SKKN Một số giải pháp dạy ôn tập trong môn Địa lý ở trường Trung học

docx 10 trang vanhoa 5472
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp dạy ôn tập trong môn Địa lý ở trường Trung học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_day_on_tap_trong_mon_dia_ly_o_truong_t.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp dạy ôn tập trong môn Địa lý ở trường Trung học

  1. Mã số: - Tên sáng kiến: Một số giải pháp dạy ôn tập trong môn Địa lý ở trường Trung học - Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực xã hội - Họ tên tác giả: Trần Thị Thanh Hòa - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tân Phong Bình Xuyên, năm 2019
  2. - Tên sáng kiến: Một số giải pháp dạy ôn tập trong môn Địa lý ở trường Trung học - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Giải pháp thực hiện: Trong thực tế giảng dạy ở môn Địa lý thì theo phân phối chương trình có tiết ôn tập nhưng trong sách giáo khoa thì lại không có tiết ôn tập mà giáo viên giảng dạy phải tự xây dựng và thiết kế tiết ôn tập riêng cho bản thân. Bằng kinh nghiệm đứng lớp 17 năm của bản thân. Tôi đã tự nhận thức sâu sắc rằng để nâng cao được chất lượng bộ môn và để làm sao môn mình đạt được kết quả cao so với huyện, với tỉnh thì việc dạy ôn tập cho học sinh là vô cùng quan trọng. Để đạt kết quả đó, bản thân tôi đã sử dụng một số giải pháp sau: Giải pháp 1: Sử dụng các phương pháp trong dạy học Trong thực tế có rất nhiều các phương pháp nghiên cứu khác nhau, song phương pháp nào cũng đi đến một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, tối ưu nhất thì áp dụng để nội dung phương pháp đó nghiên cứu kỹ năng dạy tiết ôn tập trong môn Địa lý 8 ở bậc THCS. Vậy ta có thể sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp chia nhóm, phương pháp dạy bài thực hành, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp sử dụng bản đồ, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp kiểm tra đánh giá, . Tróng sáng kiến kỹ năng dạy tiết ôn tập trong môn Địa lý 8 ở bậc THCS thì phải sử dụng tất cả các phương pháp trên. Nhưng tôi chỉ xin phép trình bày một phương pháp: Phương pháp chia nhóm: Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ có nhiều ưu điểm nổi bật đên mức phương pháp này đã trở thành đặc trưng cơ bản của dạy học hiện đại. Phương pháp này còn hình thành cho học sinh kỹ năng giao tiếp ứng xử trong hoạt động nhóm. Phương pháp hơp tác theo nhóm nhỏ được áp dụng ở rất nhiều tiết học lý thuyết và đặc biệt quan trọng đối với tiết ôn tập. Thực tế dạy học ở các nước phát triển đã chứng tỏ rằng hoạt động nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ làm tăng đáng kể chất lượng của bài học, hình thành và rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh. Quy trình thực hiện: Bước 1: Hình thành các nhóm làm việc. - Tổ chức nhóm: Nhóm thường có từ 4-8 người, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký, thường chia mỗi lớp học thành 4 nhóm.
  3. - Chỉ định chỗ làm việc của nhóm (lớp học thường gồm 3 dãy, 3/4 dãy học sinh dãy 1 là nhóm 1, 3/4 học sinh học sinh dãy 2 là nhóm 2, 3/4 học sinh học sinh dãy 3 là nhóm 3, còn lại số học sinh của dãy 1,2,3 là nhóm 4. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm (Nhiệm vụ trả lời các câu hỏi và bài tập). Các câu hỏi và bài tập phải được viết ra phiếu học tập và giáo viên hướng dẫn cụ thể. Bước 2: Các nhóm thực hiện công việc Các nhóm làm việc theo trình tự sau: - Nhóm thảo luận công việc cần thực hiện, cách thực hiện và phân công công việc trong nhóm. - Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao (trường hợp tất cả các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ) hoặc các thành viên trong nhóm báo cáo cho nhóm về nội dung và cách trình bày cho các thành viên nhóm khác (nếu các nhóm không thực hiện cùng một nhiệm vụ). - Phối hợp với công việc các nhân thành sản phẩm chung của nhóm, cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm, các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét và bổ xung y kiến. Bước 3: Giáo viên tóm tắt các ý kiến phản hồi từ các nhóm, sau đó cùng thảo luận với cả lớp để chốt lại nội dung chủ yếu của bài học. Cuối cùng giáo viên nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và tổng kết. Vậy ở phương pháp này giáo viên có thể sử dụng các kỹ thuật dạy học sau để đạt kết quả cao nhất: Kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật trình bày 1 phút, kỹ thuật bản đồ tư duy, Phương pháp dạy bài thực hành: Trong giảng dạy Địa lý 8 ở trường THCS, nội dung thực hành khá đa dạng, số tiết thực hành đã chiếm một tỷ lệ đáng kể, nội dung thực hành thể hiện khá rõ rệt trong bài kiểm tra giữa kỳ và bài kiểm tra cuối kỳ và nó cũng chiếm một lượng điểm khá cao trong bài kiểm tra. Vậy ôn tập nội dung thực hành cho học sinh là điều rất cần thiết. Quy trình thực hiện: Bước 1: Nêu mục đích, yêu cầu của bài thực hành (mục tiêu dạy học).
