SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lây trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 tại trường mầm non Trực Thắng

docx 30 trang Đinh Thương 15/01/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lây trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 tại trường mầm non Trực Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_thuc_hien_chuyen_d.docx
  • pdfSKKK_DO_THI_LUA-Nam_hoc_2022-2023_84a56.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lây trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 tại trường mầm non Trực Thắng

  1. 5. Nâng cao chất lƣợng chăm sóc, nuôi dƣỡng Thực hiện nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ trong nhà trường năm học 2022-2023 nhà trường xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bám sát các nhiệm vụ chung, và nhiệm vụ cụ thể của cấp trên, xây dựng các tiêu chí phấn đấu theo chỉ tiêu được giao phù hợp với thực tế công tác chăm sóc, nuôi dưỡng của nhà trường. Từ đó, đề ra các giải pháp thực hiện cụ thể, triển khai các nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo từng tuần, tháng, có đánh giá kết quả công việc sau khi thực hiện để điều chỉnh và rút kinh nghiệm cho các tháng tiếp theo. - Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo tháng, theo mùa các món ăn của thực đơn không lặp lại trong tháng. Thay đổi sự kết hợp giữa các loại thực phẩm để tạo ra các món ăn khác nhau. Thực đơn cân đối, hợp lý, đa dạng nhiều loại thực phẩm để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể: - Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào là rất quan trọng. Vì vậy nhà trường đã ký hợp đồng với các nhà cung cấp có uy tín, khi ký hợp đồng nhà trường đã thống nhất với các nhà cung cấp lương thực phẩm, nhà trường chỉ tiếp nhận các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, giao hàng đúng thời gian quy định (căn cứ vào số trẻ ăn bán trú từ chiều hôm trước dự kiến tính ăn; báo cáo số lượng cho nhà cung cấp; buổi sáng sau căn cứ vào số trẻ đến trường; tính ăn cân đối thực phẩm; thừa sẽ trả lại nhà cung cấp (đã thống nhất khi kí hợp đồng) hoặc lập biên bản lưu kho; thiếu sẽ gọi bổ sung) cách thức bổ sung thực phẩm thiếu hoặc thừa; người giao hàng cố định (nếu thay đổi người giao hàng phải thông báo trước). Tham mưu UBND xã, trạm y tế phối kết hợp thường xuyên về kiểm tra, thẩm định các điều kiện an toàn thực phẩm của nhà trường, ký bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn. Giám sát, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm đối với cơ sở cung cấp kí hợp đồng thực phẩm với nhà trường
  2. Hình ảnh CBQL và nhân viên nuôi dưỡng thăm và kiểm tra cơ sở cung cấp thực phẩm cho nhà trường Giám sát, kiểm tra việc giao nhận các loại thực phẩm giữa cơ sở cung cấp kí hợp đồng thực phẩm với nhân viên nhà trường Hình ảnh CBQL kiểm tra, giám sát việc giao nhận thực phẩm
  3. Giờ ăn được tổ chức trong khoảng 60 phút nên giáo viên cần bố trí hợp lý thời gian từ khâu chuẩn bị đến vệ sinh sau khi ăn. + Chuẩn bị bữa ăn chu đáo, hấp dẫn sẽ kích thích trẻ hứng thú với bữa ăn, cho trẻ ăn đúng giờ để giúp hệ tiêu hóa tiết dịch và hoạt động tốt, thời gian chuẩn bị bữa ăn chỉ nên từ 5 – 10 phút, không nên để trẻ chờ đợi lâu. + Sắp xếp chỗ ngồi của trẻ tùy thuộc vào kỹ năng của từng độ tuổi để giáo viên tiện chăm sóc, mỗi bàn có thể sắp xếp 4-6 trẻ. Hình ảnh giáo viên tổ chức giờ ăn cho trẻ
