SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_lay_tre_lam_trung_tam_cho_tre.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi
- 22 3. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Sau một năm đi sâu nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy ở lớp, tôi đã thu được kết quả như sau: + Phụ huynh: Rất quan tâm ủng hộ, phối hợp cùng giáo viên tổ chức cho trẻ trao đổi, trò chuyện về nội dung hoạt động có hiệu quả tại gia đình. + Giáo viên: Có kiến thức, kỹ năng sử dụng biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, góp ý trao đổi kinh nghiệm để sử dụng tốt các biện pháp gây hứng thú phù hợp với độ tuổi trẻ trong toàn trường. + Cơ sở vật chất: Ngoài đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị được cấp phát, giáo viên tích cực làm nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề. + Trẻ:100% trẻ ở nhóm lớp tích cực tham gia hoạt động. Kết quả tổ chức sử dụng các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nâng cao rõ rệt so với đầu năm: * Giai đoạn 1 (Từ tháng 5 đến tháng 6/2020) + Tìm đọc tài liệu, phân tích, so sánh tài liệu có liên quan đến đề tài. + Khảo sát chất lượng trẻ. * Giai đoạn 2 (Từ tháng 6/2020 đến tháng 9/2020) + Đề ra các giải pháp nghiên cứu để tổ chức sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm + Áp dụng thực tế nhóm lớp. * Giai đoạn 3: (Từ tháng 10/2020 đến tháng 01/2021) + Đánh giá hiệu quả khi áp dụng đề tài, khảo sát chất lượng trẻ so sánh với kết quả đầu năm. + Rút ra bài học kinh nghiệm và một số đề xuất, kiến nghị với các cấp. + Đưa ra kết luận của đề tài. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: 1. Hiệu quả về kinh tế: Không có. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Qua thời gian thực hiện sáng kiến nhà trường đã đón nhận được sự tin tưởng ủng hộ của các cấp lãnh đạo, phụ huynh và nhân dân trong toàn xã. - Kết quả khảo nghiệm: Sau một thời gian thực hiện các giải pháp, biện pháp thử nghiệm tại lớp 5 tuổi A1, trường Mầm Xuân Bắc. Tôi hoàn toàn hài lòng với kết quả mà trẻ tiếp thu kiến thức, qua các hoạt động hàng ngày mà tôi đã lấy trẻ làm trung tâm. - Giá trị khoa học: Mong rằng từ những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho các giáo viên trong trường có được cách truyền thụ kiến thức cho trẻ mỗi ngày càng đạt hiệu quả cao, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ.
- 23 Những biện pháp trên đã có tính khả thi sau 7 tháng áp dụng tại lớp 5 tuổi A1, trường Mầm non Xuân Bắc, chất lượng học của trẻ nâng lên, qua khảo sát, qua dự giờ các lớp 100% trẻ thực sự thích thú khi được tìm tòi khám phá, đáp ứng được nhu cầu của bản thân, tích cực tham gia, hào hứng vào các hoạt động tập thể từ đó giúp trẻ phát triển nhận thức, quan sát và khả năng tư duy sáng tạo độc lập. Bảng khảo sát chất lượng của trẻ tháng 01/2021 như sau Đạt Chưa đạt STT Tiêu chí Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Trẻ hứng thú tham gia vào 1 22/27 81 5/27 19 giờ học Trẻ có ý thức tự thực hiện 2 23/27 85 4/27 15 tốt yêu cầu của tiết học Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ 3 năng vận dụng linh hoạt, 22/27 81 5/27 19 sáng tạo vào thực tế. Trẻ có kỹ năng sử dụng 4 ngôn ngữ rõ rang, mạch lạc 24/27 88 3/27 12 Bảng so sánh kết quả khảo sát chất lượng của trẻ trước và sáu khi áp dụng đề tài Kết quả khảo sát Sau khi áp dụng đề Trước khi áp dụng đề tài tài Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Tiêu chí STT Tỷ Tỷ Tỷ Số Tỷ lệ Số Số lệ Số trẻ lệ lệ trẻ % trẻ trẻ % % % Trẻ hứng thú tham 1 11/27 40 16/27 60 22/27 81 5/27 19 gia vào giờ học Trẻ có ý thức tự 2 thực hiện tốt yêu 12/27 44 15/27 56 23/27 85 4/27 15 cầu của tiết học Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng vận 3 11/27 40 16/27 60 22/27 81 5/27 19 dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế.
