SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) Lớp 10, ban cơ bản

docx 82 trang Hoàng Trang 15/05/2023 1733
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) Lớp 10, ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_tu_lieu_lich_su_theo_huong_phat_trien_nang_luc.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) Lớp 10, ban cơ bản

  1. Như đã biết, ngay từ khi nho giáo du nhập vào Việt nam chính chính giáo dục – khoa cử đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc truyền tải những nội dung của Nho giáo. Đến thời Lê sơ, khi Nho giáo trở thành quốc giáo thì các ông vua đầu thời Lê, đặc biệt Lê Thánh Tông đã xây dựng một hệ thống giáo dục – khoa của tương đối hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương . Nhà Mạc thay thế nhà Lê trong hoàn cảnh một bộ phận không nhỏ các sĩ phu quan liêu nhà Lê không ủng hộ và đang tìm cách chống lại, nhằm khôi phục vương triều cũ. Họ Mạc cũng hiểu rằng cơ sở nền tảng của xã hội và do đó sẽ là cơ sở của bộ máy cai trị chính quyền vương triều Mạc vẫn sẽ là dùng Nho giáo, sử dụng Nho giáo để nắm sĩ phu. Bên cạnh đó, tập đoàn Lê – Trịnh đang nổi lên ở phía Nam khiến nhà Mạc phải tìm mọi cách để tranh giành sĩ phu với nam triều. Bởi vậy, hàng năm nhà Mạc đã tiến hành đều đặn các kỳ thi tuyển chọn nhân tài. Trong suốt thời kỳ thống trị của nhà Mạc, không năm nào nhà Mạc không tổ chức thi cử. Ngay trong những năm có nhiều biến loạn, những năm nhà Mạc bị thất bại liên tiếp, triều đình nhà Mạc vẫn tổ chức các kỳ thi, năm 1592 quân Mạc bị thua lớn, quân Trịnh Tùng kéo vào tàn phá kinh thành, nhưng sau khi Trịnh Tùng rút quân thì mùa hạ năm ấy, Mạc Mậu Hợp lại mở khoa thi Hội. Nhà Mạc thường xuyên mở nhiều khoa thi, trước hết là nhằm xây dựng, đào tạo một tầng lớp sĩ phu quan liêu mới để cung cấp cho bộ máy thống trị. Trên tinh thần ấy, nhà Mạc ngay sau khi lên ngôi vua đã cho tổ chức kỳ thi hội đầu tiên vào năm 1529 Những trí thức phong kiến lớn, nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Giáp Hải đều đỗ trong các kỳ thi do nhà Mạc tổ chức”. (Trích trong: trong-su-nghiep-phat-trien-van-hoa-giao-duc) 2. Phật giáo “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa lập mà đã dựng 8 chùa ở Thiên Đức, lại sửa chùa quán ở các lộ, cấp độ diệp cho hơn 1000 người ở kinh sư làm tăng ” (Đại Việt Sử kí toàn thư, NXB Khoa học xã hội, Tập 1, tr.191) “Nhà Phật lấy họa phúc để cảm động lòng người, sao mà được người tin theo lâu bền như thế! Trên từ vương công, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật, bỏ đi rồi lại dựng lên, nát đi rồi lại sửa lại, lâu dài, chiêng trống chiếm đến nửa phần so với dân cư”. (Đại Việt Sử kí toàn thư, NXB Khoa học xã hội, Tập 1, tr.161) 3. Sự du nhập của đạo Thiên chúa vào Việt Nam 72
  2. “ Từ thế kỉ XVII, đạo Thiên chúa trở thành một tôn giáo mới tồn tại ở Việt Nam. Cũng như các tôn giáo khác, đạo Thiên chúa đưa vào cuộc sống tâm linh của người Việt một quan niệm mới về sự tôn thờ, về quan hệ giữa con người và vũ trụ, về lòng từ thiện, về sự cứu khổ Nhưng lại có nhiều quan điểm trái ngược với đạo lý của người Việt đương thời, đặc biệt là Nho giáo”. (Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, Tập 1, tr388) 4. Văn Miếu – Quốc Tử Giám “Một trong những di tích nổi tiếng của Văn Miếu –Quốc Tử Giám là 82 tấm bia Tiến sĩ, ghi họ tên, quê quán của 1307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi từ 1442- 1779 gồm 81 khoa triều Lê và 1 khoa triều Mạc. Bia Tiến sĩ khắc trên loại đá màu xanh, kích thước không đều nhau được trạm khắc hoa văn tinh xảo. Bia được đặt trên lưng rùa. Rùa là một trong bốn linh vật: Long, Ly, Qui, Phượng. Rùa sống lâu, có sức khỏe nên việc đặt bia Tiến sĩ trên lưng rùa đá thể hiện sự tôn