SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường Mầm non

pdf 17 trang binhlieuqn2 31264
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_y_thuc_ve.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường Mầm non

  1. 3. Giả thuyết khoa học: Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập những thông tin lý luận về vấn đề giáo dục trong lĩnh vực giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet, các bài báo liên quan, trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2. Phương pháp quan sát: 3. Phương pháp điều tra(tuyên truyền với các bậc phụ huynh): 4. Phương pháp đàm thoại nêu gương: 5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Từ tháng 9 năm 2017. - Hết tháng 4 năm 2018. PHẦN THỨ HAI:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Để giúp trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường thì chúng ta phải có kiến thức vững chắc về môi trường. Môi trường chính là những yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống và sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật. Chính vì thế mà đối với cơ thể sống, môi trường sống là tập hợp tất cả những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể cho nên trẻ em cần phải thực sự có một môi trường an toàn xanh - sạch - đẹp. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Ngày nay trường mầm non nơi tôi đang công tác đã trở thành một trường mầm non với cơ sở vật chất khang trang. Nhà trường luôn đổi mới hình thức, phương pháp nuôi dạy trẻ, góp phần cùng ngành học Mầm non thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục. Áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Trường có 24 nhóm lớp với tổng số 1.011 cháu, trong đó có 6 nhóm lớp mẫu giáo 4-5 tuổi với số lượng 268 cháu. Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy lớp 4-5 tuổi , là giáo viên dạy giỏi cấp thị xã, chiến sỹ thi đua cơ sở nhiều năm, nắm được đặc điểm 5/17
  2. tâm sinh lý phát triển của trẻ 4-5 tuổi. Tôi nhận thấy lớp có những thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, trường có quy mô tương đối gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ, hàng năm đã tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các giáo viên trong toàn trường để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn cũng như việc giáo dục ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ. Cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản thuận lợi. Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc sử dụng trang thiết bị dạy học, sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động. Tổ chuyên môn tập huấn cho giáo viên đầy đủ các nội dung về chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non”, tập huấn các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, dự giờ bồi dưỡng chuyên môn các hoạt động giáo dục,bảo vệ môi trường ở từng nhóm lớp trong trường. Lớp có 2 giáo viên có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn, luôn yêu nghề, mến trẻ, các cháu ngoan, đi lớp rất chuyên. Phụ huynh học sinh quan tâm đến tình hình sức khỏe và chương trình hoạt động một ngày của trẻ. 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi của trường lớp và sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi thấy có một số khó khăn nhất định: Là một trường nằm ở xa trung tâm thị xã, địa bàn dân cư rộng, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế của địa phương còn nghèo nên ảnh hưởng đến công tác giáo dục cũng như cơ sở vật chất của nhà trường, đa số phụ huynh làm nghề nông nghiệp, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình cũng như việc giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh trong gia đình. Nhiều phong tục tập quán của gia đình kéo theo thói quen mất vệ sinh, phụ huynh chưa thực sự phối hợp với giáo viên để quan tâm chăm sóc con em mình cũng như chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. Lớp có số lượng trẻ đông, các cháu đều rất hiếu động, còn có những cháu chưa qua lớp 3 tuổi. Nhiều trẻ còn vứt rác bừa bãi ra sân trường, đồ dùng đồ chơi chưa cất gọn gàng ngăn nắp. Giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào hoạt động khiến trẻ gò bó. Giáo viên không có nhiều thời gian để làm những đồ dùng sáng tạo, ngại khi tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường cho trẻ. 6/17
