SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học môn Vật lý trong đổi mới giáo dục hiện nay ở trường THPT Bình Xuyên

doc 34 trang thulinhhd34 6060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học môn Vật lý trong đổi mới giáo dục hiện nay ở trường THPT Bình Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao_hieu_qua_hoat_do.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học môn Vật lý trong đổi mới giáo dục hiện nay ở trường THPT Bình Xuyên

  1. Công nghệ thông tin (CNTT) và tryền thông (TT) đã trở thành một yếu tố then chốt làm thay đổi thế giới nói chung và đặc biệt cho giáo dục. Có thể nói CNTT và TT tạo ra Công nghệ giáo dục: Làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy, phương pháp học; Làm thay đổi cung cách điều hành và quản lý giáo dục. Chính vì vậy, việc từng bước trang bị các phương tiện CNTT, nâng cao trình độ hiểu biết và ưng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên, CBQL, nhân viên nhà trường là việc làm hết sức cần thiết trong hoạt động giáo dục hiện nay, đáp ứng yêu cấu đổi mới giáo dục, đào tạo. a) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Ứng dụng CNTT trong QLGD đang góp phần hỗ trợ tích cực việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Để việc ứng dụng CNTT trong nhà trường được hiệu quả cần thực hiện những nội dung sau - Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức tin học cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Mời chuyên gia hướng dẫn kỹ năng sử dụng, khai thác, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các phần mềm quản lý. - Chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho bộ phận thường trực về CNTT trong việc quản trị mạng, đăng tin bài lên Website của nhà trường với các nội dung về hoạt động giáo dục của nhà trường - Ứng dụng phần mềm quản lý học sinh, thực hiện số liên lạc điện tử để cung cấp thông tin về tình hình học sinh đến phụ huynh học sinh, sử đụng số điểm điện tử . Úng dụng phần mềm quản lý cán bộ, giáo viên nhân viên trong trưởng. Nhờ ứng dụng này cán bộ quản lý có thể nắm thông tin về các mặt giáo dục của nhà trường nhanh nhất, chính xác nhất để xây dựng và điều kế hoạch tổ chức, triển khai các hoạt động giáo dục trong nhà trường , trong đó có hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh. b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học Việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học đang trở thành phong trào hết sức sôi nổi trong các nhà trường. Thực tế ở các trường THPT huyện Bình Xuyên, Ban giám hiệu đã rất coi trọng công tác này, tăng cường đầu tư hệ thống máy tính, mấy chiếu, kết nối mạng Internet (ADSL) đường truyền tốc độ cao cho tất cả các máy tính của các phòng bộ môn, phòng điều hành, phòng chức năng, phòng học lý thuyết - Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học. - Quan tâm đầu tư trang thiết bị về CNTT phục vụ hoạt động dạy học. - Bồi dưỡng giáo viên các bộ môn về CNTT để họ có thể tổ chức tốt ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học. - Tổ chức hội giảng với các tiết dạy có ứng dụng CNTT, xây dựng các bài giảng điện tử hấp dẫn sự chú ý và làm tăng khả năng nhận thức của học sinh. - Xây dựng ngân hàng đề thi, xây dựng các Website. Khai thác các tri thức qua mạng Internet, sưu tầm tư liệu phục vụ bài giảng. - Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng CNTT giữa các tổ, nhóm chuyên môn hoặc với các trường phổ thông trong và ngoài tỉnh. 24
  2. - Lắp đặt hệ thống Camera trong phòng điều hành, Ban giám hiệu giám sát, theo dõi hoạt động trong nhà trường để chấn chỉnh những thiêu sót, những sai phạm của giáo viên và học sinh. - Tổ chức hiệu quả ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học. Song, cần nhận thức rõ việc đưa các tiến bộ của CNTT vào lớp học không có ý nghĩa là loại bỏ hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống hay phủ nhận vai trò của giáo viên mà thực chất là công cụ để tạo môt sân chơi cho sự phát triển những ý tưởng sáng tạo trong dạy học, tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người ở những trình độ nhận thức khác nhau. Mọi người đều có thể hấp thu, sáng tạo và tìm ra cái mới. Bởi vậy, cần phối hợp một cách hiệu quả việc ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý giáo dục và dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. IV. Đổi mới kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên và công tác thi đua- khen thưởng trong nhà trường. 