SKKN Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong các hoạt động giáo dục trẻ Mẫu giáo lớn trong trường Mầm non

doc 36 trang binhlieuqn2 07/03/2022 7082
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong các hoạt động giáo dục trẻ Mẫu giáo lớn trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_am_nhac_trong_cac_hoat_dong_gi.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong các hoạt động giáo dục trẻ Mẫu giáo lớn trong trường Mầm non

  1. Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non chạy một cơn mưa. Ngoài ra còn phải giải thích những từ có trong bài hát “Bống” là tên riêng của một cô bé người ở miền Bắc, “Kéo sẩy kéo sàng” là động tác sàng lúa, Bống dùng một cái sàng xoay tròn để những hạt lép rơi ra ngoài. Bài hát ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của cái Bống, tuy còn rất nhỏ nhưng Bống đã biết làm những việc đơn giản để giúp mẹ. Từ đó giáo dục trẻ tình cảm gia đình, người trong một nhà phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, biết kính trọng ông bà cha mẹ. Tới chủ đề nói về: “Quê hương, đất nước, Bác Hồ” tôi chọn bài “Inh lả ơi” hoặc bài “ Cò lả”. Bài “Cò lả” nói về cảnh đẹp khác của đất nước Việt Nam, là vùng đông Bắc bộ trù phú với những cánh đồng cò bay thẳng cánh, ở nơi đó có những con người chịu thương chịu khó mà ai đó đã gặp sẽ không bao giờ quên được. Bài “ Inh lả ơi” là lời mời, gọi các bạn dân tộc Thái, bài hát ca ngợi núi rừng Tây Nguyên xinh đẹp, ca ngợi mùa xuân đất nước với muôn hoa tươi đẹp. Qua bài hát, trẻ sẽ biết thêm về vùng đất Tây Nguyên của Việt Nam .Đó là nơi núi rừng trùng điệp, quanh năm muôn hoa khoe sắc, con người, đặc biệt là các bạn ở đó rất thân thiện và vui vẻ. Khi trẻ được tiếp xúc với các bài hát dân ca vốn từ của trẻ được tăng lên rõ rệt, trẻ biết thêm được các từ của các vùng miền khác nhau tạo tiền đề cho trẻ học tập tốt hơn trong hoạt động làm quen với văn học và chữ viết ở lứa tuổi tiếp theo. b. Sưu tầm và đặt lời mới cho những bài đồng dao: Song song với việc sưu tầm các bài đồng dao cổ, tôi phải suy nghĩ, tìm tòi sưu tầm và đặt lời mới cho các bài đồng dao đó để những lời đồng dao đến được với trẻ một cách dễ dàng. Dựa trên những chủ đề của chương trình giáo dục, tôi sưu tầm và đặt lời mới cho các bài đồng dao để phù hợp và thuận tiện cho việc đưa vào các hoạt động khi dạy trẻ. Ví dụ: Bài1: Đi cầu đi quán Đi cầu đi quán Đến lớp mầm non. Son đố mì son Học chi vui thế. Em được học vẽ Học hát, học ca Học múa xòe hoa Thích ơi là thích! Làm người có ích Phải biết chăm ngoan. 22
  2. Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Lễ phép, kết đoàn. Cô em dạy đấy. Bài 2: Kéo cưa lừa xẻ Kéo cưa lừa xẻ Bé ngoan bé khoẻ Chăm chỉ học hành Lễ phép chuyên cần Cùng nhau đoàn kết Làm nhiều việc tốt Bạn mến cô yêu. 5. Biện pháp 5: Sưu tầm, tự tạo các đồ dùng, trang phục, nhạc cụ cho trẻ từ nguyên vật liệu phế phẩm Trong các hoạt động hàng ngày của trẻ được diễn ra trong trường mầm non, giáo viên chỉ dạy cho trẻ hát được các bài hát dân, các điệu lý, câu hò hoặc biết chơi các trò chơi dân gian thì chưa đủ. Điều quan trọng ở đây là cần phải cho trẻ trải nghiệm bằng cách hóa thân vào những nhân vật trong các bài dân ca. Điều đó sẽ giúp trẻ khắc sâu những hình tượng về con người của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó tôi sưu tầm một số đồ dùng dân gian, sử dụng các nguyên vật liệu phế phẩm đã qua sử dụng để tạo ra một số đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ âm nhạc phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của trẻ. Đồ dùng, đồ chơi trong góc âm nhạc của lớp Đ 23
