SKKN Lựa chọn hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức chương “Chất khí” Vật lí lớp 10 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lựa chọn hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức chương “Chất khí” Vật lí lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_lua_chon_he_thong_bai_tap_va_huong_dan_hoat_dong_giai_b.doc
- Mau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Lựa chọn hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức chương “Chất khí” Vật lí lớp 10 THPT
- Bài 1: a. Mục đích bài tập Vận dụng định luật Bôilơ- Mariôt b.Phương pháp giải bài tập * Giai đoạn 1: Tìm hiểu đề bài Xét lượng khí xác định có khối lượng không đổi có trong chai đựng chất lỏng khi chưa thoát ra ngoài. * Giai đoạn 2 : Phân tích hiện tượng Trong chai có hỗn hợp chất khí và chất lỏng. - Khi rót chất lỏng vào chai, thể tích khí trong chai giảm (do chất lỏng không bị nén, thể tích chất lỏng tăng, thể tích chai không đổi, coi như khí chưa thoát ra ngoài). - Giả sử rót chất lỏng từ từ, nhiệt độ khí trong chai không đổi. * Giai đoạn 3: Xây dựng lập luận - Áp dụng định luật Bôilơ-Mariôt ( pV = const) với khối khí trong chai có khối lượng và nhiệt độ không đổi, thể tích khí giảm => Áp suất khí tăng => Khó rót chất lỏng vào chai. Ta có thể diễn tả bằng sơ đồ luận giải sau: Khối khí trong chai có khối lượng và nhiệt độ không đổi Khi rót chất lỏng vào chai Áp suất khí Khó rót chất lỏng => Thể tích V khí giảm tăng vào chai Định luật Bôilơ- Mariôt: pV = const - Biện pháp: Để rót chất lỏng vào chai, ta làm những gân nổi dọc theo mặt ngoài cuống phễu làm cho khí trong chai có thể thoát ra ngoài một cách dễ dàng mà không cần nhấc phễu lên. c.Khó khăn đối với học sinh - Học sinh không tưởng tượng được phải xét lượng khí trong chai khi chưa thoát ra ngoài và lượng khí này có những đặc điểm gì về các thông số trạng thái để áp dụng định luật nào giải thích hiện tượng. - Học sinh không biết tác dụng của việc làm gân nổi dọc cuống phễu. d.Hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn - Xét lượng khí xác định có khối lượng không đổi khi chưa thoát ra ngoài. Khi rót từ từ chất lỏng vào chai, thể tích và nhiệt độ khí trong chai thay đổi như 23
- thế nào? - Với lượng khí xác định có khối lượng và nhiệt độ không đổi, mối liên hệ giữa áp suất và thể tích khí được biểu diễn bởi định luật nào? Từ đó dẫn đến áp suất khí thay đổi như thế nào khi rót chất lỏng vào chai? - Làm thế nào để rót chất lỏng được dễ dàng mà không cần nhấc phễu lên? Bài 2 : 1.Mục đích bài tập Củng cố định luật Bôi lơ- Mariôt. 2.Phương pháp giải bài tập a. Tóm tắt Cho V1 = VA = 2l, p1 = pA = 2atm VB = 8l, T = const Tính p2 = ? b. Xác lập các mối quan hệ cơ bản Xét khối khí có khối lượng và nhiệt độ không đổi. * Trạng thái 1: Lúc đầu khi khí ở bình A có thể tích VA, áp suất pA. * Trạng thái 2 (Khi hai bình thông nhau): - Thể tích: V2 = VA+ VB (1) - Áp suất: p2 Áp dụng định luật Bôi lơ- Mariôt cho khối khí này: p1V1 = p2V2 (2) c.Luận giải và giải bài tập VA (2) p2 pA (1) V1 Kết quả : p2 = .p1 = 0,4atm V1 V2 d. Kết quả và biện luận Vậy áp suất của khối khí sau khi hai bình được thông nhau là: p2 = 0,4atm. 3.Khó khăn đối với học sinh - Học sinh không biết áp dụng định luật nào để giải bài toán. 24