  3. III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN 1. Khảo sát thực tế: Là một trường nông thôn, địa bàn dân cư rộng, đi lại còn gặp nhiều khó khăn trong việc đưa đón trẻ đến trường. Vào năm học 2017 - 2018 lớp tôi có 48 trẻ, trong đó trẻ nam là 25, trẻ nữ là 23.Trẻ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh cá nhân, chưa có ý thức về bảo vệ môi trường. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: - Số cháu của lớp là: 48 trẻ, có 2 giáo viên phụ trách lớp. 3. Kết quả khảo sát thực tế: Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Chưa Minh chứng Thường Tỷ lệ Tỷ lệ thường (Tổng số trẻ: 48) xuyên % % xuyên Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn 20 41,7 28 58,3 và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. Đi vệ sinh đúng nơi quy định. 25 52,1 23 47,9 Biết nhặt rác, bỏ rác vào thùng rác đúng 18 37,5 30 62,5 nơi quy định. Biết tiết kiệm nước khi rửa mặt, rửa tay. 20 41,7 28 58,3 Không bứt lá, bẻ cành cây; Biết chăm 17 35,4 31 64,6 sóc cây. Tham gia tích cực hoạt động dọn dẹp lớp 20 41,7 28 58,3 theo yêu cầu của cô. IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường, tạo không gian giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường, xây dựng lịch lao động vệ sinh cho trẻ. 1.1. Xây dựng môi trường trong lớp học của trẻ: Việc tạo môi trường trong phòng học của trẻ là việc làm vô cùng quan trọng đối với một người giáo viên. Lớp học luôn sạch sẽ thoáng mát, đồ dùng đồ chơi trong lớp được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp Hình ảnh:Môi trường lớp trang trí gần gũi thiên nhiên 7/17
  4. 1.2. Tạo môi trường cảnh quan ngoài lớp học: Xây dựng góc thiên nhiên phong phú đa dạng như trồng một số loại cây tạo không gian xanh, gần gũi với trẻ để tạo điều kiện cho trẻ tham quan thực tế Hình ảnh: Góc thiên nhiên Để tạo cảnh quan sân trường luôn sạch đẹp, trước giờ học tôi thường cho trẻ nhặt rác, lá cây để cho môi trường sạch đẹp, tôi tận dụng những chiếc lá vàng cho trẻ chơi bán hàng, nấu ăn, làm những con vật ngộ nghĩnh thân thuộc với trẻ từ lá cây, tận dụng vỏ lon, hộp cô và trẻ làm bôn trồng hoa thông qua đó giáo dục cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn môi trường thiên nhiên. Qua các hoạt động vui chơi của trẻ như hoạt động ở các góc tôi cho trẻ trang trí xé dán, vẽ, cắt trang trí thùng rác thật đẹp như: Khuân mặt cười ngộ nghĩnh của bạn trai, bạn gái để khuyến khích các con biết bỏ rác vào thùng. Ví dụ: Thùng rác vẽ hình các loại hoa, rau, củ, quả, lá cây để rác hữu cơ . Thùng rác vẽ chai lọ thuỷ tinh, sành, sứ, túi ni lông để rác vô cơ. Thùng rác thông minh được thiết kế phát ra âm thanh lời nói và đèn màu để trẻ chú ý đến thùng rác mỗi khi tôi tổ chức hoạt động vệ sinh cho trẻ vệ sinh lớp học hay sân trường. Hình ảnh: Thùng rác được trang trí ký hiệu ngộ nghĩnh và thùng rác thông minh 8/17
  5. Qua việc trang trí thùng rác giúp trẻ có ý thức và hiểu biết về hoạt động giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường trong nhà trường cũng như ở gia đình và ngoài xã hội. 2. Biện pháp 2: Lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường theo từng tháng và theo chủ đề sự kiện. Việc lồng ghép giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường thông qua các chủ đề sự kiện là vô cùng phong phú và đa dạng. Chúng ta không chỉ lồng ghép, tích hợp giúp trẻ có kiến thức về bản thân, môi trường sống, biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng mà còn biết giữ gìn môi trường sống. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là một môn học mà nó là một nội dung được tích hợp vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ theo từng tháng, vì thế giáo viên cần chọn nội dung giáo dục cho trẻ theo từng tháng khác nhau sao cho phù hợp với nội dung của tháng đó. Nhằm tạo quan hệ chặt chẽ giữa nội dung tích hợp với nội dung chính của từng hoạt động. Dựa vào thực tế của lớp tôi đã lựa chọn các nội dung tích hợp qua một số sự kiện như sau: Ví dụ 1: Ở chủ đề sự kiện “Trường mầm non”: Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề tôi còn giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Để lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động của lớp mình tôi thường xuyên lên kế hoạch hoạt động cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủ đích, hoạt động vui chơi, hoạt động chăm sóc vệ sinh của trẻ hàng ngày tại lớp. Ví dụ: Tôi tổ chức cho trẻ chơi “Ai rửa tay đúng cách” qua trò chơi giúp trẻ nắm chắc các bước rửa tay từ khi lấy xà bông cho đến khi lau tay, tắt vòi nước đúng cách. Hình ảnh: Trẻ tham gia trò chơi rửa tay Thông qua các hoạt động nhằm giúp trẻ có nề nếp, thói quen tự phục vụ bản thân được tốt hơn mà không cần có sự hỗ trợ của người lớn. Ví dụ 2: Khám phá về “Thế giới thực vật”: 9/17
