SKKN Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

doc 27 trang thulinhhd34 48514
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_giua_nha_truong_va_gia_dinh_n.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

  1. Việc nhà trường yêu cầu phụ huynh tham gia vào kế hoạch hoạt động của mình không chỉ mang tính chất thông báo mà quan trọng hơn là coi cha mẹ học sinh như một “kênh” thông tin hữu hiệu để giúp nhà trường có thêm những ý tưởng hay, cách làm mới trong các hoạt động của mình. Kế hoạch giáo dục trẻ từng độ tuổi, từng nhóm lớp theo chủ đề được thông báo trên bảng tin của lớp kèm theo yêu cầu phối hợp đối với phụ huynh. Các bậc phụ huynh sẽ biết được hôm nay các con học gì, chơi gì và cần làm gì để giúp con học mà chơi, chơi mà học. Ví dụ: Trong tuần 3 của tháng 10, trẻ học chủ đề “Những người thân trong gia đình bé”, nội dung gia đình cần phối hợp với nhà trường khi về nhà là: cho trẻ đọc lại bài thơ “Lấy tăm cho bà”, cho trẻ hát nhiều lần bài “Cả nhà thương nhau”, cho trẻ đem tới lớp những tấm ảnh chụp của gia đình, ủng hộ lớp nguyên vật liệu tái sử dụng để làm đồ chơi Với những phụ huynh ít có thời gian đưa, đón con đến lớp, nhà trường chỉ đạo giáo viên chụp lại nội dung các bài thơ, câu chuyện, ghi chép lại những trò chơi, những chữ cái trẻ đã học ở lớp gửi qua Zalo cho phụ huynh. Ngoài việc thông báo tới các bậc phụ huynh các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ hàng ngày, nhà trường xây dựng các chuyên đề giáo dục như: “Giáo dục kĩ năng sống”, “Giáo dục an toàn giao thông”, “Giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả”, để mời phụ huynh tham gia giúp cho các bậc phụ huynh hiểu được trẻ em đến trường ngoài việc được các cô chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ, các con còn được tham gia rất nhiều các hoạt động khác nhau giống như một “xã hội thu nhỏ”. Bên cạnh đó, sự góp mặt của các bậc phụ huynh trong các hoạt động ngày hội ngày lễ của trẻ như: Ngày hội đến trường của bé, ngày Tết trung thu, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Tết thiếu nhi 1/6; các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là điều hết sức quan trọng, tạo được sự gắn kết mật thiết hơn giữa nhà trường và gia đình trẻ. Mặt khác, nhà trường cần phải coi trọng việc phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Đối với trẻ mầm non, vấn đề phát hiện sớm sự phát triển không bình thường là cực kì quan trọng. Bởi vì chính nhờ có sự phát hiện sớm mà nhiều khuyết tất của trẻ có thể được bù đắp và thích nghi, có khi tiến tới bình thường nếu được giúp đỡ kịp thời và đúng đắn. Nhà trường cần cung cấp hoặc giới thiệu cho các bậc cha mẹ biết các mốc phát triển bình thường của trẻ, và những vấn đề cần lưu ý trong sự phát triển của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm. 10
  2. Bên cạnh việc đảm bảo sức khỏe cho trẻ mầm non trong mùa dịch COVID -19, thì đảm bảo về nhu cầu học tập và phát triển của trẻ cũng vô cùng quan trọng. Chính vì vậy nhà trường đã chỉ đạo 100% giáo viên làm tốt công tác phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ đó là quay video các hoạt động hướng dẫn trẻ các kỹ năng biết cách phòng chống dịch, tự phục vụ, các vận động theo từng độ tuổi, hướng dẫn trẻ kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay khô, kỹ năng đeo khẩu trang, kỹ năng xử lý khi bị ho, kỹ năng cầm thìa xúc, kỹ năng rót nước, kỹ năng gấp quần áo, tránh tiếp xúc với người lạ, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và trao đổi