  3. Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Đ Trong mỗi làn điệu dân ca đều có nét đặc sắc riêng từ giai điệu, tiết tấu sắc thái tình cảm và mang tính chất vùng miền rõ rệt. Mỗi miền đều có thể loại dân ca riêng mà khi hát lên người ta sẽ nhận ra ngay đó là dân ca miền nào. Dân ca Nam bộ với những bài lí như: Lí con khỉ, Lí cây bông, Lí cây khế, nhẹ nhàng đi vào lòng người với những sản vật trù phú của Nam Bộ. Dân ca Bắc bộ vui vẻ, hóm hỉnh thể hiện cuộc sống lao động của người nông dân Bắc bộ: Cái Bống, Bà Còng, Dân ca Trung bộ thì sâu lắng và trữ tình. Mỗi một làn điệu dân ca của một vùng miền lại thể hiện những động tác, những trang phục riêng khác nhau Đó chính là nét đẹp của con người, của nền văn hóa Việt Nam Với những làn điệu dân ca Bắc Bộ, tôi lựa chọn một số trang phục: áo tứ thân, áo yếm, khăn vấn, khăn mỏ quạ, váy đụp và một số đạo cụ đi kèm tùy thuộc vào bài hát như trống cơm, mẹt, nón, quang gánh, phách tre, mõ Ví dụ: - Với bài: “Cái bống” tôi chuẩn cho trẻ 1số đồ dùng như mẹt, áo tứ thân Trẻ múa hát 24
  4. Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non - Còn với bài hát: “Trống cơm” tôi chuẩn bị trống cơm, áo yếm, áo tứ thân, váy đụp, khăn vấn. * Với dân ca Nam bộ, trẻ cần phải có áo bà ba, quần dên, khăn rằn. - Bài: “Bắc kim thang” tôi chuẩn bị những bộ quần áo bà ba với đủ các màu sắc thật đẹp mắt. - Bài: “Lý cây khế” lại cần có những bộ quần áo bà ba, những cái xẻng, những cái nón, những quả khế - Bài: “Lý cây bông” các bé sẽ được diện những bộ váy màu sắc lộng lẫy với những bông hoa to được gắn trên các ngón tay * Khi tổ chức múa lân, múa rồng trẻ lại cần có những trang phục riêng của điệu múa này. Lúc trẻ tham gia các trò chơi dân gian cần có những bộ trang phục gọn gàng, khỏe khoắn mà vẫn tạo cho trẻ cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái khi chơi. Như vậy, với mỗi loại hình âm nhạc dân gian, cần lựa chọn trang phục phù hợp để trẻ có cảm nhận đúng về tính chất riêng của từng thể loại âm nhạc, từng vùng miền. . 6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh tổ chức các ngày lễ ,hội ở trường mầm non Việc làm đầu tiên đó là tôi sẽ tuyên truyền tới phụ huynh về việc cần thiết đưa âm nhạc dân gian đến gần hơn đối với trẻ. Vận động phụ huynh phối kết hợp cùng với cô giáo dạy cho trẻ tập hát ru, hát dân ca, đọc đồng dao, ca dao, 25
  5. Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non tập chơi các trò chơi dân gian ở nhà vào mỗi tối trước giờ đi ngủ. Vào các dịp lễ, hội của nhà trường tổ chức tôi sẽ tạo cơ hội để trẻ biễu diễn cho các bạn của mình xem. Khi xây dựng kịch bản tôi sẽ lựa chọn các bài dân ca, các trò chơi dân gian đặc sắc nhưng gần gũi để trẻ biểu diễn. Giáo viên cùng phụ huynh chuẩn bị trang phục, đạo cụ cho trẻ, đây cũng là dịp để nhà trường và gia đình thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến cho trẻ tuổi thơ vui tươi, hồn nhiên , đầy ắp tiếng cười. Để những ngày lễ, ngày hội của trẻ được thành công và trẻ cảm thấy vui vẻ không thể thiếu được sự chung tay của các bậc phụ huynh. Chính cha mẹ trẻ sẽ trở thành những người bạn của trẻ trong những ngày này. Ví dụ: Trong ngày tết Trung thu, các bậc phụ huynh đã cùng nhau tập luyện và trình diễn màn múa lân vui nhộn để dành tặng cho con em mình Không chỉ vậy, bằng những nguyên vật liệu sẵn có mà họ đã thu thập được, chính các bậc phụ huynh đã là người tự tay làm ra những chiếc đèn lồng, đèn kéo quân, những cái trống, mặt lạ rất xinh xắn mà giản dị, gần gũi mang đậm chất dân gian. Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng như một số phụ huynh khác trong lớp cũng đã ủng hộ thời gian, đầu tư thêm trang phục để các con biểu diễn trong các dịp lễ hội hay trong các hoạt động khác. Để giúp cho con em mình có hiểu biết sâu hơn về văn hóa dân tộc cũng như các vùng miền khác nhau, các bậc phụ huynh học sinh đã mang tặng cho lớp những tư liệu rất quý về các dân tộc, các làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian để trẻ được khám phá. Tất cả những việc làm đó đã giúp cho trẻ cảm nhận được sự quan tâm của cha mẹ đối với mình để từ đó trẻ sẽ chăm ngoan hơn để làm vui lòng cha mẹ. Bên cạnh sự quan tâm, ủng hộ của các bậc phụ huynh, bản thân tôi cũng cố gắng hết sức để cho các con có được niềm vui trọn vẹn trong các ngày lễ, ngày hội. Trong vai trò là người dẫn chương trình, tôi lựa chọn và hóa thân vào vai các nhân vật trong truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, những nhân vật trong dân gian để điều khiển chương trình và biểu diễn cùng trẻ, dẫn dắt trẻ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nhờ vậy, không khí của những ngày lễ hội trở lên vui vẻ hơn, náo nức hơn và trẻ cảm nhận tốt hơn về văn hóa của dân tộc mình. 26
  6. Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Cô giáo trong vai chú Tễu dẫn chương trình “Bé vui đón Tết Ất Mùi” 7. Biện pháp 7: Mở rộng cho trẻ vốn hiểu biết về các dân tộc, các vùng miền khác nhau trên mọi miền Tổ quốc qua tranh ảnh, băng hình. Đưa âm nhạc dân gian đến cuộc sống của trẻ không chỉ là dạy trẻ hát các bài hát, hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi mà còn là cho trẻ được khám phá về các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam. Trước khi dạy trẻ hát hay hát cho trẻ nghe một bài hát dân ca, một điệu lý, câu hò nào đó, tôi thường cho trẻ khám phá về dân tộc nơi sản sinh ra nó để trẻ có những hiểu biết cơ bản về dân tộc đó. Ví dụ: Trước khi dạy trẻ hát bài hát: Vui ngày hội - Dựa theo điệu “Lý cây đa” - dân ca quan họ Bắc Ninh. Lời mới do Tịnh Đức viết. Ngay từ chiều hôm trước, tôi giới thiệu với trẻ về miền quê hương quan họ Bắc Ninh: Bắc Ninh nằm trong vùng đất Vũ Ninh- Kinh Bắc xưa, là một trong những vùng đất cổ của Việt Nam, nơi sản sinh ra nền văn hóa quan họ đặc sắc, chiếc nôi của nền văn minh lúa nước Đại Việt. Nơi đây đã từng một thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của người Việt cổ. Một trong những nét văn hiến đặc sắc nơi đây là truyền thống khoa bảng nổi danh và có nhiều đình chùa và các lễ hội dân gian như: Văn miếu Bắc Ninh, lễ hội đền bà chúa kho, hội đề Thánh Tổ, hội rước làng Thị, hội hát Quan họ Sau khi giới thiệu với trẻ về quê hương quan họ, tôi cho trẻ xem hình ảnh các liền anh, liền chị hát quan họ để trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của không gian, trang phục và con người của quê hương quan họ Bắc Ninh 27
  7. Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non * Hay khi dạy trẻ hát bài: Gà gáy - Dân ca Cống Khao, tôi cũng giới thiệu với trẻ về dân tộc Cống Khao. Dân tộc Cống (tên gọi khác Xắm Khống, Mông Nhé, Xá Xeng) là dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến cư trú chủ yếu tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và khu vực ven sông Đà. Nền văn hóa dân gian Cống khá phong phú với các làn điệu dân ca sâu lắng người ta hát vào dịp lễ hội vui chung. Bên cạnh đó, Cống Khao còn nổi tiếng với rất nhiều lễ hội đặc sắc. Đây là một số hình ảnh tiêu biểu về lễ hội của dân tộc Cống ở Lai Châu - Điện Biên Tết ngô của dân tộc Cống 28
