SKKN Một số biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình

docx 15 trang Đinh Thương 15/01/2025 391
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_vat_lieu_thien_nhien_nham_nang.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình

  1. + Có thể tổ chức cho trẻ làm đồng hồ (nhẫn, dây thắt lưng) trong hoạt động góc, hoạt động có chủ đích (trong chủ đề bản thân, gia đình, ngành nghề) + Cách sử dụng: Trẻ đeo đồng hồ, nhẫn vào tay (dây thắt lưng) - Vòng đeo tay (vòng đeo cổ) + Chuẩn bị: 2 dải lá dừa hoặc lá chuối dài bằng nhau, 2 miếng keo dán nhỏ, kéo + Cách làm: Đặt vuông góc 2 dải lá, gấp 2 đầu dải lá chồng lên nhau + Đan chồng lá ngang lên lá dọc rồi lá dọc lên lá ngang cho đến khi hết dải lá + Lấy kéo cắt dải lá còn dư + Dán miếng keo cố định 2 dải lá vừa đan xong + Dán thêm miếng keo giữa 2 đầu của cái vòng để dán lại khi đeo vào tay, cái vòng đeo tay đã hoàn thành (H6) + Tổ chức cho trẻ làm vòng đeo tay, đeo cổ trong hoạt động học hoặc hoạt động vui chơi + Cách sử dụng: Làm vòng tay đeo cổ, tặng cho bạn hoặc chơi cửa hàng bán vòng. - Chong chóng. + Chuẩn bị: 2 dải lá chuối (lá dừa, lá dứa) bằng nhau dài khoảng 28-30 cm, 1 que tre dài 25-30 cm (vót nhọn 1 đầu), 2 mẫu xốp bitis dày + Cách làm: Đặt 2 dải lá vuông góc ở chính giữa + 1 tay giữ chặt 2 dải lá, tay kia cầm 1 đầu của dải lá bất kì cuộn vào giữa + Lần lượt luồn các đầu của dải lá còn lại vào chỗ cong của đầu kia + Chỉnh sửa lần lượt các dải lá để cho 4 cánh của chong chóng bằng nhau + Xâu 1 mẫu lá vào đầu nhọn của que tre và xâu tiếp chong chóng vào que tre, sau đó xâu mẫu lá còn lại vào que tre để giữ cho chong chóng khỏi tuột ra ngoài, ta đã hoàn thành cái chong chóng + Có thể tổ chức cho trẻ làm chong chóng trong hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động góc (chủ đề trường mầm non, hiện tượng tự nhiên) + Cách sử dụng: Cầm chong chóng chạy thi xem chong chong ai quay nhanh hơn hoặc cầm chong chóng đưa ra trước gió thổi để cho chong chóng quay. Sử dụng chong chóng trong chủ đề hiện tượng tự nhiên khi hoạt động ngoài trời trò truyện về các hiện tượng tự nhiên. Cô cho trẻ cầm chong chóng trên tay khi không có gió đưa chong chóng ra thì không thấy hiện tượng gì. Khi gió nổi lên là chong chóng quay cô giới thiệu cho trẻ biết được gió là một hiện tượng tự nhiên, khi có gió làm cho chong chóng quay, gió là cho cây cối chuyển động. từ những hoạt động tạo hình cô có thể kết hợp với những môn học khác để có thể gây hứng thú cho trẻ.