  4. Ví dụ: Thực hành đọc bản đồ địa hình Việt Nam, thực hành đọc lát cắt địa lý tổng hợp. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành các thao tác, các bước, các công việc cụ thể tùy thuộc vào nội dung thực hành. Ví dụ: - Phải xử lý số liệu trước khi vẽ biểu đồ, chọn biểu đồ thích hợp với chuỗi số liệu, các bước đọc bản đồ, viết một báo cáo ngắn. - Yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức đã học liên quan đến nội dung thực hành. Bước 3: Học sinh thực hiện các công việc theo sự hướng dẫn của giáo viên. Bước 4: Tổng kết, đánh giá. Học sinh trình bày kết quả thực hành (đối chiếu với mục tiêu của bài thực hành) giáo viên yêu cầu học sinh nêu những điểm chính đã học qua bài thực hành. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức, đồng thời sửa lỗi cho học sinh và nêu những lỗi do học sinh gặp phải. Phướng pháp đàm thoại gợi mở. Phương pháp này được sử dụng trong các giờ học, nhằm dẫn học sinh tới những kiến thức mới trên cơ sở tìm tòi và phát hiện với sự trợ giúp của hệ thống câu hỏi định hướng mà giáo viên đưa ra. Đặc biệt trong giờ ôn tập thì hệ thống các câu hỏi phải mang tính khái quát khá cao. Quy trình thực hiện: Bước 1: Giáo viên nêu mục đích và học sinh phải ý thức được mục đích của cuộc đàm thoại. Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi và học sinh tìm câu trả lời. Bước 3: Giáo viên uốn nắn các câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức. Giải pháp 2: Rèn kỹ năng ôn tập cho học sinh Rèn kỹ năng hệ thống hóa các kiến thức. Hệ thống hóa các kiến thức là phương pháp nhận thức logic tổng hợp. Kết quả tổng hợp sẽ nhận được cái mới bản chất hiện tượng trong khối thống nhất
  5. toàn vẹn tức là quy luật liên kết nhất định của các yếu tố. Phương pháp này rất cần thiết khi nghiên cứu không gian cụ thể của đối tượng nhận thức. Phương pháp này sẽ hệ thống hóa và củng cố được các kiến thức cơ bản về kiến thức nâng cao trong suốt quá trình học nhằm giúp cho học sinh khắc sâu được các kiến thức đã học, giúp cho việc kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ đạt kết quả cao. Rèn kỹ năng đọc các đối tượng địa lý trên bản đồ. - Kỹ năng đọc các đối tượng địa lý trê bản đồ trong giờ ôn tập là hết sức cần thiết vì các bản đồ thể hiện rất nhiều lĩnh vực khác nhau: Tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân cư, những vấn đề về môi trường của quê hương đất nước. Trong đó các đối tượng địa lý tự nhiên biến đổi rất chậm, còn các đối tượng kinh tế xã hội luôn biến đổi rõ ràng, nhanh chóng, đôi khi đột biến. Chính vì vậy rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ trong tiết ôn tập sẽ giúp cho các em khắc sâu hơ về các kiến thức tự nhiên, kinh tế - xã hội. - Để rèn luyện kỹ năng bản đồ thì trước hết thầy cô giáo phải phát âm rõ ràng, chính xác các địa danh đó và vừa chỉ địa danh đó trên bản đồ để học sinh theo dõi trên bản đồ treo tường đối chiếu với sách giáo khoa. Tiếp theo giáo viên viết rõ ràng các địa danh đó lên bảng rồi gọi học sinh lên bảng xác định trên bản đồ. - Qua các công việc đó giúp học sinh vừa nghe, vừa nhìn, vừa phát âm, vừa viết lên các địa danh kiến thức sẽ được khắc sâu hơn. - Giáo viên phải quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh để các em được lĩnh hội kiến thức đều nhau qua phần đọc bản đồ. Rèn kỹ năng so sánh: So sánh là biện pháp lôgic xác định được những đặc điểm giống và khác nhau của các đối tượng địa lý. So sánh các đối tượng địa lý trên bản đồ có nhiều đặc thù riêng là cái không gian trong thời gian và là cái thời gian trong không gian thể hiện muộn hinh vạn dạng trong các đối tượng địa lý. Vì vậy so sánh các đối tượng địa lý trên bản đồ thống nhất nhưng không đồng nhất. Bởi chúng nằm trong sự thống nhất về đối tượng so sánh nhưng khác nhau về ngôn ngữ thực hiện. Rèn kỹ năng phân tích:
