Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ cái

doc 8 trang binhlieuqn2 07/03/2022 12764
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tic.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ cái

  1. tôi luôn cố gắng tạo môi trường thật đẹp để cuốn hút trẻ . Ở lớp, tôi trang trí các góc chơi bằng chính các sản phẩm của cô và trẻ. Riêng góc học tập tôi luôn dành các mảng tường mở với bài tập sáng tạo, để cho trẻ được tự do làm các bài tập theo khả năng, sở thích của mình, tự tin phát âm, tô vẽ các chữ trẻ đã học, được ghi tên mình, vẽ các câu truyện theo trí tưởng tượng sáng tạo. Việc trang trí được tôi thực hiện theo chủ đề. Ví dụ: Góc học tập phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “Bé học chữ cái” và tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ đề. Với chủ đề “thế giới thực vật” thì tôi cắt xốp màu thành một cây to sau đó cho trẻ vẽ cắt dán hoặc sưu tầm hoạ báo tranh ảnh về các loại hoa, lá, hột hạt sau đó cho trẻ cắt các chữ cái h, k và cho tô màu, in chữ xếp theo chữ mẫu. Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” Tôi cho trẻ viết chữ, xếp chữ, gài chữ theo mẫu dưới các hình ảnh và chữ mẫu của cô về các con vật. Cho trẻ tìm chữ còn thiếu trong các từ, nối các từ dưới hình ảnh có sẵn, hoặc nối chữ cái theo yêu cầu có trong từ dưới hình ảnh có sẵn với các chữ cái in đậm. Và những hình ảnh đó, tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ đề. Không những ở góc “Bé học chữ cái” mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng và từ tương ứng, như hộp đựng hoa lá, rổ đựng hình. Hoặc dán xung quanh lớp các cụm từ như : Bút chì thông minh, bảng thời tiết, bé đến lớp, tên của trẻ, tất cả những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ, hoặc có những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động làm quen chữ cái trẻ học đến nhóm chữ cái gì tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để đựng đồ dùng phục vụ môn chữ cái đồ dùng của cô và trẻ như bút chì, bút màu, vở tập tô ngoài ra còn có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ đội có gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ cái rời, các chấm tròn để trẻ ghép chữ, lô tô. Các góc và các đồ dùng tôi đặt tên, lựa chọn cỡ chữ cho phù hợp với độ cao và vừa tầm nhìn của trẻ. Mỗi góc chơi đều có kí hiệu riêng của trẻ để trẻ vừa đễ nhận thấy vừa được làm quen chữ cái. Biện pháp 2: Dạy trẻ làm quen với chữ cái trên tiết học Để tiết học làm quen với chữ cái được thành công và trẻ hiểu bài, một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ làm quen với chữ cái là kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, tránh sự rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen với chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng chu đáo, nghiên cứu bài soạn kỹ lưỡng. Ví dụ: Với chủ đề “tết và mùa” tiết dạy làm que chữ cái l, m, n. Tôi cho trẻ sưu tầm các loại hoa khô, lá khô, các loại hột hạt, tên của các loại lá, hoa, hạt đó có chứa cữ cái l, m, n. Cô và trẻ sẽ cùng nhau phết màu cho các loại hoa, lá khô đó .Với cách sử dụng các đồ dùng đồ chơi gần gũi với trẻ như vậy tôi thấy rất hiệu quả trẻ rất hứng thú tham gia vào giờ hoạt động. Để tiết hoạt động làm quen chữ cái sinh động mà không gò bó, nhàm chán, tôi luôn tích hợp với các môn học khác và tạo tình huống để làm nổi bật trọng tâm của bài. Khi vào bài tôi thường dùng các thủ thuật như câu đố, bài hát, trò chơi để dẫn dắt trẻ vào hoạt động. Ví dụ: Làm quen với chữ cái g, y (chủ đề giao