- - Học sinh không biết khi mở khóa ( trạng thái 2 ), thể tích của khối khí là thể tích của cả hai bình V2 = VA+ VB. 4.Hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn - Lượng khí ta xét là lượng khí nào? Lượng khí này có các thông số nào không đổi,thông số nào thay đổi? - Với lượng khí có khối lượng và nhiệt độ không đổi, ta sẽ áp dụng định luật nào của chất khí? - Khi mở khóa, thể tích của lượng khí này được xác định như thế nào? Bài 3 : 1.Mục đích bài tập - Vận dụng định luật Bôilơ – Mariôt - Khái niệm áp suất tĩnh và công thức xác định nó. 2. Phương pháp giải bài tập a.Tóm tắt Cho V2 = 1,5 V1; T = const; po = 75cmHg Tìm h = ? b. Xác lập các mối quan hệ cơ bản Xét khối khí trong bọt nước - Ở đáy hồ: + Thể tích: V1 h + Áp suất: p1 = po + (cmHg) (1) 13,6 - Ở mặt hồ: + Thể tích: V2 = 1,5V1 (2) + Áp suất: p2 = po (3) Nhiệt độ ở đáy hồ và trên mặt hồ là như nhau nên áp dụng định luật Bôilơ – Mariôt cho lượng khí xác định trong bọt khí ta có: p1V1 = p2V2 (4) c.Luận giải và giải bài tập (1) p1 h (2) V2 (4) (3) p2 h = 0,5.13,6.po = 510 (cmHg). d. Kết quả và biện luận Vậy độ sâu của đáy hồ là h = 5,1m 3.Khó khăn đối với học sinh 25
- - Học sinh khó khăn không biết xét lượng khí nào và lượng khí đó có đại lượng nào không đổi. - Học sinh không nhớ áp suất khí trong bọt khí khi nó ở đáy hồ bằng áp suất khí quyển cộng với áp suất do trọng lượng cột chất lỏng có độ cao h. - Học sinh không biết được ở mặt nước, áp suất của bọt khí bằng áp suất khí quyển. - Học sinh lúng túng khi đổi áp suất ra đơn vị cmHg. - Học sinh không nhớ điều kiện áp dụng định luật Bôilơ – Mariôt, chỉ nhớ điều kiện là nhiệt độ khí không đổi mà quên mất là khối lượng khí đó cũng phải không đổi. 4.Hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn - Ta xét lượng khí nào? Khi bọt khí nổi từ đáy hồ lên mặt hồ, đại lượng nào không đổi? Khi nhiệt độ khí không đổi, ta có thể áp dụng định luật nào của chất khí? Điều kiện áp dụng định luật Bôilơ – Mariôt là gì? - Tính áp suất của khí khi nó ở đáy hồ theo áp suất khí quyển và áp suất do trọng lượng cột chất lỏng gây nên theo đơn vị cmHg. -Ở mặt nước, áp suất của bọt khí là bao nhiêu? Bài 4 1.Mục đích bài tập Vận dụng định luật Bôilơ – Mariôt 2.Phương pháp giải bài tập a.Tóm tắt B A Cho VA = 4l ; pA = 1at VB = 1l ; pB = 2at Tìm p = ? khi mở khóa. b. Xác lập các mối quan hệ cơ bản Coi nhiệt độ khí là không đổi. * Khi chưa mở khóa: - Khí ở bình A có thể tích VA, áp suất pA. - Khí ở bình B có thể tích VB, áp suất pB. * Khi mở khóa: - Khí ở bình A có: + Thể tích V1 = VA + ΔV (1) + Áp suất p Áp dụng định luật Bôilơ – Mariôt cho khối khí ở bình A: pAVA = pV1 (2) 26
