SKKN Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT cho học sinh trường THPT Con Cuông thông qua hoạt động TNST gắn với môn Ngữ văn

docx 61 trang Giang Anh 27/09/2024 610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT cho học sinh trường THPT Con Cuông thông qua hoạt động TNST gắn với môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_y_thuc_bao_ton_va_phat_huy_bsvhdt_cho_hoc_sinh.docx
  • pdfNguyen Thi Hien - Vi Thi Khanh Thuy - THPT Con Cuong - Ngu Van.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT cho học sinh trường THPT Con Cuông thông qua hoạt động TNST gắn với môn Ngữ văn

  1. Khá 10/38 26,4% Trung bình 4/38 10,5% Yếu, kém 0/38 0% - Điểm sản phẩm học tập theo nhóm Nhóm Điểm Nhận xét 1 9.5 - Hình thức đẹp, hấp dẫn, trình bày cô đọng, có cấu trúc rõ ràng, nêu được trọng tâm của các nội dung, có hình ảnh minh họa, minh chứng cho các nội dung. Đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau chuyến đi và có ý kiến đề xuất về việc tổ chức hoạt động TNST. 2 7.0 - Logic không rõ ràng, ít minh chứng, nội dung chưa phong phú. Chưa rút ra được bài học kinh nghiệm sau chuyến đi 3 8.0 - Hình thức đẹp, trình bày rõ ràng, nội dung đầy đủ. Đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau chuyến đi và có ý kiến đề xuất về việc tổ chức hoạt động TNST 4 9.0 - Hình thức đẹp, trình bày cô đọng, có cấu trúc rõ ràng, nêu được trọng tâm của các nội dung, có hình ảnh minh họa, minh chứng cho các nội dung. Đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau chuyến đi. Thông qua khảo sát ý kiến và chất lượng bài thu hoạch của HS, chúng tôi thấy rằng, các em đều rất hào hứng với hoạt động TNST gắn với môn Ngữ văn. Sau chuyến đi, các em đều thu nhận được thêm nhiều kiến thức, phát triển thêm nhiều năng lực và góp phần hình thành nên ở các em thái độ tích cực trước giá trị BSVHDT to lớn cần bảo tồn và phát huy của địa phương nơi các em học tập và sinh sống cũng như BSVH chung của dân tộc Việt Nam; làm cho các em thêm yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước. Rõ ràng, HĐTNST là hoạt động cần thiết không chỉ tạo hiệu quả cao khi gắn với môn Ngữ văn, mà chúng tôi tin chắc rằng nó cũng sẽ mang lại hiệu quả cao khi gắn với các môn học khác. 2.3.6.3. Đối chiếu kết quả nhận thức của lớp đối chứng Chúng tôi đã đồng thời yêu cầu HS lớp đối chứng 10A2 (không tham gia thực nghiệm) tự thu thập thông tin về các di tích lịch sử và các danh thắng nổi bật ở huyện Con Cuông (Thành Trà Lân, nhà cụ Vi Văn 47
  2. Khang, Cây đa Cồn Chùa, Thác Khe Kèm, VQG Pù Mát, làng nghề dệt thổ cẩm Làng Xiềng, kho tàng ngữ văn dân gian) để viết báo cáo cá nhân. Khi chấm điểm bài báo cáo ở lớp đối chứng, kết quả thu được như sau: Điểm Số lượng HS Tỷ lệ % Giỏi 4/39 10,2% Khá 9/39 23,1% Trung bình 20/39 51,3% Yếu, kém 6/39 15,4% Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng báo cáo của HS lớp thực nghiệm cao hơn HS lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các điểm sau: + Tỷ lệ HS có điểm yếu kém của lớp thực nghiệm là 0%, tỉ lệ điểm trung bình cũng thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng. + Tỷ lệ % HS đạt khá, giỏi của lớp thực nghiệm là cao hơn so với với lớp đối chứng. + Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm được nâng cao và luôn cao hơn so với lớp đối chứng. Từ kết quả trên có thể khẳng định rằng, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT thông qua việc tổ chức hoạt động TNST mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc không tổ chức hoạt động TNST. Hiệu quả mang lại cả về mặt năng lực lẫn thái độ, nhận thức của HS. Chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua việc GV tổ chức hoạt động TNST gắn với môn Ngữ văn đã có tác dụng lớn trong việc tạo hứng thú, sự chủ động, tích cực, trách nhiệm trong hoạt động học tập của HS. Như vậy, việc GV giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT thông qua việc tổ chức hoạt động TNST cho HS sẽ góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, đạt được các mục tiêu dạy học. 48
  3. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.1.1. Quá trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn cũng như tiến hành thực nghiệm đã được thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan, khoa học. Chúng tôi đã huy động được nhiều nguồn tư liệu, các thông tin cần thiết với tính pháp lí và độ tin cậy cao, kết hợp với các hoạt động gắn với thực tiễn để phục vụ cho để tài nghiên cứu của mình. 3.1.2. Ý nghĩa của đề tài Từ thực tiễn thực hiện đề tài này, chúng tôi thấy, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT thông qua tổ chức HĐTNST gắn với môn Ngữ văn đã mang lại hiệu quả rõ nét. Đây chính là một trong những con đường hiệu quả để giúp các em nắm kiến thức về BSVHDT một cách nhẹ nhàng mà đạt hiểu quả cao, từ đó hình thành ở các em thái độ, hành vi đúng đắn để bảo tồn và phát huy BSVHDT, mặc dù những hành động nêu trên có thể chưa to lớn nhưng cũng đã hình thành ở các em một tinh thần trách nhiệm trước những giá trị BSVHDT của quê hương, đất nước. Sau khi tham gia trải nghiệm, việc chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp tốt hơn, các em chịu khó sưu tầm tài liệu, tranh ảnh mà GV yêu cầu, giúp GV có sổ tư liệu giảng dạy rất phong phú. Các em cũng hợp tác với nhau hiệu quả hơn khi GV tổ chức hoạt động nhóm trong các bài học trên lớp. Khi đề tài này được triển khai sâu rộng, được áp dụng vào thực tiễn, nó sẽ tạo nên nhiều hiệu ứng tốt đẹp trong việc quảng bá về di sản văn hóa địa phương, văn hóa dân tộc. Đề tài góp phần khai thác tiềm năng du lịch của mỗi địa phương nói riêng và của cả đất nước nói chung. 3.1.3. Bài học kinh nghiệm Mặc dù trong khuôn khổ đề tài SKKN, qui mô thực nghiệm còn nhỏ nhưng dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm và qua quan sát, phân tích hoạt động của cả cô và trò theo tiến trình tổ chức hoạt động TNST gắn với môn Ngữ văn đã xây dựng, chúng tôi nhận thấy, việc thực nghiệm đã mang lại một số kết quả sau: - Năng lực, nhận thức và thái độ của HS có được là kết quả hoạt động của cả cô và trò chứ không phải sự áp đặt của GV đối với HS. Điều này làm cho HS rất hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động TNST. - So với lớp đối chứng, lớp thực nghiệm đã tham gia rất tích cực vào các hoạt động trải nghiệm. HS không chỉ trao đổi với GV hướng dẫn mà còn 49
  4. trao đổi với nhau làm cho tính thụ động mất dần, HS tự tin hơn trong việc tự nhận thức được vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy BSVHDT. HS cũng hợp tác rất chặt chẽ với nhau trong quá trình viết báo cáo nhóm sau khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, nâng cao hiệu quả của nhiệm vụ được giao. - Khả năng tư duy của HS cũng phát triển, giúp các em nhận thức được rằng, ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT không chỉ được hình thành thông qua các bài học trên lớp, mà còn được phát triển sâu sắc thông qua việc tham gia tích cực vào các hoạt động TNST, trong đó có các hoạt động TNST gắn với môn Ngữ văn. * Điều kiện để tổ chức hoạt động TNST mang lại hiệu quả cao: Về nội dung: Lựa chọn những nội dung trải nghiệm gắn với thực tiễn Phương tiện: Ngoài bút vở để ghi chép cần chuẩn bị máy quay phim hoặc chụp ảnh để thu thập hình ảnh, tư liệu cho quá trình thực nghiệm. Trình độ GV: GV cần trang bị tốt kiến thức và kĩ năng để tổ chức, hướng dẫn HS tiến hành các nhiệm vụ học tập đạt hiệu quả cao nhất. Thái độ HS: Phải tích cực, chủ động, hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. 