SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Thanh Trù

doc 10 trang thulinhhd34 7661
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Thanh Trù", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_xay_dung_moi_truong_lay.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Thanh Trù

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Mục tiêu của ngành học là hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người, tạo những tiền đề cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. Để làm được điều đó, người làm công tác ở bậc học mầm non trực tiếp là các cô giáo mầm non phải biết tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp tâm, sinh lý lứa tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, tình cảm - kỹ năng xã hội, nhận thức, ngôn ngữ và thẩm mỹ. Môi trường lớp học ở trường mầm non với các mảng tường, các góc chơi, đồ chơi được sắp xếp, trang trí nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của trẻ cùng với không khí lớp học vui tươi, chan hòa, gần gũi giữa cô và trẻ. Đơn giản là thế nhưng việc thực hiện không hoàn toàn dễ dàng. Bởi môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Bởi môi trường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển. Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do cô tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi Vì vậy tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Thanh Trù để nghiên cứu và tìm ra biện pháp giúp giáo viên thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. 1
  2. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Thanh Trù” 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Bùi Thị Lâm Oanh Chức vụ: Hiệu trưởng Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Thanh Trù - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0918.285.019 Email: lamoanh.2610.vy@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm non Thanh Trù 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm non Thanh Trù. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 3/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Nội dung của sáng kiến Trường mầm non Thanh Trù được hình thành bởi 7 khu hành chính, trường có 1 khu trung tâm với 12 nhóm, lớp. Các lớp đều có sân chơi thoáng mát, thuận lợi cho việc học tập vui chơi, đi lại của các cháu. Trong những năm vừa qua nhà trường có rất nhiều thuận lợi, đặc biệt là năm học 2018 - 2019 nhà trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh đã đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong và ngoài lớp học. Nhà trường đón trường chuẩn quốc gia mức độ I. Năm học này nhà trường có 9 lớp mẫu giáo và 1 nhóm trẻ với 440 học sinh đạt 87% trong độ tuổi, tăng hơn năm học trước là 78 trẻ, các lớp đều có đầy đủ đồ dùng trang thiết bị dạy và học. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác, luôn yêu thương trẻ như người mẹ thứ hai của trẻ, nên chiếm được lòng tin của nhân dân và huy động được số trẻ ra lớp cao. Ban giám hiệu nhà trường đoàn kết và thống nhất phương pháp chỉ đạo. Luôn phát huy thế mạnh nội lực, giữ vững phong trào thi đua: “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” do vậy nhà nhà trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tham gia đầy đủ các phong trào do ngành phát động. Cán bộ quản lý có 3 đồng chí đều đạt trình độ trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ và được đi học qua lớp cán bộ quản lý do tỉnh mở. Nhìn chung, chúng 2
  3. tôi đều nhận thức đúng đắn trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và đầu tư cho họ về chuyên môn nghiệp để họ thực sự có kiến thức, có năng lực trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tạo ra lớp người mới xã hội chủ nghĩa, những công dân có ích cho xã hội. Ngoài ra nhà trường còn được cán bộ địa phương và phòng giáo dục quan tâm giúp đỡ cùng với các bậc phụ huynh cũng tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động. Với“Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1”. Để đạt được những mục tiêu trên đòi hỏi trường mầm non phải có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, lập trường, tư tưởng vững vàng, xong không thể thiếu được vai trò của người Hiệu trưởng. Mặt khác hoạt động của trường mầm non rất đa dạng không những nhà trường chỉ làm nhiệm vụ giáo dục mà còn phải chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, đảm bảo cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Vì thế công tác quản lý trường mầm non cũng rất đa dạng, đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có những định hướng đúng đắn về phương pháp xây dựng môi trường nói chung và và công tác quản lý chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục làm trung tâm, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của nhà trường. 