- 24 Trẻ có kỹ năng sử 4 dụng ngôn ngữ rõ 14/27 51 13/27 49 24/27 88 3/27 12 ràng, mạch lạc * Đối với trẻ: Những biện pháp trên đã mang lại kết quả tốt sau thời gian áp dụng tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A1, và các nhóm lớp trong trường mầm non Xuân Bắc chất lượng của trẻ qua các hoạt động của trẻ được nâng cao rõ rệt, thông qua bảng khảo sát ta thấy ý thức cũng như sự hứng thú của trẻ được được nâng cao, trẻ có trẻ giải quyết được vấn đề linh hoạt và sáng tạo, đồng thời ngôn ngữ của trẻ phát triển mạch lạc hơn. * Đối với giáo viên: Mang lại nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân khi thiết kế, lựa chọn chủ đề sát với đặc điểm nhận thức của trẻ mình trực tiếp dạy. Qua đó hình thành các kỹ năng, tác phong nghiệp vụ, sáng tạo trong các hình thức tổ chức các hoat động ở trường cho trẻ. * Đối với cha mẹ trẻ: Cha mẹ trẻ sẽ an tâm, tin tưởng khi cho con em mình đến trường lớp mầm non, hiểu được tầm quan trọng của nền giáo dục Mầm non trong thời đại mới và đặc biệt sẽ có tầm nhìn mới về vai trò và trách nhiệm đối với con em của mình. Những nhận định chung: “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi” tại lớp MG 5 tuổi A1, và các nhóm lớp trong trường Mầm non Xuân Bắc. Đã có phần nâng cao chất lượng các môn học và các hoạt động. Mức độ nhận thức của trẻ đã tăng lên rõ rệt so với đầu năm học. Các biện pháp có tính khả thi đã thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện. Thực hiện được các biện pháp trên đã gúp tôi tự tin trong quá trình giảng dạy, không những thế trẻ còn hứng thú, phát huy được mọi tiềm ẩn trong mỗi cá thể trẻ, trẻ năng động linh hoạt, tích cực hơn trong quá trình học và chơi, từ đó hình thành ở trẻ tính tự lập, kỹ năng sống mới, đánh dấu bước hình thành và phát triển nhân cách mới ở trẻ tạo tâm thế vửng chắc cũng như tiềm năng cho trẻ bước vào các cấp học tiếp theo. Với kết qủa và ý nghĩa đạt được sáng kiến có thể nhân rộng và áp dụng ra toàn khối cũng như các độ tuổi trong trường. Bài học kinh nghiệm Thứ nhất là: Hiểu và nắm chắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khi tổ chức lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của giáo viên về các lĩnh vực.