thông). Phần ổn định: Tôi cho trẻ hát bài “Đường em đi” cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát, hỏi trẻ về chủ đề giao thông, giới thiệu bài mới. Phần trọng tâm: Cô trẻ xem tranh minh họa cảnh ga tàu. Bên dưới bức tranh có từ “ga tàu”, cô phát âm từ “ga tàu” và phát âm từ “ga tàu”. Cho trẻ tìm chữ đã học trong từ “ga tàu” (a, t, u) sau đó cô giới thiệu chữ g và phát âm mẫu 3 lần. Cho cả lớp, tổ, cá nhân phát âm chữ g. Bây giờ các con hãy quan sát kỹ chữ cái g và cho cô biết con có nhận xét gì về chữ cái g. Cô tổng hợp ý kiến của trẻ và giải thích giúp trẻ hiểu rõ chữ cái g gồm có 2 nét, một nét cong kín ở bên trái và một nét móc ở bên phải. (Bật máy chiếu phân tích rõ từng nét). Cô giới thiệu chữ g in thường, chữ g in hoa, chữ g viết thường. Cho trẻ phát âm lại 3 loại chữ cái g. Tiếp theo tôi sẽ dùng câu đố về máy bay và cho trẻ giải câu đố. Khi trẻ trả lời đúng tôi sẽ cho xuất hiện hình ảnh máy bay trên máy tính và dưới hình ảnh có từ “máy bay”. Cô cho trẻ phát âm từ “máy bay” và đếm số lượng chữ cái có trong từ “máy bay”. Trẻ lên tìm những chữ cái đã học, cô đưa chữ “y” lên màn hình máy chiếu, cô phát âm chữ y 3 lần. Cho trẻ quan sát và nhận xét về chữ cái y. Cô nhắc lại: Chữ y gồm 2 nét: một nét xiên 3
  2. ngắn bên trái, một nét xiên dài bên phải. (Cho trẻ quan sát chữ cái trên màn hình và phân tích rõ từng nét). Cô giới thiệu 3 kiểu chữ cái y: Chữ y in thường, chữ y in hoa, chữ y viết thường và cho trẻ phát âm chữ cái y. Phần ôn luyện bằng hình thức tổ chức trò chơi. Trò chơi: “Chọn chữ theo yêu cầu” Ở trò chơi này cô sẽ nêu cấu tạo của chữ nào thì trẻ thật nhanh tay, nhanh mắt cho hcữ cái đó đưa lên và phát âm. Trò chơi: “Ai nhanh nhất”. Cô chuẩn bị nhiều hình ảnh phương tiện giao thông có chứa các chữ cái đã học, chia trẻ theo nhóm. Cô phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm, trong thời gian nhất định, nhóm nào tìm và dán đúng nhiều chữ cái nhất thì đội đó sẽ dành chiến thắng. Với những trò chơi này trẻ sẽ được ôn luyện lại các chữ cái vừa được học mà không bị gò bó, tạo không khí vui vẻ sôi nổi trẻ hứng khởi tham gia giờ hoạt động. Song song với việc làm quen với mặt chữ, tôi còn phải hướng trẻ cách cầm bút đúng, cách mở sách, cách tô sao cho đúng, tô trùng khít chữ như khi tô các con phải ngồi ngay ngắn lưng thẳng, đầu hơi cúi, cầm bút bằng tay phải cầm bằng ba ngón tay, mở sách từ từ nhẹ nhàng không làm rách, quăn mép sách. Biện pháp 3: Dạy trẻ làm quen với chữ cái bằng các trò chơi: Muốn trẻ hiểu bài nhanh nhớ lâu, thì trẻ phải được trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Tôi đã sưu tầm, sáng tác được một số trò chơi khi cho trẻ làm quen với chữ cái để trẻ tăng hứng thú, cũng cố kỹ năng cụ thể như sau: * Trò chơi: Gạch chân chữ cái đã học: Chuẩn bị: Các hình ảnh và bài thơ, từ dưới tranh. Cách chơi: Trong thời gian một bài hát đội nào gạch đúng chữ cái cô yêu cầu và gạch được nhiều chữ cái thì đội đó thắng cuộc. * Trò chơi: “Chọn chữ theo yêu cầu”. Cô phát âm, nói cấu tạo chữ hay cho chữ cái nào biến mất thì trẻ trọn chữ cái đó và phát âm. Với trò này có tác dụng luyện cho trẻ sự tinh nhanh, khả năng ghi nhớ và tư duy về cấu tạo chữ để nhặt chữ đúng và phát âm chuẩn. * Trò chơi “Côn trùng hái lá” Luật chơi: Trẻ hái đúng trong vòng 3 phút, đội nào hái được nhiều chiếc lá có chữ cái là đội thắng cuộc. Cách chơi: Trẻ đóng vai một số côn trùng chạy đến cây dùng miệng hái những chiếc lá có chữ cái theo yêu cầu của cô mang về đổ vào rổ của đội mình, đội nào hái được nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc. * Trò chơi: Vòng quay kỳ diệu, cô gắn thẻ chữ vào vòng quay như hình minh hoạ, cho trẻ lên quay khi kim chỉ vào chữ nào trẻ phát âm nói cấu tạo chữ đó. Việc tổ chức trò chơi làm quen với chữ cái phải theo một “chương trình” xuyên suốt, cô giáo là người dẫn chương trình kết hợp khéo léo các trò chơi, có khoảng thời gian cho trẻ thư giãn bằng các trò chơi linh động xen kẽ, để trẻ cảm thấy thoải mái, và tích cực tham gia. Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về cấu tạo chữ được làm quen. Cho nên với mỗi tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ. Biện pháp 4: Dạy trẻ làm quen với chữ cái dưới các hính thức khác. Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mẫu giáo “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học” ghi nhớ của trẻ không chủ định, trẻ nhanh nhớ nhưng nhanh quên. Do đó muốn nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái không 4
  3. dừng lại trên tiết học mà phải thường xuyên, tranh thủ ở mọi lúc mọi nơi, các hoạt động trong ngày để cho trẻ làm quen với chữ cái một cách hợp lý. *Cụ thể như: Giờ đón trẻ: Khi trẻ đến lớp, có thể cho trẻ tìm ảnh của mình gắn đúng vào tên của mình có trong bảng “Bé đến lớp, bé ở nhà” hoặc cho trẻ gắn ký hiệu vào bảng thời tiết: Ví dụ: Mưa thì phải gắn chữ m,nắng thì phải gắn chữ n Có thể cho trẻ luyện phát âm qua đọc thơ, đọc đồng dao như luyện phát âm chữ g cho trẻ đọc bài đồng dao “ Gánh gánh gồng gồng”. Giờ hoạt động góc: Các góc chơi đều có môi trường chữ, cô cho trẻ tự tìm hiểu như làm các bài tập gắn,viết và gài chữ theo mẫu. Như góc học tập trẻ gắn những chữ cái đã học và cùng phát âm. Giờ hoạt động ngoài trời: Cô cho trẻ xếp các hột, hạt, hòn sỏi thành các chữ đã học, hay dùng phấn viết lên sân những chữ đã học rồi cùng phát âm. Giờ ăn: Khi đến giờ ăn, tôi giới thiệu các món ăn và giải thích các món ăn như: Món cá gồm có hai chữ cái ghép lại đó là: Chữ c và a và dấu sắc. Cho trẻ nhận bát, thìa ký hiệu bằng các chữ cái. Giờ ngủ: Trước khi ngủ cô có thể ngâm thơ, kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ có thể phát triển lời nói. Giờ hoạt động chiều: Cô cho trẻ tô chữ in mờ, chữ in chữ rỗng và tìm cắt chữ trong hoạ báo dán thành sách làm bộ sưu tập. Hoạt động làm quen với chữ cái tương đối khô khan so với các hoạt động khác. Vì thế, để giúp trẻ hứng thú tham gia vào bài học với cô một cách tích cực, cô giáo là người xác định chủ đề, lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú, khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê trong tiết học. Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự khéo léo, linh hoạt, sáng tạo, ứng xử sư phạm của cô giáo trong một tiết dạy phải nhanh nhạy để mang lại sự chú ý cao cho trẻ. Cô giáo phải kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào chi tiết học làm quen chữ cái sao cho phù hợp với chủ đề chủ điểm. * Tích hợp môn âm nhạc: Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ, âm nhạc làm tâm hồn trẻ tươi vui, rộn ràng và hứng khởi .Vì vây tôi thường chọn những bài hát phù hợp với từng loại tiết và phù hợp từng chủ điểm. Ví dụ: Nhóm chữ o,ô,ơ chủ điểm trường mầm non, tôi cho trẻ hát và vận động bài “Vịt con học chữ ”hay “bài hát chữ o tròn”. Hay chủ đề “Thế giới động vật” cho trẻ hát bài: “Tôm cá cua thi tài” * Tích hợp văn học: Để tiết học lô rích và xuyên suốt, khi vào một tiết học làm quen học làm quen chữ cái, tôi thường tích hợp bộ môn văn học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. Đây