  2. Cách hướng dẫn làm một số đồ chơi từ cành. - Làm chuỗi hạt (vòng) + Chuẩn bị: Chọn cọng rau muống không bị dập, 1 đoạn dây cước hoặc dây cây mùng, kéo + Cách làm: Cắt cọng rau muống thành từng đoạn ngắn + Dùng dây xâu các đoạn rau muống vừa cắt thành dây dài + Buộc 2 đầu dây thành chuỗi hạt (vòng) + Có thể tổ chức cho trẻ làm những chuỗi hạt trong hoạt động góc (trong chủ đề bản thân, gia đình, ngành nghề, thực vật) + Cách sử dụng: Cho trẻ đeo làm vòng cổ, vòng tay hoặc chơi bán hàng Ví dụ : Làm trang phục của trẻ từ lá cây. Vật liệu: Lá cây khô, kim chỉ, gim bấm. xốp, dây. Trong hội thi bé khỏe, bé khéo tay cấp trường năm học 2014 - 2015 cô cho trẻ biểu diễn thời trang bằng trang phục cô và trẻ tạo thành tư lá cây. Khi được mặc những trang phục do mình tạo thành trẻ rất thích thú. Tự tin khi biểu diễn đạt kết quả cao. Bằng những nguyên vật liệu từ thiên nhiên ta có thể hướng dẫn trẻ tạo hình tạo ra những sản phẩm đẹp. Được như vậy người giáo viên không ngừng học hỏi và sáng tạo. Biện pháp 4: Kết hợp vật liệu thiên nhiên tạo thành tranh nghệ thuật. - Tất cả những vật liệu thiên nhiên trên chúng ta kết hợp để tạo sản phẩm phong phú và đa dạng hơn. Bên cạnh đó, tôi còn cho trẻ hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi như giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ nhặt lá rơi rồi tạo nên những con vật dễ thương mà trẻ thích, qua đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường. Những sản phẩm do trẻ làm tôi cho trẻ giữ lại để từ đó trẻ hiểu được từ những lá cây rụng ngoài thiên nhiên cũng có thể tạo nên những con vật ngộ nghĩnh và dễ thương, cô có thể cho trẻ mang đồ chơi mình tự làm về nhà cho gia đình xem và bố mẹ biết được tàm quan trọng của môn học tạo hình và đồng thời thông qua tác phẩm của con mình mang về nhà từ đó phụ huynh biết được năng khiếu của trẻ để qua đó tôi có thể phối hợp với phụ huynh để bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu về tạo hình. Ví dụ: Với đề tài: Phong cảnh về biển hay tạo đàn cá bơi. - Từ những lá cây khô, hoa cỏ khô, hay cô dùng để ép khô cho màu sắc được tươi thắm. Trẻ dùng tạo thành tranh về biển, có những chiếc thuyền ra khơi, chiếc tàu với cánh buồm lớn, những chú cá đang bơi lội tung tăng dưới nước sóng vỗ về - Trong những buổi sinh hoạt chiều hay là ở hoạt động góc, tôi đã cho các cháu cùng quan sát những bức tranh, sản phẩm đẹp của các bạn trong lớp và ở lớp bạn, thông qua đó, tôi khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ, phát triển hứng thú của trẻ đối với hoạt động
  3. tạo hình, khiến trẻ hưởng ứng ngay mỗi khi cô cho trẻ hoạt động hẳng ngày trong các giờ tạo hình - Để có được hoạt động như vậy, cần xây dựng thiết kế nội dung hoạt động, tiết học tích hợp nhẹ nhàng, không gò ép. Đưa các câu hỏi gợi mở giúp trẻ phát huy tính tích cực, khả năng quan sát, tư duy tưởng tượng. Trang trí môi trường học đẹp, thẩm mỹ, thường xuyên thay đổi theo chủ điểm, kích thích trẻ và phụ huynh quan sát, ngắm nghía. Thông qua hoạt động tạo hình đã giúp cô và trẻ làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi để phục vụ các môn học khác. Tận dụng từ một số vật liệu đã qua sử dụng đảm bảo vệ sinh, an toàn, thẩm mỹ. - Sản phẩm đồ chơi của trẻ cần được trưng bày nơi đẹp, thuận lợi quan sát để trẻ có thể giới thiệu, khoe sản phẩm của mình với bố mẹ, với bạn bè. Khi sản phẩm của trẻ được trân trọng trẻ sẽ cảm thấy rất vui và có ý thức giữ gìn sản phẩm của mình hơn. Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh học sinh. - Kết hợp với phụ huynh là một biện pháp hữu hiệu, trước hết cần phải định hướng một số vật liệu cần thiết sẵn có: hoa, cành, lá cây tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết những vật liệu nào mà trẻ có thể sưu tầm được. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho trẻ cách sưu tầm, thu nhặt, và bảo quản các các nguyên vật liệu. Tùy vào từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của trẻ mà qui định thời gian thực hiện ngắn hay dài. Có những vật liệu trẻ có thể thu lượm được ngay trong trường: hoa khô, lá cây, Giáo viên hướng dẫn trẻ thu lượm, làm vệ sinh, phơi khô. - Muốn có nguồn vật liệu đa dạng và dồi dào cô phaỉ kết hợp cùng với phụ huynh để tích luỹ những vật liệu thiên nhiên trong gia đình thì mới có được. Trong năm học có thể chia ra làm nhiều đợt huy động phụ huynh mang nguyên vật liệu vào, cũng có khi phụ huynh có nguyên vật liệu mang vào cho giaó viên ngay. Những nguyện vọng này giáo viên cần phải trao đổi và thống nhất với phụ huynh ngay từ đầu năm học. Sau đó, đến từng chủ đề cần gì thêm giáo viên thông tin trên bảng thông báo cho phụ huynh biết. - Cách thức hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên lá cây, cành (cọng lá) + Trước khi tổ chức cho trẻ làm đồ chơi từ lá cây, hoa, cành cây thì giáo viên thu thập các loại lá, hoa, cành cây có liên quan đến đồ chơi đó, rửa sạch sẽ và để ráo nước (tìm hiểu nếu phụ huynh nào có thì khuyến khích phụ huynh đem đến) + Giáo viên làm mẫu rồi hướng dẫn trẻ các thao tác, tùy theo đồ chơi cô hướng dẫn trẻ làm đến khi trẻ nắm được các thao tác và thực hiện được. + Tuyên truyền cho phụ huynh để phụ huynh khuyến khích hoặc hướng dẫn trẻ tự làm các đồ chơi từ lá cây để chơi.