- - Khí ở bình B có: + Thể tích V2 = VB - ΔV (3) + Áp suất p Áp dụng định luật Bôilơ – Mariôt cho khối khí ở bình B: pBVB = pV2 (4) c. Luận giải và giải bài tập (1) V1 (2)+(4) p (3) V2 p V p V Kết quả : p = A A B B VA VB d. Kết quả và biện luận p V p V Áp suất của khí ở trong bình khi mở khóa là : p = A A B B . VA VB 3.Khó khăn đối với học sinh - Học sinh khó tưởng tượng được khi mở khóa, thể tích khí ở bình A tăng thêm một lượng ∆V thì thể tích khí ở bình B giảm một lượng ∆V. - Học sinh lúng túng khi xét định luật Bôilơ – Mariôt với khối khí ở mỗi bình khi mở khóa. - Học sinh không biết khi cân bằng(mở khóa), áp suất ở hai bình A,B là như nhau. 4.Hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn - Giả sử khi mở khóa K, khí ở bình A thay đổi thể tích một lượng ΔV. Khi đó khí bình B thay đổi một lượng thể tích là bao nhiêu? Hãy xác định thể tích khí ở mỗi bình khi có sự cân bằng? - Điều kiện áp dụng định luật Bôilơ – Mariôt là gì? Từng khối khí ở mỗi bình phải thỏa mãn điều kiện gì để áp dụng định luật Bôilơ – Mariôt? - Áp dụng định luật Bôilơ – Mariôt cho từng khối khí ở mỗi bình trước và sau khi mở khóa được diễn tả bằng mối quan hệ như thế nào? Bài 5 : 1.Mục đích bài tập Vận dụng, củng cố định luật Bôilơ – Mariôt 2.Phương pháp giải bài tập a.Tóm tắt 27
- Cho h p1 p2 p1 = n.p2 ; T = const Tính x =? x b. Xác lập các mối quan hệ cơ bản h Lúc đầu pittông được giữ cố định ở chính giữa bình. Do áp suất khí bên trái gấp n lần áp suất khí bên phải nên khi để pittông tự do, pittông sẽ dịch chuyển về phía bên phải, nơi có áp suất thấp hơn. Pittông sẽ dịch chuyển cho đến khi áp suất hai bên bình bằng nhau thì nó dừng lại. Gọi x là khoảng di chuyển sang bên phải của pittông, S là tiết diện pittông. Trong quá trình pittông dịch chuyển, lượng khí trong mỗi phía là không đổi, nhiệt độ khí cũng không đổi nên ta áp dụng định luật Bôilơ – Mariôt. * Với lượng khí ở bên trái: - Trạng thái đầu : + Áp suất: p1 h + Thể tích: V1 = . S (1) 2 - Trạng thái sau: + Áp suất: p1’ = p (2) h + Thể tích: V1’ = ( + x). S (3) 2 Áp dụng định luật Bôilơ – Mariôt: p1V1 = p1’V1’ (4) * Với lượng khí ở bên phải : - Trạng thái đầu : + Áp suất: p2 h + Thể tích: V2 = . S (5) 2 - Trạng thái sau: + Áp suất: p2’ = p (6) h + Thể tích: V2’ = ( - x). S 2 (7) Áp dụng định luật Bôilơ – Mariôt: p2V2 = p2’V2’ (8) c. Luận giải và giải bài tập (5) (1) V1 V2 (2) p ’ (4) p (6) p2’ 1 (8) x (7) V2’ (3) V1’ p2 28
