SKKN Một số biện pháp phát huy tinh thần tích cực nhằm nâng cao hiệu quả học toán cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tinh thần tích cực nhằm nâng cao hiệu quả học toán cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_than_tich_cuc_nham_nang.docx
SKKN_chuan_-_Thuy_2023_-2024_968d9.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp phát huy tinh thần tích cực nhằm nâng cao hiệu quả học toán cho học sinh Lớp 4
- 16 tương ứng với kết quả tính trên mình gà con.). Cặp nào tìm đúng, nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Cặp nào tìm sai sẽ bị phạt và nhảy lò cò. * Trò chơi 5: Xì điện Áp dụng cho các tiết học luyện tập: Nhân với 10, 100, 1000, (trang 70); Chia cho 10, 100, 1000, (trang 88) Mục đích: Củng cố về kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh. Luyện cho học sinh tác phong nhanh nhẹn, tự tin, mạnh dạn. Thời gian chơi: 3-5 phút Cách chơi: Lớp chia thành hai đội để thi đua. Giáo viên sẽ “châm ngòi” đầu tiên, giáo viên đọc một phép tính chẳng hạn 132 x 10 rồi chỉ vào một em thuộc một trong hai đội để trả lời, học sinh đó phải bật ngay ra kết quả. Nếu kết quả đúng em học sinh đó có quyền xì điện một bạn khác thuộc đối phương. Học sinh đó đọc phép tính nhẩm bất kì để bạn thuộc đối phương trả lời. Cứ tiến hành như thế giáo viên và thư kí trò chơi sẽ theo dõi ghi lại kết quả của mỗi đội. Hết thời gian chơi, đội nào có nhiều bạn trả lời đúng thì thắng. Chú ý: Khi được quyền trả lời mà học sinh đó lúng túng không bật ngay ra được kết quả hoặc trả lời sai thì em đó mất quyền xì điện, giáo viên chỉ định một bạn khác trả lời. * Trò chơi 6: Hái hoa toán học Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một cây cảnh đặt lên bàn giáo viên làm cây hoa. Treo sẵn trên cây các bông hoa được cắt bằng giấy màu trong có ghi nội dung câu hỏi. (Tuỳ theo nội dung bài học để giáo viên chọn nội dung ghi trong hoa) Ví dụ: Khi dạy bài: “Ôn tập về hình học” (trang 94; 95; 96) giáo viên có thể chọn nội dung: 1. Muốn tìm diện tích hình vuông Một cạnh nhân bốn ra ngay khó gì? Bạn hãy cho biết hai câu thơ trên đúng hay sai ? Hãy tính nhẩm nhanh diện tích hình vuông mà cạnh bằng 30cm?
- 17 2. Đố bạn điền tiếp những từ thích hợp vào chỗ trống trong bài thơ sau : Diện tích chữ nhật là gì ? Lấy dài tức thì ra ngay. Chu vi chữ nhật dễ thay Lấy nhân hai là thành. Theo bạn ai nói đúng? Ai nói sai? Vì sao? 3. Hình bên tên gọi là gì ? 9cm Chu vi, diện tích em thì tính mau? 6cm Thời gian chơi: 3 - 5 phút. Cách chơi: Chơi thi đua giữa cá nhân. Học sinh xung phong lên hái hoa và đọc to, rõ ràng nội dung câu hỏi cho cả lớp cùng nghe sau đó mới trả lời kết quả. Nếu bạn hái hoa trả lời chính xác, diễn đạt trôi chảy, gọn gàng, các bạn ở dưới lớp vỗ tay thật to để cổ vũ cho bạn. Nếu bạn trả lời đúng kết quả nhưng diễn đạt chưa mạch lạc, thì lớp vẫn vỗ tay khuyến khích bạn song nhỏ và ngắn hơn. Nếu bạn trả lời sai giáo viên gợi ý vẫn không trả lời được thì phải nhảy cò về chỗ. * Trò chơi 7: Hộp quà bí ẩn Chuẩn bị: 1 hộp quà, câu hỏi của bài đang học. Thời gian chơi: 3 - 5 phút.
