SKKN Một số biện pháp nâng cao kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh cho học sinh Lớp 4 và Lớp 5

docx 12 trang binhlieuqn2 07/03/2022 7793
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh cho học sinh Lớp 4 và Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_ki_nang_tinh_nham_tinh_nhanh.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh cho học sinh Lớp 4 và Lớp 5

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu. Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lô gic và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ phận khoa học khác. Muốn học sinh tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng đông tự tin, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Dạy học toán là hình thành cho các em kĩ năng thực hành tính toán đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng trong thực tế. Bước đầu hình thành và phát triển trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng gây hứng thú học tập Toán. Dạy học toán ở Tiểu học không chỉ đơn thuần là biết thực hiện đúng các phép tính hay nhận thức các yếu tố hình học. Mà giải toán có kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh là một trong những vấn đề cần được coi trọng vì nó được coi là hoạt động nhằm mục đích củng cố và vận dụng những năng kĩ sảo đã được hình thành phát triển tư duy của học sinh. Chính vì thế vấn đề dạy kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh như thế nào luôn được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Với các bài toán có tính nhẩm, tính nhanh ở lớp 2 và lớp 5 đối tượng nhận thức là một quan hệ toán nào đó mà đòi hỏi học sinh phải tư duy vận dụng ể tìm ra cách giải nhanh nhất và thuận tiện. bị che dấu bởi những tình huống ngôn ngữ trong đề bài. Để làm bộc lộ được nó Do đặc điểm phát triển tâm lí của học sinh, trong vấn đề này các nhà tâm lí học đã nêu rõ. Nhận thức của học sinh tiểu học là “nhận thức cảm tính”. Tư duy của học sinh lớp 5 đang trong quá trình hình thành và phát triển. Nó còn đang trong giai đoạn “tư duy cụ thể” đang hoàn chỉnh. Do đó việc nhận thức các kiến thức toán trừu tượng, khái quát, phân tích và tổng hợp là vấn đề khó với các em. Các em thường gặp nhiều khó khăn khi phân tích các yếu tố cơ bản của dạng toán. Thực tế trước đây khi giảng dạy học sinh giỏi lớp 4 và 5 tôi thấy mảng toán tính nhẩm, tính nhanh đối với các em tương đối khó đặc biệt những em nhận thức còn chậm, các em chưa tư duy đã làm bài vào vở theo cách tính thông thường. Chính vì vậy hướng dẫn học sinh kĩ năng giải toán tính nhẩm, tính nhanh là một vấn đề vô cùng cần thiết và bức xúc. Nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ dẫn đến hậu quả học sinh không biết tính nhẩm mà chỉ giải được theo quy tắc.Hiện nay tuy Bộ Giáo dục và đào tạo đã bỏ thi giao lưu học sinh giỏi nhưng vẫn còn thi giải toán trên mạng hay các sân chơi khác đòi hỏi kĩ năng tư duy 1
  2. tính toán nhanh, nhẩm để vận dụng vào giải toán nên việc hướng dẫn học sinh nâng cao kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh rất thiết thực và cần thiết. Từ những vấn đề trên, ta thấy môn Toán có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, con người cần phải có kiến thức Toán học vững vàng, kĩ năng tính toán nhanh và chính xác. Muốn vậy người giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu để có phương pháp giảng dạy phù hợp và hiệu quả, giúp các em tiếp thu kiến thức Toán học một cách nhanh nhất đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao củanền khoa học kĩ thuật đang phát triển rất mạnh mẽ hiện nay. Xuất phát từ những lí do trên trên mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh cho học sinh lớp 4 và lớp 5” để hình thành cho các em niềm say mê toán học và có được kĩ năng, phương pháp suy nghĩ đúng đắn trước những bài toán tính nhẩm, tính nhanh. 