  6. Qua hoạt động khám phá khoa học "Cây xanh và môi trường sống” giáo viên cần cho trẻ biết cây xanh để làm gì? Cây xanh có lợi ích như thế nào đối với cuộc sống? Thông qua tiết học giáo viên giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ cành mà phải bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích. Trồng cây không cần đất vì có những loại cây sống được ở môi trường nước qua đó trẻ biết được có những loại cây không cần đất cũng sống được. Để trẻ quan sát được sự phát triển của cây một cách thuận tiện tôi thường thu gom những vỏ hộp sữa chua để cho trẻ làm một số thí nghiệm về cây, để trẻ tự tay gieo hạt, hằng ngày chăm sóc, tưới nước cho cây, quan sát sự phát triển của cây. Với hoạt động này giúp trẻ biết cải thiện môi trường bằng cách trồng cây xanh. Hình ảnh: Bé làm thí nghiệm ươm, trồng cây. Bên cạnh đó tôi thường xuyên sưu tầm những bài thơ, câu đố về các loại cây để trẻ biết được lợi ích của các loại cây cối đối với môi trường sống con người. Từ việc làm cụ thể ấy đã khơi dậy cho trẻ niềm đam mê chăm sóc bảo vệ cây xanh, cũng như không vứt rác bừa bãi, không bứt lá bẻ cành các loại cỏ cây hoa lá trong và ngoài lớp học và cả những nơi công cộng. Ví dụ 3: Khám phá về “Nước và hiện tượng tự nhiên”: Dạy trẻ biết bản chất của nước: Không màu, không mùi, không vị nhưng khi bị ô nhiễm nước chuyển thành các màu vàng, xanh đậm hoặc đen, có mùi. Cần xử lý nước thải công nghiệp và nước thải trong sinh hoạt hợp lý, trẻ biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt ở trường cũng như ở trong gia đình, không mở vòi nước chảy bừa bãi, vặn vòi nước nhỏ khi rửa mặt rửa tay, biết khóa vòi nước sau khi sử dụng. Hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm do chất thải của các nhà máy ra sông, kênh rạch không được xử lý. Con người vứt rác bừa bãi ra ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm môi trường. 10/17
  7. Hình ảnh: Vứt rác, nước thải làm ô nhiễm nguồn nước. 3. Biện pháp 3: Giáo dục trẻ có ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường qua một số hoạt động trong ngày của trẻ. Các hoạt động trong ngày của trẻ diễn ra từ khi đón trẻ đến khi trả trẻ, đây là thời gian chính để giáo viên kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. 3.1. Đón trẻ và trò chuyện: Để thực hiện tốt hoạt động chăm sóc giáo dục vệ sinh trong lớp học của mình cũng như vệ sinh cá nhân trẻ tôi thường tuyên truyền cho phụ huynh về cách chăm sóc vệ sinh cho trẻ hàng ngày. Vào mỗi buổi sáng tôi thường kiểm tra tay của các con khi đến lớp, cháu nào tay bẩn nhắc nhở các con vào rửa tay và vận động phụ huynh không mua quà bánh cho con ở cổng trường. Đón trẻ vào lớp tôi quan sát nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, ăn quà sáng bỏ rác vào thùng. Trò chuyện với trẻ về các biện pháp bảo vệ môi trường, vệ sinh thân thể. 3.2. Hoạt động học: Trong giờ hoạt động có chủ đích dạy trẻ, lồng nghép những bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung về ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. VD: Trong câu chuyện "Tiếng kêu cứu của rừng xanh”. Giáo dục cho trẻ biết sự nóng lên của trái đất, thời tiết khô hanh dẫn đến cháy rừng vì vậy giáo dục các con bảo vệ rừng. 3.3. Hoạt động chơi ngoài trời: Trước khi ra hoạt động ngoài trời giáo dục trẻ tiết kiệm điện và các nguồn năng lượng. Khi trẻ ra hoạt động ngoài trời tôi giáo dục trẻ một số hoạt động bảo vệ môi trường như: nhặt rác xung quanh sân trường, trong các luống rau Cho trẻ đi dạo quan sát sự vật hiện tượng xung quanh nhắc nhở trẻ không ngắt lá, bẻ cành để giữ cho cây cối tươi tốt. 11/17
