trào; ngôn ngữ của cô Hiền hoá đã được ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát ) nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn của đất nước. 4. Củng cố: Nắm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, ghi nhớ Sgk. 5. Dặn dò: Học sinh học bài cũ và soạn bài mới V. KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI Trường THPT Ba Vì 25 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 Trong năm học 2011- 2012, tôi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy 2 lớp 12, đó là lớp 12A8và lớp 12A9. Trong suốt một năm học, tôi đã tích hợp lồng ghép nội dụng giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội vào giảng dạy hai bài học trong môn Ngữ văn và tôi đã thu được những kết quả rất khả quan. Về thái độ học tập : Các em tỏ ra thích thú với những hiểu biết mới của mình về nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội nên tỏ ra hứng thú học tập trong những giờ học có nội dung nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Về kiến thức: Trước khi giáo dục nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội kết quả như sau: Tổng số Không hiểu văn Hiểu nhưng Hiểu và thích học HS hóa Hà Nội không nhiều 94 50 HS 25HS 19HS Như vậy, số HS không có kiến thức về nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội còn nhiều, các em chưa hiểu được văn hóa Thăng Long- Hà Nội. Sau một thời gian được học nội dung về nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, được lồng ghép trong hai bài học trên, số HS chưa có kiến thức về nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội đã giảm xuống rõ rệt: Bảng thống kê số HS không có kiến thức về nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội 2010- 2012 Không hiểu văn Hiểu nhưng không nhiều Hiểu và thích học hóa Hà Nội 10 HS 8 HS 67 HS Nhìn vào bảng thống kê số HS không có kiến thức về nếp sống thanh lịch, văn minh qua bài Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng, Một người Hà Nội- Nguyễn Khải tôi nhận thấy có một sự thay đổi rõ rệt về kiến thức. Nếu năm học trước, khi tôi chưa tích hợp nội dung về nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, trong tổng số 94 HS của 2 lớp có 50 HS không có kiến thức về nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, con số này đã giảm xuống còn 10 Hs không hiểu. Có được sự thay đổi ấy là do tôi đã tích hợp nội dung về nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong giảng dạy. Như vậy, tất cả HS đã có kiến thức về nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Các Trường THPT Ba Vì 26 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 em đã có những hiểu được nguyên nhân vì sao người Hà Nội lại có nét đẹp văn hóa lâu đến như vậy và có ý thức gìn giữ và phát huy nét đẹp đó. Về hành động: HS của 2 lớp này đã nhận ra được các hành động thường ngày của mình cũng có thể góp phần là cho nết sống thanh lịch văn minh của Hà Nội bị mất dần bản sắc.Ý thức được nâng cao hơn, nên các em cũng thể hiện những hành động tích cực trong việc không nói tục chửi bậy, phá hủy mất đi những công trình kiến trúc văn hóa lâu đời có ở địa phương mình Như vậy, tôi đã “thay đổi ý thức - biến đổi hành vi” của HS ở 2 lớp mình trực tiếp giảng dạy. Những kết quả mà tôi thu được trên đây cho thấy tác dụng, hiệu quả của việc tôi đã tích hợp nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của Hà Nội vào giảng dạy một số bài trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Những kết quả đó còn rất khiêm tốn song tôi thấy rằng những kết quả đó đã phần nào góp phần gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa của Thủ đô nghìn năm văn hiến. C. KẾT LUẬN Nếp sống thanh lịch, văn minh của Hà Nội không phải là vấn đề của riêng một cá nhân, một gia đình mà của tất cả mọi người. Bản thân là một người giáo viên, ngoài nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn tôi luôn có ý thức giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của Hà Nội cho học sinh. Việc kết hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của Hà Nội trong quá trình bộ môn Ngữ văn rất cần thiết. Vì ngoài kiến thức bộ môn các em còn có cơ hội được tiếp cận với những kiến thức liên ngành. Điều đó đã mang lại những hứng thú học tập của học sinh đồng thời nó còn có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ của học sinh về việc bảo vệ nếp sống thanh lịch, văn minh của Hà Nội. Việc giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ nếp sống thanh lịch, văn minh của Hà Nội cho HS không phải là một sớm, một chiều, không phải chỉ dừng lại ở một cấp học mà nó được tiến hành trong thời gian dài và ở nhiều cấp học. Do đó người GV cần kiên trì phối hợp với các chương trình tuyên truyền, giáo dục cộng đồng và cần có sự phối hợp đồng bộ để giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của Hà Nội có hiệu quả hơn. D. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 1. Đề xuất Việc tích hợp nếp sống thanh lịch, văn minh của Hà Nội trong dạy- học ở các trường học là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bất kì bài dạy nào cũng có kết hợp nội dung này mà phải tuỳ từng nội dung phù hợp để tránh áp đặt, sáo rỗng. Tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể, GV có thể sử dụng nhiều hình thức lồng Trường THPT Ba Vì 27 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 ghép khác nhau trong tiết học nhằm tránh nhàm chán cho học sinh, giúp học sinh luôn nhận thấy mỗi bài học là một điều thú vị, là một sự mới mẻ. Để HS có được những nhận thức sâu sắc về nếp sống thanh lịch, văn minh của Hà Nội và ảnh hưởng của nó với đời sống không phải là chuyện dễ dàng, bởi nó không phô bày ngay trước mắt các em, mà người GV phải kết hợp, chế biến từ các kiến thức Văn học mà các em được lĩnh hội để rút ra vấn đề. Để làm được điều đó, người giáo viên phải vận dụng, đúc kết linh hoạt, sáng tạo, mới có thể tập trung công sức, thời gian tìm kiếm, lựa chọn những thông tin, hình ảnh phù hợp với nội dung từng bài học. Học sinh phải thích ứng với phương pháp tích cực, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp thông qua việc tích cực thực hành, thảo luận, suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh nội dung học tập. 2. Kiến nghị Với mong muốn nội dung GD nếp sống thanh lịch, văn minh của Hà Nội truyền tải đến HS một cách có hiệu quả, tôi có một số kiến nghị sau đây : Đối với nhà trường: Nhà trường cần trang bị cho GV những tư liệu có liên quan đến GD nếp sống thanh lịch, văn minh của Hà Nội như; sách, tạp chí, đĩa VCD, CD, DVD. Đồng thời tổ chức các chuyên đề lồng ghép GD nếp sống thanh lịch, văn minh của Hà Nội vào dạy học Ngữ văn có hiệu quả. Trên đây là nội dung đề tài mà tôi đã thực hiện, tôi mong muốn góp phần vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở THPT đồng thời tôi cũng mong muốn góp phần vào GD nếp sống thanh lịch, văn minh của Hà Nội cho học sinh. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ Hội đồng giám khảo chấm sáng kiến kinh nghiệm và của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện, có hiệu quả và được sử dụng rộng rãi. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Trường THPT Ba Vì 28 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 XÁC NHẬN CỦA THỦ Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2012 TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả Lª ThÞ Th¬ng Môc lôc Trường THPT Ba Vì 29 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 Néi dung Trang A. PhÇn më ®Çu 2 I. Lý do chän ®Ò tµi 2 II. C¬ së khoa häc cña vÊn ®Ò nghiªn cøu 3 1. C¬ së lý luËn 3 2. C¬ së thùc tiÔn 5 III. Môc ®Ých nghiªn cøu 6 IV. §èi tîng vµ ph¹m vi nghiªn cøu 7 1. §èi tîng 7 2. Ph¹m vi 7 V. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu 7 B. Néi dung ®Ò tµi 7 I. Nh÷ng biÓu hiÖn nÐt ®Ñp v¨n hãa cña ngêi Hµ Néi 7 II. NhiÖm vô cña ngêi gi¸o viªn trong viÖc tÝch hîp gi¸o dôc hiÓu 11 vÒ nÐt ®Ñp thanh lÞch v¨n minh cña ngêi Hµ Néi vµo d¹y häc Ng÷ v¨n III. Nguyªn t¾c, møc ®é ph¬ng ph¸p gi¸o dôc ý thøc b¶o vÖ nÐt 13 ®Ñp thanh lÞch v¨n minh cña ngêi Hµ Néi vµo d¹y häc Ng÷ v¨n IV. Mét sè bµi häc tÝch hîp, lång ghÐp gi¸o dôc nÕp sèng thanh lÞch 15 v¨n minh cña ngêi Hµ Néi trong m«n Ng÷ v¨n líp 12. V. KÕt qu¶ sau khi ¸p dông ®Ò tµi. 26 C. KÕt luËn. 28 D. §Ò xuÊt vµ kiÕn nghÞ 28 Trường THPT Ba Vì 30 Lê Thị Thương
- GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH QUA TÁC PHẨM: “ MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NGUYỄN KHẢI - NGỮ VĂN LỚP 12 §¸nh gi¸ xÕp lo¹i cña héi ®ång khoa häc ngµnh gi¸o dôc c¬ së . Ngµy th¸ng 05 n¨m 2012. Chñ tÞch héi ®ång §¸nh gi¸ xÕp lo¹i cña héi ®ång khoa häc ngµnh gi¸o dôc tp . Ngµy th¸ng n¨m 2012. Chñ tÞch héi ®ång Trường THPT Ba Vì 31 Lê Thị Thương