- Kết quả x = h(n 1) 2(n 1) d. Kết quả và biện luận Khoảng dịch chuyển của pittông sang phải là: x = h(n 1) 2(n 1) 3.Khó khăn đối với học sinh - Học sinh không biết tại sao pittông dịch chuyển và nó di chuyển về phía nào? - Học sinh không biết với lượng khí trong bình không đổi, nhiệt độ không đổi thì áp dụng định luật nào. - Học sinh khó thấy mối quan hệ của thể tích khí ở hai bình liên hệ với áp suất khí khi pittông dịch chuyển. 4.Hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn - Áp suất phía bên trái gấp n lần áp suất phía bên phải thì khi để pittông tự do, pittông sẽ dịch chuyển như thế nào? Pittông sẽ di chuyển đến khi nào thì nó dừng lại? - Điều kiện để áp dụng định luật Bôilơ – Mariôt là gì? - Hãy áp dụng định luật Bôilơ – Mariôt cho từng lượng khí trong mỗi phía của bình? Xác định khoảng dịch chuyển x của pittông? Bài 6: 1.Mục đích bài tập Vận dụng định luật Saclơ cho khối khí có khối lượng và thể tích không đổi. 2.Phương pháp giải bài tập a. Tóm tắt o Cho t1 = 27 C; p1 = 0,6 at; p2 = 1,0 at Tìm t2 = ? T2 = ? b. Xác lập các mối quan hệ cơ bản Xét khối khí trong bóng đèn có khối lượng và thể tích không đổi. p p Áp dụng định luật Saclơ: 1 = 2 (1) T1 T2 T1 = t1 + 273 (2) T2 = t2 + 273 (3) c. Luận giải và giải bài tập (2) (1) T2 (3) t2 p1 p2 29
- p2 o T2 = .T1 = 500K hay t2 = 227 C. p1 c. Luận giải và giải bài tập (1) t o 2 Kết quả t2 = 227 C (2) d. Kết quả và biện luận o Vậy nhiệt độ khí khi bóng đèn cháy sáng là T2 = 500K(hay t2 = 227 C). 3.Khó khăn đối với học sinh - Học sinh không biết thể tích khí ở bóng đèn luôn không đổi. 4.Hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn - Trong quá trình áp suất tăng, thể tích của bóng đèn có thay đổi không? - Điều kiện áp dụng định luật Saclơ là gì? - Với một lượng khí có khối lượng không đổi, thể tích không đổi thì các thông số trạng thái liên hệ với nhau như thế nào? Hãy viết biểu thức diễn tả mối liên hệ đó? Bài 7: 1.Mục đích bài tập Vận dụng định luật Gay luy xac cho khối khí có khối lượng và áp suất không đổi. Hg 2.Phương pháp giải bài tập a.Tóm tắt 3 o o Cho V1 = 15cm ; t1 = 177 C; t2 = 27 C D = 13,6g/cm3 Tìm ∆m = ? b. Xác lập các mối quan hệ cơ bản Ở trạng thái đầu (cột thủy ngân nằm ngang), khí trong bình có các thông số trạng thái po,V1,T1. Khi làm lạnh khí ( nhiệt độ giảm) làm áp suất khí giảm. Do chênh lệch áp suất nên có một phần thủy ngân chảy vào ống và làm giảm thể tích khí. Thủy ngân sẽ không tràn vào khi áp suất khí lại là po. - Thể tích của thủy ngân chảy vào bình là V Thể tích khí ở trạng thái sau khi thủy ngân chảy vào là: V2 = V1 – V (1) - Vì p = const, áp dụng định luật Gay luy xac: V V 1 = 2 (2) T1 T2 T1 = t1 + 273 (3) T2 = t2 + 273 (4) 30
- Khối lượng thủy ngân chảy vào bình: m = D.V (5) c. Luận giải và giải bài tập (3) T1 m (4) T2 (2) V (5) (1) V2 V .(t t ) m = 1 1 2 .D = 68g t1 273 d. Kết quả và biện luận Vậy khối lượng thủy ngân đã chảy vào bình khi giảm nhiệt độ là: m = 68g. 3.Khó khăn đối với học sinh - Học sinh không biết nhiệt độ khí trong bình giảm thì áp suất khí giảm. Do có sự chênh lệch áp suất nên thủy ngân sẽ chảy vào bình làm cho áp suất khí thay đổi cho đến khi bằng áp suất khí quyển và giọt thủy ngân nằm cân bằng. - Học sinh không biết trạng thái trước và sau khi