3.2. Đề xuất và kiến nghị - Đối với GV trực tiếp giảng dạy ngữ văn ở các khối lớp cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT trong giảng dạy, xem đây là một nội dung không thể thiếu, là cần thiết, là đặc thù của bộ môn trong các tiết dạy có nội dung liên quan. - Với nhà trường: Tăng cường các hoạt động TNST cho HS. Hiện nay, nhà trường đã trang bị các phương tiện, thiết bị, đồ dùng tạo điều kiện tốt cho GV trong việc giảng dạy một cách trực quan nên cần khuyến khích GV tận dụng lợi thế này để phát huy hơn nữa trong việc giảng dạy, đặc biệt là việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT qua tranh ảnh, video - Với học sinh: Các em nhận thức sâu sắc ý nghĩa việc bảo tồn BSVHDT, từ đó, các em sẽ tuyên truyền, vận động bà con các dân tộc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, mỗi em trở thành các hướng dẫn viên tham gia quảng bá di sản văn hóa tới du khách bốn phương. - Với phụ huynh: Phụ huynh cùng chung tay hỗ trợ, đồng hành cùng tổ chức các hoạt động TNST với nhà trường. Xin cảm ơn và mong nhận được những ý kiến quý báu từ các đồng nghiệp! 50
  5. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Hình ảnh về hoạt động TNST đã được tổ chức ở trường THPT Con Cuông. Một số hình ảnh chụp từ video của các lớp tại buổi ngoài giờ lên lớp với chủ đề: Thanh niên với quê hương Con Cuông Thuyết minh về trang phục truyền thống của người Thái Sản phẩm của lớp 10D Sản phẩm của lớp 10A2 Thuyết minh về VQG Pù Mát - lớp 10C2 51
  6. Thuyết minh về ẩm thực truyền thống Thuyết minh về thác Khe Kèm dân tộc Thái Hoạt động câu lạc bộ Booktinoclub (câu lạc bộ sách) 52
  7. Phụ lục 2: Hình ảnh HS tham gia hoạt động TNST HS thắp hương ở Cây đa Cồn Chùa HS thắp hương nhà cụ Vi Văn Khang HS thăm Làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống – Bản Xiềng 53
  8. HS tham quan VQG Pù Mát HS tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng thiên nhiên – văn hóa mở thuộc VQG Pù Mát 54
  9. Một số hình ảnh gặp gỡ, giao lưu với nghệ nhân ưu tú Lê Hoàng 55
  10. Phụ lục 3: Sản phẩm TNST và hình ảnh HS hoạt động nhóm tạo sản phẩm TNST HS nhóm 3 thảo luận để viết báo cáo, thực hiện nhiệm vụ sau chuyến trải nghiệm Bài thu hoạch nhóm của học sinh Bài thu hoạch cá nhân của học sinh HS thuyết minh thác Khe Kèm - ảnh cắt từ video nhóm 1 56
  11. HS thuyết minh về ẩm thực truyền thống dân tộc Thái - ảnh cắt từ video nhóm 2 HS thuyết minh về trang phục truyền thống dân tộc Thái - ảnh cắt từ video nhóm 3 57
  12. HS thuyết minh về dấu tích lịch sử thành Trà Lân HS thuyết minh HHhhhhhhh HS thuyết minh về di tích lịch sử nhà cụ Vi Văn Khang 58
  13. HS thuyết minh về các di sản văn hóa 59
  14. HS vẽ kí họa nhà cụ Vi Văn Khang trong chuyến trải nghiệm HS vẽ kí họa thác Khe Kèm trong chuyến trải nghiệm 60
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông , Nxb Giáo dục. 2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo: Tổ chức hoạt động TNST cho HS phổ thông và mô hình trường phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương. 3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2015), Kỷ yếu hội thảo: Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động TNST trong trường trung học.Bộ giáo dục và Đào tạo (2015), Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể - Chương trình giáo dục phổ thông mới. 4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể. 5. Bộ giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông – Hoạt động trải nghiệm. 6. Nguyễn Thị Sen, Chuyên đề Hoạt động TNST môn Ngữ văn,Web Trường trung học cơ sở Nguyễn Biểu, 05/1/2018 7. ThS. Lê Khánh Tùng, Các dạng thức của hoạt động TNST trong dạy học Ngữ văn trung học phổ thông, Web Trường Đại học Huế 8. UBND huyện Con Cuông, Con Cuông, miền sinh thái và di sản (2000). Nxb Nghệ An 61