trọng hiền tài và trường tồn mãi mãi. Ngày 9/3/2010, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã chính thức ghi danh 82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê và Mạc là di sản tư liệu thứ 2 của Việt Nam trở thành Di sản tư liệu thế giới trong chương trình “Ký ức thế giới , sau mộc bản triều Nguyễn. (Trích trong: Mieu Quoc Tu Giam – Nhung dieu can biet) 5. Tình hình giáo dục Việt nam thời phong kiến Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, nền giáo dục Đại Việt từng bước được xây dựng và phát triển. Giáo dục thi cử dần dần trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu cho triều đình. Năm 1070,vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành. Sang thời Trần, Hồ giáo dục thi cử tiếp tục phát triển và được quy định chặt chẽ hơn. Thời Lê sơ, đặc biệt thời Lê Thánh Tông, nhà nước quy định cứ 3 năm tổ chức kì thi Hội một lần để tuyển chọn tiến sĩ. Trong dân gian số người đi học ngày càng đông và số người đỗ đạt cũng tăng lên. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia tiến sĩ. Nhiều tri thức giỏi đãgóp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nối tiếp truyền thống giáo dục khoa cử của thời Lê, Vua Gia Long rất đề cao Nho học, ông cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở kinh thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học, có hạnh ra làm quan. Cũng trong năm này, Gia Long cho ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn định nhân viên giáo giới và chương trình học chế đồng thời tái lập lại các khoa thi ở các trấn. Ở mỗi trấn có một quan Đốc Học, một phó Đốc Học hay Trợ Giáo. Cứ tháng 10 hàng năm triều đình mở một kỳ thi. Theo thông lệ cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địa phương. Những người trúng cao ở 73
  3. khoa thi Hương gọi là cử nhân, trúng thấp gọi là tú tài. Năm sau ở Kinh đô mở khoa thi Hội tại bộ Lễ, những cử nhân năm trước khi ứng thí, nếu trúng cách thì được tiếp tục thi Đình ở trong điện nhà vua để lấy các bậc Tiến sĩ. 6. Văn học Việt nam thời phong kiến. Nhìn chung, văn học Việt Nam thời trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm Văn học chữ Hán bao gồm những sáng tác bằng chữ Hán của người Việt. Thành phần văn học này xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi. Về thể loại văn học chữ Hán chủ yếu tiếp thu các thể loại văn học từ Trung Quốc như chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ đường luật Dù là thơ hay văn xuôi, trữ tình hay tự sự, chính luận, ở loại hình nào văn học chữ Hán cũng có những thành tựu nghệ thuật to lớn. Văn học chữ Nôm bao gồm những sáng tác bằng chữ Nôm,ra đời muộn hơn văn học chữ Hán ( khoảng thế cuối thế kỉ XIII mới xuất hiện), tồn tại, phát triển đến hết thời kì trung đại. Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi. Trong Văn học chữ Nôm, chỉ Văn học chữ Nôm có một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ đường luật, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc viết theo thể song thất lục bát, truyện thơ viết theo thể lục bát, hát nói viết theo thể thơ khá tự do có kết hợp với âm nhạc, hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được dân tộc hóa phần nào như thơ đường luật thất ngôn xen lẫn lục ngôn. Văn học chữ Nôm có những thành tựu lớn ở tất cả các thể loại kể trên. (Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Sách Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, 2006, tr 104 -105) 7. Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm. Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì? Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung 74