  4. + Cô giáo có thể hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ lá cây, hoa, cành cây trong nhiều hoạt động: hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động học hoặc có thể làm ở mọi lúc mọi nơi. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 1. Hiệu quả về mặt xã hội a. Giá trị làm lợi cho môi trường: Giúp trẻ nhận biết được môi trường sạch và môi trường bẩn, nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Từ đó trẻ có kỹ năng thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, nơi công cộng, chăm sóc cây làm cho môi trường luôn xanh- sạch- đẹp b.Giá trị làm lợi khác * Về phía trẻ Kết quả khảo sát cuối năm BẢNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỐI CHỨNG. Kết quả trước khi Kết quả sau khi thực hiện thực hiện Tổng TT Nội dung Chư số chưa Đạt % % Đạt % a % đạt đạt Trẻ thực hiện được 1 một số kỹ năng tạo 38 25 66 13 34 30 79 8 21 hình từ lá cây. Trẻ nhớ tên, cách làm 2 38 30 89 8 11 37 97 1 3 một số sản phẩm. Trẻ mạnh dạn tự tin 3 diễn đạt về sản phẩm 38 12 32 26 68 25 66 13 34 tạo hình của mình. Trẻ hứng thú tham gia 4 38 38 100 0 0 38 100 0 0 hoạt động. *Kết quả đạt được. Trẻ rất thích thú khi tự tay mình làm ra những đồ chơi từ nguyên vật liệu lá cây, hoa, cành và chất lượng môn học được nâng cao.
  5. Giáo dục trẻ tính tiết kiệm, biết yêu quí sức lao động, yêu thiên nhiên, gần gũi hơn với thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường. Các bạn đồng nghiệp cũng đã tổ chức cho trẻ thực hiện tạo hình, làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên lá cây, hoa, cành và gặt hái được những kết quả như mong đợi. Phụ huynh cũng thể hiện sự tán thành với những hoạt động này. 1.Hiệu quả về mặt xã hội Những nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên lá cây, hoa, cành mà cô hướng dẫn cho trẻ rất phong phú, dễ tìm kiếm và không mất tiền mua mà lại an toàn cho sức khỏe của trẻ, việc trẻ chơi với đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên sẽ hạn chế trẻ tiếp xúc với những đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Việc hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên lá cây, hoa, cành hướng cho trẻ trở về với những đồ chơi dân gian ngày xưa để trẻ luôn nhớ về quê hương, yêu quê hương đất nước. *Về phía trẻ: - Trẻ có thái độ tích cực trong các hoạt động tạo hình, có thái độ gần gũi với môi trường thiên nhiên xung quanh, biết sưu tầm những nguyên vật liệu thiên nhiên, tái chế áp dụng vào giờ học tạo hình - Trẻ phát huy được hết tính sáng tạo, biết quan sát chú ý lắng nghe và áp dụng vào bài là - Trẻ rất thích thú khi tự tay mình làm ra những đồ chơi từ nguyên vật liệu lá cây, hoa, cành và chất lượng môn học được nâng cao. - Biết tìm tòi những nguyên liệu thiên nhiên ở xung quanh, và biết sử dụng chúng trong các hoạt động tại lớp học - Giáo dục trẻ tính tiết kiệm, biết yêu quí sức lao động, yêu thiên nhiên, gần gũi hơn với thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường. * Về phía giáo viên: - Cô luôn tìm tòi, khám phá, sưu tầm những nguyên vật liệu xung quanh mình để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình - Được sự tín nhiệm từ phụ huynh được tin tưởng và luôn ủng hộ về cả mặt về thể chất và tinh thần * Về phía phụ huynh - Cha mẹ rất hài lòng với kết quả của con mình đạt được và quan tâm đến giáo viên bằng việc ủng hộ các nguyên vật liệu thiên nhiên của gia đình mang đến, phụ huynh hưởng ứng tích cực và rèn kĩ năng sáng tạo cho trẻ mọi lúc mọi nơi
  6. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, không sao chép của người khác. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Phạm Thị Thúy