là bộ môn mà Bộ giáo dục chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái. Khi tích hợp một câu chuyện hay một bài thơ, các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô sẽ cho trẻ làm quen. Ví dụ: Câu chuyện “Sự tích hồ gươm” cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa tranh “Rùa vàng” ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học. Hôm nay cô sẽ dạy các con cữ cái v và r. Hay cô có thể kể một câu truyện sáng tạo để lồng ghép. Ví dụ: Chủ đề “Nghề nghiệp” cô có thể kể câu truyện sáng tạo “ Ước mơ ” Có hai anh em ước mơ em thì lớn lên thích làm nghề “ Lái tàu ” còn anh thì thích làm nghề “Chữa bệnh” và cô cho trẻ quan sát tranh 2 nghề đó, gắn thẻ chữ rời và cho trẻ làm quen 2 chữ u và ư. Và các chữ cái khác cũng vậy, tôi thường sử dụng thơ ca hò vè câu đố đề gây hứng thú. Ví du: chữ V 5
  4. Quả gì tên gọi dịu êm Như dòng sữa mẹ nuôi em thuở nào? (Quả vú sữa) Thơ ca hò vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây sự hứng thú cho trẻ như bài “Gánh gánh gồng gồng” “Rềnh rềnh ràng ràng”, “vè con cua”, “ Cây đào” hay một số bài thơ cô tự sáng tác. * Tích hợp môn môi trường xung quanh. Một trong những bộ môn được tích hợp nhiều nhất là môn môi trường xung quanh. Muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có tranh ảnh, mô hình, vật thật có chứa các chữ cái mà cô sẽ cho trẻ làm quen. Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái i, t, c chủ đề “Thế giới động vật” Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ t qua từ “Con Tôm” trẻ được quan sát con Tôm và sẽ biết thêm về đặc điểm bên ngoài của con tôm, từ đó làm tăng thêm hứng thú cho trẻ . * Tích hợp bộ môn làm quen với toán: Với trẻ, học phải đi đôi với hành, khi kết hợp lồng ghép môn toán với tiết chữ cái tôi thường được đưa vào trò chơi như: “Thi đội nào nhanh” trẻ thi đua nhau gắn chữ, sau đó đếm số lượng và cùng kiểm tra kết quả đội nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy. Cô cùng trẻ đọc chữ cái và đếm xem gạch được bao nhiêu chữ cái. * Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ làm quen với chữ cái: Mục đích: Trẻ được làm quen và nhận biết, phát âm các chữ cái, được tham gia vào các trò chơi trên máy tính như sử dụng chuột bấm chuột di chuột để chọn chữ. Kết hợp với những âm thanh sống động kích thích trẻ tham gia vào hoạt động tốt nhất .Vì vậy khi tiếp cận với máy tính trẻ rất thích. Vì thế ngoài tiết dạy theo kiểu truyền thống, tôi còn sử dụng máy tính để soạn giáo án điện tử dạy cho trẻ.Tùy từng bài, tôi có thể sử dụng phần mềm giáo án điện tử đã có sẵn, nhưng có bài tôi không thể dùng được phần mềm có sẵn, mà tôi soạn giáo án điện tử bằng các cách như sau: Dùng máy chụp hình hoặc Scan hình ảnh từ ngoài vào dùng phần mềm Photoshop để cắt xén, chỉnh sửa. Tạo hiệu ứng cho các nhân vật cử động, lấy những hình ảnh sống động đưa vào chương trình Powerpoint để trình chiếu. Ví dụ: Khi dạy trẻ tiết chữ cái u, ư trong chủ đề nghề nghiệp. Tôi lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức sau đó kết hợp với phần mềm tin học đã được cài đặt sẵn trong máy cùng với khai thác tài liệu trên mạng Internet để lựa chọn hình ảnh, phong nền, kiểu chữ cho phù hợp với chủ đề và nội dung bài dạy. Xây dựng bài giảng điện tử bằng cách tạo ra các slie trình chiếu và kết hợp với hình ảnh, hiệu ứng âm thanh phù hợp với từng slie chiếu hình. Cho trẻ xem hình ảnh, chơi trò chơi tìm hình ảnh qua ô chữ để trẻ được ôn chữ cái đã học, sau khi mở hết ô chữ thì hình ảnh