  4. phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng? Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy; nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không? Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù. Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta”. (Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2004) 8. Nghệ thuật Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển. Nhiều chùa, tháp, kinh thành được xây dựng như chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ, chùa Bút Tháp, tháp Phổ Minh, tháp Báo Thiên, thành nhà Hồ, quần thể cung điện nhà vua ở Huế và các lăng tẩm, cột cờ Hà Nội Nhiều tác phẩm điêu khắc mang những họa tiết hoa văn độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong 75
  5. lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở, các bức phù điêu vẽ các cô tiên nữ vừa múa vừa đánh đàn, tượng Phật Bà Quan Âm nghìa mắt nghìn tay, các tượng La Hán Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng ra đời từ rất sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là nghệ thuật đặc sắc xuất hiện thời Lý và ngày càng phát triển. Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm,đàn tranh Ca múa được tổ chức trong các ngày lễ hội cùng với các làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như quan họ, hò, vè, si, lượn Từ thế kỉ XVI, cùng với văn học dan gian, một trào lưu văn học dân gian được hình thành. Trên các vì, kèo ở những ngôi đình làng, các nghệ nhân đã khắc lên những cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân như đi cày, đi bừa, đấu vật Năm 1993 quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Năm 2003 nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 9. Chùa Một Cột Chùa Một Cột được xây dựng năm 1049, tên chữ là chùa “Diên Hựu” nghĩa là “Phúc lành dài lâu”. Theo truyền tụng, sau khi vua Lý Thái Tông nằm mộng được Phật Bà dắt đi lên tòa sen ngự tọa, quần thần cho là điềm gở, xin vua cho xây dựng ngôi chùa như bông sen nở trên mặt nước để cầu phúc. Chùa được đặt trên một cột đá cao 20m giống như cái ngó sen, bên trên cột là ngôi chùa có hình một bông sen mọc trên mặt nước. Kết cấu kiến trúc gỗ của chùa là một hệ thống mộng giằng chồng chéo từ cột lớn đến sàn không chỉ tạo thế vững chắc, mà còn mang lại những nét đẹp như đường lượn của cánh sen, thiết lập sự hài hòa giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo. Cùng với ao hình vuông phía dưới, ngôi chùa vươn lên cái ý niệm cao cả: lòng nhân ái của Phật soi tỏ thế gian. 10. Khoa học kĩ thuật Khoa học - kĩ thuật nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX đạt được nhiều thành tựu có giá trị, có nhiều công trình khoa học ra đời như: Lịch sử có Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu thời Trần; Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư thời Lê sơ; Ô châu cận lục thời Mạc; Đại Việt thông sử, Thiên Nam ngữ lục thời Hậu Lê; Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thời Nguyễn. Về Địa lý có Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông, tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Về Quân sự có tác phẩm Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí huyền thư của Trần Quốc Tuấn; tập Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ. Về thiết chế chính trị có bộ Thiên Nam dư hạ của vua Lê Thánh Tông; về toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, lập thành toán pháp của Vũ Hưu; về y học có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác Về kĩ thuật, Hồ Nguyên Trừng thời Hồ đã chế tạo súng thần cơ và đóng thuyền chiến có lầu; đúc súng theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy của Đào Duy Từ; đặc biệt thời nhà Nguyễn đã đóng được tàu thủy chạy bằng máy 76