7.1.1. Trang trí lớp theo chủ đề: Khi bước chân vào cổng trường mầm non, chúng ta như được bước vào một thế giới khác: thế giới của trẻ thơ với những bức tranh đầy màu sắc, từ những nhân vật cổ tích, cỏ cây, hoa lá, đến những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh được trang trí trên khắp tường rào, hành lang lớp học. Còn bên trong lớp học, các hình ảnh trang trí phong phú hơn gắn với nội dung giáo dục theo chủ đề. Việc trang trí lớp theo chủ đề vừa tạo sự chú ý và hứng thú khám phá ở trẻ vừa để cho mọi người biết lớp đang học chủ đề nào. Việc làm này trường đã thực hiện từ nhiều năm trước đây, nhưng giáo viên chỉ làm rầm rộ vào lúc chuẩn bị khai giảng năm học mới, sau đó chỉ bổ sung vài hình ảnh cho có gọi là trang trí theo chủ đề. Để khắc phục tình trạng này, từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tôi đã chỉ đạo các lớp thực hiện các biện pháp sau: - Xây dựng kế hoạch trang trí theo chủ đề: Khi soạn giáo án, đầu mỗi chủ đề, tôi yêu cầu giáo viên phải soạn mở chủ đề, trong đó trình bày những công việc cần làm để giới thiệu chủ đề đến với trẻ. 3
  4. Giáo viên có thể chọn hoặc phối hợp nhiều hình thức được gợi ý sau đây để giới thiệu chủ đề: Trò chuyện; Cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi để trang trí lớp; Tham quan. - Trang trí lớp theo chủ đề: Đầu năm học, các lớp được trường cung cấp đầy đủ các nguyên, vật liệu cần thiết để trang trí các mảng tường của lớp theo chủ đề đầu tiên của chương trình. Giáo viên cắt, dán hoặc sưu tầm hình ảnh về trường mầm non để trang trí lớp. Trong quá trình trang trí, giáo viên phải dự định vị trí các góc chơi phù hợp với lớp mình để gắn tên các góc. Các tranh, ảnh trang trí đều được gắn kèm từ để trẻ được làm quen chữ cái. Ngoài các tranh, ảnh theo chủ đề nhà trường đã trang bị cho lớp, tôi thường khuyến khích giáo viên tự làm hoặc sưu tầm các hình ảnh về chủ đề trường mầm non từ tranh, ảnh, sách báo, internet, để làm phong phú hơn chủ đề của lớp mình. Khi triển khai một chủ đề mới, giáo viên cùng trẻ trò chuyện về nội dung chủ đề, tìm kiếm nguyên, vật liệu để trang trí chủ đề mới. Phân công trẻ mang một số nguyên vật liệu: lon bia, vải vụn, vỏ hộp các loại . đến lớp làm đồ chơi. Một chủ đề không nhất thiết phải trang trí hoàn chỉnh ngay từ khi bắt đầu, mà có thể bổ sung dần qua từng nhánh nhỏ của chủ đề cho đến khi kết thúc chủ đề. Hiệu quả: Khi tổ chức thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của của việc lập kế hoạch trang trí lớp theo chủ đề và thực hện tốt các kế hoạch đã đề ra. Các mảng tường của lớp được trang trí các hình ảnh vừa đảm bảo tính thẩm mỹ (đẹp, hấp dẫn trẻ), vừa đảm bảo các yêu cầu giáo dục (có thể sử dụng các mảng trang trí làm phương tiện dạy học), trẻ rất thích được tham gia các hoạt động cùng cô trang trí môi trường lớp học. 7.1.2. Xây dựng các góc hoạt động trong lớp: Xây dựng các góc hoạt động trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ với các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, qua đó giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, tích cực tìm hiểu các chức năng sử dụng của đồ dùng đồ chơi và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, hợp tác cùng bạn, hoặc tự giải quyết các nhiệm vụ, Trên cơ sở các góc hoạt động giáo viên đã xây dựng, tôi thường góp ý cách bày trí nhằm phát huy tối đa diện tích cho trẻ hoạt động: cách sắp xếp các góc; cách đặt tên góc chơi; trưng bày đồ dùng đồ chơi; 4
  5. - Cách sắp xếp các góc hoạt động: Vị trí các góc chơi phải hợp lý, thuận tiện và có đủ không gian cho trẻ hoạt động. Các góc yên tĩnh (góc học tập, góc sách ) xa góc hoạt động ồn ào (góc phân vai, góc xây dựng ). Sử dụng các giá tạo hình, các loại bảng thấp, để làm hàng rào phân góc vừa không che khuất tầm nhìn, vừa đảm bảo các lối đi để trẻ hoạt động liên góc. Diện tích trong mỗi góc hoạt động tùy thuộc vào số lượng trẻ chơi và số lượng đồ dùng đồ chơi trong góc. Thay đổi nội dung các góc chơi trong cùng chủ đề nhằm tạo sự mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. Sau khi kết thúc một chủ đề, các góc sẽ được sắp xếp lại với các đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề mới. - Đặt tên các góc: Những năm trước đây, tên các góc được đặt theo sách hướng dẫn chương trình, rất khô khan như: góc xây dựng, góc phân vai, góc học tập, góc thư viện Từ khi triển khai thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tôi chỉ đạo giáo viên trang trí các góc lớp bằng những cái tên ngộ nghĩnh, gần gũi với các bé, chẳng hạn góc Xây dựng: Bé là thợ xây, Kỹ sư tí hon, hoặc Góc Thư viện: Mời bạn xem, Những cuốn sách kỳ lạ, Thư viện của bé hay góc phân vai: Bé thích nấu ăn, Đầu bếp tí hon - Đồ chơi, đồ dùng ở các góc: Đồ dùng đồ chơi ở các góc phải phù hợp với mức phát triển của trẻ và phù hợp với đặc điểm địa phương. Trên thực tế trường đã trang bị các đồ dùng đồ chơi cần thiết cho lớp như gạch xây dựng các loại, đồ chơi gia đình, các loại rau củ quả nhưng số lượng còn hạn chế, giáo viên phải tìm kiếm nguyên vật liệu, làm đồ chơi bổ sung cho các góc. Sử dụng các loại phế liệu, nguyên vật liệu sẳn có tại địa phương để làm đồ chơi cho trẻ, từ các loại chai nhựa, vỏ hộp sữa, hộp bánh kẹo, ống hút, đá, sỏi, lá cây, xốp màu để làm đồ dùng đồ chơi. Mỗi loại vật liệu có thể có thể dùng cho các góc và các hoạt động khác nhau: vỏ hộp sữa thay thế gạch làm hàng rào, đá sỏi làm hòn non bộ ở góc xây dựng; hộp bánh kẹo dùng chơi bán hàng ở góc phân vai; ống hút, xốp màu, lá cây chơi ở góc tạo hình Có những loại vật liệu được sử dụng nhiều lần cho các góc chơi và các chủ đề chơi khác nhau. Những đồ chơi dễ làm, khuyến khích trẻ tham gia cùng cô, chẳng hạn tô, vẽ tranh để trang trí, dùng bút dạ vẽ thêm các chi tiết trên các hòn sỏi theo sự tưởng tượng của trẻ làm đồ chơi theo ý thích để trưng bày, hoặc mang các chai nhựa, vỏ hộp bánh kẹo, vỏ sò, ốc đến lớp để làm đồ dùng đồ chơi. Ngoài ra vận động phụ 5
  6. huynh hỗ trợ thêm các loại đồ chơi bằng nhựa như các loại rau củ quả, các con vật để làm phong phú hơn đồ dùng đồ chơi của các lớp. - Trưng bày – trang trí góc hoạt động: Việc bố trí, trưng bày các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp mục tiêu yêu cầu giáo dục của chủ đề. Khi triển khai chủ đề nào, môi trường các góc phải phản ánh được chủ đề đó. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc được sắp xếp phải dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn. Những thiết bị đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi có nhiều bộ phận phải đặt theo bộ. Màu sắc, hình dáng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn, đảm bảo an toàn cho trẻ. Ngoài ra, bàn ghế và đồ dùng cá nhân của trẻ phải được xếp gọn vào một góc lớp, tránh che khuất các mảng trang trí và các góc hoạt động. Hiệu quả: Khi áp dụng biện pháp trên tôi nhận thấy: Đa số giáo viên đều biết cách sắp xếp các góc hoạt động hợp lý, phù hợp mục tiêu, yêu cầu giáo dục của từng chủ đề và điều kiện thực tế từng lớp học. Tên các góc chơi đơn giản, dễ hiểu, gần gũi đối với trẻ. Đồ dùng đồ chơi các góc tương đối phong phú, sử dụng các nguyên vật liệu mở, đảm bảo an toàn đối với trẻ. 7.1.3. Hướng dẫn trẻ hoạt động: Để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của các góc hoạt động, giáo viên phải cho trẻ được tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Bởi vì, một môi trường vật chất dù được xây dựng phong phú, nhưng chỉ để trưng bày cho đẹp mắt, không cho trẻ chạm vào vì sợ phá hỏng bao công sức trưng bày thì môi trường đó giống như những ảo ảnh trong sa mạc không giúp ích được gì cho cô và trẻ. Do đó, giáo viên phải thiết lập môi trường giao tiếp hòa đồng, cởi mở, thân thiện, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động của lớp. Đối với những trẻ thụ động hoặc các độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé giáo viên khuyến khích trẻ chơi bằng cách nhập cuộc vào trò chơi trong thời gian ngắn. Ví dụ ở cửa hàng ăn uống (lớp mầm), giáo viên đóng vai khách hàng và nói với trẻ đóng vai người bán hàng: “Hôm nay cửa hàng bác có những món ăn nào? Bác bán cho tôi một tô phở mang về nhé!” Sau khi được phục vụ, giáo viên lại nói: “Bao nhiêu tiền vậy bác? cảm ơn bác!”. Khi thấy cô làm như vậy trẻ sẽ bắt chước làm theo, biết cách xưng hô và lễ phép trong giao tiếp. Đối với trẻ ở các độ tuổi lớn hơn, giáo viên chỉ cần gợi mở để trẻ triển khai các hoạt động chơi trong góc. Hoặc nhập cuộc vào trò chơi với tư cách là người trung gian quan sát. 6
