SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non

doc 39 trang binhlieuqn2 07/03/2022 18203
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_va_sua_ngong_cho_t.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non

  1. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Giáo viên đang trò chuyện với trẻ Bật máy tính có tiếng kêu con vật hay tiếng nói, tiếng còi của một loại phương tiện giao thông rồi cho trẻ đoán: Tạo tình huống để trẻ ghép các từ thành câu đơn hoặc mở rộng. Ví dụ: Quả chuối này màu gì? Bông hoa này màu gì? Xe máy còi kêu thế nào? Ô tô còi kêu như thế nào? Những lần sau tôi đã tích cực hóa lời nói cua trẻ khi quan sát. Tôi đưa ra các câu hỏi: Hoa gì màu đỏ có gai? Hoa gì cánh dài mà có màu vàng? Đối với trẻ 3 tuổi biểu tượng của trẻ còn chưa đầy đủ, tôi luôn bổ sung câu trả lời chưa đầy đủ cho trẻ. Những lúc trẻ lúng túng, tôi đã gợi ý và giúp trẻ trả lời cho chính xác. Trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non tôi luôn chú ý lắng nghe trẻ phát âm mọi lúc, mọi nơi để uốn nắn từ ngữ cho trẻ, cho trẻ phát âm nhiều lần và sửa lỗi kịp thời cho trẻ. Ở trường mầm non trẻ được tham gia rất nhiều các hoạt động. Trong các hoạt động đó thì giờ chơi là thời gian mà trẻ được thoải mái tự do và được nói nhiều nhất. Cho nên khi giao tiếp tôi thường trả lời rõ ràng dễ hiểu những câu hỏi của trẻ và đưa thêm từ mới vào nội dung chơi cho trẻ. Khi trẻ chơi tôi chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ. Khi thấy trẻ phát âm sai tôi cung cấp ngay âm đúng và cho trẻ nói lại.
  2. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non 9.2. Kết quả Qua những lần trò chuyện giữa cô và trẻ trong các hoạt động học và chơi, tre bắt chước được cách phát âm của cô qua khẩu hình miệng để chính xác được vốn từ. Qua ngôn ngữ của trẻ phát triển, phát âm của trẻ bớt ngọng. Nhờ vào việc cô giáo luôn lắng nghe trẻ phát âm và giúp đỡ trẻ phát âm đúng thì bây giờ trẻ đã có thể được tham gia. Âm điệu trẻ nói cũng tròn tiếng hơn. Ví dụ:Cháu Phương Linh ngọng vần “c” là “t”như từ “cô” gọi là “tô” thì giờ cháu đã phát âm chuẩn từ “cô”. Cháu: Minh Anh đã biết sử dụng từ ngữ với hoàn cảnh tham gia, biết thể hiện vai trò chơi của mình như: Đóngvai bác sĩ hỏi bệnh nhân: “Bác đau ở chỗ nào? , “Bác có sốt không”. 10. Tuyên truyền phối kết hợp phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ. Gia đình có vai trò đặc biệt trong việc phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ. Vì vậy giữa cô giáo và phụ huynh phải có mối liên hệ chặt chẽ để phối hợp thực hiện chương trình phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ một cách hiệu quả. Đây là biện pháp thường nhật nhưng lại có tác dụng vô cùng lớn. Bởi thông qua việc trao đổi thường xuyên, hàng ngày, giáo viên và phụ huynh đều nắm bắt được tình hình thực tế về ngôn ngữ của trẻ. Qua đó cùng phối hợp có những biện pháp phù hợp với từng trường hợp cá nhân trẻ nhằm giúp trẻ được phát triển ngày một toàn diện. Giáo viên trao đổi với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ. 10.1. Mục đích Giúp phụ huynh hiểu được phát triển ngôn ngữ và phát âm chính xác ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về tư duy, trí tuệ, sự mạnh dạn tự tin của trẻ. Từ đó, việc phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ được diễn ra