  8. Nhắc trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi vào lớp, trước khi rửa tay, tôi hỏi trẻ làm thế nào để tiết kiệm nước? Vì sao phải tiết kiệm nước? 4. Biện pháp 4: Đưa nội dung giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ vào các hoạt động ngoại khóa. 4.1. Hoạt động lao động: Trẻ tự phục vụ cho mình như đi tiểu tiện, đại tiện đúng nơi quy định, khi đi vệ sinh xong trẻ biết rửa tay sạch sẽ. Các đồ dùng vệ sinh được dùng để ngăn nắp, gọn gàng. Trẻ biết tự lấy ghế và cất bàn ghế khi ăn xong là những hành vi tốt giúp bảo vệ môi trường. Đây là một hoạt động rất tích cực khuyến khích rất nhiều trẻ tham gia: Tôi thường xuyên trò chuyện về các công việc của bố mẹ, các con biết làm công việc gì để giúp đỡ bố mẹ? Rồi gợi mở trẻ tham gia lau dọn đồ dùng, đồ chơi cùng với cô vào các buổi chiều thứ 6 hàng tuần như: lau kệ, dọn dẹp đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh khu vực xung quanh lớp. Hình ảnh: Trẻ lau bàn, cất bàn ghế giúp cô Tôi thường tận dụng các giờ sinh hoạt theo nhóm để giáo dục trẻ trực nhật, sắp xếp ngăn nắp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng. Khi tổ chức cho trẻ tham gia tôi thường xuyên động viên trẻ tham gia tích cực để trẻ nhận thấy rằng đây là việc làm không nhỏ nhằm giữ gìn vệ sinh ngay chính lớp học của mình.Lao động chăm sóc vật nuôi, cây trồng cũng chính là việc làm tốt cho môi trường. Lao động vệ sinh môi trường: Cho trẻ lau chùi đồ dùng, đồ chơi, xếp gọn đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp nhặt, rác quanh sân trường 12/17
  9. Hình ảnh: Trẻ vệ sinh sân trường, nhổ cỏ dại chăm sóc cây xanh, rau. Hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường sư phạm của các cô giáo trong trường mầm non là hoạt động hàng ngày, hàng giờ của một giáo viên, để giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường sống một cách toàn diện nhất thì các cô giáo là những tấm gương để các con noi theo bằng những việc làm rất thiết thực, giáo dục các con ngay trong khu vực khuân viên của nhà trường. Hình ảnh: Các cô giáo tham gia lao động giữ gìn vệ sinh môi trường. 4.2. Hoạt động đi dạo, thăm quan: Trẻ được quan sát tiếp xúc với môi trường tự nhiên, các địa danh ở xung quanh trường để trẻ cảm nhận về vẻ đẹp của môi trường quanh trẻ và có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Thông qua hoạt động này giúp trẻ hiểu được phải giữ gìn vệ sinh nơi công cộng như: đền, chùa, nghĩa trang Liệt sỹ,đường làng ngõ xóm. VD: Cho trẻ tham quan khu di tích Đền Măng Sơn, Khu di tích Đền Vua Lê gần trường. Qua những lần thăm quan đó tôi cho trẻnhận xét khung cảnh, môi trường của khu di tích như thế nào?Con sẽ làm gì để cho môi trường khu di tích được sạch sẽ hơn và không bị ô nhiễm môi trường? 13/17
  10. Trẻ đi dạo, tham quan khu di tích của địa phương. 5. Biện pháp 5: Sử dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn hiện nay việc ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là vô cùng quan trọng, sử dụng công nghệ giúp cho trẻ tư duy trực quan để phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ hứng thú bao nhiêu thì kết quả đạt được càng lớn. Nếu lựa chọn đề tài để dạy trẻ trên mỗi tiết học mà chỉ có tranh ảnh không thì rất dễ bị nhàm chán, chất lượng của tiết học sẽ không cao. Chính vì vậy mà tôi luôn tìm tòi, học hỏi cách làm các hiệu ứng PowerPoint, tôi cũng đã làm giáo án điện tử trong đó có những tư liệu, tài liệu có hình ảnh, âm thanh hiệu ứng rất đẹp về tất cả các chủ đề sự kiện liên quan đến vệ sinh và bảo vệ môi trường: hình ảnh của ô nhiễm môi trường, bão, lụt, hạn hán, sấm chớp, cháy rừng qua công nghệ thông tin trẻ hiểu thêm được vì sao bão lụt lại có tác hại như vậy? Vì sao lại xảy ra bão, lụt, lũ, sạt lở đất? Và giáo dục trẻ phải làm gì để phòng tránh. Hình ảnh: Trẻ tìm hiểu về môi trường, bão lụt, hạn hán qua CNTT. Qua công nghệ thông tin tôi tổ chức các trò chơi chọn hành vi đúng, sai về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, cho trẻ thao tác các hình ảnh trên máy tính 14/17