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh cho học sinh lớp 4 và lớp 5. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Lê Thị Hồng Nhung - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Liên Bảo. - Số điện thoại: 0977659353 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Hồng Nhung- Trường Tiểu học Liên Bảo 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này được áp dụng trong môn Toán cho học sinh lớp 4, lớp 5 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 10/9/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Nội dung của sáng kiến: Xuất phát từ thực tế trong giảng dạy, nhiều học sinh khi đề bài yêu cầu tính bằng cách thuận tiện nhưng các em không biết cách tính nhẩm nên đã đặt tính và tính ra nháp sau đó mới điền kết quả vào bài. Vì vậy để rèn cho các em biết cách kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh tôi đã đưa ra một số giải pháp sau: 7.1.1.Giải pháp 1: Củng cố cho học sinh những kiến thức cơ bản từ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Các em có thể tính nhẩm, tính nhanh khi đã nắm chắc kiến thức cơ bản từ đó các em có thể vận dụng tư duy để tính nhẩm các phép tính mà không cần tính nháp. Trước hết các em cần nắm chắc các tính chất của các phép tính: a.Phép cộng 2
  3. + Tính chất giao hoán: Khi ta đổi chỗ các số hạng của một tổng thì tổng không thay đổi. A + B = B + A + Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại. A + (B + C) = (A + B) + C = (A + C) + B b.Phép trừ: + Giúp học sinh nhớ lại tìm thành phần chưa biết của phép trừ như: Số bị trừ = số trừ + hiệu số. Số trừ = số bị trừ - hiệu số. Hiệu số = số bị trừ - số trừ. + Nếu ta thêm vào số bị trừ bao nhiêu đơn vị và thêm vào số trừ bấy nhiêu đon vị thì hiệu không thay đổi. A- B = ( A+ x) – ( B + x) + Nếu ta bớt ở số bị trừ bao nhiêu đơn vị và bớt ở số trừ bấy nhiêu đon vị thì hiệu không thay đổi. A- B = ( A- x) – ( B - x) c. Phép nhân *.Ôn lại các tính chất cơ bản của phép nhân đối với số tự nhiên: + Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các thừa số của một tích thì tích không thay đổi. A x B = B x A + Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại. (A x B) x C = A x (B x C) = ( A x C) x B + Muốn nhân một số với một hiệu ta chỉ việc nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại A x ( B+ C) = A x B + A x C + Muốn nhân một số với một tổng ta chỉ việc nhân số đó với số bị trừ rồi nhân số đó với số trự rồi trừ kết quả. A x ( B - C) = A x B - A x C + Tổng các số hạng bằng nhau ta có thể chuyển thành phép nhân, trong đó một thừa số là một số hạng còn thừa số thứ hai bằng số lượng số hạng của tổng. A + A + A + + A + A = A x n + Nếu thừa số thứ nhất gấp lên n lần thừa số thứ hai giảm n lần thì tích không thay đổi và ngược lại. 3
  4. A x B = ( A x n) x ( B : n) = ( A: n ) x ( B x n) + Nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ta chỉ việc thêm vào bên phải của số đó lần lượt 1,2,3, chữ số 0. *Ôn lại các tính chất cơ bản của phép nhân đối với số thập phân: + Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, Khi nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đósang bên phải lần lượt 1,2,3, chữ số. + Nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; Khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của sốđó sang bên trái lần lượt 1,2,3, chữ số. + Muốn nhân một số với 0,5 ta chỉ cần chia số đó cho 2. a x 0,5 = a : 2 + Muốn nhân một số với 0,25 ta chỉ cần chia số đó cho 4. a x 0,25 = a : 4 + Muốn nhân một số với 0,2 ta chỉ cần chia số đó cho 5. a x 0,2 = a : 5 + Muốn nhân một số với 0,125 ta chỉ cần chia số đó cho 8. a x 0,125 = a : 8 + Muốn nhân một số với 0,05 ta chỉ cần chia số đó cho 20. a x 0,05 = a : 20 + Muốn nhân một số với 0,025 ta chỉ cần chia số đó cho 40. a x 0,025 = a : 40 + Muốn nhân a x 0,02 = a : 50 một số với 0,02 ta chỉ cần chia số đó cho 50. + Muốn nhân một số với 0,0125 ta chỉ cần chia số đó cho 80. a x 0,0125 = a : 80 7.1.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức áp dụng vào giải các bài tập theo từng dạng cụ thể. 4
  5. Chia các bài toán tính nhẩm, tính nhanh theo các dạng bài giúp các em có định hướng khi làm bài. Dạng 1: Các bài toán cộng, trừ, nhân chia với các số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn Ví dụ:Tính nhẩm( SBT Toán 4, trang 8) 12000 + 5000 21000 – 4000 16000 : 2 400 x 3 Với dạng toán này giáo viên hướng dẫn cách nhẩm như sau: 12 cộng 5 bằng 17 và viết thêm ba chữ số 0 vào bên phải số 17 21 trừ 4 bằng 17 và viết thêm ba chữ số 0 vào bên phải số 17 16 chia 2 bằng 8 và viết thêm 3 chữ số 0 vào bên phải số 8 4 nhân 3 bằng 12 và viết thêm 2hữ số 0 vào bên phải số 12 Dạng 2: Các bài toán nhân nhẩm với 10, 100, 1000, , chia nhẩm 10, 100, 1000, và các bài toán nhân nhẩm với 11 - Đối với những dạng bài tập này giáo viên yêu cầu học thuộc quy tắc trong sách giáo khoa sua đó vận dụng để làm các bài tập. Nhân nhẩm 10, 100, 1000, : Viết thêm 1, 2, 3, chữ số 0 vào bên phải số đó. Ví dụ:( Vở bài tập toán 4 trang 62) 12 x 10 = 120 82 x 100 = 8200 19 x 1000= 19000 Chia nhẩm: Gạch bỏ 1, 2, 3, chữ số 0 vào bên phải số chia. Ví dụ:( Vở bài tập toán 4 trang 70) 1800 : 10= 180 19000 : 100 = 190 2000 : 100= 20 Nhân nhẩm 11: Cộng chữ số hàng đơn vị và hàng chục rồi viết kết quả vào giữa chữ số hàng chục và hàng đơn vị. Ví dụ:( Vở bài tập toán 4 trang 81) 34 x 11 11 x 95 82 x 11 Dạng 3: Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng Đối với dạng toán này giáo viện hướng dẫn học sinh áp dụng tính chất của phép cộng để nhóm các số hạng với nhau để được số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn Ví dụ: Tính nhanh ( Sách bài toán toán 4, trang 27) 254 + 745 + 166 + 255 = ( 245 + 166) + ( 745 + 255) 5
  6. = 400 + 1000 = 1400 525 + 123 – 25 – 23 = ( 525 – 25 ) + ( 123 – 23) = 500 + 100 = 600 Dạng 4: Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu để giải các bài tập. Đối với những dạng toán này giáo viên hướng dẫn các em cách đăth thừa số chung hoặc phân tích ra các tích có thừa số chung. Ví dụ:Tính nhẩm:( Sách bài toán toán 4, trang 40) 236 x 3 + 236 x 97 = 236 x ( 3 + 7) = 236 x 10 = 236 645 x 139 – 645 x 38 - 645 645 x 139 – 645 x 38 – 645 x 1 = 645 x ( 139 – 38 – 1) = 645 x 100 = 64500 Dạng 5: Các bài tập nhân chia nhẩm các số thập phân cho 10; 100; 1000; và nhân chia nhẩm số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001; Đối với dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm chắc quy tắc nhân, hay chia cho số thập phân cho 10, 100, 1000, hoặc nhân chia số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001; để từ đó các em nhớ được cách dịch dấy phẩy sang trái hoặc sang phải của số thập phân. Ví dụ:Tính nhẩm( Vở bài tập Toán 5, trang 62) 12,4 x 10 9,63 x 10 5,328 x 10 6,1 x 100 5,08 x 100 6,1 x 100 17,2 x 1000 4,2 x 1000 0,84 x 1000 Chẳng hạn:12,4 x 10 ta chỉ việc dịch chuyển dấu phẩy của số 12.4 sang bên phải 1 chữ số. Vậy: 12,4 x 10= 124 Ví dụ:Tính nhẩm( Vở bài tập Toán 5, trang 65) 43,2 : 10 0,65 : 10 432,9 : 100 63,7 : 100 7,07: 100 2,23 : 100 6
