SKKN Một số biện pháp nâng cao năng lực viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao năng lực viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_nang_luc_viet_doan_van_cho_ho.docx
Đoàn Thị Thu Hoài_TH Xuân Đài.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao năng lực viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018
- 19 Ví dụ 2: Khi dạy tiết Luyện từ và câu: “Mở rộng vốn từ về hoạt động thể thao, vui chơi; Câu nêu hoạt động” ở hoạt động 3: Đặt câu về hoạt động trong mỗi tranh. Ở hoạt động này giáo viên hướng dẫn học sinh nói tên các hoạt động miêu tả trong tranh, sau đó cho các em đặt câu theo nội dung bức tranh. Như vậy, qua hoạt động 3 giáo viên đã cung cấp cho học sinh các từ ngữ, các câu về hoạt động thể thao, vui chơi tạo điều kiện thuận lợi cho các em viết đoạn văn về họat động thể thao, một trò chơi em tham gia ở trường được tốt hơn. Qua việc dạy Luyện tập Tiếng Việt giáo viên đã trang bị thêm cho các em rất nhiều từ ngữ, vốn từ để các em vận dụng vào viết đoạn văn. Từ đó các em có thể lựa chọn từ, câu văn hay, chính xác, phù hợp với đoạn văn mà mình viết. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần chú ý khắc sâu kiến thức cho học sinh về các kiểu câu: Câu giới thiệu? Câu nêu đặc điểm? Câu nêu hoạt động? Để học sinh nắm được cấu tạo câu khi hình thành các câu trong viết đoạn văn. Hướng dẫn, đưa ra ví dụ cụ thể để học sinh nhận biết được các em đã viết câu có đầy đủ bộ phận chưa. * Tích hợp qua hoạt động nói và nghe (Kể chuyện) Từ việc kể được một câu chuyện theo chủ đề giúp cho học sinh được bồi dưỡng và trau dồi về cách sử dụng từ ngữ, câu văn phù hợp với hoàn cảnh. Khi các em kể được câu chuyện thì cũng đồng nghĩa với việc các em sẽ ghi nhớ được những câu văn hay trong bài. Qua đó, trang bị cho các em những từ ngữ, những câu văn hay có liên quan đến bài luyện viết đoạn văn. Trong tiết học nói và nghe giáo viên cần tăng cường cho học sinh luyện nói, luyện kể theo ngôn ngữ của mình để từ đó giúp các em biết cách diễn đạt theo ý của mình một cách trôi chảy, mạch lạc. Qua mỗi tiết học phải rèn cho học sinh được nói ít nhất một đến hai câu, nhất là những câu chuyện liên quan đến đoạn văn có yêu câu sắp tới sẽ học. Ví dụ: Trong hoạt động nói và nghe, khi các em được nghe câu chuyện “Bà cháu”, các em sẽ được biết và ghi nhớ thêm nhiều từ ngữ, câu văn nói về tình cảm của những người thân trong gia đình: “ tình thương ấm áp của bà, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng, nhớ bà, hạnh phúc, ” * Tích hợp qua các môn học và hoạt động giáo dục Khi dạy các môn học và hoạt động giáo dục khác giáo viên cần chú ý hiệu quả dạy học tích hợp. Việc dạy học tích hợp góp phần trau dồi kiến thức cho các em viết tốt đoạn văn ngắn có nội dung liên quan. Đặc biệt là các môn học như
- 20 Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Mỹ thuật, .Thông qua trả lời các câu hỏi, tham gia các hoạt động cùng các bạn học sinh sẽ được trau dồi thêm cách sử dụng từ, câu, trang bị thêm vốn từ, vốn hiểu biết cho các em. Ví dụ 1: Trong các tiết dạy TNXH các em được trực tiếp quan sát các con vật và có từ ngữ về đặc điểm của chúng, tôi yêu cầu các em trình bày cụ thể, đây là cơ sở để các em có thể viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một con vật mà em quan sát được. Ví dụ 2: Khi dạy Hoạt động trải nghiệm tuần 24: Nhận biết những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc, lòng biết ơn với người thân trong gia đình. Các em sẽ biết thêm nhiều việc làm thể hiện tình cảm của em đối với người thân. Từ đó, các em có thể vận dụng vào để viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân. Với việc dạy học tích hợp, tôi đã giúp các em biết thêm các từ ngữ giàu hình ảnh, từ gợi tả, gợi cảm vào viết đoạn văn làm cho đoạn văn của các em hay hơn, trở nên sinh động hơn và thu hút được người đọc, người nghe. Nhờ thực hiện biện pháp này mà tôi đã góp phần giúp các em mở rộng về vốn từ, hình ảnh phục vụ cho những tiết luyện viết đoạn văn có nội dung liên quan. * Hướng dẫn sử dụng từ ngữ trong câu Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, việc sử dụng từ ngữ trong bài tập làm văn còn nhiều hạn chế. Hầu hết học sinh sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, chưa chính xác. Vì vậy, giáo viên cần cung cấp, giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lý. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa phù hợp với bài văn. Ví dụ: Khi viết đoạn văn kể về người thân thì học sinh sẽ có nhiều bài làm khác nhau, giáo viên cần giúp học sinh chọn lựa từ ngữ cho phù hợp. Khi kể về bố là thầy giáo thì từ ngữ sử dụng phải khác với bài viết bố là bộ đội; viết về tình cảm của em đối với với cha mẹ, ông bà thì từ dùng phải khác với viết về tình cảm của mình đối với bạn bè; viết về hoạt động em tham gia hoặc chứng kiến có thể dùng các từ đồng nghĩa như: Ủng hộ, giúp đỡ, đông đúc và nhộn nhịp; viết về gia đình có các từ như đoàn tụ, sum họp, quây quần ; để diễn tả một đồ dùng trong gia đình có sử dụng các từ về màu sắc, kích thước, tác dụng của đồ dùng trong cuộc Giáo viên cần chuẩn bị kỹ với mỗi bài để hướng dẫn học sinh vận dụng các từ ngữ thích hợp vào bài viết.
- 21 Giải pháp 4: Giáo viên chấm, chữa bài, đánh giá học sinh. Việc nhận xét và chữa bài là một việc làm hết sức cần thiết, giúp học sinh nhận ra lỗi sai để điều chỉnh và sửa chữa, hoàn chỉnh bài văn của mình, tôi thường xuyên đánh giá học sinh theo thông tư 27. Tôi đặc biệt quan tâm, chú trọng đến công tác chấm, chữa bài cho học sinh, nhất là thời gian đầu năm học để nắm bắt kịp thời mức độ hoàn thành bài của học sinh. Từ đó, kịp thời có kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng cho các em. Học sinh lớp 2 lần đầu tiên được làm quen với với nội dung viết văn và chưa được học và luyện tập nhiều về từ ngữ, ngữ pháp, chắc chắn trong bài viết của các em sẽ rất nhiều lỗi sai. Trong quá trình chấm bài, tôi phát hiện, giúp học sinh khắc phục, hướng dẫn các em chỉnh sửa những lỗi sai trong bài. Tôi ghi lời nhận xét vào vở hoặc nhận xét bằng lời trực tiếp thật cụ thể về cách dùng từ, viết câu để cho các em hiểu, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm lần sau. Khi chữa bài cho học sinh, tôi có theo dõi, kiểm tra, cho học sinh đọc lại bài đã được sửa chữa, tránh tình trạng học sinh chỉ nghe mà không thực hiện. Đối với bài làm chưa hay, tôi giúp học sinh gọt giũa, trau chuốt thêm cho bài văn được hay hơn. Bài làm của học sinh trước và sau khi chấm bài Vào cuối mỗi tiết học giáo viên nhận xét và khen ngợi trước lớp những bài văn hay của học sinh nhằm động viên, khuyến khích tình thần học tập của các em ví dụ như: “Bạn Vy viết đoạn văn rất hay.”; “Bạn An viết đoạn văn đủ ý trong câu văn có sự sáng tạo.”; “Bạn Ngân viết đoạn văn có nhiều tiến bộ. Cô khen em.” Được nghe những bài văn hay của các bạn, các em vừa được học tập những cái hay trong cách viết bài của bạn, đồng thời tạo động lực cho
- 22 các em cố gắng viết đoạn văn hay hơn ở bài sau. Những học sinh được khen ngợi trước lớp tôi thấy các em rất phấn khởi, thích thú, các bạn còn lại trong lớp thì lại mong muốn được khen như bạn. Từ đó, tôi đã tạo được phong trào thi đua học tập trong lớp cũng vì thế các tiết học trở nên hiệu quả hơn. Mỗi tháng tôi gửi thư khen cho những em đặc biệt tiến có sự tiến bộ III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả về mặt xã hội - Với mục tiêu giúp bản thân tôi nói riêng, quý thầy cô đang trực tiếp giảng dạy nói chung có giải pháp phù hợp nhất, tổ chức dạy học một cách hiệu quả nhất, để giúp học sinh có hứng thú,niềm đam mê học tập, lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất khi học luyện viết đọan văn. - Những giải pháp nêu trên đã có một phần nào đóng góp mới vào việc dạy kĩ năng luyện viết đoạn văn ở lớp 2. Phát huy năng lực cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. Học sinh