SKKN Giáo dục tư tưởng, kĩ năng sống cho học sinh qua chủ đề "Văn hóa Việt Nam thời phong kiến" bằng hoạt động trải nghiệm (SGK Lịch sử 10 - Cơ bản)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục tư tưởng, kĩ năng sống cho học sinh qua chủ đề "Văn hóa Việt Nam thời phong kiến" bằng hoạt động trải nghiệm (SGK Lịch sử 10 - Cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giao_duc_tu_tuong_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_qua_chu_de.docx
- NGUYEN THE ANH_TUONG DUONG 2_LICH SU.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Giáo dục tư tưởng, kĩ năng sống cho học sinh qua chủ đề "Văn hóa Việt Nam thời phong kiến" bằng hoạt động trải nghiệm (SGK Lịch sử 10 - Cơ bản)
- Phụ lục 2: Các đội chơi báo cáo nội dung trong phần thi “Tìm hiểu”. Phụ lục 3: Ngày nay số tín đồ theo phật giáo rất đông. Con người tìm đến đạo Phật như một phương thuốc tinh thần làm cho tâm hồn cảm thấy thanh tịnh, an nhàn, thoải mái. Khi phạm trù đạo đức xã hội có nhiều vấn đề thì con người hướng đến Phật giáo chính là hướng thiện. Chúng ta cũng có thể thấy rằng tư tưởng Phật giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của thanh thiếu niên hiện nay. Ở các trường phổ thông giấy lên các phong trào nhân đạo như “Lá lành đùm lá rách”, “quỹ giúp bạn nghèo vượt khó”, “quỹ viên gạch hồng” Việc giúp đỡ người khác không phải hạn chế ở việc xin bố mẹ tiền để đóng góp mà có thể bằng chính kiến thức, sức lực của mình. Sự đồng cảm với những con người gặp khó khăn, những số phận bất hạnh cô đơn, cộng với truyền thống từ bi, bác ái đã giúp những học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường có đủ nghị lực và tâm huyết để lập ra những kế hoạch, tham gia vào những hoạt động thiết thực như hội chữ thập đỏ, hội tình thương, các chương trình phổ cập văn hoá cho trẻ em nghèo, chăm nom các bà mẹ Việt Nam nghèo Hình ảnh những đoàn thanh niên, sinh viên tình nguyện hàng ngày vẫn lăn lội trên mọi nẻo đường tổ quốc thật đáng xúc động và tự hào. Tất cả những điều đó chứng tỏ thanh niên, sinh viên ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn thừa hưởng những giá trị đạo đức tốt đẹp của ông cha, đó là sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người, lòng thương yêu giúp đỡ mọi người qua cơn hoạn nạn mà không chút nghĩ suy, tính toán. Trong khi có những sinh viên đang dồn hết sức mình để học tập cống hiến cho đất nước thì vẫn còn một số bộ phận thanh niên ăn chơi, đua đòi. Tối đến, người ta bắt gặp ở các quán bar, sàn nhảy những cô chiêu, cậu ấm đang đốt tiền của bố mẹ vào những thú vui vô bổ. Rồi những học sinh, sinh viên lầm đường lỡ bước vào ma tuý, khiến cho bao gia đình tan nát, biết bao ông bố bà mẹ cay đắng nhìn những đứa con của mình bị chịu hình phạt trước pháp luật. Hơn bao giờ hết việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ trở nên rất quan trọng và một trong những phương pháp hữu ích là nêu cao truyền bá tinh thần cũng như tư tưởng nhà Phật trong thế hệ trẻ. Đó thực sự là công việc cần thiết cần làm ngay. Chúng ta cũng nhận thấy rằng, ngày nay người dân lên chùa thường quá chú trọng đến lễ vật, đến các ham muốn tầm thường. Họ đến chùa cúng bái, thắp hương vái xin phù hộ độ trì cho họ đạt được mong muốn của mình. Những mong muốn ấy thường là chuyện học hành, tình cảm, sức khoẻ, vật chất hoặc hơn nữa, họ coi đến chùa chỉ là hình thức đi chơi, giải trí với bạn bè kèm theo đó là sự thiếu nghiêm túc trong ăn mặc, đi đứng, nói năng. Số lượng học sinh, sinh viên nói riêng cũng như số lượng người dân đi chùa gần đây càng đông, song xem ra ý thức cầu thiện, cầu mạnh về nội tâm còn quá ít so với những mong muốn tư lợi. Có rất ít người đến chùa để tìm sự thanh thản trong tâm hồn, để tu dưỡng nghiền ngẫm đạo 26