với phụ huynh về cách hướng dẫn dạy trẻ tại nhà. Nắm bắt được tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thời gian trẻ tạm nghỉ tiếp tục kéo dài, nhà trường đã chủ động chỉ đạo giáo viên lựa chọn nội dung ôn luyện và hướng dẫn bài mới cho trẻ dưới hình thức quay video, bài giảng các hoạt động như: Làm quen với toán, làm quen chữ viết, tạo hình, văn học, khám phá , các kỹ năng phù hợp với từng độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách để gửi vào nhóm Zalo của lớp. Bên cạnh đó, giáo viên kết nối với phụ huynh trao đổi cách dạy trẻ, củng cố kiến thức và kỹ năng cho trẻ. Đặc biệt là phối hợp tốt với cha mẹ trẻ khi trẻ nghỉ học, chăm sóc tại gia đình an toàn, hướng dẫn và trao đổi với phụ huynh về thời gian học, chơi, ăn, ngủ, theo đúng chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ mầm non, cùng với phụ huynh hướng dẫn trẻ tham gia bài học cùng cô qua nhiều kênh thông tin như hệ thống tin nhắn mạng Zalo, trên truyền hình kênh VTV7, Chương trình Tầm Vóc Việt trên VTV1, hướng dẫn các trò chơi và nhiều hình thức khác nhau để dạy trẻ. 7.3.4. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc - giáo trẻ. Nhà trường đã mời các bậc phụ huynh tham gia cùng với Ban giám hiệu, giáo viên các nhóm lớp kiểm tra đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục như: - Theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện bất thường của trẻ diễn ra hàng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh trong nội dung và phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ. - Các bậc phụ huynh tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ. Đề xuất với nhà trường hướng dẫn các bậc cha mẹ trẻ thực hiện việc chăm sóc - giáo dục trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn. 11
  3. - Các bậc phụ huynh đóng góp ý kiến về các mặt như: môi trường trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của nhóm lớp Thái độ, tác phong, hành vi ứng xử của giáo viên và nhân viên trong trường với trẻ. Những ý kiến đóng góp, nhận xét, đánh giá của các bậc phụ huynh được nhà trường tiếp thu thông qua sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường, qua hòm thư góp ý, qua phiếu điều tra đánh giá, và nhiều kênh thông tin khác. 7.3.5. Vận động phụ huynh học sinh tham gia xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Nhà trường luôn xác định phụ huynh là nhân tố tích cực tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục. Việc huy động các bậc phụ huynh học sinh tham gia xây dựng cơ sở vật chất nhà trường vừa là mục tiêu, vừa là động lực đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững. Nhất là trong giai đoạn hiện nay nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I và đang hoàn thiện các tiêu chí để đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, làm tờ trình báo cáo UBND xã Thanh Trù, triển khai rộng rãi đến toàn thể các bậc phụ huynh. Nhà trường đã vận động các bậc phụ huynh tham gia ủng hộ ngày công lao động, vệ sinh môi trường nhóm, lớp, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp; xây dựng các góc hoạt động ngoài trời cho trẻ như: góc thư viện, góc nghệ thuật, khu vườn cổ tích, chợ quê, khu chơi với cát nước Ủng hộ các nhóm, lớp nguyên vật liệu sẵn có, nguyên vật liệu thiên nhiên, nguyên vật liệu tái dử dụng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ theo từng chủ đề. Ủng hộ kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu, học liệu cho trẻ. Những công lao, đóng góp của các bậc phụ huynh trên tinh thần tự nguyện được nhà trường niêm yết danh sách công khai trên bảng tin và website. 