- 18 Cách chơi: Giáo viên nêu cách chơi và quy luật chơi. Hộp quà sẽ được chuyền từ bạn này sang bạn khác một cách khẩn trương, gọn gàng theo nhịp bài hát nào đó. Khi có hiệu lệnh của giáo viên, hộp quà dừng lại. Học sinh nào đang cầm hộp trên tay được mở hộp ra bốc câu hỏi để trả lời. Nếu trả lời đúng được cả lớp tuyên dương, nếu không trả lời được sẽ phải thực hiện một hình phạt nhẹ nhàng do giáo viên quy định và học sinh khác sẽ xung phong trả lời thay bạn. Giáo viên nhận xét và cho trò chơi tiếp tục. * Trò chơi 8: Lật mảnh ghép Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị nội dung các câu hỏi trình chiếu Powerpoint liên quan đến bài học. Học sinh chuẩn bị bảng con.
- 19 Thời gian chơi: 3 - 5 phút. Cách chơi: Giáo viên gọi một học sinh xung phong chọn một trong các mảnh ghép bất kì, mỗi mảnh ghép ứng với 1 câu hỏi. Học sinh trong lớp sẽ cùng trả lời vào bảng con. Nếu trả lời đúng thì mảnh ghép sẽ được lật mở hiển thị một phần từ khóa hoặc bức tranh của từ khóa. Khi tất cả các mảnh ghép được mở thì học sinh được đoán từ khóa. * Trò chơi 9: Vòng quay may mắn Chuẩn bị: Vòng quay, các câu hỏi của bài đang học. Thời gian chơi: 3 - 5 phút.
- 20 Cách chơi: Giáo viên đặt tên các hình học bất kì (hình đã học) trên kim đồng hồ, học sinh quay khi vòng quay kết thúc kim đồng hồ chỉ vào một hình học nào, học sinh đọc quy tắc, công thức tính chu vi, diện tích của hình đó. Học sinh trả lời đúng sẽ được khen thưởng, học sinh trả lời thiếu hoặc sai sẽ mời học sinh khác trợ giúp. *Với đồ dùng này có thể sử dụng ở các môn học khác, các khối lớp Tiểu học. d. Trò chơi về đại lượng * Trò chơi 10: Ai nhanh, ai đúng
- 21 Áp dụng cho các tiết học: Ôn tập về khối lượng (trang 14), Đề-xi-mét vuông (trang46), Mét vuông (trang47) Mục đích: Giúp học sinh nắm vững mạch kiến thức về đo đại lượng. Chuẩn bị: 2 bút dạ, 2 tờ giấy khổ lớn (ví dụ ghi nội dung như sau): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống a. 6090 kg = 6 tấn 9 kg b. 2kg 326g = 2326g c. 354 dm2 = 3m2 54 dm2 d. 2010m2 = 20dm2 10m2 e. 29dm2 = 2m2 9dm2 g. 154000cm2 = 154dm2 Thời gian chơi: 3 phút. Cách chơi: Mỗi nhóm cử 6 bạn, xếp thành 2 hàng dọc. Sau khi giáo viên hô: “Trò chơi bắt đầu” thì bạn số 1 sẽ chạy lên và điền Đ, S vào ô thứ nhất. Điền xong thì bạn số 1 chạy về đưa bút cho bạn số 2 và cứ thế tiếp tục đến bạn số 6. Nếu chạy trước khi bạn chưa chạy xuống đến nơi thì sẽ bị phạm luật. Mỗi đáp án đúng được 2 điểm, phạm lỗi trừ 1 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn đội đó sẽ thắng cuộc. III. HIỆU QUẢ DO BIỆN PHÁP ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế: Các trò chơi này đã thực sự góp phần nâng cao chất lượng môn học hơn nữa chi phí cho thiết bị phục vụ cho chơi không đáng kể bởi chỉ cần sử dụng một mẩu giấy hay những tấm thẻ từ đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm (phế liệu) là giáo viên có thể cho học sinh các lớp cùng tham gia. Hơn nữa một trò chơi cũng có thể sử dụng ở tất cả các khối lớp, ví dụ trò chơi “Lật mảnh ghép”, “Ô cửa bí mật”, “ Vòng quay may mắn”, Ứng với mỗi khối lớp trò chơi lại có thể biến tấu khác