- lý làm người, về thiện - ác. Như vậy, mục đích đến chùa của nột số người dân đã sai lầm so với điều mà giáo lý nhà Phật mong muốn. Một số hình ảnh của khán giả tham gia trả lời các câu hỏi liên hệ Phụ lục 4: Hình ảnh tại một số ngôi chùa Phụ lục 5: Quá trình đô thị hóa với sự thay đổi của thành phần dân cư, sự xuất hiện của những mối quan hệ mới cũng không làm mất đi những giá trị văn hoá tín ngưỡng của dân gian bền vững từ bao đời, đặc biệt là tình cảm láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau. Có thể thấy rằng cuộc sống trong thời đại mới, nhịp sống hiện đại đang ngày càng len lỏi vào từng góc nhà, ngõ xóm. Và trong dòng chảy đó, con người ngày hôm nay, một mặt luôn cố gắng lưu giữ những giá trị văn hoá tốt đẹp của cha ông nhưng mặt khác, cũng “gạn đục khơi trong”, cải biến những gì cho phù hợp với thời đại. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số hạn chế trong tục lệ, tín ngưỡng, chẳng hạn như theo quan niệm chung của người Việt, điều quan trọng nhất trong thờ cúng tổ tiên là cúng giỗ. Đó chính là dịp để con cháu tưởng nhớ tới người đã khuất, bày tỏ lòng thành kính của mình. Trước kia người tới ăn giỗ thường mang lễ vật nhỏ thì ngày nay được thay thế bằng phong bì. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đã len lỏi vào từng khía cạnh của cuộc sống. Đây cũng chính là cơ hội để cho sự tính toán, đầu óc thực dụng, bản địa hẹp hòi được trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, nhiều gia đình coi việc giỗ như một dịp để thu lợi nhuận, 27
- là cái cớ để khoe khoang với bạn bè, hàng xóm theo kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy”. Nếu như trước kia người ta đến với nhau bằng tình cảm bình dị, thắm đượm tình làng nghĩa xóm, tình anh em thì nay, phần nào đó, ở không ít người đi ăn giỗ, như là để “trả nợ miệng”. Ngoài ra cón có các vấn đề như mê tín dị đoan,bói toán, thờ cúng tùy tiện, sống gấp. Phải chăng đó chính là mặt trái của những biến đổi hiện nay đã và đang diễn ra ở hầu khắp các làng xã Việt Nam? - Tư liệu 1: Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta (Trích: - Tư liệu 2: Một trong những di tích nổi tiếng của Văn Miếu –Quốc Tử Giám là 82 tấm bia Tiến sĩ, ghi họ tên, quê quán của 1307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi. Bia Tiến sĩ nêu rõ “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp ”. Bia được đặt trên lưng rùa. Rùa là một trong bốn linh vật: Long, Ly, Qui, Phượng. Rùa sống lâu, có sức khỏe nên việc đặt bia Tiến sĩ trên lưng rùa đá thể hiện sự tôn trọng hiền tài và trường tồn mãi mãi. Ngày 9/3/2010, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã chính thức ghi danh 82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê và Mạc là di sản tư liệu thứ 2 của Việt Nam trở thành Di sản tư liệu thế giới trong chương trình “Ký ức thế giới” , sau mộc bản triều Nguyễn, (Trích trong: 28
- Phụ lục 6: Tư liệu về Giáo dục- Văn học Phụ lục 7: Hình ảnh “không đẹp” khi tham quan Văn Miếu. Phụ lục 8: Nghệ thuật Phụ lục 9: 1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức theo chuyên đề Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Trình bày - Giải thích - Phân tích - Liên hệ được được nét chính được nguyên được tại sao ảnh hưởng của về tôn giáo, tín nhân Phật giáo 1070, nhà Lí PG, NG và các TƯ ngưỡng ở nước phát triển mạnh cho xây dựng tín ngưỡng dân TƯỞNG, ta (X-XIX) TK X-XIV. Văn Miếu. gian trong đời TÔN - Giải thích sống văn hóa, GIÁO được vì sao từ tinh thần người thời Lê sơ Nho Việt hiện nay. giáo giữ vị trí độc tôn. - Trình bày - Giải thích - Đánh giá được tình hình được thái độ của được những giáo dục khoa chính quyền PK hạn chế của GIÁO cử ở Việt Nam đối với giáo dục nền giáo dục DỤC thời phong qua các thời kì. Nho học. kiến. - Giải thích - Liên hệ vấn - Kể tên được được tác động đề giáo dục 29