thủy ngân chảy vào bình của khối khí đều có áp suất bằng áp suất khí quyển(vì giọt thủy ngân nằm cân bằng). - Học sinh không nhớ điều kiện áp dụng định luật Gay luy xac là khối lượng và áp suất khí không đổi. - Học sinh không biết thể tích thủy ngân chảy vào bằng độ giảm thể tích của khí. 4.Hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn - Khi nhiệt độ khí trong bình giảm,áp suất khí trong ống tăng hay giảm? Khi có sự chênh lệch áp suất giữa áp suất khí trong ống và áp suất khí quyển bên ngoài thì có hiện tượng gì xảy ra? - Khi nào cột thủy ngân ở ống nằm ngang không chảy vào bình nữa ? Khi đó áp suất khí trong bình liên hệ với áp suất khí lúc đầu như thế nào? - Xét lượng khí trong ống, lượng khí này có những thông số nào không đổi? Điều kiện áp dụng định luật Gay luy xac là gì? - Thể tích thủy ngân chảy vào bình có mối liên hệ như thế nào với độ giảm thể tích khí trong ống? Bài 8: 1.Mục đích bài tập - Dựa vào đồ thị nhận biết các quá trình biến đổi trạng thái ( đẳng nhiệt, 31
- đẳng tích, đẳng áp) - Dựa vào các định luật chất khí, phương trình trạng thái tìm ra thông số trạng thái chưa biết - Vẽ đồ thị về sự biến đổi trạng thái theo các hệ tọa độ khác của chất khí. 2.Phương pháp giải bài tập a. Dựa vào đồ thị nhận biết các quá trình biến đổi trạng thái (đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp) * Mô tả các quá trình (Giai đoạn 1) p(atm) + Quá trình (1-2): quá trình đẳng nhiệt 2 3 3 (do (1-2) là đoạn thẳng song song trục 0p, T1 = T2) + Quá trình (2-3): quá trình đẳng áp 1 1 4 ( do (2-3) là đoạn thẳng song song trục 0T, p2 =p3) 0 300 T(K) + Quá trình (3-4): quá trình đẳng nhiệt ( do (3-4) là đoạn thẳng song song trục 0p, T3 = T4) + Quá trình (4-1): quá trình đẳng áp ( do (4-1) là đoạn thẳng song song trục 0T, p1 = p4) + Quá trình (1-3): quá trình đẳng tích ( do (1-3) là đoạn thẳng có phương qua gốc tọa độ 0 trong hệ tọa độ (p-T)) * Xác định các trạng thái chất khí Dựa vào dữ kiện đề bài, đồ thị ta có thể có các trạng thái của khối khí đang xét như sau: T.thái 1 T.thái 2 T.thái 3 T.thái 4 p1 = 1at p2 = 3at p3 = p2 = 3at p4 = p1 = 1at V1 = 10l V2 = ? V3 = V1 = 10l V4 = ? T1 = 300K T2 = T1 = 300K T3 = ? T4 = ? Tìm V2 = ?, T3 = ?, V4 = ?, T4 = ? + Nhiệt độ T3: Quá trình (1-3): quá trình đẳng tích V1 = V3 = 10l p p Áp dụng định luật Saclo : 1 = 3 (1) T1 T3 + Thể tích V2: Quá trình (1-2): quá trình đẳng nhiệt T1 = T2 = 300 K Áp dụng định luật Bôilơ- Mariôt : p2V2 = p1V1 (2) + Thể tích V4: 32