  4. Nâng cao chất lượng bán trú trong nhà trường giúp trẻ khỏe mạnh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, béo phì, phòng tránh bệnh tật Trẻ đến trường được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đảm bảo đem lại sự yên tâm, niềm tin cho cha mẹ trẻ và cộng đồng; giúp cha mẹ trẻ tin tưởng tuyệt đối, trao gửi con cái cho nhà trường, cho cô giáo yên tâm công tác, lao động sản xuất 6. Phối hợp huynh học sinh đồng hành cùng nhà trƣờng trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ Chúng ta biết rằng cha mẹ trẻ là người hiểu trẻ hơn ai hết, hiểu được khả năng của con em mình, những ưu điểm và khuyết điểm của con em mình, tuy nhiên phụ huynh trẻ về cơ bản chưa hiểu được việc học và cách học của trẻ như thế nào là phù hợp và mang lại hiệu quả đối với trẻ, mà chủ yếu phụ huynh vẫn mang nặng tư tưởng con mình dù học mầm non nhưng lại yêu cầu con em mình đã đi học thì phải biết đọc biết viết và kỳ vọng giáo viên ở trường là giúp con em mình biết đọc biết viết. Nhận thấy những hiểu biết của phụ huynh còn lệch lạc về giáo dục mầm non, đặc biệt là đi ngược với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vì vậy giáo viên trao đổi thân thiện, cởi mở với phụ huynh để tìm hiểu về trẻ, và nói rõ về đặc điểm tâm lý của trẻ, về phương pháp và các hình thức giáo dục đối với trẻ mầm non để phụ huynh hiểu, cảm thông và chia sẻ những tâm tư nguyện vọng, mong muốn của mình về trẻ, và mạnh dạn để phụ huynh đề xuất nội dung học phù hợp với sở thích và khả năng của trẻ và phù hợp với chủ đề và độ tuổi của trẻ để cùng giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ một cách có hiệu quả. Hình ảnh giáo viên kết hợp cùng phụ huynh học sinh tổ chức tiệc bufet cho trẻ trong những ngày lễ hội.
  5. Cùng với việc xây dựng nội dung hoạt động tôi chỉ đạo giáo viên vận động phụ huynh đến cùng với nhà trường tham gia xới đất, trồng hoa, trồng các loại cây xanh, cây bóng mát tạo cảnh quan môi trường và kêu gọi sự chung tay đóng góp của phụ huynh về nguyên vật liệu cũng như kinh phí để duy trì và phát triển chuyên đề đã được các bậc phụ huynh đến tham gia nhiệt tình hưởng ứng. Hình ảnh giáo viên kết hợp cùng phụ huynh học sinh chuẩn bị đồ dùng cho trẻ trong các hoạt động ứng dụng phương pháp STEAM.
  6. Từ việc làm đó nhà trường và các lớp nhận được rất nhiều sự chia sẻ, ủng hộ, phối hợp của phụ huynh cả về vật chất lẫn tinh thần giúp đỡ nhà trường hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và tạo được mối quan hệ tốt với nhân dân. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả về kinh tế: 2. Hiệu quả về mặt xã hội : Trong năm học 2022– 2023 sau khi tôi mạnh dạn áp dụng các giải pháp nêu trên vào thực tế tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non Trực Thắng nơi tôi công tác, tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau: * Đối với trẻ: - Trẻ tới lớp nhanh nhẹn khỏe mạnh, tự tin tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, làm việc trao đổi chia sẻ bày tỏ ý kiến của mình với các bạn, tỉ lệ trẻ đạt các mục tiêu cao, đa số trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân tốt. Kết quả theo đánh giá trên trẻ của nhà trƣờng cuối năm học 2022 - 2023: Mức độ đạt Số trẻ đƣợc TT Nội dung KS Đạt Chƣa đạt % 1 Trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân 436 98% 2% 2 Trẻ đạt được các mục tiêu 436 100% 0% Trẻ hứng thú tích cực tham gia với các 3 436 99% 1% hoạt động học trên lớp Đối chiếu với bảng đánh giá đầu năm học tôi thấy số trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân, hứng thú tích cực tham gia các hoạt động tăng lên rõ rệt, và đặc biệt số trẻ đạt được các mục tiêu là100%. Vì vậy có thể kết luận rằng nếu vận dụng sáng tạo linh hoạt, thích ứng các biện pháp như tôi đã làm ở trên thì hiệu quả của việc chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt, trẻ vừa có sức khỏe tốt, đảm bảo an toàn mà vẫn tiếp thu tốt các kiến thức trong tất cả các hoạt động.
