SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học Phổ thông từ hiện tượng cuồng thần tượng

docx 54 trang Giang Anh 26/09/2024 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học Phổ thông từ hiện tượng cuồng thần tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_tru.docx
  • pdfNGÔ THỊ HẬU- THPT NAM YÊN THÀNH-SKKN KỸ NĂNG SỐNG.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học Phổ thông từ hiện tượng cuồng thần tượng

  1. PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Một nền giáo dục hợp lý, nhân bản và hiệu quả là một nền giáo dục định hướng được cho giới trẻ tìm được những mẫu hình thần tượng đích thực có khả năng dìu dắt, chỉ lối, dẫn đường, đồng thời động viên, khuyến khích họ trên từng bước con đường gập ghềnh của tuổi trẻ vốn còn nhiều nông nổi và khờ dại. Vì vậy việc tìm hiểu văn hóa thần tượng và hiện tượng cuồng thần tượng của học sinh để định hướng hình thành nên những kĩ năng sống là việc làm ý nghĩa tích cực, thiết thực trong cuộc sống. Trên cơ sở triển khai nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thu nhận được những hiệu quả tích cực từ phía các bạn học sinh. Chúng tôi nhận thấy, từ việc thần tượng những cá nhân có những thành tựu nổi tiếng, các bạn học sinh đã rèn luyện được cho bản thân rất nhiều kĩ năng sống có ích cho cuộc sống hiện đại, giúp các bạn ấy có thể thành công hơn khi hòa nhập vào xã hội rộng lớn. Trên đây là những biện pháp mà chúng tôi đã sử dụng và thấy được hiệu quả thiết thực trong quá trình áp dụng giáo dục tâm lý và hành vi của học sinh tại đơn vị mình. Đề tài đã được các bạn học sinh đón nhận và ủng hộ nồng nhiệt bởi tính thiết thực và gần gũi của nó. 2. Kiến nghị - Các tổ chức Đoàn Thanh niên, nhà trường tạo điều kiện để cho các bạn học sinh có những sân chơi bổ ích để các bạn có cơ hội vận dụng các kĩ năng đã rèn luyện vào trong những tình huống thực tiễn - Gia đình, xã hội cần có cách nhìn đúng đắn về tình cảm của các bạn học sinh đối với thần tượng của mình. Từ đó có định hướng đúng đắn và phát huy những tác động tích cực của văn hóa thần tượng đối với hành vi, thái độ của các bạn học sinh. 47
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Vũ Dũng (chủ biên), Từ điển tâm lý học, NXB khoa học xã hội, 2000 [2]. Nguyễn Võ Kỳ Anh (1998), Giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục sức khỏe cho học sinh, Cục xuất bản Bộ văn hóa, Hà Nội [3]. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống, NXB Đại học Sư phạm. [4]. Nguyễn Kim Dung (2010), Những kĩ năng học tập cần thiết, Viện nghiên cứu giáo dục, trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh [5]. Trần Thị Lan Hương (biên dịch) (2008), Tìm hiểu thế giới tâm lý của lứa tuổi vị thành niên, NXB Phụ nữ, Tp. Hồ Chí Minh [6]. Bùi Văn Trực (2011), Tuyển tập bài giảng kĩ năng sống cho thiếu niên, tập 1, NXB Văn hóa-Thông tin [7]. Bùi Văn Trực (2011), Tuyển tập ngụ ngôn giáo dục kĩ năng sống, tập 1, NXB Văn hóa-Thông tin [8]. Bùi Văn Trực, Phạm Thế Hưng (2011), Phương pháp giảng dạy kĩ năng sống, tập 1, NXB Văn hóa-Thông tin [9]. Bùi Văn Trực (2012), Tuyển tập bài giảng kĩ năng sống cho thiếu nhi, tập 1, NXB Văn hóa-Thông tin [10]. Trí Việt, Quốc Hùng (biên dịch) (2007), Giáo dục nhân cách thanh thiếu niên, NXB Hà Nội [11]. Lại Thế Luyện, Rèn luyện kĩ năng sống- Kĩ năng giao tiếp, NXB Tổng hợp TP HCM, 2016 [12]. Nguyễn Thị Oanh, Tư vấn tâm lý học đường, NXB Trẻ, tái bản 03/06/2006 [13]. Nhiều tác giả, Tủ sách kĩ năng sống dành cho học sinh, NXB Đại học sư phạm, 7/2016. Website: huynh-nen-quan-tam 494/trong-nha-truong-pho-thong-trich-c8361-1987.aspx tien-mua-ve-xem-son-tung-m-tp-dien-102051 em-di-xem-suju-bieu-dien.25205/ 48