  7. 1,25 : 1000 12,5: 1000 125,2 : 1000 Chẳng hạn: 43,2 : 10 ta chỉ việc dịch chuyển dấu phẩy của số 43,2 sang bên trái 1 chữ số. Vậy: 43,2 : 10 = 4,32 Ví dụ:Tính nhẩm( Vở bài tập Toán 5, trang 70) 79,8 x 0,1 62,7 x 0,1 105,13 x 0,01 17,19 x 0,01 32,5 x 0,001 122,5 x 0,001 Chẳng hạn: 79,8 x 0,1ta chỉ việc dịch chuyển dấu phẩy của số 43,2 sang bên trái 1 chữ số. Vậy: 79,8 x 0,1= 7,98 Dạng 6: Các bài toán tính nhẩm các phân số Đối với dạng bài tập này giáo viện hướng dẫn học sinh cách tách các thừa số để tử số và mẫu số có các thừa số giống nhau từ đó ta sẽ giản ước nhưmhx thừa số giống nhau. 9 3 5 13 6 52 51 2 15 3 5 9 11 52 6 17 3 5 Cách nhẩm: Giản ước nhẩm các thừa số giống nhau ở tử và mẫu hoặc tách tử số và mẫu số để có các thừa số giống nhau để giản ước. Chẳng hạn: 51 2 15 17 3 2 3 5 6 17 3 5 17 3 5 7.1.3.Giải pháp 3: Vận dụng các dạng tính nhanh để làm các bài nâng cao tham gia các sân chơi trí tuệ. Ngoài việc giáo viên phân chia các dạng tính nhẩm, tính nhanh trong sách giáo khoa thì sách nâng cao và sách tham khảo cũng có rất nhiều các bài toán tính nhẩm, tính nhanh hay và phát huy tốt khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Các bài toán đó đa số có dạng bài như trong sách giáo khoa nhưng ở mức độ khó hơn đòi hỏi mức độ tư duy cua học sinh cao hơn. Để giúp cho học sinh làm được những dạng toán tính nhẩm, tính nhanh nâng cao thì trước các em phải nhận diện được dạng bài, phân chia các dạng từ đó tìm ra cách làm hợp lí nhất. Giáo viện đưa ra một số dạng bài nâng cao 푠 : Dạng 1: Tính nhanh tổng của một dãy số cách đều. Ví dụ: Cho dãy số: 3, 6, 9, 12, 15, 51, 54, 57. Hãy tìm tổng của dãy số đó. Dạng 2:Tính tổng của nhiều phân số có tử số bằng nhau và mẫu số của phân số liền sau gấp mẫu số của phân số liền trước n lần (n > 1). 1 1 1 1 Ví dụ:Tính nhanh: 3 9 27 6561 7
  8. Dạng 3: Tính tổng của nhiều phân số có tử số là n (n > 0); mẫu số là tích của 2 thừa số có hiệu bằng n và thừa số thứ hai của mẫu phân số liền trước là thừa số thứ nhất của mẫu phân số liền sau: 2 2 2 2 2 2 Ví dụ:Tính nhanh: 2 4 4 6 6 8 8 10 10 12 12 14 Dạng 4: Vận dụng 4 phép tính để tách, ghép ở tử số hoặc mẫu số nhằm tạo ra thừa số giống nhau ở cả tử số và mẫu số rồi thực hiện rút gọn biểu thức. 34,4 6,34 3,66 34,4 Ví dụ: Tính nhanh: 17,2 9,55 12,45 17,2 17,2 Dạng 5: Tính tổng của các tíchlà số tự nhiên. Ví dụ:Tính nhanh ( Toán nâng cao lớp 4, trang 40) a) M = 1 x 2 + 2 x 3 + 3 x 4 + + 201 x 202 Phân tích: Bài này ta thấy mỗi số hạng là tích hai số tự nhiên liên tiếp. Để tạo ra các nhóm thừa số có thể loại trừ hết cho nhau ta phân tích như sau: M x 3 = 1 x 2 x (3 - 0) + 2 x 3 x (4 - 1) + 3 x 4 x (5 - 2) + + 201 x 202 x (203 – 200) = 1 x 2 x 3 + 2 x 3 x 4 – 1 x 2 x 3 + 3 x 4 x 5 – 2 x 3 x 4 + + 201 x 202 x 203 – 200 x 201 x 202 = 201 x 202 x 203 = 8242206 Vậy M = 8242206 : 3 = 2747402 Tính nhanh b) N = 1 x 2 x 3 + 2 x 3 x 4 + 3 x 4 x 5 + + 100 x 101 x 102 Phân tích: Tương tự ta thấy các số hạng trong tổng là tích ba số tự nhiên liên tiếp. Vì vậy ta có thể phân tích như sau: N x 4 = 1 x 2 x 3 x (4 - 0) + 2 x 3 x 4 x (5 - 1) + 3 x 4 x 5 x (6 – 2) + + 100 x 101 x 102 x (103 – 99) = 1 x 2 x 3 x 4 + 2 x 3 x 4 x 5 - 1 x 2 x 3 x 4 + 3 x 4 x 5 x 6 - 2 x 3 x 4 x 5 + + 100 x 101 x 102 x 103 – 99 x 100 x 101 x 102 = 100 x 101 x 102 x 103 = 106110600 Vậy N = 106110600 : 4 = 26527650 Dạng 6: Vận dụng một số kiến thức về dãy số để tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện nhất - Giáo viên cần cung cấp thêm cho học sinh kiến thức về cách tìm số số hạng của một dãy số cách đều để từ đó học sinh vận dụng vào tính nhanh tổng của một dãy số cách đều Số các số hạng = (Số hạng cuối - số hạng đầu) : khoảng cách + 1 - Sau khi học sinh nắm được cách tìm số hạng của một dãy số cách đều, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện tính nhanh tổng dãy số cách đều theo các bước: Bước 1: Tìm số số hạng của dãy số đó 8