  3. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non liên tục, đồng nhất về cách thức và phương pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ, giữa phụ huynh và cô giáo. 10.2. Cách thực hiện Cập nhật các bài viết, nghiên cứu về tác hại của việc chậm nói, nói ngọng đối với việc phát triển tư duy, trí tuệ, tâm lý của trẻ trên bảng tuyên truyền của lớp. Trao đổi trực tiếp với phụ huynh về thực trạng ngôn ngữ của trẻ thông qua các buổi họp phụ huynh, các giờ đón trả trẻ. Từ đó hướng dẫn cùng phối hợp với phụ huynh về cách phát triển cho trẻ tại gia đình cũng như tại nhà trường. Chính vì vậy, tôi thường xuyên chủ động trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ trong các buổi họp phụ huynh. Qua những chia sẻ của phụ huynh, tôi đã nắm bắt được đặc điểm riêng của từng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ nói ngọng ở lớp mình như: Cháu Đức Long khi mới nhập học cháu rất hay đánh bạn và không có bất cứ kỹ năng tự phục vụ nào. Cháu không muốn nói chuyện với cô và các bạn, luôn tìm cách lảng tránh câu hỏi của cô. Sau khi tôi trao đổi với bố mẹ thì nhận được phản hồi từ gia đình: Bố mẹ đều là công nhân từ quê lên Hà Nội làm việc, đi làm từ sớm và thường xuyên tăng ca đến 7 giờ tối mới về, nhà thì phải đi thuê. Từ nhỏ, cháu chỉ ở nhà với bà nội và mọi nhu cầu cá nhân của trẻ đều được bà phục vụ. Buổi tối khi bố mẹ đi làm về thường bật máy tính cho con xem hoạt hình để tránh cháu làm phiền lúc tắm rửa, ăn uống, nghỉ ngơi. Khi cháu được 3 tuổi mà chưa nói được, cả nhà lo lắng và quyết định cho con đi học với suy nghĩ học ở trường cô giáo sẽ dạy cháu nói tốt hơn ở nhà. Những ngày đầu cháu đi học, khi nghe cô giáo trao đổi lại tình hình của con với bà nội như vậy, bố mẹ cháu cho rằng con có biểu hiện tự kỷ và có ý định cho con đi khám. Khi bố mẹ cháu hỏi tôi tư vấn chỗ khám, tôi khuyên bố mẹ cháu là cứ để cho con đi học học bình thường để các cô cùng theo dõi thêm. Nếu cháu không tiến triển thì bố mẹ đưa cháu đi kiểm tra cũng chưa muộn. Tôi chủ động sưu tầm và gửi cho bố mẹ cháu bài viết của các bác sĩ về những triệu chứng bệnh tự kỷ, cách phân biệt chậm nói và tự kỷ, giới thiệu cho bố mẹ tìm mua những cuốn sách về trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Qua trao đổi, tôi khuyến khích bố mẹ cháu là hãy thường xuyên nói chuyện và chơi với con thay cho việc cứ để cháu xem tivi, máy tính như trước. Sau một thời gian đi học đều, cháu Đức Long đã nói được rất nhiều và chơi hòa đồng với các bạn, tự làm được các kỹ năng như tự xúc cơm, tự cầm cốc để uống, biết xin cô đi vệ sinh. Bố mẹ cháu rất phấn khởi khi thấy con thích đi học mỗi ngày, lúc ở nhà cháu hoạt bát, vui vẻ, líu lo nhiều hơn, mẹ cháu nói rằng hạnh phúc nhất khi nghe thấy con hát hết được một số bài hát ngắn và đọc thơ. Trường hợp cháu Hùng lớp tôi là con trai. Khi nhận lớp, mẹ cháu chủ động trao đổi với các cô rằng cháu chậm nói mong các cô chú ý tới cháu, giúp cháu mạnh dạn và nói được nhiều hơn. Trong quá trình dạy trẻ, tôi cũng nhận thấy dù cháu tiếp thu bài khá tốt nhưng vốn từ của cháu vẫn không tăng nhiều. Vì vậy, tôi có trao đổi với mẹ cháu là nên đưa cháu đi khám bác sĩ. Mẹ cháu đưa con đi khám ở bệnh viện khoa phục hồi chức năng. Theo như kết luận của bác sĩ, khả năng ngôn ngữ của con thực sự có vấn đề, phát triển chậm hơn so với lứa tuổi.