4.1. Đổi mới kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên * Mục đích: Kiểm tra là một nhiệm vụ thiết yếu của hoạt động quản lý, nhằm phát hiện những sai phạm, những thiếu xót, những hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, đồng thời tìm những sơ hở, những hạn chế trong việc ban hành các kế hoạch, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đối với giáo viên từ đó, rút kinh nghiệm, chẩn chỉnh, ngăn chặn kịp thời để các hoạt động của nhà trường diễn ra đúng hướng, đúng quy định. Từ kết quả kiểm tra đánh giá hiệu trưởng nhà trường biết được ưu điểm, nhược điểm của mỗi giáo viên; đánh giá được mức độ thực hiện nhiệm vụ của mỗi giáo viên, xác định nguyên nhân của những hạn chế, phát hiện được những việc làm hay từ đó có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ và điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong nhà trường. * Nội dung và cách thực hiện: a- Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra chuyên môn trong nhà trường Việc xây dựng kế hoach kiểm tra trong nhà trường căn cứ nhiệm vụ năm học, căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ trong tâm năm học để xây dựng kế hoach kiểm tra trong nhà trường. Trong kế hoạch kiểm tra cần chỉ rõ nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc thực hiện các khâu của quá trình dạy học đối với giáo viên gồm: Việc lập kế hoạch công tác của giáo viên; việc thực hiện chương trình giảng dạy; viêc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, việc thực hiện giờ dạy trên lớp; viêc cải tiến phương pháp giảng dạy và khai thác sử dụng thiết bị dạy học, các thiết bị thực hành; việc KT – ĐG kết quả học tập của học sinh; viêc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn; viêc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đốt xuất. 25
  3. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ nhà trường gồm các cán bộ quản lý nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn, các nhóm trưởng bộ môn đây cũng là đội ngũ những giáo viên cốt cán trong nhà trường. b - Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên. Để đánh giá đúng việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên nhà trường thống nhất xây dựng các tiêu chí cụ thể đánh giá xếp loại. Việc xây dựng tiêu chí dựa vào các Văn bản quy định nhà nước của ngành, của đơn vị và chỉ tiêu thi đua của đơn vị. Để tăng tính chính xác các tiêu chí đánh giá được quy ra điểm số. Thực chất các tiêu chí là việc cụ thể hóa và bổ sung những tiêu chí trong đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường. Tiêu chí đánh giá trước khi áp dụng chính thức phải thông qua và xin ý kiến đóng góp của toàn thể cán bộ giáo viên trong trường. Nhà trường tiến hành kiểm tra giáo viên đánh giá mỗi nội dung công việc của giáo viên theo các tiêu chí đã xây dựng quy ra điểm số để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi giáo viên 4.2. Cải tiến công tác thi đua- khen thưởng * Mục đích: Thi đua - khen thường nhằm động viên khích lệ cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường góp phần nâng cao tinh thần, thái độ làm việc của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Thi đua khen thưởng nhằm tôn vinh những cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động giáo dục của nhà trường, khơi dậy lòng nhiệt tình tâm huyết của giáo viên đồng thời cũng phê bình nhắc nhở những cá nhân chưa tích cực. * Nội dung và cách thực hiện Thi đua khen thưởng cần phải được thực hiện khách quan, đánh giá đúng mới tạo động lực cho mỗi thành viên trong đơn vị cố gắng phấn đấu do đó cần có những cải tiến phù hợp với đặc điểm tình hình của các đơn vị nhà trường, đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục của nhà trường. Để thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cần chú ý thực hiện những nội dung sau: - Xây dựng các chỉ tiêu thi đua của đơn vị của các cá nhân, các chỉ tiêu này được cụ thể hóa ở từng nhiệm vụ, từng khâu, đặc biệt chú trọng đến kết quả giáo dục đó là kết quả học tập của học sinh. Các tiêu chí thi đua được Hội đồng thi đua khen thưởng trong nhà trường đề xuất sau đó xin ý kiến của tập thể sư phạm nhà trường, tiêu chí áp dụng khi đã có sự nhất trí của hội đồng sư phạm nhà trường. - Cho các tổ chức trong nhà trường, tổ chuyên môn, công đoàn, đoàn thanh niên, các tập thể lớp và các cá nhân đăng ký thi đua. - Xây đựng và triển khai các phong trào thi theo chủ đề, chủ điểm, các mốc thời gian trong năm học. 26