7.3.6. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng với yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy Để các bậc phụ huynh hoàn toàn tin tưởng và yên tâm khi gửi con em vào trường, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cũng là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Giáo viên là người trực tiếp chăm sóc và dạy dỗ trẻ, do đó hàng năm, nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về cách tổ chức ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ; trang bị cho giáo viên những kiến thức về phòng và xử trí một số bệnh thường gặp, phát hiện sớm và 12
  4. chăm sóc trẻ ốm. Bồi dưỡng cho giáo viên nắm chắc nội dung, phương pháp từng hoạt động giáo dục trẻ: - Bồi dưỡng nội dung giảng dạy phù hợp với trẻ theo từng độ tuổi Đó là những nội dung xoay quanh 5 lĩnh vực phát triển của trẻ: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội và phát triển thẩm mĩ. Ví dụ: Vai trò, ý nghĩa, các hoạt động tổ chức vận động cho trẻ; xây dựng góc vận động trong và ngoài lớp học; tổ chức các hoạt động phát triển vận động tinh cho trẻ Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 24-36 tháng tuổi; dạy trẻ ý nghĩa của các con số; xác định không gian và thời gian Dạy trẻ nói đủ câu, đúng ngữ pháp, rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ; dạy trẻ đọc thơ diễn cảm, kể chuyện theo tranh Những phẩm chất, tính cách trẻ học được thông qua hoạt động góc, các trò chơi và trong sinh hoạt hàng ngày. Phát huy trí tưởng tưởng, sáng tạo, khả năng cảm thụ, biểu diễn âm nhạc của trẻ thông qua hoạt động nghệ thuật (tạo hình, âm nhạc) Tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ: Những nhóm kĩ năng cần thiết để dạy trẻ đó là kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm, kĩ năng giải quyết vấn đề - Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy phù hợp với trẻ theo từng độ tuổi: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm: Đây là một trong những nội dung đổi mới phương pháp dạy học. Khác với phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm phát huy được tính tích cực chủ động khám phá, tìm tòi ở trẻ, các hoạt động đều được xuất phát từ trẻ; trẻ được tham gia nhiều các hoạt động trải nghiệm, được tự đưa ra cách giải quyết vấn đề. Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mang tính mở, phong phú về đồ dùng, nguyên liệu để cho trẻ lựa chọn tham gia vào các hoạt động theo ý thích của mình. Với điểm mới như vậy, người giáo viên phải luôn luôn thay đổi nội dung, linh hoạt, sáng tạo hơn trong vai trò là người định hướng giúp trẻ lĩnh hội tri thức mới. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy: Bao gồm cách sử dụng các phần mềm soạn giáo án điện tử, phần mềm quản lý học sinh (sĩ số, lý lịch trẻ, kết quả theo dõi sức khỏe trẻ, kết quả nhận thức trên trẻ) , cách trình 13
  5. bày văn bản theo quy định , sử dụng công nghệ thông tin đúng lúc, đúng chỗ tránh lạm dụng công nghệ thông tin. Hướng dẫn giáo viên kĩ năng quan sát, đánh giá trẻ hàng ngày, ghi chép vào sổ nhật ký, hiểu và nắm bắt được tâm sinh lý, khả năng nhận thức của từng trẻ để có biện pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp. Hướng dẫn giáo viên cách trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ khi ở trường, quan tâm tới từng đặc điểm cá nhân trẻ để phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm. 7.4. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Các biện pháp của sáng kiến là dựa trên cơ sở khoa học và đánh giá thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ. Kết quả khảo sát đều cho thấy tính cấp thiết, tính khả thi của biện pháp và có thể áp dụng tại các trường mầm non khác trên địa bàn. Các biện pháp này có mối liên hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau, không có biện pháp nào đứng độc lập riêng rẽ, vì vậy khi áp dụng không xem nhẹ một biện pháp nào. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Công tác tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí để áp dụng sáng kiến. - Trang thiết bị, đồ dùng, học liệu, tài liệu phục vụ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. - Sự phối hợp của đồng nghiệp và đội ngũ giáo viên trong nhà trường. - Sự phối hợp nhiệt tình của cha mẹ trẻ. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến Qua quá trình áp dụng các biện pháp nêu trên, chất lượng công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ được nâng cao rõ rệt, do đó chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường ngày càng phát triển đi lên. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 10.1.1: Về công tác tuyên truyền: Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền bao gồm nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú. Do đó, nhà trường đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh. Sự tương tác phối hợp trong các hoạt động trên nhóm Zalo của trường, của lớp tăng cao; hàng ngày, số lượt phụ huynh truy cập 14
  6. vào website của nhà trường lên đến hàng trăm người; nhà trường cũng nhận được rất nhiều những đóng góp ý kiến của các bậc phụ huynh thông qua hòm thư góp ý Vì vậy, hầu hết các bậc phụ huynh đã hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 10.1.2. Về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ: - Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ của các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ mà tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong toàn trường đã giảm 2,04%, tỉ lệ trẻ thấp còi giảm 1,08% so với đầu năm học. Tỉ lệ trẻ phát triển bình thường về chiều cao và cân nặng đạt 96,4%, tăng 2,1% so với đầu năm (Có phụ lục đính kèm). - Kết quả thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ toàn trường: Số trẻ Bình Tai, mũi, Răng, hàm, Bệnh về Bệnh khác Tổng được thường họng mặt mắt Khối số học khám sinh Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ trẻ (%) trẻ (%) trẻ (%) trẻ (%) (%) Mẫu 416 416 261 62,7 10 2,4 143 34,4 0 0 02 0,4 % giáo Nhà 26 26 17 1 3,8 7 26,9 1 3,8 0 0 trẻ 65,4 Tổng 442 442 278 62,8 11 2,5 150 33,9 1 0,2 02 0,45 (Bảng kết quả khám sức khỏe định kỳ cho trẻ đợt I, năm học 2019-2020) Số trẻ Bình Tai, mũi, Răng, hàm, Bệnh về Bệnh khác Tổng được thường họng mặt mắt Khối số học khám sinh Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ trẻ (%) trẻ (%) trẻ (%) trẻ (%) (%) Mẫu 421 421 278 66 20 4 123 29,2 0 0 2 0,47 giáo Nhà 28 28 17 60 4 14,3 7 25 0 0 0 0 trẻ Tổng 449 449 295 65 24 5,3 130 28,9 0 0 2 0,47 (Bảng kết quả khám sức khỏe định kỳ cho trẻ đợt II, năm học 2019-2020) 15
  7. Nhìn vào bảng kết quả trên cho thấy, tỉ lệ trẻ có sức khỏe tốt tăng 2,2%, tỉ lệ trẻ mắc các bệnh về răng miệng giảm 5%. - Bữa ăn cho trẻ hàng ngày đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân đối về tỉ lệ các chất Gluxit, Lipit, Protein, Vitamin và muối khoáng, giờ ăn được tổ chức khoa học. - Công tác vệ sinh, phòng bệnh được đảm bảo an toàn tuyệt đối đặc biệt là trong mùa dịch Covid-19, trẻ đến trường được trang bị đầy đủ các điều kiện về bảo vệ sức khỏe theo khuyến cáo của Bộ y tế. (Nhà trường phun khử khuẩn trước khi trẻ đến trường) 16