  4. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Tôi đã báo cáo lên Ban Giám hiệu và được nhà trường đồng ý thống nhất với trường hợp của cháu sẽ được bố mẹ đón sớm hơn các bạn khác để kịp thời gian học ở trung tâm. Cháu Đức Long và cháu Thanh Hiền đang đọc thơ cùng với nhóm bạn. Bên cạnh việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh, tôi còn làm bản tin về chương trình dạy theo tháng trong tuần cũng như cập nhật những bài viết hay,bổ ích về phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng để cha mẹ học sinh cùng đọc cùng chia sẻ. Tôi cũng thường xuyên tìm hiểu và mua những cuốn sách trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ như bộ sách “Trò chơi ngôn ngữ cho trẻ” (Tuệ Văn dịch, nhà sách Đinh Tị), “Trò chơi mẫu giáo chuyên đề Rèn luyện và phát triển khả năng ngôn ngữ” (nxb Hồng Bàng) để có thêm kiến thức khi trao đổi cùng phu huynh trong việc phối kết hợp rèn luyện phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ. 10.3 Kết quả Qua những biện pháp tuyên truyền trên, khả năng phát triển vốn từ của trẻ tăng lên rất nhanh. Cháu Thanh Hiền đã hát được hết một bài hát và nói được câu có 3 – 4 từ trở lên; cháu Hùng khi có sự can thiệp sớm thì vốn từ được cải thiện, nhờ nói rõ ràng hơn nên bé cũng tự tin hơn. Những trẻ khác cũng có những chuyển biến tích cực như cháu Khoa, Huyền Anh, Việt Anh – cũng nằm trong số trẻ nói ngọng của lớp cũng đã phát âm được chính xác các từ 11. Tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội Xã hội chính là môi trường giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Việc phát triển vốn từ cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ rất cần có sự phối hợp từ phía cộng đồng. Cho trẻ tiếp xúc với môi trường rộng lớn bên ngoài, tăng cường hoạt động giao tiếp nhất là chỗ đông người sẽ khiến trẻ nhanh nhẹn và mau miệng hơn. Chính vì vậy, tôi đã chọn hình thức tăng cường cho trẻ tham gia hoạt động xã hội là một phần biện pháp của mình.
  5. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non 11.1Cách thực hiện: Cho trẻ tham gia hoạt động giao lưu giữa các tổ, nhóm và các lớp trong nhà trường. Cho trẻ tham dự các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày hội, ngày lễ. Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức. Tuyên truyền với các gia đình cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi trong ngày nghỉ 11.2Kết quả: Sau khi được tham gia các hoạt động trẻ được hiểu biết và thể hiện được bản thân mình. Trẻ thực sự mạnh dạn hơn khi đứng trước tập thể. Trẻ mong muốn được nói, được giao lưu và được diễn đạt ý của mình trước mọi người. Qua hoạt động này tôi nhận thấy các con đã nói và mong muốn nói cho mọi người hiểu hơn khi tham gia các hoạt động khi ở lớp sau. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua thực tế nghiên cứu áp dụng, sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non” cho thấy những kết quả chung như sau: 1. Đối với giáo viên Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân đặc biệt là nắm rõ được nội dung, đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ lớp mình và các hình thức, phương pháp sửa ngọng cho trẻ. Từ đó tiếp thêm lòng say nghề mến trẻ của giáo viên mầm non. Giáo viên có kiến thức xây dựng được hệ thống bài tập, trò chơi, để lựa chọn đưa vào hoạt động phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ. Đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm thông qua việc sử dụng các bài tâp, phương pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ. Sau những khó khăn của buổi đầu nhận lớp, với sự cố gắng, nỗ lực thực hiện nghiêm túc những biện pháp trên, tính đến nay, ba giáo viên quản lớp chúng tôi đều rất hạnh phúc, tự hào khi chứng kiến sự phát triển và thay đổi theo hướng tích cực của trẻ mỗi ngày đến lớp, thấy trẻ ham học, vui chơi nói chuyện với các bạn, hoạt bát tự tin với vốn từ của mình. Từ đó, chúng tôi có thêm động lực để cố gắng phấn đấu hơn nữa trong công việc chăm sóc và giáo dục trẻ, tự tin đưa ra các bài tập, các nhiệm vụ để trẻ thực hiện. 2. Đối với trẻ Vốn từ ngày càng nhiều, phát âm chính xác. Các trẻ đã nghe hiểu thực hiện yêu cầu của cô, có tinh thần hợp tác, chủ động hơn trong cách hoạt động. Trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp với các bạn so với đầu năm học.
