SKKN Một số cách làm tạo hứng thú cho học sinh trình bày cảm nhận của mình về một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn Lớp 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số cách làm tạo hứng thú cho học sinh trình bày cảm nhận của mình về một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_cach_lam_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trinh_bay_cam.docx
- Trần Thị Kim Liên - Trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ - Ngữ văn.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số cách làm tạo hứng thú cho học sinh trình bày cảm nhận của mình về một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn Lớp 11
- Kết quả khảo sát mức độ yêu thích của học sinh đối với giờ Đọc - hiểu văn bản thơ (thực hiện ở 4 lớp 11 với 168 em) trước khi áp dụng những cách làm trong đề tài: Lớp 11A 11B 11C 11D Mức độ (42 em) (42 em) (40 em) (44 em) yêu thích 2 em 0 em 1 em 4 em Rất thích (4,8%) (0%) (2,5%) (9,1%) 15 em 9 em 11 em 8 em Thích (35,7%) (21,4%) (27,5%) (18,2%) 25 em 33 em 26 em 28 em Bình thường (59,5%) (78,6%) (65%) (63,6%) 0 em 0 em 2 em 4 em Không thích (0%) (0%) (5%) (9,1%) Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, số em học sinh rất thích tiết Đọc - hiểu văn bản thơ là rất ít. Ở các lớp mức độ này đều không quá 10%. Thậm chí có lớp 11B là không có em nào. Mức độ thích học của các em cũng khá khiêm tốn. Trong khi đa số các em lựa chọn mức độ yêu thích là: Bình thường (hầu như là trên 60%). Và trong số các em được khảo sát thì có 6 em bày tỏ thái độ là không thích học văn bản thơ. Phiếu khảo sát này được thực hiện khi chưa áp dụng những cách làm trong đề tài, và thực hiện vào đầu năm học. Những con số này đã cho thấy, nó phản ánh tương đối rõ thực trạng việc yêu thích học môn Ngữ văn, mà cụ thể là Đọc - hiểu những tác phẩm thơ của học sinh THPT hiện nay. Trong khi đó, như đã nói ở trên, môn học này có vài trò rất quan trọng. Nó không chỉ là môn học luôn nằm trong chương trình thi bắt buộc mà còn là bộ môn đồng hành trong việc bồi đắp tri thức, bồi dưỡng tâm hồn, giáo dục kĩ năng sống, hoàn thiện nhân cách cho các em. Chính vì tầm quan trọng của môn Ngữ văn cũng như những giờ Đọc - hiểu văn bản thơ trong chương trình mà chúng ta cần phải làm sao để cho việc học văn trở nên nhẹ nhàng mà hiệu quả. Muốn hiệu quả thì người học phải có sự thôi thúc từ bản thân. Cụ thể là các em phải có sự yêu thích, có hứng thú. Học sinh mạnh dạn trình bày cảm nhận của mình. Phải làm thế nào để giờ học có sự tương tác thực sự giữa giáo viên và học sinh, học sinh được làm việc nhiều hơn. Học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức và hiện thực hoá những tri thức đó vào cuộc sống. 28
- Những cách làm như cho học sinh tìm hiểu các tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm, vẽ tranh minh hoạ theo cảm nhận, đọc diễn cảm, viết đoạn văn cảm nhận, viết bài văn cảm nhận đối với những tiết Đọc - hiểu tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 11 như đã trình bày trong đề tài có những tác dụng tích cực đến ý thức, thái độ học tập của các em. Kết quả khảo sát mức độ yêu thích của học sinh đối với giờ Đọc - hiểu văn bản thơ (thực hiện ở 4 lớp 11 với 168 em) sau khi áp dụng những cách làm trong đề tài: Lớp 11A 11B 11C 11D Mức độ (42 em) (42 em) (40 em) (44 em) yêu thích 19 em 13 em 14 em 18 em Rất thích (45,2%) (31%) (35%) (40,9%) 20 em 18 em 10 em 17 em Thích (47,6%) (42,9%) (25%) (38,6%) 3 em 11 em 16 em 8 em Bình thường (7,2%) (26,1%) (40%) (18,2%) 0 em 0 em 0 em 1 em Không thích (0%) (0%) (0%) (2,3%) Bảng số liệu khảo sát trên là được tổng hợp từ phiếu khảo sát của học sinh. Phiếu này được thực hiện khi giáo viên giảng dạy đã áp dụng những cách làm trong đề tài, và thực hiện vào gần cuối năm học. Nhìn vào bảng số liệu này và đem so sánh với bảng tổng hợp khi chưa áp dụng những cách làm trong đề