được khám phá, được trải nghiệm, được làm để hình thành và chiếm lĩnh tri thức, đảm bảo thực hiện đúng theo mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Từ đó, nâng cao được chất lượng viết đoạn văn cho từng đối tượng học sinh trong lớp. Qua quá trình áp dụng các giải pháp trên để kiểm chứng kết quả của giải pháp mang lại đầu năm học này tôi cho học sinh lớp tôi làm bài khảo sát 8 tuần học kì 1 vừa qua và có kết quả như sau: Kết quả đánh giá chất lượng viết đoạn văn Tổng số em Số học sinh viết Số em viết đoạn Số em viết được đoạn tham gia khảo được đoạn văn văn không đạt yêu
- 23 sát văn hay theo yêu cầu cầu Số Số Số lượng Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ lượng lượng 33 19 58% 12 36% 2 6 % Như vậy sau khi áp dụng các giải pháp trên thì hầu hết các học sinh trong lớp đều viết được đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo đúng nội dung và yêu cầu. Học sinh được mở rộng về vốn từ, biết cách dùng từ chính xác, biết đặt dấu câu đúng vị trí và biết cách liên kết các câu văn thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Đoạn văn của các em diễn đạt một cách rất trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. Nhiều em trong lớp viết được đoạn văn với những câu văn rất hay, nhiều em viết được đoạn văn đủ ý, hấp dẫn có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa. Các em rất tự tin mỗi khi khám phá, viết văn theo cách riêng của mình. Với niềm đam mê đó, bài viết của các em đạt yêu cầu rất cao, góp phần làm nền tảng vững chắc khi các em lên các lớp cao hơn. Ngoài ra, tôi cũng đã phát huy được những năng lực và phẩm chất viết đoạn văn cho từng đối tượng học sinh trong lớp. * Năng lực: + Các em có kĩ năng phân tích đề bài yêu cầu để làm bài và viết bài đúng và đầy đủ ý một cách chính xác hơn. Có khả năng vận dụng tốt năng lực ngôn ngữ biết tìm các từ ngữ miêu tả, gợi tả phù hợp vào đoạn văn mình viết trở nên hay hơn. Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói. + Các em có kĩ năng đánh giá nhận xét, so sánh đối tượng cần kể hoặc miêu tả, giới thiệu. + Nhiều học sinh đã biết chọn cách diễn đạt hay cho mỗi đoạn văn theo yêu cầu, trả lời tốt các câu hỏi gợi ý và phát triển thêm theo yêu cầu của đề bài, năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác nhóm được phát triển, phát huy tối ưu ở các em năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: + Học sinh rất hào hứng trong học môn Tiếng Việt nhất là khi viết đoạn văn. + Các em có ý thức tốt hơn về sự chuẩn bị bài, hiểu biết và có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ học tập, biết chia sẻ cho bạn bè, người thân những kinh nghiệm trong học tập.
- 24 Một số bài làm thể hiện sự tiến bộ trong mở bài tập làm văn của học sinh lớp tôi như sau: Ban đầu, học sinh viết mở bài đơn điệu Sau khi áp dụng các giải pháp, học sinh đã có thể viết đoạn văn đầy đủ và hay hơn rất nhiều
- 25 2. Khả năng áp dụng và nhân rộng Sau khi trình bày nội dung sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao năng lực viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018”. Trong tổ chuyên môn của mình, tôi đã nhận được đánh giá cao. Những sáng kiến này không chỉ áp dụng hiệu quả đối với học sinh lớp 2 trên địa bàn mà còn có thể áp dụng rộng rãi đối với lớp 2 trên cả nước khi thực hiện dạy học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Ngoài ra sáng kiến có thể thực hiện cho các lớp khác ở bậc tiểu học. Năm học tới nếu được phân công dạy lớp 2 tôi sẽ tiếp tục áp dụng các giải pháp trên vào dạy học sinh luyện viết đoạn văn và chắc chắn các giải pháp đó sẽ nâng cao được chất lượng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HAY VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; những sáng kiến đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Đoàn Thị Thu Hoài CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- 26 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT XUÂN TRƯỜNG