  8. Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non * Tương tự, khi hát cho trẻ nghe bài Ru em - Dân ca Xê Đăng, tôi cho trẻ tìm hiểu về miền đất này: Dân tộc Xơ Đăng hay Xê Đăng, còn có tên gọi khác là Xơ Đeng, Ca Dong, Cà Dong, Tơ-dra, Hđang, Mơ-nâm, Hà Lăng, Ka Râng, Bri La Teng, Con Lan, là một trong số những dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đàn ông không chỉ có tinh thần thượng võ, mà còn tài nghệ trong kiến trúc, điêu khắc và hội họa, tạo nên những sản phẩm tiêu biểu, đó là ngôi nhà rông và cây nêu trong các lễ hội. Nhà rông thực sự là công trình kiến trúc, một sản phẩm văn hóa, là trụ sở và câu lạc bộ trong làng của người Xơ Đăng. Người Xơ Đăng thích hát múa, tấu chiêng cồng, chơi đàn, kể chuyện cổ * Hoặc trước khi cho trẻ làm quen với những làn điệu dân ca Thanh Hóa như bài hát: Cây lúa, Đi cấy tôi giới thiệu với trẻ về Thanh Hóa: là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam và là một tỉnh lớn, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt. Thanh Hóa là một tỉnh có 28 dân tộc anh em cùng sinh sống với những nét văn hóa đặc sác như: văn hóa ẩm thực độc đáo của dân tộc Thái, với những bộ trang phục sặc sỡ, đa dạng, hội tụ đầy đủ những nét tiêu biểu, đặc trưng của đồng bào dân tộc H'Mông. Cùng với lời giới thiệu về các dân tộc, tôi cho trẻ xem một số hình ảnh 29
  9. Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Người H'Mông thổi khèn đón Tết Lễ hội văn hóa của các dân tộc tỉnh Thanh Hóa 8. Biện pháp 8: Tham mưu đề xuất với Ban giám hiệu bổ sung kinh phí mua sắm thêm trang thiết bị, trang phục cho trẻ Để làm tốt công tác giáo dục trẻ nhất là việc đưa âm nhạc dân gian đến với trẻ thông qua các hoạt động giáo dục. Tôi luôn quan tâm đề xuất với Ban giám hiệu để đầu tư, bổ xung bằng những biện pháp như thường xuyên kiểm tra đồ dùng, nhạc cụ, trang phục kiểm kê theo từng chủ đề, từng hoạt động và các dịp lễ hội để xem có hỏng hoặc thiếu gì. Sau đó lên danh sách thống kê cho Ban giám hiệu để Ban giám hiệu có kế hoạch bổ xung kịp thời. 30
  10. Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Tham mưu đề xuất với Ban giám hiệu có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tổ chức cho giáo viên tham gia lớp học sử dụng nhạc cụ dân tộc, thăm quan, khám phá thực tế các vùng miền, các dân tộc khác nhau trên mọi miền Tổ quốc. Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đổi mới phương pháp, phát huy sự năng động, sáng tạo, linh hoạt trong việc vận dụng kiến thức để tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu để có những biện pháp hỗ trợ tốt về tinh thần, vật chất cho đội ngũ giáo viên. Tạo bầu không khí tâm lý thoải mái, thân thiện, đoàn kết, gắn bó trong nhà trường. Kịp thời động viên khích lệ, tạo tâm lý an tâm và gắn bó với nghề cho đội ngũ giáo viên. Không ngừng tăng cường các hình thức tuyên truyền với đồng nghiệp về vai trò, tác dụng của âm nhạc dân gian trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. III. Kết quả thực hiện : 1. Về trẻ * Khảo sát đầu năm Mức độ S Tốt Khá TB Yếu T Các tiêu chí Số TL Số TL Số TL Số TL T trẻ % trẻ % trẻ % trẻ % Trẻ thuộc các bài hát, 1 5 12.2 9 22 16 39 11 26.8 đồng dao, ca dao Biết chơi các trò chơi 2 dân gian gắn với đồng 7 17.1 `10 24.4 14 34.1 10 24.4 dao, ca dao Biết các làn điệu dân 3 4 9.8 7 17.1 17 41.4 13 31.7 ca, các điệu lý, câu hò Kỹ năng thể hiện các 4 bài hát, bài đồng dao, 7 17.1 9 22 13 31.7 12 29.2 ca dao và các TCDG Biết về trang phục, con 5 người và nét đẹp văn 3 7.3 7 17.1 18 43.9 13 31.7 hóa của các dân tộcVN 31
