SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các hoạt động ở trường Mầm non Hồng Thái Tây

doc 29 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các hoạt động ở trường Mầm non Hồng Thái Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_tich_hop_noi_dung_giao_duc_din.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các hoạt động ở trường Mầm non Hồng Thái Tây

  1. 14 Nhà trường đã khuyến khích đội ngũ CBCNV đi học vi tính để đưa công nghệ thông tin áp dụng vào dạy học đổi mới và khai thác qua mạng internet một cách tích cực, đến nay đã có 100% số CBCNV có chứng chỉ B tin học và 100% sử dụng thành thạo máy vi tính biết khai thác mạng, soạn giáo án điện tử. Trường đã áp dụng các phần mềm Nutrikisd để tính khẩu phần ăn cho trẻ được đảm bảo để chất dinh dưỡng, có khoa học, để nâng cao chất lượng và cải tiến công việc, các phần mềm đã giúp cho công việc của giáo viên dễ dàng và nhanh chóng hơn, giúp đời sống tinh thần và cảm xúc của trẻ phát triển hơn. 2.7. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục. *) Đối với công tác kiểm tra, đánh giá, chất lượng các hoạt động. Kiểm tra là một trong những chức năng quan trọng của người cán bộ quản lý. Kiểm tra vừa là điều tra xem xét kết quả của quá trình thực hiện công việc vừa để chuẩn bị đề ra những biện pháp mới, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên để kịp thời phát hiện những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn. Trong công tác quản lý nhà trường nếu thiếu kiểm tra chuyên môn thì việc chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn, sẽ mất đi một nội dung quan trọng. Mặt khác qua kiểm tra chuyên môn thì cán bộ quản lý tác động đến hành vi của giáo viên từ đó giáo viên sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu đáp ứng được yêu cầu chất lượng dạy và học ở trường mầm non. Vì vậy để nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ quản lý không được phép buông lỏng công tác kiểm tra. Để công tác kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất cán bộ quản lý cần đảm bảo: - Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của nhà trường trong năm học.
  2. 15 - Phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm, học kỳ, đi sâu vào kế hoạch của từng đợt kiểm tra, xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra. * Dự giờ hàng tháng, đánh giá xếp loại giáo viên trên các hoạt động: - Tôi lên kế hoạch hàng tháng đến từng lớp, dự giờ từng giáo viên khi thực tại nhóm lớp, để kịp thời phát hiện những điểm yếu của từng giáo viên. - Từ kết quả dự giờ thăm lớp của giáo viên đạt được tôi phân loại giáo viên theo mức: Tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt để có biện pháp cụ thể, nhằm bồi dưỡng cho giáo viên biết cách tích hợp so cho phù hợp nội dung tránh nội dung tích hợp quá nhiều. + Nếu giáo viên có nhiều giờ dạy khá, tốt, tôi có hình thức nêu gương trước tập thể động viên khích lệ họ. Mặt khác giúp giáo viên còn hạn chế chuyên môn tìm đến học hỏi kinh nghiệm của họ và giao cho giáo viên đó có trách nhiệm kèm cặp 1 đồng nghiệp của mình còn yếu và hàng tháng tôi trực tiếp kiểm tra xem sự tiến triển của đồng chí giáo viên đấy có tiến bộ không. + Đối với giáo viên có 1 số giờ đạt yêu cầu tôi có kế hoạch dự nhiều lần hơn, để họ luôn có hướng phấn đấu, tìm tòi sáng tạo để có được giờ dạy đạt chất lượng cao hơn. + Đối với nhóm giáo viên có giờ không đạt yêu cầu thì đề nghị giáo viên đó, xem xét lại qúa trình tự học tập của bản thân, nhắc nhở họ luôn có ý thức cố gắng hơn nữa, trong công tác giảng dạy. Đối với đối tượng này tôi cần có sự quan tâm hơn cả, dự nhiều lần cho họ rút kinh nghiệm một cách cụ thể, tỉ mỉ để giáo viên nhận ra những tồn tại của mình, từ đó dần dần khắc phục điểm yếu đó. Về hình thức kiểm tra: dự giờ có báo trước, đột xuất về các tiết dạy cũng như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. thể dục sáng Thời gian kiểm tra:Trong 1 tháng ít nhất mỗi giáo viên phải được dự ít nhất 1 giờ dạy hoặc một hoạt động, trong một học kỳ mỗi giáo viên phải được kiểm tra 4 đến 5 lần. Ngoài ra tôi còn kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhở giúp