  8. (Phối hợp với phụ huynh vệ sinh trong và ngoài lớp học) (Phụ huynh và trẻ được đo thân nhiệt, sát khuẩn, rửa tay trước khi vào lớp, đeo khẩu trang thường xuyên) 17
  9. - Các bậc phụ huynh thực hiện tốt quy định về an toàn giao thông nơi trường học, bảo vệ sức khỏe trẻ trên đường đến trường. (Các bậc phụ huynh thực hiện để xe ngoài cổng trường và tham gia diễn đàn về an toàn giao thông vì sức khỏe trẻ thơ do nhà trường tổ chức) 10.1.3. Về chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ: Thông qua việc đánh giá trẻ hàng ngày, theo giai đoạn, cuối chủ đề và cuối độ tuổi, cho thấy sự phối hợp chặt chẽ của các bậc phụ huynh trong việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Trẻ có sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm và kĩ năng xã hội đạt được mục tiêu của từng lứa tuổi. Các hoạt động giáo dục được tổ chức theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực ở trẻ. Trẻ được tham gia vào các hoạt động thực hành, trải nghiệm, các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt trẻ được giáo dục những kĩ năng sống cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. (Trẻ tham gia các hoạt động học, vui chơi) 18
  10. (Trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, kĩ năng sống) 19
  11. Trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên quay video, clip các bài giảng gửi tới các bậc phụ huynh để cho trẻ ôn tập ở nhà. Tổng số video giáo viên đã quay gửi cho các bậc phụ huynh: 54 video, trong đó có 8 video được chọn lọc gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Một số Video, clip giáo viên quay gửi tới các bậc phụ huynh cho trẻ ôn tập ở nhà) 20
  12. 10.1.4. Về xây dựng cơ sở vật chất nhà trường Nhờ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, ngành giáo dục và đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh, nhà trường đã xây dựng được môi trường xanh – sạch – đẹp và an toàn. Trong năm học 2019-2020 nhà trường đã đưa vào sử dụng hệ thống mái vòm, sửa chữa 6 nhà vệ sinh cho 6 lớp học, đầu tư, trang bị các thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu; đồ dùng đồ chơi theo Thông tư số 01 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cải tạo các khu vực hoạt động ngoài trời cho trẻ, xây dựng kế hoạch sửa chữa phòng hoạt động thể chất, nghệ thuật, phòng tin học, ngoại ngữ, dự kiến đón chuẩn quốc gia mức độ II vào năm 2022. (Cảnh quan môi trường sư phạm) 21
  13. (Các khu vực hoạt động ngoài trời của trẻ) 10.1.5. Về chất lượng đội ngũ giáo viên Qua quá trình học tập và bồi dưỡng, đội ngũ giáo viên nhà trường đều đạt được các yêu cầu về phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục trẻ. Đặc biệt, giáo viên luôn thực hiện tốt công tác phối hợp với gia đình trẻ trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục. Từ đó, thống nhất được các biện pháp nuôi dạy trẻ theo khoa học, giúp trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt mọi mặt để bước vào trường phổ thông. 22