  4. - Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu căn cứ vào các tiêu chí đánh giá cho điểm để ban thi đua nhà trường tổng hợp xếp loại, dựa vào điểm để xếp theo thứ tự. Việc đánh giá xếp loại thi đua đảm bảo khách quan, công bằng, dân chủ phải thực hiện theo quy trình sau: Cá nhân tự đánh giá; tổ chuyên môn đánh giá xếp loại; ban thi đua nhà trường tổng hợp đánh giá sau đó thông qua hội đồng sư phạm nhà trường xin ý kiến thống nhất. - Huy động các nguồn tài chính để khen tăng đối với những giáo viên, học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. V. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý Có 14 biện pháp được chia thành 4 nhóm, các biệp pháp đã đề xuất trên có mối quan hệ biện chứng, mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất thúc đẩy công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường đạt hiệu quả. Nhóm biện pháp 1: Gồm 6 biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên đây là nhóm biện pháp trọng tâm quan trọng hàng đầu tác động tới ý thức và hành động của mỗi giáo viên trong nhà trường trong việc thực hiện các hoạt động giảng dạy trong đó tác giả đặc biệt chú trọng đến biện pháp Quản lý việc cải tiến phương pháp, hình thức tổ chức dạy học . Thực hiện tốt biện pháp này chính là tạo thế chủ động trong công tác quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn vật lý nói riêng Nhóm biện pháp 2: Đây là nhóm các biện pháp quản lý việc học tập của học sinh gồm 3 biện pháp, áp dụng các biện pháp này thành công quyết định đến chất lượng giáo dục bởi vì dù việc giảng dạy của giáo viên tốt đến đâu nhưng việc tự học, việc xây dựng nền nếp học tập không tốt thì cũng không đem lại hiệu quả giáo dục. Quản lý học tập tốt, hình thành thành thái độ động cơ học tập đúng đắn sẽ tạo ra nhu cầu học tập, nhu cầu hiểu biết tạo tiền đề cho việc học tập suốt đời của mỗi cá nhân Nhóm biện pháp 3: Gồm 3 biện pháp, đây là nhóm biện pháp này có vai trò hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy học bởi vì để nắm được nội dung kiến thức, phát triển năng lực cho người học và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động quản lý nhà trường thì cần phải khai thác sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ . Nhóm biện pháp 4: Gồm 2 biện pháp, đây là biện pháp thiết yếu trong hoạt động quản lý, thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá và công tác thi đua khen thưởng góp phần tạo động lực thúc đẩy tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ, đồng thời cũng góp phần nhăn chặn những sai phạm, những hạn chế trong hoạt động giáo dục nói chung và trong hoạt động giảng dạy nói chúng góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói chung và bộ môn vật lý nói riêng. Để tăng cường hiệu quả quản lý của mình, người cán bộ quản lý cần thực hiện các nhóm biện pháp một cách khoa học Đặc biệt chú ý tới các biện pháp trọng tâm trong mỗi nhóm biện pháp; song không được xem nhẹ các biện pháp 27
  5. mang tính hỗ trợ. Tuy nhiên, các biện pháp chỉ được áp dụng hiệu quả nhất khi người cán bộ quản lý biết khai thác triệt để thế mạnh và áp dụng phù hợp với từng đối tượng quản lý và từng điều kiện thực tiễn của nhà trường. VI. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và giáo viên dạy môn vật lý ở các trường THPT huyện bình xuyên với tổng số là 70 người theo các mức độ dược kết quả thể hiện ở bảng 1 sau đây: Bảng 6.