  11. Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non * Khảo sát cuối năm: Mức độ S Tốt Khá TB Yếu T Các tiêu chí T Số TL Số TL Số TL Số TL trẻ % trẻ % trẻ % trẻ % Trẻ thuộc các bài hát, 1 các bài đồng dao, ca 14 34.2 16 39 8 19.5 3 7.3 dao Biết chơi các trò chơi 2 dân gian gắn với đồng 12 29.3 `15 36.5 10 24.4 4 9.8 dao, ca dao Biết các làn điệu dân 3 10 24.4 13 31.7 13 31.7 5 12.2 ca, các điệu lý, câu hò Kỹ năng thể hiện các bài hát, các bài đồng 4 13 31.7 17 41.4 7 17.1 4 9.8 dao, ca dao và các trò chơi dân gian Biết về trang phục, con người và nét đẹp văn 5 9 22 11 26.8 16 39 5 12.2 hóa của các dân tộc Việt Nam 2. Về bản thân: Sau khi áp dụng một số biện pháp đưa giáo dục âm nhạc dân gian vào cuộc sống hàng ngày của trẻ ở trường mầm non tôi nhận thấy: Việc tổ chức lồng ghép giáo dục âm nhạc dân gian trong các hoạt động từ sáng cho đến chiều cũng đã được áp dụng và đạt được hiệu quả nhất định. Trẻ hứng thú, tích cực hơn trong hoạt động, tiếp thu bài học sâu sắc, nhẹ nhàng hơn. Khi đưa âm nhạc dân gian vào các hoạt động tập thể trẻ học được cách ứng xử phù hợp, cách thể hiện các trò chơi, biểu diễn các bài hát theo xu hướng dân gian. Qua hoạt động này, trẻ còn học được những quy tắc đơn giản nhưng vô cùng cần thiết trong cuộc sống, giúp trẻ tự tin hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống. 32
  12. Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Việc cải biên, sưu tầm, sáng tác lời mới cho một số bài hát, đồng dao và các trò chơi dân gian có phần phong phú hơn, cuộc sống hàng ngày của trẻ ở trường trở nên hấp dẫn, sôi động hơn. Sau một quá trình tìm tòi các lời cổ, sưu tầm và sáng tác lời mới, tôi cho trẻ làm quen với lời của các bài đồng dao. Tôi thấy, trẻ rất hứng thú với lời của những bài đồng dao mới vì chúng rất vần, dễ hiểu và ngắn gọn lại phù hợp với các chủ đề mà trẻ được khám phá. Trẻ rất vui vẻ và phấn khởi khi đọc những bài đồng dao đó. Từ đó, vốn từ của trẻ cũng được tăng thêm một phần và quan trọng hơn nữa là vốn kiến thức xã hội của trẻ cũng tăng theo một cách rõ rệt. Trang phục, đạo cụ, nhạc cụ là một phần không thể thiếu khi mang âm nhạc dân gian đến gần với trẻ. Những tiết tấu, giai điệu, nhịp điệu đem âm thanh đến cho trẻ thì trang phục sẽ mang đến cho trẻ những hình ảnh đẹp để qua đó trẻ thêm yêu âm nhạc dân gian, trẻ say mê và thích thú với âm nhạc dân gian. Giáo viên phối kết hợp với phụ huynh tổ chức thành công nhiều ngày ngày lễ, ngày hội cho các con như : ngày hội đến trường của bé ; ngày tết thiếu nhi ; Tết nguyên đán ; hội thi “ Bé khỏe bé ngoan ” Bằng những việc làm cụ thể của mình như chuẩn bị trang phục, đạo cụ, chuẩn bị sân khấu Đây cũng là dịp để nhà trường và gia đình thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến cho trẻ tuổi thơ vui tươi, hồn nhiên, đầy ắp tiếng cười. Để giúp cho con em mình có hiểu biết sâu hơn về văn hóa dân tộc cũng như các vùng miền khác nhau, các bậc phụ huynh học sinh đã mang tặng cho lớp 12 bộ quần áo bà ba, 8 đĩa tư liệu về các dân tộc, về các làn điệu dân ca và các trò chơi dân gian để trẻ được khám phá. Tất cả những việc làm đó đã giúp cho trẻ cảm nhận được sự quan tâm của cha mẹ đối với mình để từ đó trẻ sẽ chăm ngoan hơn để làm vui lòng cha mẹ. Bằng việc sử dụng tranh ảnh, băng hình khi cho trẻ khám phá về các vùng miền khác nhau trên tổ quốc, tôi đã giúp cho trẻ hiểu sâu hơn và có cái nhìn rõ nét hơn về các dân tộc như các phong tục tập quán, các nét văn hóa cổ truyền, các lễ hội đặc sắc, các làn điệu dân ca Từ đó, giúp trẻ thêm tự hào và yêu quê hương đất nước, yêu con người Việt Nam hơn. 33
  13. Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận chung Đưa giáo dục âm nhạc dân gian đến với cuộc sống của trẻ ở mọi lúc, mọi nơi nhằm nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ ở trường mầm non là một việc làm rất cần thiết trong nhịp sống công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay. Việc sưu tầm, viết lời mới cho các bài đồng dao, các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca, điệu lý để phục vụ cho quá trình giáo dục trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội. Bởi lẽ, các bài hát, các bài đồng dao, các trò chơi được sưu tầm