  7. * Đối với giáo viên: Giáo viên đã quan tâm nắm được hứng thú, nhu cầu, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.Hiểu“Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công”. Đội ngũ giáo viên đã được củng cố và bồi dưỡng chất lượng chuyên môn, giúp giáo viên vững vàng về nghiệp vụ tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm mới đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của nền giáo dục hiện nay cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Cán bộ, giáo viên nắm chắc mục tiêu của chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”. Lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch phù hợp với độ tuổi. Giáo viên có khả năng tự thiết kế kế hoạch giảng dạy để dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất. Căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể trong từng hoạt động và đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục đề ra. GV có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục tại trường. Có nhiều sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao. * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh rất tin tưởng phấn khởi ủng hộ các phong trào của nhà trường,thường xuyên trao đổi tình hình học tập của trẻ ở lớp với cô giáo ôn luyện kiến thứckhắc sâu cho trẻ. Chính phụ huynh đã cho cô giáo có một điểm tựa tốt hơn, nhẹ nhàng hơn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.Cha mẹ trẻ tương tác tích cực trên nhóm Zalo của lớp qua các video, các hoạt động học, các bài tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Qua đó phụ huynh có thêm những kiến thức bổ ích phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dạy các con luôn yên tâm về sự phát triển toàn diện của các con. Qua đó khẳng định được đề tài có ý nghĩa rất thiết thực,trau dồi thêm kiến thức kinh nghiệm cho giáo viên đồng nghĩa với chất lượng giảng dạy cũng được nâng lên. Đề tài này áp dụng trong công tác nâng cao chuyên môn cho bản thân và có khả năng vận dụng, nhân rộng cho tất cả chị em đồng nghiệp trong trường mầm non Trực Thắng nói riêng và các trường mầm non khác nói chung cùng áp dụng học tập và nghiên cứu.
  8. Trên đây là một số giải pháp: mà tôi đã rút ra được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Kinh nghiệm đã được các bạn đồng nghiệp trong trường cùng áp dụng thực hiện, nhưng vẫn còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Ban thẩm định các cấp và bạn đồng nghiệp cũng như hội đồng giám khảo để sáng kiến được hoàn thiện hơn nhằm giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hay trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Tôi cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trực Thắng, ngày 18 tháng 4 năm 2023 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Đỗ Thị Lụa CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trường Mầm non Trực Thắng xác nhận sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng thực hiện chuyên đề Xây dựng trƣờng mầm non lây trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 tại trƣờng mầm non Trực Thắng”của bà Đỗ Thị Lụa – Hiệu trưởng trường Mầm non Trực Thắng có phạm vi ảnh hưởng, đạt hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường Mầm non xã Trực Thắng năm học 2022 – 2023. Trực Thắng, ngày 19 tháng 4 năm 2032 P.HIỆU TRƢỞNG
  9. Nguyễn Thị Hoàn XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Hội đồng SK ngành GD&ĐT huyện Trực Ninh xác nhận: Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng thực hiện chuyên đề Xây dựng trƣờng mầm non lây trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 tại trƣờng mầm non Trực Thắng”, tác giả là bà Đỗ Thị Lụa – Hiệu trưởng trường mầm non Trực Thắng đã có các giải pháp cải tiến, có tính mới, khả thi, đã được áp dụng tại đơn vị và có khả năng áp dụng trong huyện và đạt hiệu quả thiết thực. Đánh giá xếp loại: Đạt Trực Ninh, ngày tháng năm 2023 KT.TRƢỞNG PHÒNG PHÓ TRƢỞNG PHÒNG Nguyễn Hồng Sơn