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết Mức độ khả thi D TT Các biện pháp Thứ Thứ 2 SL % bâc SL % bâc (mi-ni) (mi) (ni) 1 Nhóm biện pháp quản lý dạy học môn vật lý của giáo viên Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đổi mới các hình thức tuyên truyền giáo 1.1 dục nâng cao nhận thức cho 67 95.71 3 66 94.29 1 4 cán bộ, giáo viên về thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục Quản lý kế hoạch dạy học, 1.2 thực hiện chương trình 65 92.86 4 64 91.43 3 1 giảng dạy của giáo viên Quản lý nhiệm vụ soạn bài 1.3 và chuẩn bị bài lên lớp của 60 85.71 8 59 84.29 8 0 giáo viên Quản lý việc cải tiến phương pháp, hình thức tổ 1.4 69 98.57 1 65 92.86 2 1 chức dạy học và đánh giá giờ dạy Cải tiến việc kiểm tra, đánh 1.5 giá kết quả học tập của học 56 80.00 10 56 80.00 10 1 sinh Quản lý việc bồi dưỡng phát triển năng lực đội ngũ giáo 1.6 68 97.14 2 64 91.43 3 1 viên; bố trí phân công giảng dạy hợp lý 28
  6. 2 Nhóm biện pháp quản lý học tập môn vật lý của học sinh Bồi dưỡng phương pháp học 2.1 tập tích cực, sáng tạo môn 59 84.29 9 55 78.57 11 4 vật lý cho học sinh Xây dựng những quy định 2.2 cụ thể về nề nếp học tập 55 78.57 11 48 68.57 14 1 môn vật lý ở nhà và trên lớp Tổ chức ngoại khóa, câu lạc bộ yêu thích vật lý làm nơi 2.3 trao đổí, học tập giúp học 56 80.00 10 50 71.43 13 4 sinh có những trải nghiệm sáng tạo. Nhóm biện pháp quản lý cơ sở vật chất, khai thác sử dụng trang thiết bị, 3 ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động dạy học môn vật lý Chỉ đạo đổi mới công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật 3.1 63 90.00 5 62 88.57 7 4 chất, trang thiết bị phục vụ dạy học Tổ chức cho giáo viên và học sinh khai thác thành tựu 3.2 KHCN vào việc thực hành, 54 77.14 12 53 75.71 12 4 thực nghiệm vật lý trong quá trình dạy học Ứng dụng công nghệ thông 3.3 tin trong đổi mới quản lý 62 88.57 7 58 82.86 9 4 hoạt động giảng dạy Nhóm biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của 4 giáo viên và công tác thi đua- khen thưởng trong nhà trường Đổi mới kiểm tra, đánh giá 4.1 việc thực hiện nhiệm vụ 61 87.14 8 57 81.43 10 4 giảng dạy của giáo viên Cải tiến công tác thi đua 4.2 64 91.43 5 64 91.43 3 4 - khen thưởng Qua kết quả điều tra, thu thập ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi ở bảng 3.1 của 4 nhóm biện pháp lớn và 14 biện pháp cụ thể, tác giả nhận thấy: Đa số các ý kiến tương đối thống nhất, các biện pháp cụ thể mà luận văn nêu ra tính cấp thiết có tỷ phần trăm từ 77,14% đến 98,57% và tính khả thi chiếm tỷ lệ 29
  7. từ 68,57% đến 94,59%. Cả 4 nhóm biện pháp lớn, 14 biện pháp cụ thể đều được đa số các nhà quản lý, cán bộ giáo viên trong nhà trường nhất trí tán thành. Để đánh giá mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên tác giả áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman: D R 1 6  n n2 1 Trong đó: D: Bình phương của hiệu giữa các giá trị thứ bậc cần so sánh n: Là số các biện pháp đề xuất R: Là hệ số tương quan thứ bậc + Nếu R> 0 thì các biện pháp trên vừa có tính cần thiết vừa có tính khả thi + Nếu R<0 thì các biện pháp trên có thế có tính cần thiết nhưng không có tính khả thi. Từ kết quả ở bảng 3.1 thay vào công thức trên cho kết quả là: 6.58 R 1 0.91 14.(225 1) Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy hệ số tương quan R = 0.91 thể hiện tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau, các biện pháp trên vùa có tính cần thiết, vừa có tính khả thi cao. Điều này cho thấy: những biện pháp trên đều được xác định là thiết thực và có khả năng áp dụng thực tế cao quản lý trong hoạt động dạy học môn vật lý ở các nhà trường. Tác giả hy vọng rằng các biện pháp đã được đề xuất trong luận văn sẽ được áp dụng, phổ biến nhân rộng trong toàn trường để góp phần tích cực vào việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn vật lý tại trường các trường THPT huyện Bình Xuyên trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, để thực hiện có hiệu quả hoạt động đổi mới giáo dục trong nhà trường, người cán bộ quản lý cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên. Đồng thời trong quá trình thực hiện đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực rất lớn, sự đồng thuận của các thành viên trong Hội đồng nhà trường, đặc biệt là vai trò “đầu tàu” của người Hiệu trưởng. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Vận dụng các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, của sở giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc về thực nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ năm học - Cẩn có sự đồng thuận của CBQL nhà trường, sự tham gia tích cực của các giáo viên và học sinh. - Cần trang bị tốt cơ sở vật chất phương tiện dạy học, thiết bị thí nghiệm đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy học bộ môn 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 30