  6. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Bảng 3: Bảng kết quả sau khi thực hiện các biện pháp (Cuối năm) Kết quả sau khi khảo sát Mức đạt được trẻ, nhằm phát triển vốn STT Họ và tên trẻ Mức Mức Mức từ cho trẻ chậm phát triển độ 1 độ 2 độ 3 ngôn ngữ Trần Đức Long Con đã phát âm thành 1 tiếng. Biết nói các câu Tốt Tốt Tốt đơn giản. Nguyễn Huyền Anh Con đã nói rõ câu, biết nói thành câu dài và vốn 2 Tốt Tốt Tốt từ của con phong phú hơn. Lê Việt Anh Qua các hoạt động học và tham gia trò chơi, con đã nói to, nhưng có một số từ 3 khó con nói còn ngọng Tốt Khá Tốt như âm “r” VD từ “rổ rá” con nói thành “gổ gá” Dương Thanh Hiền Con đã nói to và rõ ràng 4 hơn nhiều, khả năng giao Tốt Tốt Tốt tiếp của con tốt. Trần Đăng Khoa Con đã bớt nói ngọng hơn rất nhiều, còn biết cách 5 giao tiếp với mọi người Tốt Khá Khá xung quanh rõ ràng và tự tin hơn rất nhiều. 3. Đối với phụ huynh Từ những ngày đầu với những mặc cảm, thậm chí tự tin về con em mình không được như chúng bạn cùng lứa tuổi. Rồi có phụ huynh còn tỏ ra khó chịu khi cô trao đổi về tình hình của con và muốn phủ nhận thực tế của con mình. Nhưng qua quá trình thực hiện đề tài mới và những tiến bộ của chính con em họ giờ đây phụ huynh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của cha mẹ đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển về trí lực và thể lực đối với trẻ. Giờ đây khoảng cách giữa phụ huynh và giáo viên đã trở nên thân thiện và xây dựng được niềm tin của phụ huynh đối với cô giáo, phấn khởi với kết quả học tập của con em mình. 4. Đối với xã hội Nhờ có những biện pháp hữu hiệu mà tôi đã đưa ra những đóng góp tích cực đối với môi trường xã hội. Góp phần cùng xã hội giải quyết một vấn đề đang ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm: “Trẻ chậm nói, trẻ nói ngọng”. Đặc biệt, với sáng kiến của mình tôi đã góp phần làm giảm tỉ lệ trẻ chậm nói, trẻ nói
  7. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non ngọng cho xã hội mà cụ thể là môi trường lớp C4 tại trường mầm non nơi tôi công tác. PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ giữa vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ - phương tiện phát triển tư duy và là công cụ hoạt động trí tuệ. Với tầm quan trọng đó, giáo viên mầm non càng phải là người chủ động thường xuyên tiến hành việc phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ. Các biện pháp đã nêu trong đề tài đóng vai trò quan trọng, trong đó giáo viên phải là người chủ đạo thường xuyên tiến hành việc phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3-4 tuổi là một việc làm đúng đắn và cần thiết. Đòi hỏi giáo viên phải thực sự tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ. Nhanh nhạy trong các hoạt động phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng nhằm giúp cho trẻ phát triển toàn diện và tự tin trong mọi hoạt động giao tiếp. Việc phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ cần có môi trường nói để luyện tập phát âm. Việc xây dựng”môi trường nói” giúp cho trẻ có môi trường để luyện tập một cách thường xuyên, hiệu quả nhờ đó mà kết quả phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng của trẻ mang tính bền vững. Kết quả ban đầu cho thấy đã có tác dụng tích cực đến trẻ cả về khả năng sử dụng từ, khả năng ghép từ thành câu và câu đơn mở rộng và khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp, khả năng phát âm chính xác của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Qua một thời gian thực hiện đề tài này, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Để giáo dục phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ mẫu giáo bé đạt kết quả cao, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Quá trình phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có tấm lòng tâm huyết, kiên trì và nhẫn nại, có như vậy trẻ mới tự tin hợp tác cùng cô. Đồng thời cần có môi trường để cho trẻ nói, có thể phát âm một cách tự nhiên, tích cực, hiệu quả. Giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Bản thân giáo viên không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tự trau dồi vốn từ, rèn luyện ngôn ngữ để phát âm chuẩn tiếng Việt, tránh các lỗi thông thường như sử dụng từ tối nghĩa, câu dài lan man, thiếu thành phần câu - Thiết kế các trò chơi đa dạng, phong phú để kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ và phát âm chính xác ngôn ngữ.