- 22 nhau phù hợp với các mục đích của bài, sử dụng thiết bị dạy học được nhiều lần vì thế không tốn kém về mặt kinh tế mà lại đạt hiệu quả cao. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: * Đối với giáo viên: Giáo viên dễ dàng tổ chức và hướng dẫn các trò chơi học tập để học sinh tích cực chủ động ghi nhớ kiến thức của bài học cũng như củng cố kiến thức đã học mà không cần phải giải thích dài dòng cũng như phải đặt nhiều câu hỏi vụn. Để lĩnh hội kiến thức học sinh không cần phải suy nghĩ trừu tượng và giáo viên cũng không cần phải cố gắng thuyết trình cho học sinh một cách cặn kẽ. Bên cạnh đó việc sử dụng có hiệu quả trò chơi ngôn ngữ đã khích lệ giáo viên say mê, có nhiều ý tưởng sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. * Đối với học sinh: Gây được hứng thú, lôi cuốn học sinh vào hoạt động học tập đồng thời tạo điều kiện, cơ hội cho các em ghi nhớ và khắc sâu kiến thức môn Toán một cách dễ dàng hơn, không có sự gò ép và áp đặt. Các em cảm thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn trước bạn bè. Từ đó các em thêm yêu thích môn học, chất lượng môn học được nâng cao rõ rệt. Kết quả khảo sát thái độ của học sinh khi học toán sau gần một năm học với 27 học sinh trong lớp 4A năm học 2023 - 2024 như sau: Số HS Trước khi thực Sau khi thực hiện được Kết quả học tập hiện biện pháp biện pháp khảo sát SL % SL % Rất thích 3 11,1 17 63 Thích 5 18,5 8 29,6 27 Bình thường 8 29,6 2 7,4 Chán, Căng thẳng 11 40,8 0 0 Sự hứng thú của học sinh trong mỗi giờ toán được nâng lên. Từ đó chất lượng học tập môn Toán của các em được cải thiện rõ rệt so với đầu năm. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng:
- 23 Biện pháp này, tôi đã áp dụng để giảng dạy cho học sinh trường tôi và thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt, giúp các em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy tôi nghĩ biện pháp này có thể áp dụng rộng rãi tới toàn thể học sinh lớp 4. Biện pháp tổ chức trò chơi học tập đã phát huy tinh thần tích cực nâng cao hiệu quả học toán cho học sinh lớp 4, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Sau một thời gian áp dụng các trò chơi vào trong giờ học Toán lớp 4 ở trường Tiểu học nơi tôi công tác, tôi đã thu được một số kết quả khả quan. Song đó cũng chỉ là một biện pháp nho nhỏ của cá nhân tôi nên không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến trao đổi từ đồng chí, đồng nghiệp và ý kiến của cấp trên để bản thân tôi ngày một tiến bộ hơn về nghiệp vụ sư phạm và biện pháp có hiệu quả hơn. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của cá nhân khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ BIỆN PHÁP Đào Thị Bích Thuỷ
- 24 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG GD&ĐT
- 25 PHỤ LỤC Nội dung Trang THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP 2 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA BIỆN PHÁP 3 1. Cơ sở lí luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 4 II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP 5 1. Mô tả thực trạng trước khi tạo ra biện pháp 5 2. Mô tả kết quả sau khi có biện pháp 7 2.1. Giải pháp thứ nhất: Giáo viên nghiên cứu đặc điểm tâm 7 lí của học sinh lứa tuổi lớp học. 2.2. Giải pháp thứ hai: Để tổ chức trò chơi học tập một cách 8 hiệu quả đòi hỏi người giáo viên cần nắm vững một số vấn đề. 2.3. Giải pháp thứ ba: Khắc phụckhó khăn về cơ sở vật chất, 9 trang thiết bị dạy học. 2.4. Giải pháp thứ tư:Lựa chọn thời điểm, định hướng thiết kế 12 trò chơi. 2.5. Giải pháp thứ năm:Thực hành thiết kế và vận dụng một 12 số trò chơi trong quá trình dạy học môn Toán lớp 5. III. HIỆU QUẢ DO BIỆN PHÁP ĐEM LẠI 21 1. Hiệu quả kinh tế 21 2. Hiệu quả về mặt xã hội 22
- 26 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng 22 IV. Cam kết 23 PHỤ LỤC 25