xuất hiện. Trẻ nhận xét tranh sau đó đọc từ dưới tranh cùng cô. Trẻ được tri giác chữ cái mới bằng hiệu ứng cho chữ xuất hiện. Phần luyện tập: Trẻ được cô giáo hướng dẫn theo nhóm sử dụng máy tính qua trò chơi, ghép nét chữ, tạo ra chữ cái và tìm chữ còn thiếu trong từ dưới tranh. Biện pháp 5: Giáo dục cá nhân trẻ và phối kết hợp với phụ huynh. Ở lứa tuổi mẫu giáo, việc giáo dục cá nhân là rất cần thiết, có tác dụng tích cực đến trẻ và đặc biệt là đối với tiết học làm quen với chữ cái, bởi vì trẻ có thuộc chữ cái trẻ mới có thể đọc và viết. Trong quá trình dạy trẻ làm quen với chữ cái tôi luôn tìm hiểu khả năng, đặc điểm tâm lý của từng trẻ. Từ đó xây dựng các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Trong lớp tôi có một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin vào bản thân, ít giơ tay phát biểu, nói nhỏ, trẻ thường ít cơ hội trả lời các câu hỏi của cô. Chính vì vậy tôi đã tìm ra biện pháp sau: 6
  5. Tôi thường xuyên gần gũi, quan tâm đến trẻ nhút nhát, đặc biệt trong giờ học tôi hay khen trẻ trước cả lớp mặc dù cháu làm chưa đúng lắm, động viên khích lệ trẻ khi trẻ gặp khó khăn trong học tập. Đầu tiên tôi cho trẻ những câu hỏi dễ, sau đó mức độ khó tăng dần, cho trẻ được nói nhiều hơn. Kết quả thu được: Trẻ mạnh dạn hơn, tích cực hơn khi tham gia vào các hoạt động làm quen với chữ cái và các hoạt động khác. Để làm tốt được công tác giảng dạy, đặc biệt là môn học làm quen với chữ cái đạt hiệu quả cao, thì tôi luôn phối kết hợp với phụ huynh. Ngoài giờ học trên lớp, các kiến thức kỹ năng về chữ cái phải được ôn luyện ở nhà. Vậy, làm thể nào để tuyên truyền với phụ huynh một cách thuyết phục, đạt kết quả cao, phối kết hợp thật tốt? Đây cũng là vấn đề không đơn giản trong công tác tuyên truyền với phụ huynh tôi đã thực hiện các biện pháp sau: Hằng ngày vào lúc đón trẻ, trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để phụ huynh biết, từ đó có kế hoạch kèm dạy thêm con em mình. Lên kế hoạch chương trình dạy, nội dung dạy dán vào bảng tuyên truyền ở ngoài cửa lớp để phụ huynh theo dõi và biết được tuần này học đến chữ gì để về ôn luyện cho con mình. Giới thiệu các loại sách vở để phụ huynh tham khảo về dạy thêm cho các cháu. Trao đổi với phụ huynh về những nhược điểm về cách phát âm, nhận mặt chữ, cách cầm bút, cách tô để phụ huynh nắm được. 3. Kết quả đạt được. Qua thời gian nghiên cứu áp dụng các biện pháp trên bản thân tôi đã gặt hái được những kết quả đáng phấn khởi. * Đối với trẻ: Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động làm quen với chữ cái. Từ chỗ trẻ chưa hứng thú khi tham gia vào giờ hoạt động làm quen chữ cái, đến nay trẻ đã hứng thú tham gia vào giờ hoạt động. Trẻ phát âm to rõ ràng hơn, nhận biết được các chữ cái mà trẻ đã học, trẻ biết cách cầm bút. Trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn làm cho không khí giờ hoạt động sôi nổi và hứng khởi hơn. - 90- 95% trẻ nhận biết và phân biệt được các chữ cái đã học. - 90- 95% trẻ sao chép lại được chữ cái đã học. - 90- 95% trẻ phát âm chuẩn, chính xác các chữ cái đã học. - 100% trẻ biết cách cầm bút. - 100% trẻ có kĩ năng sử dụng đồ dùng trong giờ hoạt động. * Đối với giáo viên: Tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái bản thân tôi đã nắm chắc hơn phương pháp, có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, quan trọng hơn là tôi đã giúp trẻ thực hiện được mong muốn của mình, đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động. Từ kết quả đạt được ở trên trẻ tôi đã tạo được lòng