  8. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Để phát triển ngôn ngữ của trẻ một cách toàn diện thì giáo viên cần phải thực hiện 3 nhiệm vụ: + Làm giàu vốn từ của trẻ qua việc hướng dẫn trẻ quan sát, đàmthoại, hướng dẫn trẻ vui chơi, kể chuyện và đọc chuyện cho trẻ nghe. + Củng cố vốn từ cho trẻ + Tích cực hóa vốn từ của trẻ. Giáo viên cần phát huy, sáng tạo các nội dung bài học để phát triển ngôn ngữ của trẻ. Việc tuyên truyền phối hợp với phụ huynh có vai trò hết sức quan trọng. Một mặt giúp nâng cao nhận thức của phụ huynh về vấn đề chậm nói và nói ngọng ở trẻ. Mặt khác, tạo được sự đồng thuận giữa phụ huynh và cô giáo trong quá trình phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ , giúp quá trình đó được diễn ra liên tục, hiệu quả. II. KHUYẾN NGHỊ Do tốc độ xã hội ngày càng phát triển, để giúp trẻ hòa nhập được với bạn bè, phát triển được một cách toàn diện thì việc phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là rất quan trọng. Đặc biệt giáo dục trong môi trường gia đình luôn luôn là không thể thiếu có gia đình trẻ sẽ tự tin thể hiện, học hỏi và phát triển tốt nhất. Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa về quá trình lớn lên của trẻ, nhất là khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn lứa tuổi mầm non. Bởi vì, phát triển được ngôn ngữ, khả năng phát âm chính xác tốt sẽ là tiền đề giúp trẻ phát triển được trí tuệ tốt. Ban giám hiệu nhà trường triển khai tập huấn, tọa đàm để giáo viên trao đổi kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ. Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Tôi rất mong được Hội đồng khoa học các cấp xét duyệt và góp ý, bổ sung để nội dung được hoàn chỉnh. Tôi rất mong sáng kiến của mình sẽ trở thành tài liệu hữu ích để các đồng nghiệp tham khảo, chia sẻ. Xin trân trọng cảm ơn!