  3. PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG Câu 1: Bạn thường tìm kiếm thông tin gì về thần tượng? A. Đời tư D. Thành tích đạt được B.Về lịch trình hoạt động E. Ý kiến khác: C. Phong cách thời trang Câu 2: Thần tượng của bạn thuộc nhóm nào sau đây? A. Người trong gia đình/gần gũi với bạn B. Ca sĩ, nhóm nhạc, diễn viên C. Cầu thủ bóng đá, vận động viên thể thao D. Nhà khoa học, tỷ phú E. Đối tượng khác (cụ thể: ) Câu 3: Bạn thích điểm nào ở thần tượng của mình? A. Ngoại hình đẹp, ăn mặc thời trang. B. Tài năng, thành đạt C. Có phong cách ngầu, bốc lửa D. Có nhiều người thần tượng người ấy E. Lối sống, nhân cách cao đẹp F. Ý kiến khác: Câu 4: Tạo sao bạn lại thần tượng người đó? A.Để lấp đầy sự trống trải, thiếu vắng về tình cảm. B. Nhu cầu “bắt chước”, noi gương ai đó, đặc biệt những người trẻ, đẹp, lứa tuổi gần với mình. C.Để phát triển mối quan hệ xã hội, có thêm bạn bè. D. Để theo kịp trào lưu, bạn bè ai cũng có thần tượng nên mình cũng phải vậy. E. Thần tượng thường là những người nổi tiếng và thành công nên có cảm giác mình cũng được “hưởng ké” của người đó. F. Ý kiến khác: Câu 5: Bạn mong muốn điều gì khi được gặp thần tượng? A. Nắm tay, ôm hôn thần tượng D. Được thần tượng nhận quà B. Chụp ảnh cùng thần tượng E. Ý kiến khác: C. Xin chữ kí thần tượng 49
  4. Câu 6: Khi thần tượng người đó, tâm trạng của bạn như thế nào? A. Lúc nào cũng nghĩ về thần tượng, coi thần tượng như người yêu B. Vui vẻ, hứng khởi, khoe với mọi người về thần tượng của mình C. Khát khao được ở gần thần tượng; vui, buồn với niềm vui, nỗi buồn của thần tượng D. Đau khổ vì không gặp được thần tượng, thất vọng vì thần tượng có người yêu. E. Ý kiến khác: Câu 7: Những việc làm nào bạn đã làm khi có thần tượng? A. Tham gia fan club, mua đồ dùng, quần áo, thay đổi kiểu tóc để giống thần tượng B. Treo ảnh, poster của thần tượng khắp mọi nơi C. Tìm mọi cách để có tiền đi gặp thần tượng D. Sống chết vì thần tượng, bảo vệ thần tượng trong mọi tình huống E. Ý kiến khác: Câu 8: Thần tượng đã có tác động như thế nào đối với bạn? A. Tác động đến phong cách thời trang B. Tác động đến suy nghĩ, cảm xúc C. Tác động đến tư tưởng, lối sống D. Tác động đến việc định hướng nghề nghiệp tương lai E. Ý kiến khác: Câu 9: Khi nghe một người khác đánh giá không hay về thần tượng của mình, bạn sẽ phản ứng như thế nào? A. Tiếp thu những ý kiến đúng, bình tĩnh giải thích điều không đúng B. Gay gắt phản đối C. Đưa ra những lý lẽ để bảo vệ thần tượng của mình D. Nghỉ chơi với người bạn đó, một lòng hướng về thần tượng E. Ý kiến khác: Câu 10: Thần tượng của bạn có gu thời trang như thế nào? A. Lịch lãm, sang trọng D. Sành điệu, thời thượng B. Sexy, bốc lửa E. Kỳ dị, khác lạ C. Đơn giản, gần gũi 50