  14. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Với việc đưa ra các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, nhà trường đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh và nhân dân trên địa bàn, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đưa nhà trường ngày càng phát triển đi lên. Các biện pháp được áp dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao, có thể áp dụng nhân rộng tại các trường mầm non trong toàn thành phố. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Trong quá trình áp dụng sáng kiến, bản thân tôi đã nhận được sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, tổ văn phòng và sự phối hợp nhiệt tình của các tập thể, cá nhân và cha mẹ trẻ. Cụ thể như sau: Số Tên tổ chức/ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng TT cá nhân sáng kiến 1 Đảng ủy - HĐND - UBND Thanh Trù - Vĩnh Yên- Công tác tham mưu về xây dựng xã Thanh Trù Vĩnh Phúc cơ sở vật chất nhà trường. 2 Ban đại diện Hội cha mẹ Thanh Trù - Vĩnh Yên- Công tác triển khai các hoạt trẻ trường Mầm non Thanh Vĩnh Phúc động của nhà trường Trù 3 Hội cha mẹ trẻ trường Thanh Trù - Vĩnh Yên- Công tác tuyên truyền, phối kết Mầm non Thanh Trù Vĩnh Phúc hợp trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 4 Trường mầm non Đống Đa Đống Đa - Vĩnh Yên - Lấy ý kiến Ban giám hiệu về tính Vĩnh Phúc thiết thực của các biện pháp. 5 Trường mầm non Ngô Ngô Quyền - Vĩnh Yên Lấy ý kiến Ban giám hiệu về tính Quyền - Vĩnh Phúc thiết thực của các biện pháp. 6 Tổ chuyên môn Thanh Trù - Vĩnh Yên- Phối hợp với phụ huynh tham Vĩnh Phúc gia khảo sát, đánh giá trẻ. Thanh Trù, ngày tháng năm 2020 Thanh Trù, ngày 20 tháng 5 năm 2020 Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường Người nộp đơn PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH Bùi Lệ Thanh Phùng Thị Hương 23
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non 3-72 tháng tuổi. 2. Văn bản hợp nhất sô 04/VBHN- BGDĐT Điều lệ trường mầm non. 3. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. 4. Bộ GD&ĐT. Thông tư 25/2014/TT-BDGĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non. 5. Trang Web 6. Một số trang Web: Google.com.vn, Tailieu.vn, Hoctructuyen.vn 24
  16. PHỤ LỤC TRƯỜNG MẦM NON THANH TRÙ BẢNG TỔNG HỢP SỨC KHỎE TRẺ MẦM NON GIAI ĐOẠN I - NĂM HỌC 2019 -2020 Cân nặng Chiều cao Tình trạng Tổng Chiều cao Tổng trẻ Số trẻ Tỉ lệ Tổng Thấp Thấp Nguy TT Bình SDD SDD Tỉ lệ cao Bình trẻ Tỉ lệ béo trong cân đo (%) trẻ còi còi cơ béo Tỉ lệ Tỉ lệ thường vừa nặng % hơn so thường thấp (%) phì trường SDD độ 1 độ 2 phí với còi tuổi Nhà trẻ 25 25 100% 24 1 0 1 4,0 0 24 1 0 1 4,0% 1 4,0 0 0,0 Mẫu giáo 416 416 100% 392 24 0 24 5,7 0 398 18 0 18 3,6% 7 1,7 4 0,9 Tổng 441 441 100% 416 25 0 25 5,6 0 422 19 0 19 4,3% 8 1,8 4 0,9 BẢNG TỔNG HỢP SỨC KHỎE TRẺ MẦM NON GIAI ĐOẠN II - NĂM HỌC 2019 -2020 Cân nặng Chiều cao Tình trạng Tổng Số Chiều cao Tổng trẻ trẻ Tỉ lệ Tổng Thấp Thấp Nguy TT Bình SDD SDD Tỉ lệ cao Bình trẻ Tỉ lệ béo trong cân (%) trẻ còi độ còi cơ béo Tỉ lệ Tỉ lệ thường vừa nặng % hơn so thường thấp (%) phì trường đo SDD 1 độ 2 phí với còi tuổi Nhà trẻ 28 28 100% 28 0 0 0 0.0 0 27 1 0 1 3.70 0 0.00 0 0.00 Mẫu giáo 421 421 100% 399 22 0 22 5.2 0 403 18 0 18 4.47 8 1.90 4 0.95 Tổng 449 449 100% 427 22 0 22 4.9 0 430 19 0 19 4.42 8 1.78 4 0.89 25
  17. TRƯỜNG MẦM NON THANH TRÙ BẢNG TỔNG HỢP SỨC KHỎE TRẺ MẦM NON GIAI ĐOẠN III - NĂM HỌC 2019 -2020 Cân nặng Chiều cao Tình trạng Tổng Chiều Số trẻ cao Tổng Nguy trẻ Tỉ lệ Tổng Thấp Thấp TT cân Bình SDD SDD Tỉ lệ cao Bình trẻ Tỉ lệ cơ béo trong (%) trẻ còi độ còi độ Tỉ lệ Tỉ lệ đo thường vừa nặng % hơn thường thấp (%) béo phì trường SDD 1 2 so với còi phí tuổi Nhà 3.70 trẻ 28 28 100% 28 0 0 0 0.00 0 27 1 0 1 1 3.57 0 0.00 Mẫu 3.19 giáo 421 421 100% 399 16 0 16 3.80 0 408 13 0 13 11 2.61 7 1.66 Tổng 449 449 100% 433 16 0 16 3.56 0 435 14 0 14 3.22 12 2.67 7 1.56 26