- 25 Thứ hai là: Sử dụng hiệu quả hơn trong khi truyền thụ kiến thức cho trẻ, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh có ghi nhớ tốt. Thứ ba là: Tạo môi trường mở cho trẻ được phát triển về mọi mặt qua biện pháp này giúp trẻ hứng thú và yêu các môn học hơn. Thứ tư là: Làm tốt công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong nhà trường, tuyên truyền vận động cha mẹ trẻ ủng hộ về vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt cho trẻ qua các chủ đề. Thứ năm là: Việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao nghiệp vụ của giáo viên là biện pháp thúc đẩy, nâng cao chất lượng giảng dạy. Thứ sáu là: Biết phối hợp, đan xen các môn học khác vào tiết dạy. Thứ bảy là: Giáo viên biết sáng tạo, linh hoạt trong soạn giảng, thiết kế các phần mềm power point, biết áp dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, nhằm góp phần phát triển và đưa nền giáo dục tiến lên nền khoa học công nghệ thông tin. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Nhà Trường và tổ chuyên môn đã thành công trong công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh quan tâm tới chất lượng chăm sóc, GD của nhà trường để cùng phối hợp nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đã có ý thức tốt trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, phối hợp nhịp nhàng với phụ huynh để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ được phát triển toàn diện tất cả các lĩnh vực. Thực hiện đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục mầm non trong suốt thời gian qua đã đem lại kết quả và chuyển biến tốt trong phương pháp giáo dục trẻ, qua đổi mới đã tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi khám phá phát huy năng lực sẵn có của mình, trẻ được hoạt động một cách thoải mái ở các góc chơi, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động với các nguyên liệu sẵn có. Sau một năm nghiên cứu và ứng dụng bản sáng kiến: “ Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trẻ 5 – 6 tuổi” đã mang lại hiệu quả rất lớn trong việc dạy và học: Trẻ tích cực hoạt động, tự khám phá bằng các giác quan, chú trọng đến giáo dục cá nhân, kết hợp giáo dục trong nhóm giữa hoạt động học và hoạt động chơi tập, tăng cường giao tiếp giữa cô và trẻ. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động cho trẻ nhất là hoạt động có mục đích học tập và hoạt động góc chơi, giáo viên có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, để làm phong phú các hoạt động của trẻ, trẻ ham học nghiên cứu tìm tòi khám phá giao tiếp ngôn ngữ tình cảm.
- 26 Đối với giáo viên biết cách sắp xếp môi trường học tập phù hợp, chất lượng chuyên môn của bản thân và đồng nghiệp được nâng lên rõ rệt, bản thân nắm vững phương pháp dạy đổi mới lấy trẻ làm trung tâm, có hình thức các tiết dạy linh hoạt sáng tạo, có tác phong sư phạm tốt, biết lồng ghép đan xen giữa các bộ môn để giáo dục trẻ phù hợp, các cháu học có nề nếp có chất lượng. Kiểm tra chất lượng đánh giá trẻ cuối năm theo 5 lĩnh vực phát triển đều đạt tỷ lệ cao. Làm giàu nguồn tình cảm, mối quan hệ xã hội, phát triển sự sáng tạo và thể hiện thái độ xúc cảm trước cái đẹp cho trẻ. Phát huy tính tích cực của trẻ. Trẻ được chủ động, sáng tạo trong mọi tình huống Giúp trẻ chú ý lắng nghe và tư duy logic những gì trẻ được nghe, được hiểu cùng những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày để vận dụng vào cuộc trao đổi - trò chuyện xung quanh nội dung bài học. Giúp đồng nghiệp và các bậc phụ huynh có kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam kết bản Báo cáo sáng kiên kinh nghiệm “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là tôi tự nghiên cứu, không sao chép, vi phạm bản quyền. Trên đây là “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ” của bản thân tôi rút ra từ thực tế trong năm học vừa qua. Tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét đóng góp hội đồng thẩm định nhà trường, Phòng giáo dục góp ý bổ sung vào bản báo cáo sáng kiến kinh nghiệm này để bản thân tôi có kinh nghiệm nhiều hơn trong những năm học tiếp theo góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục mầm non nói riêng ngày càng phát triển! Xuân bắc, ngày 12 tháng 04 năm 2021 Tác giả sáng kiến Mai Thị Kim Cúc
- 27 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Xuân Bắc, ngày tháng năm 2021 Hiệu Trưởng Vũ Thị Kim Nghĩa PHÒNG GD&ĐT HUYỆN XUÂN TRƯỜNG (xác nhận, đánh giá, xếp loại)