- Quá trình (3-4): quá trình đẳng nhiệt T3 = T4 (3) Áp dụng định luật Bôilơ-Mariôt : p3V3 = p4V4 (4) (1) T3 (3) T4 (2) V2 (4) V4 T1.p3 Thay số ta được: T3 = = 900K ; T4 = T3 = 900K p1 p1.V1 10 p3 .V3 V2 = = l ; V4 = = 30l p2 3 p4 c. Vẽ đồ thị về sự biến đổi trạng thái theo các hệ tọa độ khác của chất khí - Trong hệ tọa độ ( p,V): * Giai đoạn 2: + Vẽ đường đẳng không có trong đồ thị : Đường đẳng nhiệt (1-2). + Xác định được trạng thái (1) và( 2) ( p2 > p1) * Giai đoạn 3: + Từ (2) vẽ đường đẳng áp (2-3) + Từ (1) vẽ đường đẳng tích (1-3) + Giao điểm của hai đường (1-3) và(2-3) là trạng thái (3) + Từ (3) vẽ đường đẳng nhiệt (3- p(at) 4) 2 + Từ (1) vẽ đường đẳng áp (1-4) 3 + Giao điểm của hai đường (3-4) và (1-4) là trạng thái (4) 1 4 * Giai đoạn 4: + Hoàn thành chu trình 0 V(l ) - Trong hệ tọa độ (V,T): * Giai đoạn 2: + Vẽ đường đẳng không có trong đồ thị : Đường đẳng áp (2-3) Xác định trạng thái (2),(3) dựa vào T3 > T2 . * Giai đoạn 3: + Từ (2) vẽ đường đẳng nhiệt (1-2) + Từ (3) vẽ đường đẳng tích (1-3) 33
- + Giao điểm của hai đường (1-3) và (1-2) là trạng thái (1) + Từ (3) vẽ đường đẳng nhiệt (3-4) + Từ (1) vẽ đường đẳng áp (1-4) + Giao điểm của hai đường (3-4) và (1-4) là trạng thái (4) * Giai đoạn 4: V(l) + Hoàn thành chu trình 4 V1 1 3 2 0 T 3.Khó khăn đối với học sinh 1 T3 T(K) - Học sinh không biết quá trình (1-3) là quá trình đẳng tích. - Học sinh lúng túng khi vẽ các đường đẳng khi không có đại lượng ấy trên trục tọa độ. 4.Hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn - Hãy xác định rõ các thông số trạng thái của khối khí. - Tìm mối liên hệ giữa các trạng thái về một thông số nào đó ( không đổi). - Mối liên hệ giữa các thông số của các trạng thái với nhau được biểu diễn bởi phương trình nào? Bài 9: a.Mục đích bài tập - Dựa vào đồ thị xác định các quá trình biến đổi trạng thái. - Vận dụng định luật Saclơ b.Phương pháp giải bài tập * Giai đoạn 1 Trên đồ thị biểu diễn hai quá trình đẳng nhiệt ở hai nhiệt độ T 1 và T2 của khối khí. * Giai đoạn 3: - Ta vẽ một đường đẳng tích ứng với một thể tích V bất kì. - Đường đẳng tích này cắt hai đồ thị đẳng nhiệt tại hai điểm A và B ứng với các áp suất p1, p2. 34
- p p - Áp dụng định luật Saclơ cho quá trình đẳng tích : 1 = 2 T1 T2 p T2 T1 B p2 p1 A 0 V V Trên đồ thị ta có : p2 > p1 => T2 > T1. c.Khó khăn đối với học sinh - Học sinh không biết cách so sánh hai đại lượng T 1 và T2 khi chưa biết cụ thể giá trị của nó. d.Hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn - Để so sánh T1 và T2, ta có thể dựa vào việc so sánh hai đại lượng khác như áp suất của hai quá trình này nhưng cùng thể tích. Bài 10: 1.Mục đích bài tập - Dựa vào đồ thị nhận biết các quá trình biến đổi trạng thái ( đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp) - Vẽ đồ thị về sự biến đổi trạng thái theo các hệ tọa độ khác của chất khí. 2.Phương pháp giải bài tập a)* Giai đoạn 1: Các quá trình : - Quá trình (1-2): quá trình đẳng tích vì đồ thị (1-2) là đoạn thẳng có phương đi qua gốc tọa độ trong hệ tọa độ ( p-T), p tỉ lệ thuận với T. - Quá trình (2-3): quá trình đẳng áp vì đồ thị (2-3) là đoạn thẳng song song với trục 0T, p2 = p3 . - Quá trình (3-1): quá trình đẳng nhiệt vì đồ thị (3-1) là đoạn thẳng song song với trục 0p, T1 = T2 . * Giai đoạn 2,3,4: Đồ thị: Dựa vào phương pháp đã đưa ra và đồ thị của các đường đẳng đã cho, ta vẽ được đồ thị đã cho trong các hệ tọa độ khác như sau : p V p 3 2 1 2 V1,V2 3 2 p2,p3 3 p1 1 V3 1 0 T 0 T3 T2 T 0 V3 V1,V2 V 35