và viết lời mới mang nội dung phù hợp với các chủ đề giáo dục mà vẫn hấp dẫn, gần gũi với trẻ, vẫn giữ được nhịp điệu truyền thống của âm nhạc dân gian. Hãy trả lại cho trẻ em “tuổi thơ” của mình bằng việc mang đến cho trẻ những gì tinh túy nhất từ âm nhạc dân gian để trẻ được sống trong âm hưởng của những bài đồng dao, những trò chơi dân gian, những bài hát dân ca, điệu lý, câu hò. Và điều quan trọng hơn cả, hãy để cho trẻ em Việt Nam đến với cội nguồn dân tộc, cảm nhận được linh hồn Việt và trở thành những con người Việt Nam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. 2. Bài học kinh nghiệm: Sau khi đưa giáo dục âm nhạc dân gian đến với trẻ bằng biện pháp kể trên và thông qua kết quả thu được, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất hào hứng tham gia vào các hoạt động, trẻ có niềm say mê thích thú với các bài dân ca, đồng dao, ca dao và các trò chơi dân gian. Trẻ trở nên khỏe mạnh, linh hoạt, vui tươi, hồn nhiên hơn. Chính những điều đó đã khuyến khích tôi luôn luôn cố gắng tìm tòi sáng tạo ra nhiều phương pháp để truyền đạt kiến thức tới trẻ. Vì vậy, trẻ hứng thú và tham gia các hoạt động tích cực hơn.Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. Đặc biệt, để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc, nhất là âm nhạc dân gian đối với trẻ, giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày ở trường mầm non một cách lôgic, có hiệu quả. Để có được kết quả trên, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ như sau: - Thực hiện tốt công việc chuyên môn, lập kế hoạch tổ chức cụ thể, tự tạo đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác dạy và học. Tham mưu để có sự quan tâm, động viên kịp thời và chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu. - Mỗi giáo viên phải nắm vững yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cơ bản của giáo dục âm nhạc, biết cách đưa giáo dục âm nhạc dân gian vào cuộc sống của trẻ một cách hợp lý. 34
  14. Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. - Mỗi giáo viên không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, tham khảo tài liệu, tham quan học tập, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. Tuy kinh nghiệm còn hạn chế nhưng được rút ra từ thực tiễn giảng dạy, tôi muốn tổng hợp lại để cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp. Rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để giúp tôi làm phong phú hơn kinh nghiệm giảng dạy, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được tốt hơn. 3. Khuyến nghị, đề xuất: Thời kỳ ươm mầm, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ trong quá trình phát triển con người đang cần sự quan tâm sâu sắc hơn nữa của các ngành, các cấp và tất cả mọi người. Cần có nhiều việc làm, nhiều giải pháp để bảo vệ và chăm sóc trẻ em, tất cả phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em và quan trọng nhất là đừng làm thui chột tâm hồn trẻ thơ. Để có được kết quả tốt hơn cho đề tài này, tôi mong muốn : Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm trang bị thêm các loại máy vi tính, máy chiếu, băng đĩa, đàn, trang phục, nhạc cụ để phục vụ các hoạt động cho trẻ. PGD&ĐT huyện Gia Lâm mở các lớp bồi dưỡng về cách sử dụng một số nhạc cụ dân tộc cho giáo viên mầm non. Các nhà biên soạn chương trình tăng cường chọn lọc, bổ sung các bài đồng dao, ca dao, các trò chơi dân gian, đưa nhiều hơn các bài dân ca phù hợp lứa tuổi trẻ mẫu giáo vào chương trình giáo dục để nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, hướng trẻ thêm yêu quê hương, đất nước, yêu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn! 35
  15. Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non 36