  5. PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA SAU HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Câu 1: Bạn thường tìm kiếm thông tin gì về thần tượng? A. Đời tư C. Hình ảnh, video B.Về lịch trình hoạt động D. Tất cả mọi thứ Câu 2: Thần tượng của bạn thuộc nhóm nào sau đây? A. Người trong gia đình/gần gũi với bạn B. Ca sĩ, nhóm nhạc, diễn viên C. Cầu thủ bóng đá, vận động viên thể thao D. Nhà khoa học, tỷ phú E. Đối tượng khác (cụ thể: ) Câu 3: Khi tìm kiếm thông tin về thần tượng, bạn cần chú ý điều gì? A. Sàng lọc thông tin một cách cẩn thận B. Tìm thông tin từ những nguồn chính thống, đáng tin cậy. C. Không cần sàng lọc mà tin tưởng tất cả thông tin thu thập được D. Tin tưởng rằng thông tin nhiều người chia sẻ là thông tin đúng. Câu 4: Học hỏi phong cách thời trang của thần tượng như thế nào thì hợp lý? A. Bắt chước nguyên xi trang phục, kiểu tóc của thần tượng. B. Tham khảo có chọn lọc phong cách thời trang của thần tượng sao cho phù hợp với với thực tế cuộc sống của bản thân. C. Thần tượng đổi sang style nào thì mình cũng đổi sang style đó. D. Học được cách phối đồ phù hợp. Câu 5: Khi tham gia vào fan club, bạn rèn luyện được gì cho bản thân? A.Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm một cách khoa học. B.Kĩ năng làm việc độc lập. C. Làm việc theo hiệu ứng đám đông. D. Làm việc dưới sự chỉ đạo của người khác, bảo gì nghe nấy. Câu 6: Bạn học hỏi được đức tính nào thần tượng? A. Có ý chí kiên cường, vượt qua mọi thử thách để đạt được thành công. B. Chỉ cần tạo scandal là được nổi tiếng. C. Có ước mơ, hoài bão, đam mê; dám theo đuổi đam mê. D. Sống dựa vào người khác. 51
  6. Câu 7: Nếu có người nói xấu, chê bai thần tượng của bạn, bạn sẽ phản ứng như thế nào? A. Phản ứng gay gắt đáp trả người đó. B. Tìm đủ mọi cách để khẳng định thần tượng của mình không xấu. C. Giải thích nhẹ nhàng cho người đó hiểu. D. Thừa nhận điểm không đẹp của thần tượng và không mắc phải sai lầm giống thần tượng. Câu 8: Khi thần tượng của mình bị nói xấu trên mạng xã hội, bạn sẽ làm gì? A. Kêu gọi fan club tấn công vào trang cá nhân của người nói xấu. B. Chửi bới, lăng mạ người đó trên mạng xã hội. C. Tìm mọi cách để có tiền đi gặp thần tượng D. Giải thích cho người đó hiểu về thần tượng của mình. E. Nếu những lời nói xấu đó là đúng thì liên hệ với người quản lí của thần tượng để góp ý. Câu 9: Khi có người A mời bạn tham gia vào một nhóm (group) antifan được lập ra với mục đích tẩy chay người nổi tiếng B nào đó, bạn sẽ làm gì? A. Tham gia vào nhóm đó, đi các trang mạng để bêu rếu, chê bai, miệt thị người nổi tiếng B. B. Mời gọi những người khác tham gia vào nhóm antifan. C. Tìm hiểu lí do người nổi tiếng B bị tẩy chay, giải thích lí lẽ cho người A hiểu rằng dù người B có đúng hay sai thì cũng không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ. D. Đứng ở vị trí trung lập, giải thích để mong mọi người góp ý nhẹ nhàng thay vì tẩy chay một ai đó. Câu 10: Khi thấy một người quá cuồng một thần tượng nào đó dẫn đến suy nghĩ, hành vi, lời nói không đúng đắn, bạn sẽ làm gì? A. Dùng lời lẽ khuyên nhủ B. Lấy các ví dụ về những trường hợp cuồng thần tượng khác đã để lại hậu quả như thế nào để khuyên răn họ. C. Đồng tình, khích lệ họ dù biết không đúng. D. Cũng cuồng thần tượng như họ luôn. 52