- b) Tương tự ta được * Các quá trình : 1->2: Đẳng áp; 2->3: Đẳng nhiệt; 3->4: Đẳng tích; 4->1: Đẳng nhiệt * Đồ thị: p p V 1 2 1 2 4 3 p1 V3,V4 3 3 2 4 4 1 0 V1 V4 V 0 T4,T1 T2,T3 T 0 T c) Tương tự ta được * Các quá trình : 1->2: Đẳng tích; 2->3: Đẳng áp; 3->4: Đẳng tích; 4->1: Đẳng áp * Đồ thị : V p p 1 2 3 2 V1,V2 p2,p3 2 1 p2 4 4 3 V3,V4 3 p1,p4 1 p3 4 0 T 0 T 0 T3 T4 T 3. Khó khăn đối với học sinh Học sinh không biết quá trình xác định các đường đẳng(đẳng áp, đẳng tích, đẳng nhiệt). Học sinh lúng túng khi vẽ các đường đẳng của đại lượng mà không có đại lượng ấy trong đồ thị. 4. Hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn Đồ thị của 3 đường đẳng( đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp) trong các hệ tọa độ (p-V),(p-T),(V-T) như thế nào? TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Hữu Tòng, Lí luận dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001. [2]. Bùi Quang Hân, Giải toán vật lí 10, Nhà xuất bản giáo dục,2005. [3]. Trần Trọng Hưng, 400 bài toán nâng cao vật lí 10, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội,2006. 36
- - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: + Sử dụng cho việc giảng dạy kiến thức chương “Chất khí” Vật lí 10 THPT. + Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập Vật lí của chương “Chất khí” Vật lí 10 THPT. 8. Những thông tin cần được bảo mật: KHÔNG 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Học sinh đã có kiến thức ở THCS về: Cấu tạo chất, thuyết động học phân tử chất khí, áp suất của chất khí, nhiệt độ tuyệt đối - Học sinh có kĩ năng tốt về toán học. . 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Giáo viên và học sinh có thêm một tài liệu tham khảo và lựa chọn mới, hiệu quả để giảng dạy và giải một số bài toán về chương “Chất khí” Vật lí 10 THPT - Giảm thời gian và các phép toán phức tạp, cách làm đơn giản, dễ nhớ và vận dụng. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Giáo viên có thêm một lựa chọn cho việc giảng dạy chương “Chất khí” Vật lí 10 THPT nhằm phát huy tối đa các năng lực của học sinh. 37
- - Học sinh có thể chinh phục được các bài tập trong chương “Chất khí” Vật lí 10 THPT, từ đó có thể phát huy tối đa các năng lực của bản thân và đạt được điểm tối đa của bài thi, bài kiểm tra. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 HỌC SINH LỚP 10A1 TRƯỜNG THPT MÔN VẬT LÍ 10 - – Năm học 2016 - 2017 NGUYỄN DUY THÌ THPT 2 HỌC SINH LỚP 10A1 TRƯỜNG THPT MÔN VẬT LÍ 10 - – Năm học 2017 - 2018 NGUYỄN DUY THÌ THPT 3 HỌC SINH LỚP 10A1 TRƯỜNG THPT MÔN VẬT LÍ 10 - – Năm học 2018 - 2019 QUANG HÀ THPT Bình xuyên, ngày tháng 2 năm 2019 Bình xuyên, ngày 18 tháng 2 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Hoàng Văn Chiến 38