  7. Thường xuyên gợi mở, khuyến khích trẻ mở rộng mối quan hệ qua lại với các góc chơi làm cho nội dung chơi thêm phong phú. Trong quá trình hoạt động giáo viên phải bao quát, chú ý đến hứng thú và tôn trọng ý thích cá nhân, không áp đặt trẻ. Hiệu quả: Đa số trẻ mạnh, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. Thông qua các hoạt động chơi, trẻ học được cách sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách khéo léo, biết cách cư xử trong giao tiếp, vốn từ ngữ được mở rộng góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 8. Những thông tin bảo mật nếu có: Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để đề tài áp dụng được trong các trường mầm non, cho đội ngũ cán bộ quản lý thì đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có năng lực, có trình độ quản lý, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề. Hiệu trưởng có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo viên, trong quan hệ với cấp dưới và trong giao tiếp, ứng xử, bên cạnh đó cần mạnh dạn, kiên trì để quản lý và điều hành nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường cần phải sát sao trong công tác chuyên môn, đặc biệt là công tác thực hiện chuyên đề xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện về thời gian, tài chính để giáo viên có thể xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học phù hợp với lứa tuổi trẻ, phù hợp với địa phương. Giáo viên cần phải có trình độ chuyên môn đạt chuẩn hoặc trên chuẩn, có tâm huyết với nghề, yêu nghề, mến trẻ. Có kỹ năng giao tiếp, tuyên truyền tới phụ huynh để làm tôt công tác xây dựng môi trường lớp học. Nhà trường phải là ngôi nhà thứ hai an toàn, tin cậy để các bậc phụ huynh tin tưởng trao gửi con em của mình đến học. Từng cá nhân trong nhà trường cần phải dùng cái tâm của người nhà giáo để thực hiện công tác chăm sóc- nuôi dưỡng - giáo dục trẻ trong nhà trường và không ngừng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện của giáo dục mầm non. Thường xuyên chăm lo công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, việc bồi dưỡng phải được tiến hành đồng đều trên 100% giáo viên. 7
  8. Chỉ đạo hiệu phó lên kế hoạch tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn, các trường mầm non trong thành phố để giúp giáo viên có điều kiện giao lưu học hỏi. 10. Đánh giá kết quả thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua hoạt động nghiên cứu đề tài tôi đã nhận ra được những điểm mạnh, và điểm tồn tại về công tác xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm của nhà trường của những năm học trước và năm học 2018 - 2019 và các thực trạng có liên quan đến số lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường còn thiếu so với số trẻ, chất lượng cơ sở vật chất nhà trường Từ đó tôi đã có một số biện pháp xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm ở nhà trường đạt hiệu quả ở những năm học tới. Chú trọng đến công tác xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, phù hợp với điều kiện nhà trường và thực tế địa phương, đặc biệt là phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non. Bảng kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài nghiên cứu tổng số giáo viên được điều tra 32/32 giáo viên STT Nội dung Trước khi thực Sau khi thực hiện ĐT hiện ĐT 1 Giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc thiết kế tạo môi trường giáo dục cho trẻ. 15/24 = 63% 22/24 = 92% 2 Giáo viên được đánh giá khá tốt trong các hoạt đông kiểm tra đánh giá môi 18/24 = 75% 21/24 = 88% trường lớp học. 3 Giáo vên thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế và lịch làm việc của nhà 22/24 = 92% 24/24 = 100% trường. 4 Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các góc hoạt động của lớp. 380/440 = 86% 420/440 = 95% 8
  9. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Đề tài này giúp giáo viên có ý thức trong việc thực hiện các hoạt động chăm dóc, giáo dục trẻ. Đặc biệt là giáo viên hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dcuj lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non. Sáng kiến có những biện pháp phù hợp với công tác quản lý, giúp giáo viên có cái nhìn tích cực, đúng đắn trong công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm an toàn lành mạnh ở nhà trường. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu STT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng SK 1 Trường Mầm non Tích Sơn - Phạm vi: Các trường mầm Hoa Sen Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc non trong thành phố Vĩnh Yên. 2 Trường Mầm non Khai Quang - Lĩnh vực: Công tác quản lý Khai Quang Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc chỉ đạo xây dựng môi trường 3 Trường Mầm non Đống Đa - giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Đống Đa Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc trong các cơ sở giáo dục mầm non trong và ngoài công lập. Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2019 Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2019 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO Bùi Thị Lâm Oanh 9