  9. Bước 2: Tính số cặp có thể tạo được từ số các số hạng đó (Lấy số các số hạng chia 2) Bước 3: Nhóm các số hạng thành từng cặp, thông thường nhóm số hạng đầu tiên với số cuối cùng của dãy số, cứ lần lượt làm như vậy đến hết Bước 4: Tính giá trị của một cặp ( các giá trị của từng cặp là bằng nhau) Bước 5: Ta tính tổng dãy số bằng cách lấy số cặp nhân với giá trị của một cặp * Lưu ý trường hợp khi chia số cặp còn dư 1, ta cũng làm tương tự nhưng có một số không ghép cặp, ta nên chọn số không ghép cặp đó cho phù hợp, thông thường ta nên chọn số đứng đầu tiên của dãy hoặc số đứng cuối cùng của dãy Ví dụ 1: Tính tổng của các số tự nhiên từ 1 đến 100 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + + 98 + 99 + 100 Dãy số tự nhiên từ 1 đến 100 có số các số hạng là: (100 - 1) : 1 + 1 = 100 (số) 100 số tạo thành số cặp là: 100 : 2 = 50 (cặp) Ta có: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + + 96 + 97 + 98 + 99 + 100 = (1 + 100) + (2 + 99) + (3 + 98) + (4 + 97) + (5 + 96) + = 101 + 101 + 101 + 101 +101 + = 101 x 50 = 5050 Với bài tập này, GV có thể khuyến khích học sinh khá giỏi hơn lựa chọn cách ghép cặp: (1 + 99 ) + (2 + 98) + (3 + 97) + + 100 + 50 = 50 x 100 + 50 = 5050 Ví dụ 2: Tính nhanh tổng các số chẵn có hai chữ số Các số chẵn có hai chữ số lập thành một dãy số bắt đầu từ 10, kết thúc là 98, cách đều nhau 2 đơn vị Ta có tổng các số chẵn có hai chữ số là: 10 + 12 + 14 + 16 + +92 + 94 + 96 + 98 Dãy số trên có số các số hạng là: (98 - 10) : 2 + 1 = 45 (số) 45 số tạo thành số cặp là: 45 : 2 = 22 cặp (dư 1 số) (Trong các số của dãy, ta chọn để riêng 10 và ghép cặp các số còn lại là phù hợp nhất) Ta có : 10 + 12 + 14 + 16 + + 92 + 94 + 96 + 98 = 10 + (12 + 98) + (14 + 96) + (16 + 94) + = 10 + 110 x 22 = 2430 9
  10. Sau khi các em đã nắm được bản chất và giải thành thạo theo 5 bước trên giáo viên giới thiệu cho các em một cách tính ngắn gọn hơn bằng cách áp dụng công thức tính tổng các dãy số cách đều như sau: (Sốđầu + sốcuối) × số sốhạng Tổng = 2 Sau đó cho học sinh tự thực hành làm một số bài cùng dạng để giúp các em khắc sâu kiến thức và làm thành thạo dạng toán này. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến hiện tại được áp dụng trường tiểu học Liên Bảo và có thể còn có khả năng áp dụng cho học sinh trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Phạm vi đang áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 4C và lớp 4D trường Tiểu học Liên Bảo 8. Những thông tin cần được bảo mật : không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Môi trường: trường học, học sinh, sách vở và đồ dùng trực quan. - Thời gian: trong các giờ học toán, giờ sinh hoạt chuyên môn và trong khi dạy chuyên đề về toán học - Giáo viên: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo, Giáo án, Bản ghi chép. - Học sinh: Vở, sách giáo khoa, bảng phân công công việc của nhóm. 10. Đánhg giá lợi ích thu được Sau khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào các lớp tôi thấy kết quả khảo sát như sau: Kết quả khảo sát lần 1 . Kiểm tra giữa học kì I Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 4C 50 28 56 17 34 5 10 4D 45 15 33,3 21 46,7 9 20 Kết quả khảo sát lần 2. Cuối học kì I Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 4C 50 35 70 13 26 2 4 4D 45 17 37,8 23 51,1 5 11,1 Kết quả khảo sát lần 3. Giữa học kì II Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 4C 50 40 80 10 20 0 0 4D 45 20 44,4 22 48,9 3 6,7 10