tin đối với các bậc phụ huynh. Có được những kết quả đó bản thân tôi đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trước hết bản thân phải xác định được nhiệm vụ của người giáo viên mầm non là: “Cô giáo như mẹ hiền”, tận tình chịu thương chịu khó. Nắm chắc mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ của từng độ tuổi để có những biện pháp giáo dục phù hợp. Hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức phương pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực hoạt động làm quen với chữ cái. Thường xuyên làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chuyên đề làm quen chữ cái cũng như các chuyên đề khác. 7
  6. Giáo viên tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, có thao tác sử dụng đồ dùng giảng dạy khoa học, sử dụng công nghệ thông tin linh hoạt thành thạo. Thiết kế tốt các giáo án điện tử, sáng tạo lồng ghép các nội dung giáo dục phù hợp và hấp dẫn với trẻ. Kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh, làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh hiểu và đồng tình với các kế hoạch của giáo viên đưa ra để cùng phối hợp thực hiện. Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, đặc điểm tình hình của trường, lớp để lựa chọn phương pháp giáo dục sao cho phù hợp. Tạo môi trường học tập an toàn, thân thiện cho các cháu hứng thú học tập. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh rất phấn khởi vì thấy con mình nhận biết, phát âm rõ ràng và tô được các chữ cái đã học. Hầu hết phụ huynh đã tin tưởng, tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên bằng cách hỗ trợ nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi và nhất trí với kế hoạch giáo dục của giáo viên và nhà trường. III. KẾT LUẬN: 1. Ý nghĩa. Việc cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen với chữ cái là một trong những nội dung trọng tâm trong chương trình giáo dục mầm non, phát triển ngôn ngữ góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, làm tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào trường tiểu học. Từ thực tế của lớp tôi phụ trách, với những khó khăn mà tôi đã nổ lực phấn đấu, tìm ra một số biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và trong việc lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động làm quen với chữ cái nói riêng. Như vậy, chúng ta cần phải biết phối kết hợp rộng rãi và chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để chăm sóc giáo dục trẻ. Mỗi giáo viên mầm non phải thật sự nhiệt tình say mê với công việc, có tấm lòng yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng giữa các trẻ. Hy vọng rằng chúng ta sẽ có một “thế hệ tương lai mai sau đầy triển vọng”. 2. Kiến nghị đề xuất: Đối với tổ chuyên môn: Cần tổ chức thêm nhiều hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nhiều giờ dạy về chuyên đề làm quen chữ cái hơn nữa để giáo viên trong trường cùng học hỏi lẫn nhau, đúc rút thêm kinh nghiệm, góp phần cho công tác dạy học được tốt hơn. Đối với nhà trường: Tôi kiến nghị mua sắm và hỗ trợ thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen chữ cái, để giáo viên có đồ dùng dạy học phong phú hơn, làm cho giờ hoạt động hấp dẫn hơn. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, bản sáng kiến khó tránh khỏi một số hạn chế. Vì vậy tôi rất mong được sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học nhà trường, hội đồng khoa học phòng giáo dục để tôi tiếp tục rèn luyện điều chỉnh góp phần vào việc chăm sóc giáo dục các cháu đạt kết quả tốt nhất./. 8