  3. 16 đỡ giáo viên về chuyên môn và nắm bắt được phương pháp dạy đổi mới một cách nhanh nhất và kịp thời. Tổng số dự giờ các tiết dạy và hoạt động của giáo viên từ tháng 9 cho đến nay : riêng tổ 5 tuổi 45 tiết + Xếp loại tốt : 15 tiết + Xếp loại khá : 38 tiết + Xếp loại đạt yêu cầu: 2 tiết Có thể nói kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường. Để công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo dục cho giáo viên chúng tôi đã tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, nắm được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trên cơ sở kiểm tra phát huy những mặt tích cực và khắc phục những tồn tại. Song dù bất cứ dưới hình thức nào, thường xuyên hay đột xuất đều căn cứ trên tinh thần chung tất cả vì sự tiến bộ của đội ngũ giáo viên và vì sự phát triển của nhà trường. 2.8. Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Việc phụ huynh phối hợp với nhà trường trong công tác giao dục trẻ cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Ngay từ đầu năm học tôi chỉ đạo nội dung phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ như sau: Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của lớp. Phối kết hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của trường, lớp. Tham gia xây dựng cơ sở vật chất như lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Đóng góp mua sắm một số dụng cụ phục vụ cho trẻ ăn bán trú tại trường như bếp ga, nồi cơm ga, bình nóng lạnh
  4. 17 Hình thức phối hợp: Tổ chức họp phụ huynh định kỳ, trao đổi với giáo viên trong giờ đón trả trẻ, thông qua các đợt kiểm tra sức khoẻ cho trẻ, Thông qua các hội thi, ngày hội, ngày lễ, các phương tiện truyền thông đại chúng III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: a.Kết quả: Qua những kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện “Tích hợp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo nói chung và mẫu giáo 5 tuổi nói riêng thông qua các hoạt động” như trên, trường đã thu được kết quả như sau: * Giáo viên: - 100% giáo viên dạy lớp 5 tuổi đã vận dụng linh hoạt sáng tạo nội dung dinh dưỡng ở bài dạy. - Có 2/5 giáo viên dạy lớp 5 tuổi xếp loại tốt. - 3/5 giáo viên dạy lớp 5 tuổi xếp loại khá. * Đối với trẻ: - Số trẻ nhận biết và phân biệt 4 nhóm thực phẩm là 48 cháu, đạt 100%. - Số trẻ biết ích lợi của thực phẩm đối với sức khỏe con người là 48 cháu, đạt 100%. - Biết kể tên các loại thực phẩm và các thành phần dinh dưỡng của những món ăn đơn giản là 48 cháu, đạt 100%. - Có hành vi văn minh trong ăn uống là 48 cháu, đạt 100%. - Có hứng thú ăn trong các bữa ăn là 48 cháu, đạt 100%. - Các cháu có sức khỏe kênh nặng bình thường là 47 cháu, đạt 97.9%. Phụ huynh yên tâm cho trẻ đến trường nên trường vẫn duy trì được huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đat 100%. b.Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các hoạy động tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho mình trong chỉ đạo chuyên môn như sau :
  5. 18 -Tôi phải thường xuyên học tập tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nâng cao trách nhiệm của người quản lý . - Phối hợp với ban giám hiệu, phụ huynh, các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác giáo dục dinh dưỡng cho trẻ . - Xây dựng kế hoạch hành động về nâng cao chất lượng giáo dục theo chủ điểm phù hợp với thực tế địa phương . - Cùng với ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên soạn đúng bài, đủ theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, sưu tầm đồ dùng phù hợp với các tiết dạy và hoạt động . - Lựa chọn hình thức và phương pháp đổi mới phù hợp với từng độ tuổi . - Làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, chế độ ăn, khẩu phần thực đơn, cân khám sức khỏe định kỳ và theo dõi trên biểu đồ . - Tổ chức tham dự các hội thi tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng,VS ATTP. - Đối với giáo viên cần tích cực học tập nghiên cứu tài liệu, trau dồi kiến thức dạy bộ môn,sưu tầm đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học . - Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ giúp đỡ, đầu tư về cơ sở vật chất để phục vụ cho dạy và học. Kết hợp với phụ huynh bàn biện pháp tốt nhất để nuôi dưỡng trẻ có hiệu quả nhất . IV.KẾT LUẬN: Qua một năm nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã rút ra cho bản thân một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo giáo dục giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe vào chương trình giáo dục trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáo. Đây là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, như vậy sẽ tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng liên tục từ mẫu giáo đến học đường, tiến hành giáo dục dinh dưỡng sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe, biết lựa chọn một cách thông minh và tự giác trong ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho mình, công tác này còn triển khai rộng rãi tới các
  6. 19 bậc phụ huynh, các cấp lãnh đạo,chính quyền đoàn thể phối hợp tuyên truyền các nội dung về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non nói riêng và cộng đồng nói chung. Để làm tốt công tác dinh dưỡng này cần có các hình thức triển khai phù hợp với trẻ ở độ tuổi mầm non là tích hợp các nội dung giáo dục vào các chủ đề phù hợp. Trong quá trình nghiên cứu thực trạng tôi nhận thấy rằng. Nhận thức về dinh dưỡng của trẻ còn hạn chế. Nguyên nhân này hoàn toàn không thuộc về phía trẻ, không phải trẻ không có khả năng lĩnh hội những kiến thức, khă năng cơ bản và mở rộng về nội dung giáo dục dinh dưỡng mà do chúng ta chưa giúp trẻ ghi nhớ sâu sắc và mở rộng những kiến thức về dinh dưỡng. Chính vì vậy công việc nghiên cứu tìm tòi những biện pháp dạy học có hiệu quả để hỗ trợ phương pháp giáo dục cho trẻ là rất cần thiết và luôn luôn mới đối với những người tâm huyết với nghề, với trẻ. Một lần nữa chúng ta cần nhấn mạnh trong công tác giáo dục trẻ mầm non việc tích hợp dinh dưỡng thông qua mọi hoạt động cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là bước khởi đầu cho một con người có sức khỏe và trí tuệ. V: ĐỀ NGHỊ: Để chỉ đạo thực hiện giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non được tốt hơn tôi xin đề xuất một số ý kiến sau : * Đối với phòng giáo dục : Tôi rất mong các cấp lãnh đạo phòng giáo dục thường xuyên bồi dưỡng giáo viên, tổ chức các chuyên đề giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt về các phương pháp để học hỏi và áp dụng, cung cấp thêm các sách báo, tập san có liên quan đến dinh dưỡng. Cần tổ chức cho giáo viên thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở các trường chuẩn để bổ sung về các phương pháp, cách tổ chức cho trẻ tiếp cận về dinh dưỡng ở trường Mầm non .
  7. 20 Cần tạo điiều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học, như máy tính máy chiếu để trẻ tiếp cận nhận thức các vấn đề về dinh dưỡng được thuận lợi hơn. *Đối với địa phương : Hỗ trợ thêm về xây dựng CSVC như : hỗ trợ thêm kinh phí để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho các cháu học tập, ăn ngủ tại lớp được tốt. *Đối với trường Cần tổ chức các chuyên đề giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Xây dựng chương trình học tập phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. Giúp đỡ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với gia đình thống nhất phương pháp chăm sóc nuôi day trẻ đúng khoa học. Đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để chất lượng dạy và học ngày được nâng cao. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được áp dụng trong quá trình thực hiện ở Trường mầm non Hồng Thái Tây. Kính mong sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học, để bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm chỉ đạo tốt hơn nữa, trong quá trình chỉ đạo chuyên môn. Để đáp ứng với sự đổi mới của bậc học mầm non nói riêng và của ngành giáo dục nói chung. Hồng Thái Tây, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Người viết Nguyễn Thị Miền
  8. 21 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường Mầm non theo chủ đề (trẻ 5 -6 tuổi) - nhà xuất bản giáo dục. 2 .Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình CSGD trẻ 4 - 5 tuổi , 5 -6 tuổi - BGD&ĐT- Nhà xuất bản Hà Nội 3. Tài liệu bồi dưỡng GVMN (hè 2003- 2004 - 2007)BGD&ĐT-Vụ GDMN 4. Tài liệu BDTX cho GVMN chu kỳ II (2004 -2007 ) 5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II (2004- 2007) dành cho địa phương . Của sở GD& ĐT Quảng Ninh .