  9. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non PHỤ LỤC Một số bài thơ, đồng dao, ca dao Dung dăng dung dẻ Chi chi chành chành Chi chi chành chành Dung dăng dung dẻ Lời 1: Lời 1: Dung dăng dung dẻ Chi chi chành Chi chi chành chành Dắt trẻ đi chơi chành Chim oanh học nói Đến hỏi ông trời Nhớ rút cho nhanh Khỉ già mua rối Xin vài cái bánh Tay xòe ngón đặt Chó sói đuổi bò Gặp xe thì tránh Miệng đặt mắt nhìn Rùa nhảy khỏi hồ Đội mũ đi mau Đi chốn đi tìm Bắt cò ăn thịt Ta đi cùng nhau Ú tim òa ập! Sáo nằm gốc mít Lâu lâu lại ngồi Khóc mẹ hu hu! Thả đỉa ba ba Tập tầm vông Bịt mắt bắt dê Thả đỉa ba ba Tập tầm vông Một bầy trẻ nhỏ Làm ngỗng ,làm gà Tay đàng đông Bịt mát bắt dê Làm voi, làm gấu Tay đàng tây Dê vấp bờ hè Làm anh cá sấu Tay nào mây? Ngã kềnh bốn vó Làm chị ễnh ương Tay nào gió? Mọi người chơi rộ Làm bác linh dương Tập tầm vó Cố đuổi vòng quanh Cùng chạy bốn phương Tay nào có? Dê chạy thật nhanh. Tay nào không? Tay nào phồng? Tay nào đẹp? Câu ếch Tìm ổ Đàn bò Ếch ở dưới ao Một chị gà mái Đẹp nhất đàn bò Vừa ngớt mưa rào Áo trắng như bông Đuôi dài bụng to Nhảy ra bì bọp Yếm đỏ hoa vàng Lông vàng óng mượt Ếch kêu ộp ộp! Cánh phồng bắp chuối Vươn cổ “Ùm bò” Ếch kêu oạp oạp! Xăm xăm xúi xúi Các bạn đi câu Tìm ổ quanh nhà Cùng nhau chốn mau Chạy vào chạy ra Ếch kêu ộp ộp! Tót! Tót! Tót! Tót! Ếch kêu oạp oạp! A kẹo kéo Con công Ai làm gì đó? Đỏ chon chót Con công hay múa Khù khà khù khò Hoa mào gà Nó múa làm sao Ai làm gì đó? Trắng ngà ngà Nó rụt cổ vào A!là chú chó. Nõn bắp cải Nó xòe cánh ra Đang ngủ khò khò Tím ngăn ngắt Nó đổ cành đa Trái mồng tơi Nó kêu vít vít Cút ca cút kít, Sáng ngời ngời Nó đỗ cành mít Ai làm gì đó?
  10. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Đèn ngày hội Nó kêu vịt trè A! Chú chuột chít Tươi roi rói Nó kêu cành trè Dùng răng gặm gỗ. Ngói ra lò Nó kêu bè muống Tròn vo vo Nó đỗ dưới ruộng Hí hí ha ha, Bánh trôi luộc Nó kêu tầm vông Ai làm gì đó Trơn tuồn tuột Con công nhảy múa A! Ra là bé Cháu thuộc bài Đang cười thật to! Dài dai dai A kẹo kéo! Ấm và chảo Mưa Giữ vệ sinh Ấm quen reo o! o! Trời mưa bong bóng Cô giáo dạy bé “Nước sôi rồi đấy ạ!” Bé ngóng mẹ về Sạch sẽ giữ gìn Chảo quen reo xèo! Xèo! Sao nhớ mẹ ghê! Quần áo mới tinh “Mỡ mỡ ơi, nóng quá!” Còn ba nữa chứ Không ngồi lê lết Ấm reo vui đã đành Hình như ba mẹ Cũng chẳng ngồi bệt Chảo dù kêu, vẫn thích Hổng biết bé chờ Như thế sẽ dơ Cả hai buồn bao nhiêu Nhắm mắt bé mơ Ngu ngơ bé cười Xa lửa nằm im thít! Bên ba bên mẹ Vâng lời cô giáo Bé gọi là Bê đòi bú Uống Quả ớt đỏ có đuôi • Nhanh cho con bú tí Mẹ cho rau uống nước Bé gọi là quả nắng. Đói, đói rồi mẹ ơi Bằng cái bình tưới hoa Quả nhót dây đu võng • Gì mà nhặng lên thế Trời cho rau muống Bé gọi là quả leo. Mới nhả vú đấy thôi nước Quả dừa trên cây cao • Nhả vú là đói rồi Bằng cả trận mưa to! Bé gọi là quả trẻo. Mẹ ơi con bú tí !!! Nước đổ lúc mưa rào Bé goi là nước chạy Nước sông ào ạt chảy Bé gọi là sông đi. Kim đồng hồ Con rùa Ăn vội • Sao kim phút chạy Rì rà rì rà Cún con ăn vội vã nhanh Đội nhà đi chơi Ngoạm phải trái ớt cay Kim giờ lại chạy chậm Đến khi tối trời Bỗng nhớ lời mẹ dạy • Vì kim phút chân dài Úp nhà đi ngủ Ăn vội chẳng có hay Còn kim giờ chân ngắn.