  6. hơi nước; thành nhà Hồ là một thành tựu kĩ thuật quan trọng và năm 2011 được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới. 11. Bia Vĩnh Lăng ( Lam Kinh – Thanh Hóa) “Năm Thuận Thiên thứ sáu, năm Quí Sửu tháng 8 nhuận ngày 22, Thái tổ Cao hoàng đế chầu trời. Cùng năm ấy, tháng 10 ngày 23, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Vua họ Lê, húy là Lợi, tằng tổ của vua Húy là Hối, người phủ Thanh Hóa. Một ngày kia đi chơi Lam Sơn thấy có đàn quạ bay lượn quanh ở dưới núi Lam như vẻ đông người tụ họp, cho rằng chỗ này là đất tốt, liền dời nhà đến ở đấy, được ba năm thì thành sản nghiệp. Con cháu ngày một đông, tôi tớ ngày một nhiều. Việc dựng nước mở đất thực gây nền từ đấy. Từ bấy giờ làm chủ một miền. Tổ của vua húy là Ðinh, nối dõi nghiệp nhà, theo chí người trước, bộ hạ có đến hàng nghìn người. Tổ mẫu của vua họ Nguyễn, rất có đức hạnh, sinh được hai con trai, con trưởng là Tùng, con thứ là Khoáng, tức là thân phụ của vua. Người vui vẻ, dễ dãi, hiền lành, thích làm thiện, mến đãi khách, đối với dân cõi láng giềng cũng coi như người một nhà, cho nên người ta chẳng ai là không cảm ơn mà phục nghĩa. Thân mẫu của vua họ Trịnh, húy là Thương, chăm đạo đàn bà, cửa nhà hòa vui, gia đạo thêm thịnh, sinh ba con trai, trưởng là Học, thứ là Trừ, út là vua. Người con trưởng được cha truyền nghiệp, không may chết non.Vua vâng thừa nghiệp của ông cha, một lòng kính cẩn. Tuy thời gặp loạn lớn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì giận giặc tàn bạo, càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết của nhà khoản đãi tân khách. Năm Mậu Tuất (1418) dấy hưng nghĩa binh đóng trên sông Lạc Thủy, trước sau hơn hai mươi trận, đều đặt mai phục, dùng kỳ binh, tránh mũi nhọn, thừa chỗ hư, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạng. Năm Bính Ngọ (1426) đánh ở Ninh Ðộng (tức Ninh Kiều và Tốt Ðộng) đại thắng liền tiến vây Ðông Ðô. Năm Ðinh Mùi (1427) giặc gửi viện binh. An Viễn hầu Liễu Thăng đem mười vạn quân do Quảng Tây tiến, Kiềm Quốc công Mộc Thạnh đem năm vạn quân do Vân Nam tiến. Một trận Chi Lăng, Liễu Thăng nộp đầu, chém quân giặc hơn mấy vạn tên, bắt sống bọn Hoàng Phúc, Thôi Tụ hơn ba trăm người và hơn vạn binh sĩ. Sắc mệnh và binh phù bắt được của Liễu Thăng gửi đến quân Vân Nam, Mộc Thạnh trông thấy nhân đêm chạy trốn, giặc bị chém đầu và bị bắt sống không biết bao nhiêu mà kể. Bấy giờ trấn thủ thành Ðông Quan là bọn Thành Sơn hầu Vương Thông trước đã cùng quân ta giảng hòa mà chưa xong, đến đây, xin thề ở trên sông Nhị, những thành trì trấn thủ các xứ đều mở cửa ra hàng. Những quân giặc bị bắt và những quân đầu hàng có đến mười vạn người, đều tha cho về cả. Ðường thủy thì cấp cho hơn năm trăm thuyền, đường bộ thì cấp cho lương ăn và ngựa; răn cấm quân sĩ (của ta) không được xâm phạm mảy may 77
  7. (đến quân giặc). Hai nước từ đấy giao hảo, Bắc Nam vô sự. Mường Lễ và Ai Lao dần vào bản đồ, Chiêm Thành và Chà-và vượt biển đến cống. Vua thức khuya dậy sớm sáu năm mà trong nước thịnh trị, đến nay băng. Thuận Thiên năm thứ sáu, Quí Sửu tháng 10 ngày tốt, Vĩnh Lộc đại phu nhập nội hành khiển tri tam quán sự, thần Nguyễn Trãi vâng soạn”. (Nguyễn Trãi toàn tập, Viện Sử học, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, VN, 1976) 12. Vua Quang Trung đánh tan quân xâm lược Thanh Nhận được tin quân Thanh sang xâm lược, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ quyết định làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến quân ra Bắc; trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân. Trên cơ sở nghiên cứu kĩ tình hình bố trí lực lượng của địch, Quang Trung chia quân thành 5 đạo: Đạo thứ nhất, là đạo quân chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, đánh thẳng vào các đồn lũy phía nam Thăng Long. Đạo thứ hai do Đô đốc Long chỉ huy đánh vào đồn Khương Thượng ( Đống Đa ). Đạo