  8. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Thực hiện đồng bộ 4 nhóm biện pháp (15 biện pháp cụ thể) trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục và hoạt động giảng dạy toàn trường nói chung và bộ môn vật lý nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục nhà trường trên các mặt cụ thể: - Nhân thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy học tập đặc biệt là đổi mới giáo dục được nâng lên, mức độ tâm huyết của giáo viên với nghề nâng lên, tinh thân thái độ làm việc nâng cao. - Việc chuẩn bị hồ sơ giáo viên và đặc biệt việc đầu tư thời gian, công sức cho các khâu của quá trình giảng dạy tốt hơn. Việc ứng dụng công nghệ, công nghệ thông tin vào giảng dạy, việc khai thác sử dụng thiết bị đồ dừng thí nghiệm, thực hành sẽ tốt hơn, có hiệu quả cao hơn - Phong trào thi đua dạy tốt , học tốt của nhà trường tốt hơn, công tác bồi dưỡng tự bồi dưỡng tích cực hơn. - Giáo viên sẽ có nhiều động lực làm việc và được phát huy năng lực sở trường làm việc và có nhiều cơ hội tự khẳng định, tự phấn đầu để tăng hiệu quả giảng dạy của cá nhân. - Kỷ cương, nề nếp dạy và học được tăng cường, việc chấp hành nội quy, quy định của ngành của nhà trường được nâng lên 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Việc áp dụng đồng bộ 4 nhóm biện pháp nêu trên tại trường THPT Bình xuyên đã đem lại những kết quả cụ thể trên các nooiju dung như sau: - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý và triển khai tốt hoạt động giảng dạy trong nhà trường đối với việc nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. - 100% giáo viên đã thự hiện đầy đủ các khâu của quá trình dạy học, 100% giáo viên có đầy đủ hồ sơ và giáo án lên lớp và thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường. - 100% giáo viên vật lý và các bộ môn có sử dụng thiết bị thực hành khai thác và sử dụng tốt các thiết bị dạy học và thực hiện đầy đủ các bài dạy thí nghiệm thực hành the quy định. - Nề nếp dạy và học của nhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, thái độ động cơ học tập của học sinh có những chuyển biến tích cực - Công tác thi đua khen thưởng của nhà trường đã thực hiện có hiệu quả tạo động lực cho mọi thành viên trong nhà trường nói chung và tổ vật lý nói riêng phấn đấu thi đua dạy tốt, học tốt, tạo sự công bằng trong đơn vị. * Chất lượng dạy và học bộ môn vật lý của nhà trường đã có những bước tăng trưởng từ khi áp dụng các biện pháp nêu trên cụ thể: a- Về giáo viên: - Kết quả thi kiến thức giáo viên vật lý: Năm học Tổng Giỏi Khá Yếu 31
  9. số TB SL % SL % SL % SL % 2014-2015 9 2 22.22 2 22.22 4 44.44 1 11.11 2015-2016 8 3 37.50 3 37.50 2 25.00 0 0.00 2016-2017 8 3 37.50 3 37.50 2 25.00 0 0.00 2017-2018 8 5 62.50 2 25.00 1 12.50 0 0.00 - Kết quả giờ dạy của giáo viên vật lý: Tổng Giỏi Khá TB Yếu số tiêt Năm học đánh SL % SL % SL % SL % giá 2016-2017 18 12 6 2017-2018 18 14 4 2018-2019 7 5 2 (Kỳ 1) b- Về học sinh: - Điểm trung bình môn vật lý: Giỏi Khá TB Yếu Tổng Kém Năm học số HS SL % SL % SL % SL % SL % 2016-2017 2017-2018 2018-2019 1105 (Kỳ 1) - Điểm thi đại học và thi THPT Quốc gia : Năm học Nội dung 2015-2016 2016-2017 2017-2018 32
  10. ĐTB 3 môn xét tuyển ĐH ĐTB thi ĐH môn vật lý - Chất lượng giáo dục mũi nhọn về môn vật lý năm học 2017-2018 Tổng giải: Trong đó : Nhất: , Nhì , Ba: . 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 BGH Công tác quản lý giáo dục- Trường THPT Bình Quản lý hoạt động giảng dạy 2 Tổ vật lý- Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Công tác quản lý giảng dạy công nghệ tổ chuyên môn, công tác giảng day 3 Học sinh Hoạt động học tập Bình Xuyên, ngày tháng 02 năm 2018 Bình Xuyên, ngày 20 tháng 01 năm 2018 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Trần Xuân Lý 33