- một số nhân của giáo dục đối hiện nay, từ đó vật tiêu biểu. với sự phát triển giáo dục kĩ Việt Nam thời năng sống cho PK. học sinh. - Trình bày - Giải thích - So sánh được Liên hệ văn được tình hình được đặc điểm những đặc học hiện đại VĂN văn học từ nổi bật của văn điểm nổi bật ngày nay. HỌC thếkỉ X-XIX. học qua các thời của văn học kì. Việt Nam giữa các thời kì. - Trình bày - Chứng minh Liên hệ hiểu được những được sự phong biết của mình nét chính về phú của nghệ về nghệ thuật ở kiến trúc, điêu thuật Việt Nam địa phương. NGHỆ khắc, âm nhạc, ở các thế kỉ X - THUẬT - Nhận xét sân khấu dân XIX. được đời sống gian thời VH nhân dân phong kiến. ta thời Lý, Trần, Lê. - Trình bày - Giải thích - Lập được - Đánh giá được những được nguyên bảng thống kê được vị trí, vai thành tựu cơ nhân các thành về các thành trò của các bản của khoa tựu KHKT ít tựu khoa học - thành tựu KHKT học - kĩ thuật. phát triển. kĩ thuật của KHKT thời - Phân tích được nhân dân ta (X- phong kiến đối ý nghĩa của XIX). với đời sống xã thành tựu hội ngày nay. KHKT 2. Câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học chủ đề. a. Mức độ nhận biết Câu 1. Nêu nét chính về tư tưởng, tôn giáo ở nước ta từ TK X đến đầu TK XIX. Câu 2. Trình bày tình hình giáo dục khoa cử ở Việt Nam thời kì này. Câu 3. Trình bày tình hình văn học Việt Nam từ thế kỉ X – XIX. Kể tên những tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì này. 30
- Câu 4. Kể tên một số lễ hội và các trò chơi dân gian của Việt Nam. Câu 5. Trình bày những thành tựu của KHKT nước ta từ thế kỉ X- XIX. b. Mức độ thông hiểu Câu 1. Vì sao Phật giáo phát triển mạnh ở các thế kỉ X - XIV ? Câu 2. Vì sao từ thời Lê sơ Nho giáo đã giữ vị trí độc tôn? Câu 3. Vì sao Kitô giáo bị chính quyền phong kiến hạn chế truyền bá và mở rộng ảnh hưởng ở nước ta? Câu 4. Tại sao nền giáo dục Nho học không tạo điều kiện phát triển kinh tế? Câu 5. Vì sao các thành tựu khoa học tự nhiên, kĩ thuật thời phong kiến ít phát triển? Câu 6. Giải thích ý nghĩa của thành tựu kĩ thuật nước ta ở các TK XVII-XIX. c. Mức độ vận dụng thấp Câu 1. Phân tích tại sao năm 1070, nhà Lí cho xây dựng Văn Miếu? Câu 2. So sánh những đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam giữa các thời kì: từ TK X đến TK XV và từ TK XVI đến TK XVIII, XIX. Câu 3. Chứng minh sự phong phú của nghệ thuật Việt Nam ở các thế kỉ X - XIX. Câu 4. Lập bảng thống kê về các thành tựu khoa học - kĩ thuật của nhân dân ta (X-XIX). d. Mức độ vận dụng cao Câu 1. Liên hệ ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo và các tín ngưỡng dân gian trong đời sống văn hóa – tinh thần người Việt hiện nay. Câu 2. Em đánh giá như thế nào về nền giáo dục Nho học ở Việt Nam thời phong kiến. Liên hệ với nền giáo dục hiện nay? Câu 3. Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân ta thời Lý, Trần, Lê? Câu 4. Hãy đánh giá vị trí, vai trò của các thành tựu KHKT thời phong kiến đối với đời sống xã hội ngày nay. 31
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. N.G. Đairi , Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào?, NXB Giáo Dục, Hà Nội,1973. 2. Nghị quyết TW Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ II khoá VIII. 3. Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình Lịch Sử Việt Nam , Nxb Giáo dục. 4. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (Chủ biên) (2000), Phương pháp dạy học Lịch sử, Nxb Giáo dục 5. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên) (1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 2, Nxb Giáo dục. 6.Internet. 32