thứ ba do Đại đô đốc Bảo chỉ huy, tiến vào Đại Áng ( Hà Nội ), chuẩn bị tiêu diệt giặc ở đồn Ngọc Hồi. Đạo thứ tư do Đô đốc Tuyết chỉ huy, vượt biển tiến vào đóng ở Hải Dương, uy hiếp địch từ phía Đông. Đạo thứ năm do Đô đốc Lộc chỉ huy, theo đường biển tiến vào sông lục đầu, sẵn sàng đón đầu quân giặc. Sau khi hoàn thành kế hoạch tác chiến, vua Quang Trung quyết định cho toàn quân ăn Tết trước với lời hứa hẹn “đến ngày mồng 7 tháng giêng, vào Thăng Long sẽ làm lễ hạ nêu, mừng chiến thắng”. Đúng vào lúc giao thừa Tết Kỉ Dậu, lệnh xuất quân được ban ra trong không khí hồ hởi, quyết chiến, quyết thắng, vua Quang Trung đã đọc vang lời hiểu dụ: Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ Bằng cuộc hành quân bí mật và thần tốc, quân ta đã tiêu diệt gọn các đồn tiền tiêu của địch ở Gián Khẩu và Thanh Quyết, không một tên giặc nào chạy thoát. Trong thế bất ngờ của giặc, vào nửa đêm mông 3 Tết Kỉ Dậu, quân chủ lực của ta bao vây thành Hà Hồi ( Thường Tín – Hà Nội), cách trung tâm Thăng Long 20 km. Quang Trung cho bắc loa gọi hàng, đang say sưa trong giấc ngủ, nghe thấy tiếng loa của quân ta, quân Thanh hốt hoảng chỉ biết bó tay xin hàng. Đồn Hà Hồi bị diệt gọn. 78
  8. Quang Trung cho đóng quân tại đây và chuẩn bị cho trận chiến ở Ngọc Hồi. Đồn Ngọc Hồi là căn cứ then chốt trong hệ thống phòng ngự của địch, nằm án ngữ con đường thiên lý ( Đường số 1), cách Thăng Long khoảng 12 km ( thuộc Thanh Trì – Hà Nội ngày nay), đồn có khoảng 3 vạn quân đóng giữ, do phó tướng Hứa Thế Hanh chỉ huy. Hệ thống phòng ngự của đồn rất kiên cố, xung quanh cắm nhiều chông sắt, chôn nhiều địa lôi, trên mặt thành đặt nhiều đại bác. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, Quang Trung ra lệnh xuất quân. Mở đầu hơn 100 voi chiến của ta xông lên phía trước, tiếp theo là đội quân mang 20 tấm lá chắn khổng lồ bằng gỗ, quấn rơm, tẩm nước, cứ 10 người khênh một tấm đi trước bảo vệ cho bộ binh tiến theo sau.Trước cuộc tấn công như vũ bão của nghĩa quân, quân Thanh hoảng loạn, tháo chạy, bị tiêu diệt rất nhiều. Số còn lại chạy về kinh thành, gặp quân Tây Sơn án binh ở Văn Điển nên vội vàng chạy về Đầm Mực. Tại đây chúng bị đạo quân của Đô đốc Bảo đón đánh và tiêu diệt gọn Cùng thời gian này, đạo quân của Đô đốc Long chỉ huy, bất ngờ tập kích đồn Đống Đa, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Giặc hoảng loạn, chống cự yếu ớt, chủ tướng Sầm Nghi Đống tuyệt vọng, đã chạy lên gò Đống Đa thắt cổ tự tử. Thừa thắng, quân Tây Sơn xông thẳng vào kinh thành Thăng Long, tướng chỉ huy là Tôn Sĩ Nghị khiếp sợ, không kịp mặc áo giáp, ngựa không kịp thắng yên cương, chạy qua sông Hồng trốn về nước. Quân giặc thấy chủ tướng bỏ chạy như rắn mất đầu, cũng hoảng loạn, chen chúc nhau qua cầu phao chạy trốn. Cầu phao bị gãy, giặc rơi xuống sông chết nhiều không kể xiết. Trưa mồng 5 Tết, vua Quang Trung trong áo bào xạm khói súng, ngồi trên lưng voi, dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long trong niềm hân hoan chào đón của nhân dân. 13: Tư liệu hình ảnh Hình 1: Nho giáo Đạo giáo Phật giáo 79
  9. Hình 2: Nhà truyền giáo Alexandra de Rhodes Hình 3: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Hình 4: Bia tiến sĩ tại Hình 5: Lớp học thời Hình 6: Văn Miếu - Quốc Tử Giám Văn Miếu Quốc Tử Giám phong kiến tại kinh thành Huế Hình 7: Chùa Một Cột Hình 8: Chùa Thiên Mụ (Huế) Hình 9: Quần thể Cố đô Huế Hình 10: Tượng Phật bà Quan Âm Hình 11: Tượng La Hán chùa Tây Phương nghìn mắt nghìn tay 80
  10. Hình 12: Chiếu dời đô Hình 13: Hịch tướng sỹ - Trần Quốc Tuấn Hình 1: Nguyễn Trãi Hình 14: Nguyễn Bỉnh Khiêm Hình 15: Truyện Kiều – Nguyễn Du 81
  11. PHỤ LỤC 4 HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Kĩ thuật dạy học “KWLH” 2. Hoạt động nhóm 82