  6. Phân tích là phương pháp nhận biết lôgic, nó phân chia trong tư duy đối tượng nhận thức ra thành các bộ phận và những mặt cấu thành để nghiên cứu từng cái riêng biệt như các yếu tố nguyên vẹn phức tạp. Phân tích như là một phương pháp đào sâu vô hạn quá trình nhận thức hiện thực. Bởi mỗi đối tượng đều có tập lớn nhiều vô kể, các bộ phận và các mặt. Nhưng mặt này có thể đến với những nhận thức của con người bằng con đường phân tích liên tục được đào sâu trong mỗi giai đoạn phát triển khoa học. Trong tiết ôn tập thì phân tích giúp các em đào sâu kiến thức theo một hệ thống thống nhất hoàn chỉnh. Giải pháp 3: Hướng dẫn một số bài tập và câu hỏi cho học sinh * Hướng dẫn một số bài tập Trong môn Địa lý thì chỉ có tiết dạy lý thuyết mà không có tiết chữa bài tập nhưng trong thực tế của một đề kiểm tra Địa lý luôn có các câu hỏi lý thuyết và cả câu hỏi bài tập. Phần bài tập này thông thường giáo viên cho học sinh làm ở nhà và kiểm tra ở phần kiểm tra bài cũ, nhưng thời gian đó lại có hạn nên tốt nhất là ở tiết ôn tập giáo viên phải giành một phần lớn thời gian để hướng dẫn bài tập cho học sinh. Ví dụ: Cho bảng số liệu về dân số và diện tích một số khu vực Châu Á. ( Bảng 11.1 Sách Giáo khoa Địa lý 8 ) Hãy tính mật độ dân số các khu vực của Châu Á Vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số các khu vực ở Châu Á Nhận xét sự phân bố dân cư các khu vực Châu Á * Hướng dẫn một số câu hỏi Trong môn Địa lý có nhiều dạng câu hỏi khác nhau như: Nêu, trình bày, chứng minh, giải thích, liên hệ thực tế. Nhưng trong tiết ôn tập này do thời gian có hạn nên tôi đưa ra cách hướng dẫn một số dạng câu hỏi. Dạng 1: Dạng câu hỏi nêu Đối với dạng câu hỏi này thì học sinh trả lời ngắn gọn. Ví dụ: Nêu tên các đới cảnh quan Châu Á Học sinh chỉ cần nêu đủ tên của 10 đới cảnh quan: Cảnh quan Đài Nguyên Cảnh quan rừng lá kim, Cảnh quan rừng hỗn giao và rừng lá rộng,
  7. Dạng 2: Dạng câu hỏi trình bày Đối với dạng câu hỏi trình bày thì học sinh cần phải trình bày chi tiết nội dung kiến thức. Ví dụ: Trình bày các đới cảnh quan Châu Á Học sinh cần trình bày được đặc điểm và nơi phân bố của từng đới cảnh quan: Cảnh quan Đài Nguyên: + Thực vật chủ yếu là rêu, quyết và địa y; động vật hầu như không có + Phân bố chủ yếu ở vòng cực Bắc Dạng 3: Dạng câu hỏi chứng minh Đối với dạng câu hỏi này thì cần đưa ra những dẫn chứng để chứng minh Ví dụ: Chứng minh rằng Châu Á là châu lục đông dân. Dân số thế giới năm 2000 là 6.055.400.000 người thì dân số Châu Á là 3.683.000.000 người. Đến năm 2015 dân số thế giới là 7.346.000.000 người thì dân số Châu Á là 4.391.000.000 người. Dù ở thời điểm nào đi chăng nữa thì dân số Châu Á cũng chiếm khoảng 61% dân số thế giới. Giải pháp 4: Kiểm tra 10 – 15 phút Trước khoảng 2 tuần dạy tiết ôn tập thì giáo viên phải giao bài cho học sinh ôn tập dần ở nhà. Cuối tiết ôn tập giáo viên kiểm tra việc ôn tập bài ở nhà của học sinh bằng cách cho các em kiểm tra vào giấy và nộp cho giáo viên. Giáo viên chuẩn bị khoảng 10 đề khác nhau. Giải pháp 5: Tiếp tục giao câu hỏi, bài tập và các bài cần ôn cho học sinh về nhà để tiếp tục ôn tập * Riêng đối với học sinh giỏi: Việc dạy học sinh giỏi đối với bản thân tôi hầu như không dạy trước chương trình mà dạy song song với kiến thức trên lớp. Tôi sử dụng 1 số giải pháp dạy ôn tập là chủ yếu. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến:Sáng kiến này có thể áp dụng dạy vào tiết ôn tập của môn Địa lý trong trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông,Tiểu học và từ đó có thể làm bài học kinh nghiệm tham khảo cho toàn bộ Giáo viên đang trực tiếp đứng lớp * Vận dụng các phương pháp, các kỹ năng trên tôi soạn một tiết ôn tập học kỳ I trong môn Địa lý 8 ở bậc THCS
  8. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: Sau khi áp dụng các giải pháp này thì tôi thấy chất lượng học sinh giỏi và chất lượng học sinh đại trà đã được nâng lên rõ rệt + Lợi ích kinh tế * Kết quả học sinh giỏi liên môn cấp huyện: Đạt 2 giải nhì x 150.000 đồng = 300.000 đồng Đạt 3 giải ba x 100.000 đồng = 300.000 đồng Đạt 1 giải khuyến khích x 70.000 đồng = 70.000 đồng Tổng = 670.000 đồng * Kết quả học sinh đại trà: Học sinh không cần phải mua thêm tài liệu tham khảo và cũng không cần phải đi học thêm nên tôi đã tạm tính với mức lợi ích có thể của mỗi học sinh như sau: Sách tài liệu tham khảo trung bình = 20.000 đồng/quyển Số tiền học thêm 1 buổi = 30.000 đồng/buổi Tổng số tiền làm lợi = (20.000 x 2 x 80) +(30.000 x 10 x 80) = 3.200.000 + 24.000.000 = 27.200.000 Vậy tổng số tiền làm lợi có thể tạm tính là: 670.000 + 27.200.000 = 27.870.000 Ngoài số tiền có thể tính đối với một khối học trong 1 học kì thì các giải pháp này còn có thể áp dụng đối với nhiều môn học trong cả 2 học kì thì số tiền làm lợi là rất lớn, khó có thể tính bằng con số cụ thể. + Mang lại lợi ích xã hội: (nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người) Qua việc áp dụng chuyên đề, kết quả thu được trong giảng dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi địa lý những năm gần đây, chất lượng và số lượng giải tăng hơn so với các năm học trước. Chất lượng học sinh đại trà được nâng cao. Góp phần hoàn thành chỉ tiêu mũi nhọn và chỉ tiêu chung của nhà trường. - Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh Lớp học Bản đồ
  9. Máy tính Đề cương do giáo viên tự soạn Đề kiểm tra do giáo viên soạn và sưu tầm Xây dựng kho tư liệu, tài liệu, phục vụ giảng dạy ngay tại trường và có thể phổ biến rộng rãi trong toàn huyện, toàn tỉnh và các tỉnh bạn đ) Về khả năng áp dụng của sáng: Sáng kiến này có thể áp dụng dạy vào tiết ôn tập của môn Địa lý trong trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông,Tiểu học và từ đó có thể làm bài học kinh nghiệm tham khảo cho toàn bộ Giáo viên đang trực tiếp đứng lớp. Số Tên tổ Phạm vi/Lĩnh vực Địa chỉ TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến Phạm vi áp dụng tại trường - Học sinh giỏi lớp 8 Trường THCS THCS cho đội tuyển HSG trường THCS. 1 Bình Xuyên – 8 và học sinh đại trà tổ - Học sinh đại trà Vĩnh Phúc. KHXH trường THCS. Lĩnh vực xã hội Tân Phong, ngày tháng 01 năm 2019 , ngày tháng năm2019 Tân Phong, ngày 21 tháng 01 năm 2019 Hiệu trưởng CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu)
  10. Trần Thị Thanh Hòa Nguyễn Thị Thủy