  9. 22 VII. MỤC LỤC: Nội dung Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Cơ sở lí luận 2 2. Cơ sở thực tiễn 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 1: Thực trạng 5 2. Các biện pháp thực hiện 7 2.1. Xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng 7 2.2. Bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên 8 2.3. Những biện pháp tổ chức dồi dưỡng giáo viên 9 2.4. Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề 12 2.5. Đầu tư đồ dùng dạy học 13 2.6. Chỉ đạo giáo viên tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy 13 2.7. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng CS-GD 14 2.8. Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc giáo dục 16 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17 IV.KẾT LUẬN 18 V. ĐỀ NGHỊ 19 VI. PHẦN PHỤ LỤC 21 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 VIII. MỤC LỤC 22
  10. 23 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Hồng Thái Tây, ngày 20 tháng 4 năm 2011 T/M HỘI ĐỒNG THI ĐUA CẤP TRƯỜNG HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
  11. 24 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG CSTĐ CẤP CƠ SỞ I. SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Nguyễn Thị Miền Ngày Tháng năm sinh: 17/07/1980 Quê quán: Hồng Thái Tây – Đông Triều – Quảng Ninh. Nơi thường trú: Thôn 2- Hồng Thái Tây - Đông Triều – Quảng Ninh, Đơn vị công tác: Trường mầm non Hồng Thái Tây, Trình độ chuyên môn: Đại học Giáo dục mầm non. Ngày vào Đảng: 03 tháng 11 năm 2004, chính thức 03 tháng 11 năm 2005 Nhiệm vụ được giao hiện nay: Phụ trách chuyên môn nuôi dưỡng * Quá trình công tác - Từ tháng 09 năm 1999 đến tháng 07 năm 2008 giáo viên trường mầm non Hồng Thái Tây. - Từ tháng 07 năm 2008 đến nay là phó hiệu trưởng trường mầm non Hồng Thái Tây. * Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ: - Thuận lợi: Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, Bản thân có trình độ, nhiệt tình trong công tác, phụ huynh phần nào đã nhận thức được tầm quan trọng của trẻ trong lứa tuổi mầm non.
  12. 25 - Khó khăn: Là trường miền núi điều kiện cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế của nhân dân nghèo, thu nhập thấp dẫn tới việc huy động trẻ còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt ở độ tuổi nhà trẻ và 4-5 tuổi. II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC * Về phẩm chất chính trị: Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lí luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh sự điều động phân công của tổ chức, có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. * Về phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo, có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác. Có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối sử hoà nhã với đồng nghiệp, sẵn sàng giúp đỡ, bảo về quyền và lợi ích chính đáng của đồng nghiệp, cộng đồng. Tận tuỵ với công việc thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của nhà trường, của ngành. Công bằng trong kiểm tra đánh giá đúng thực chất năng lực của giáo viên, thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên và nghiêm túc. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
  13. 26 Sống có lý tưởng có mục đích, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có lối sống lành mạnh, giản dị, yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh, tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở, tuyên truyền vận động gia đình, nhân dân và học sinh thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước . * Nhiệm vụ được giao. Được phân công phụ trách chuyên môn nuôi dưỡng của nhà trường, tôi không ngừng học hỏi và ý thức được nhiệm vụ của mình, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. * Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện chỉ thị nhiệm vụ năm học 2010-2011 của ngành giáo dục và kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của trường mầm non xã Hồng Thái Tây. Thực hiện tốt kế hoạch chuyên môn, đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Chăm sóc đảm bảo đủ chất lượng, khẩu phần ăn cho trẻ theo khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng cho trẻ. Về công tác chuyên môn : Là Hiệu Phó quản lý công tác chuyên môn, tôi luôn đề ra cho mình một nguyên tắc có hiệu quả nhất. Bản thân luôn tích cực học tập chính trị, đạo đức Hồ Chí Minh, học tập văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ qua các hình thức tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng do cấp trên, ngành tổ chức và bằng cách tự học, tự bồi dưỡng. Có ý thức trách nhiệm trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tham mưu với hiệu trưởng, địa phương làm tốt công tác phối hợp kết hợp giữa các đoàn thể trong nhà trường, thôn khu, ban ngành đoàn thể, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
  14. 27 Bản thân luôn rèn luyện, giữ gìn cho mình có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh. Tổ chức tốt các chuyên đề về dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm cho giáo viên thực hiện mô hình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Về công tác chuyên môn : Là Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn, tôi luôn đề ra cho mình một nguyên tắc có hiệu quả nhất. Bản thân luôn tích cực học tập chính trị, đạo đức Hồ Chí Minh, học tập văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ qua các con đường tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng do cấp trên, ngành tổ chức và bằng con đường tự học, tự bồi dưỡng. Có ý thức trách nhiệm trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tham mưu với hiệu trưởng, địa phương làm tốt công tác phối hợp kết hợp giữa các đoàn thể trong nhà trường, thôn khu, ban ngành đoàn thể, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Bản thân luôn rèn luyện, giữ gìn cho mình có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh. * Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng: 100% số trẻ đến lớp được ăn bán trú tại trường đạt 100 % kế hoạch đã đề ra. Được theo dõi theo dõi khám sức khoẻ định kỳ 2lần/năm, theo dõi cân nặng trên biểu đồ tăng trưởng 3tháng/lần, riêng với trẻ suy dinh dưỡng và béo phì 1tháng/ lần. Chỉ đạo tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin như sử dụng phần mềm Nutrikisd tính khẩu phần ăn cho trê được đảm bảo đủ khẩu phần dinh dưỡng, khai thác mạng có thêm thông tin phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Chỉ đạo tốt hội thi tuyên truyền dinh dưỡng về sinh an toàn thực phẩm. Chỉ đạo tốt việc thực hiện qui chế chuyên môn và nâng cao chất lượng mũi nhọn nhân điển hình để số giáo viên giỏi tăng lên
  15. 28 Kết quả đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên: giỏi: 11 Đ/c; Khá: 12 đ/c *Công tác xã hội hoá giáo dục Đây là việc làm rất quan trọng đối với công tác chăm sóc giáo dục nói chung và vô cùng quan trọng đối với trường mầm non Hồng Thái Tây nói riêng. Tôi luôn kết hợp với hiệu trưởng, các ban ngành đoàn thể, cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn xã. Trường luôn nhận được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành, nhất là sự ủng hộ nhiệt thành của đội ngũ phụ huynh học sinh, tạo nguồn kinh phí cho trường hoạt động như: Hội thi, chuyên đề tăng thêm nguồn thu tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. * Công tác khác Bản thân tôi luôn tích cực tham gia các hoạt động do ngành và các đoàn thể ở địa phương tổ chức đạt được những kết quả tốt. Thường xuyên làm tốt công tác tham mưu với hiệu trưởng, cấp ủy Đảng và các tổ chức khác có liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2010-1011. III. TỰ ĐÁNH GIÁ Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học Căn cứ vào kết quả đạt được trong năm đối chiếu với nhiệm vụ được giao tôi đã chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác chuyên môn trường mầm non Hồng Thái Tây và thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Trên đây là một số thành tích của bản thân tôi đã đạt được trong năm qua. Kính đề nghị hội đồng thi đua- khen thưởng các cấp tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. TRƯỜNG MN HỒNG THÁI TÂY Hồng Thái Tây, ngày 20 tháng 04 năm 2011 Xác nhận bản thành tích cá nhân Người viết
  16. 29 Nguyễn Thị Miền XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG TRIỀU