tài ở trên, có thể nhận thấy rằng: số học sinh yêu thích, rất thích những tiết Đọc - hiểu văn bản thơ đã tăng lên rõ rệt và đều ở các lớp. Trong đó đặc biệt chú ý là ở lớp 11A. Các em tỏ ra yêu thích, hứng thú với học môn văn và học những tác phẩm thơ trong chương trình. Tất nhiên, khi các em đã có thái độ tích cực với việc học thì sẽ chủ động tiếp cận, sẽ mạnh dạn trao đổi, trình bày cảm nhận của mình về tác phẩm dưới những hình thức khác nhau như trả lời câu hỏi của giáo viên, thuyết trình, viết bài văn. Thậm chí sẽ có những phản biện về một vấn đề nào đó được đặt ra trong và ngoài giờ học. Nhìn chung, chúng tôi đều đánh giá cao hiệu quả của những cách làm này. Đó là những cách làm thực sự cũng phải là khó đối với học sinh nhưng rất có ý nghĩa. Nó tạo nên một sự thay đổi rất nhiều trong tâm lý, ý thức học tập. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn đối với học sinh GDTX của chúng tôi. Vì khả năng và 29
- năng lực của các em còn ít nhiều hạn chế nên chúng tôi luôn quan tâm đến việc tạo ra một bầu không khí thoải mái, hứng thú khi học tập để các em được tích cực hoạt động và tiếp nhận tri thức một cách nhẹ nhàng và dễ hiểu. Việc khuyến khích học sinh hoạt động nhiều hơn cũng đã giúp cho các em được làm việc, được chia sẻ, được tôn trọng. Giáo viên cũng như các bạn trong lớp có thể lắng nghe và khám phá những khả năng, những sáng tạo rất tốt của các em. Nhiều em có thể viết văn chưa được hay những vẽ rất tốt. Nhiều em viết hay những khả năng diễn đạt trước tập thể chưa tốt thì từng bước được khắc phục. Nhiều em hiểu ý nhưng khó diễn đạt thì các em cũng sẽ được rèn luyện thay đổi dần dần, Những hạn chế này rất thường thấy đối với học sinh GDTX. Nhưng những cách làm này đã khắc phục được phần nào những hạn chế, khuyết điểm đó. Những cách làm trong sáng kiến kinh nghiệm như đã trình bày ở trên rất dễ dàng áp dụng có hiệu quả đối với không chỉ ở các Trung tâm GDTX, Trung tâm GDNN - GDTX, các trường THPT mà cả các trường trung học cơ sở để cho giờ Đọc - hiểu văn bản thơ hấp dẫn, sinh động mà có chất lượng. 30
- PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Một yêu cầu có tính chất quyết định đến hiệu quả dạy học là phải đi từ học sinh, vì học sinh. Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm là phải chú trọng đến vai trò của người học trong quá trình học tập. Học sinh phải là chủ thể tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Chính vì vậy mà chúng ta không thể dạy theo lối áp đặt, nhồi nhét kiến thức và vấn đề quan trọng là phải tìm cách tác động và khơi gợi nhu cầu nhận thức, nhu cầu được thể hiện mình của mỗi học sinh. Hứng thú là điều kiện và cũng chính là động lực thúc đẩy con người vươn lên làm chủ kiến thức. Với người học, hứng thú giúp phát huy tính tích cực, chủ động, thúc đẩy khát vọng sáng tạo ở mỗi người. Có hứng thú học tập, học sinh sẽ nỗ lực nhiều hơn và tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình để đạt được kết quả cao nhất. Chính vì thế tạo hứng thú cho học sinh là con đường ngắn nhất để đưa đến những thành công trong dạy học. Hứng thú trong những giờ dạy học văn, nhất là giờ Đọc - hiểu văn bản thơ là rất quan trọng. Chất lượng của một giờ học có liên quan chặt chẽ đến tinh thần, thái độ, động cơ học tập của học sinh và nghệ thuật tổ chức giờ học của giáo viên. Bên cạnh sử dụng phương pháp dạy học mang tính đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giáo viên cũng nên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển tư duy, tăng sự hứng thú trong mỗi tiết học. Những cách làm như hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu những tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm, vẽ tranh minh họa theo cảm nhận, đọc diễn cảm, viết đoạn văn cảm nhận, bài văn cảm nhận đã tạo được hứng thú cho học sinh trình bày cảm nhận của mình về một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 