  11. như vậy trẻ rất hứng thú, say mê học hỏi, đồng thời tư duy của trẻ phát triển mạnh, sự ghi nhớ các hình ảnh đúng - sai được dễ dàng. Hình ảnh: Cho trẻ chơi chọn những hành vi đúng, sai. V. KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÊN 1. Đối với trẻ: Đa số trẻ có ý thức cá nhân, ý thức tập thể giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, trẻ có kỹ năng sống, có ý thức với mọi hành vi bảo vệ môi trường. Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường một cách hào hứng, tự nguyện. Trẻ yêu thích hứng thú mong muốn được làm những công việc phù hợp liên quan đến bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ thoáng mát. Trẻ có ý thức vệ sinh môi trường chung, không vứt rác bừa bãi, không ngắt lá, bẻ cành, biết chăm sóc cây, thường xuyên nhặt rác vệ sinh sân trường, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tiết kiệm điện, nước Kết quả khảo sát trên trẻ tại lớp trong một năm đạt kết quả như sau: Thường xuyên Chưa làm được thường xuyên Minh chứng Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm (Tổng số trẻ: 48) Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Tỷ lệ Số Số lệ lệ lệ trẻ trẻ % trẻ trẻ % % % Biết rửa tay bằng xà phòng. 20 41,7 46 95,8 28 58,3 2 4,2 Biết nhặt rác, bỏ rác vào 18 37,5 47 97,9 30 62,5 1 2,1 thùng rác. Cất đồ chơi gọn gang ngăn 17 35,4 44 91,7 31 64,6 4 8,3 nắp. Không ngắt lá bẻ canh, biết 17 35,4 47 97,9 31 64,6 1 2,1 chăm sóc cây. Tham gia tích cực hoạt 20 41,7 44 91,7 28 58,3 4 8,3 động lao động. 15/17
  12. Bằng sự nhiệt tình chăm sóc trẻ, hướng trẻ đến với việc làm cụ thể giúp trẻ hình thành nề nếp thói quen từ rất sớm là một việc làm rất hữu ích giúp trẻ phát triển và hình thành nhân cách. Đầu năm trẻ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, còn vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định, chưa có khả năng tự phục vụ bản thân.Sau một thời gian dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ bắt đầu có nề nếp thói quen khá thành thạo trong cuộc sống hàng ngày. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của chính mình. 2. Đối với phụ huynh: Phụ huynh rất phấn khởi yên tâm khi thấy con em mình có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường không những ở trường mà còn ở trong gia đình, thường xuyên kết hợp với giáo viên cùng giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. 3. Đối với giáo viên: Thực hiện, lồng ghép nội dung giáo dục giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường được lôgíc, linh hoạt và hiệu quả cao hơn. 4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả giáo viên trong trường và các trường bạn trong khu vực thực hiện. 5. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục vệ sinh và ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Làm tốt việc tận dụng nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Chăm sóc giáo dục trẻ là chăm sóc đến tương lai của cả dân tộc, chính vì vậy các nhà nghiên cứu khoa học đều thống nhất rằng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần được quan tâm đúng mức ngay từ lứa tuổi mầm non. Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non là giáo dục những kỹ năng, hành vi, thói quen bảo vệ môi trường và có thái độ tình cảm tốt, biết yêu quý bảo vệ thiên nhiên, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở lớp học, ở trường và ở gia đình. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua việc giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường tôi nhận thấy đây là một việc làm có tác dụng không nhỏ đến với mỗi thế hệ trẻ.Với vai trò là một giáo viên phụ trách lớp tôi nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môi trường và công tác giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.Tìm ra những biện pháp giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường một cách tốt nhất. 16/17
  13. III. KHUYẾN NGHỊ Để việc giáo dục giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường của lớp tôi và các khối khác trong nhà trường được tốt hơn, tôi có một số khuyến nghị như sau: Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục trong việc dạy và học của giáo viên nói chung và ngành học mầm non nói riêng. Mỗi năm Ban giám hiệu phối hợp với các chi hội phụ nữ xã, công đoàn trường, chi đoàn thanh niên tham gia viết bài tuyên truyền về việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường một cách sâu rộng hơn. Phát động phong trào xanh - sạch - đẹp . Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non, xin chia sẻ cùng các đồng chí, đồng nghiệp. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN Sơn Tây, ngày 19 tháng 5 năm 2018 Tác giả Trần Thị Kim Thôi 17/17