  11. Qua 3 lần khảo sát trên tôi thấy các số liệu tương đối ổn định, kết quả lần sau tăng lên so với lần trước. Nhờ sự cố gắng quan tâm của giáo viên và sự nỗ lực của học sinh cộng với sự động viên khích lệ của ban giám hiệu nhà trường, sự phấn đấu của bản thân tôi nên kết quả thật đáng mừng.Các em học sinh luôn tin tưởng vào phương pháp của mình sẽ đem lại kết quả cao và niềm vui học tập cho các em. Sau một thời gian vận dụng tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ ở các sân chơi. Cụ thể: STT Họ và tên Đạt giải Huy chương Bạc giao lưu Toán tuổi thơ 1 Ngô Hoàng Minh Đức toàn quốc năm 2019 Trạng Nguyên nhỏ tuổi toàn quốc năm 2 Nguyễn Ngọc Quảng học 2018- 2019 Huy chương Vàng quốc gia kỳ thi toán 3 Nguyễn Khắc Hiếu không biên giới Huy chương Đồng quốc gia kỳ thi toán 4 Phạm Nguyễn An Chi không biên giới Huy chương Đồng quốc gia kỳ thi toán 5 Bùi Minh Quang không biên giới Huy chương Đồng quốc gia kỳ thi toán 6 Nguyễn Nhật Thành không biên giới 10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Tìm hiểu và nắm được một số vấn đề cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. - Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học vềcác dạng toán tính nhanh, tính nhẩm cho học sinh tiểu học. - Tiến hành dạy theo hướng dẫn của sáng kiến vàđã thu được một số kết quảđáng khích lệ. Tôi thấy áp dụng phương pháp này phù hợp với mục tiêu của giáo dục tiểu học, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Mọi học sinh đều tích cực và rấ tự tin. Chất lượng học tập được nâng lên một cách rõ rệt. Trong quá trình học, học sinh đã chiếm lĩnh được kiến thức rất tốt. Kiến thức không quá khó với học sinh, kể cả các kiến thức được nâng cao dần trong thực hành luyện tập, học sinh hiểu bài và ham thích học toán hơn. Sự tiến bộ của học sinh thể hiện qua điểm số. Cha mẹ học sinh yên tâm hơn. Phần đông phụ huynh tích cực ủng hộ việc dạy học của nhà trường, của cô chủ nhiệm. Đây cũng chính là những đóng góp của đề tài vào việc nâng cao chất lượng dạy học toán ở tiểu học. 10.2.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của cá nhân: Tất cả giáo viên, phụ huynh và học sinh tham gia nghiên cứuứng dụng sáng kiến đều cho rằng sáng kiến là hay, có thực tế. Trong giờ học toán, học sinh có thể 11
  12. tham gia một cách chủ động, tự lực đểđạtđược kết quả cáo nhất, từđó gây hứng thú cho các em. Giúp các em có phương pháp tìm ra kết quả bài toán nhanh hơn và chính xác qua việc tính nhẩm và tính nhanh. Không khí học tập môn Toán sôi nổi. Kết quả cao hơn rõ rệt với chính bản thân từng học sinh. Sau khi áp dụng, sáng kiến được tổ chuyên môn và hội đồng khoa học nhà trường đánh giá cao. Số học sinh hoàn thành các dạng bài tính nhẩm, tính nhanh do tôi dạy đạt 100%. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến 1 Lê Thị Hồng Nhung Trường TH Liên Bảo Giảng dạy môn Toán cho Học sinh lớp 4,lớp 5 2 Nguyễn Hải Nguyên Trường TH Liên Bảo Giảng dạy môn Toán cho Học sinh lớp 4,lớp 5 3 Giảng dạy môn Toán Nguyễn Thị Nga Trường TH Liên Bảo cho Học sinh lớp 4,lớp 5 4 Giảng dạy môn Toán Trần Thu Phương Trường TH Liên Bảo cho Học sinh lớp 4,lớp 5 Liên Bảo, ngày . tháng 4 năm 2019 Liên Bảo, ngày tháng 4 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Lê Thị Hồng Nhung 12