sẽ áp dụng cho khối THPT từ năm học 2022 - 2023 với lớp 10. Mục tiêu của chương trình Ngữ văn đặt ra là góp phần giúp học sinh hình thành những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi, là hành trang để các em thực hiện thành công quá trình hội nhập của bản thân, là phương tiện để thích ứng với đổi thay. Chúng ta kỳ vọng rằng, với sự nỗ lực của cả thầy và trò cùng toàn ngành giáo dục, môn Ngữ văn trong nhà trường THPT sẽ góp phần giúp mỗi học sinh đề cao tính độc lập trong tư tưởng, cao đẹp trong tâm hồn và có ích trong đời sống. Như thế có nghĩa là môn Ngữ văn sẽ không bao giờ mất đi vai trò và vị thế của mình trong đời sống xã hội. Bởi suy cho cùng học văn là để học làm người. Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ của đề tài, bản thân nhận thấy đề tài đã đạt được một số kết quả như sau: Góp phần nắm vững một số cơ sở lý luận có liên quan: Hứng thú, hứng thú học tập; phương pháp dạy học, giáo dục 31
- kỹ năng, rèn luyện phẩm chất, năng lực của người học; Đánh giá được thực trạng việc dạy học Ngữ văn phần Đọc - hiểu tác phẩm thơ trong chương trình trung học phổ thông. Đặc biệt là nâng cao ý thức, thái độ của học sinh trong giờ học trực tiếp hay trực tuyến. Tình trạng học sinh lười tư duy, suy nghĩ và ngại nói lên cảm nhận của mình (dần dần tự thu mình lại) đã có nhiều thay đổi tích cực; Đề tài đã đưa ra nhiều cách làm hiệu quả để giải quyết được một số vấn đề nêu ra trong thực trạng, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh và phù hợp với thực tế dạy học trong tình hình dịch bệnh hiện nay; Thực tế giảng dạy khi sử dụng những cách làm đã trình bày trong đề tài đã thu được những kết quả khả thi: những giờ học văn, nhất là một số tác phẩm thơ trong chương trình đã có sự tương tác rất lớn giữa giáo viên và học sinh, học sinh làm việc nhiều hơn, tích cực hơn, sáng tạo hơn. Việc giao bài cho học sinh ở lớp hay ở nhà cũng trở nên nhẹ nhàng hơn và ý thức thái độ tiếp nhận cũng học sinh cũng chủ động hơn. Học sinh được khám phá những năng lực sẵn có của bản thân mà với môn học khác thì khó được thể hiện. Học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng tích cực góp phần hoàn thiện bản thân hơn. Những cách làm được trình bày có thể được áp dụng dễ dàng trong các giờ học, áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng học sinh, không hề tốn kém mà hiệu quả, khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là đúng đắn. 3.2. Kiến nghị Trên cơ sở kết quả đạt được của đề tài này, kính đề nghị giáo viên bộ môn áp dụng và tiếp tục nghiên cứu, mở rộng phạm vi, hoàn chỉnh nội dung. Giáo viên tiếp tục vận dụng và bổ sung thêm những cách làm mới, sáng tạo giúp cho giờ Đọc - hiểu văn bản thơ trở nên nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả để nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, khai thác tiềm năng, phát triển tư duy, hoàn thiện nhân cách cho các em ở lứa tuổi trung học phổ thông rất quan trọng này. 32
- MỤC LỤC TT Nội dung Trang PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 1.5 Đóng góp mới của đề tài 3 PHẦN 2: NỘI DUNG 5 2.1 Cơ sở lí luận 5 Thực trạng dạy học tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 2.2 6 trung học phổ thông Ở các trường trung học phổ thông, trung tâm GDTX, trung tâm 2.2.1 6 GDNN - GDTX 2.2.2 Hình thức dạy học: trực tiếp, trực tuyến 8 Một số cách làm tạo hứng thú cho học sinh trình bày cảm nhận 2.3 của mình về một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 10 lớp 11 (Bài Đây thôn Vĩ Dạ, Tràng giang, Chiều tối, ) 2.3.1 Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm 10 2.3.2 Vẽ tranh minh họa theo cảm nhận 12 2.3.3 Đọc diễn cảm 16 2.3.4 Viết đoạn văn cảm nhận 18 2.3.5 Viết bài văn cảm nhận 21 2.4 Hiệu quả của sáng kiến 24 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29 3.1 Kết luận 29 3.2 Kiến nghị 30 33