Sáng kiến kinh nghiệm Một số lưu ý khi thực hiện giở trả bài tập làm văn ở trường THCS

docx 22 trang vanhoa 3750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số lưu ý khi thực hiện giở trả bài tập làm văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_luu_y_khi_thuc_hien_gio_tra_bai.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số lưu ý khi thực hiện giở trả bài tập làm văn ở trường THCS

  1. PHÒNG GD-ĐT HUYỆN BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS BÁ HIẾN CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN GIỞ TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN Ở TRƯỜNG THCS PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU I.Lời giới thiệu Trả bài Tập làm văn là giờ học chính khóa trong chương trình Ngữ Văn THCS. So với các môn học khác, chỉ có môn Ngữ Văn được bố trí tiết trả bài- cho thấy tầm quan trọng của đơn vị kiến thức này. Tuy nhiên, tiến trình thực hiện như thế nào để có một giờ trả bài hiệu quả, Người đúng mục thực đích hiện: yêu Đỗcầu Thị vẫn Thanh là vấn đề Hương mà nhiều giáo viên còn “loay hoay” tìm tòi. Xuất phát từ yêu cầu của Vũ giờ Thị trả Phươngbài Tập làm Loan văn và thực tế tại đơn vị trường, chúng tôi- giáo viên dạyTổ môn : Văn Ngữ - Văn Sử trường THCS Bá Hiến, qua công tác giảng dạy xin đề xuất “Một số lưu ý khi thực hiện giờ trả bài Tập làm văn ở trường THCS”. Bình Xuyên, tháng 3/2018
  2. PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU I.Lời giới thiệu Trả bài Tập làm văn là giờ học chính khóa trong chương trình Ngữ Văn THCS. So với các môn học khác, chỉ có môn Ngữ Văn được bố trí tiết trả bài. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giờ trả bài trong môn Ngữ văn. Tuy nhiên, tiến trình thực hiện như thế nào để có một giờ trả bài hiệu quả, đúng mục đích yêu cầu vẫn là vấn đề mà nhiều giáo viên còn “loay hoay” tìm tòi. Xuất phát từ yêu cầu của giờ trả bài Tập làm văn và thực tế giảng dạy tại nhà trường THCS Bá Hiến, chúng tôi mạnh dạn đề xuất “Một số lưu ý khi thực hiện giờ trả bài Tập làm văn ở trường THCS”. II. Mục đích, đối tượng, phạm vi của đề tài 1.Mục đích Đưa ra một số lưu ý giúp giáo viên thống nhất được tiến trình thực hiện một giờ trả bài hiệu quả; tạo hứng thú học tập, giúp học sinh hình thành kĩ năng tự đánh giá, khắc phục các lỗi trong bài làm để rút kinh nghiệm cho bài làm tiếp theo. 2. Đối tượng - Giờ trả bài Tập làm văn. - Bài viết tập làm văn của học sinh. 3. Phạm vi - Kiến thức về các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn THCS. - Bài viết Tập làm văn của học sinh. - Giờ trả bài Tập làm văn. - Minh họa cụ thể qua tiết 115: Trả bài Tập làm văn số 5 ( Ngữ Văn lớp 9).
  3. PHẦN II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I.Vị trí, vai trò của giờ trả bài Tập làm văn Phân môn Tập làm văn cung cấp tri thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình thành các kĩ năng nói- hiểu- khái quát văn bản. Giờ học Tập làm văn là một hoạt động tích hợp: tích hợp tri thức đọc - hiểu văn bản, tiếng Việt vào việc tạo lập văn bản mới. Trong các giờ Tập làm văn thì giờ trả bài Tập làm văn là một giờ học sinh động, có tác dụng nhiều mặt. Đây là giờ học được xây dựng thực sự từ hoạt động trực tiếp của học sinh. Qua giờ trả bài, học sinh có điều kiện hiểu sâu hơn về kiến thức kiểu văn bản, tự đánh giá về khả năng viết bài của mình, rèn luyện kĩ năng làm bài, cách diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, liên kết câu, liên kết đoạn, II. Yêu cầu của giờ trả bài Tập làm văn * Về phía giáo viên: - Đánh giá, phân tích được những ưu- nhược điểm; thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của lớp nói chung và từng bản thân học sinh nói riêng. - Nêu ra được phương hướng sửa chữa, tiến bộ ở những bài sau cho học sinh. - Kích thích được sự hứng thú, say mê, cố gắng của học sinh trong học tập bộ môn Ngữ Văn. * Về phía học sinh: - Tự đánh giá được ưu – nhược điểm bài viết của mình để điều chỉnh và rút ra những kinh nghiệm trong học tập, nhằm đạt đến sự tiến bộ trong học tập bộ môn Ngữ Văn. - Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo. - Rèn luyện các kĩ năng: + Kĩ năng nhận thức. + Kĩ năng hợp tác. + Kĩ năng giao tiếp. + Kĩ năng tư duy sáng tạo. III. Thực trạng, nguyên nhân
  4. 1.Thực trạng - Hiện nay, giáo viên đã có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của giờ trả bài và bản thân học sinh cũng có thái độ tích cực trong “công việc” của giờ học. Tuy nhiên, nhiều giờ trả bài, chưa đạt hiệu quả cả về chuyên môn, quy trình, tâm lí - Giáo viên chấm trả bài qua loa: nhận xét chung chung mang tính chiếu lệ; bỏ qua không chữa các lỗi mà học sinh mắc phải khi viết bài. Chính vì vậy học sinh không rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và ở bài viết sau các em sẽ dễ mắc lại những lỗi ở bài viết trước - Học sinh tâm lí chung chỉ cần biết điểm số, không định hình được các kĩ năng mình cần đạt được trong giờ trả bài. Vì vậy nên các bài viết sau vẫn mắc các lỗi phổ biến như: không xác định đúng nội dung, yêu cầu của đề bài; viết văn theo kiểu nhớ gì viết nấy, không tuân thủ bước lập dàn ý; lập luận lủng củng, không mạch lạc, không lô gic, thiếu tính chính xác; cách hành văn: dùng từ, đặt câu, dựng đoạn chưa được trong sáng, hợp lí. 2. Nguyên nhân * Về phía giáo viên Một số giáo viên chưa thật sự coi trọng giờ trả bài Tập làm văn. - Thể hiện từ khâu chấm bài: Chấm bài qua loa, đọc không kĩ, không chú ý chữa lỗi, nhận xét chung chung, cho điểm theo cảm tính (đo gang đếm chữ, yêu- ghét học sinh, chữ xấu- đẹp, ). - Phân bố thời gian trong giờ trả bài chưa hợp lí (có thể dành nhiều thời gian cho bước xây dựng dàn ý, thậm chí có giáo viên trả bài rồi cho học sinh đọc đề, tìm hiểu đề, phần lớn thời gian còn lại chỉ nhận xét chung chung và cho học sinh ngồi đọc lại bài ). - Chưa chỉ ra được sự tiến bộ của những học sinh yếu, học sinh trung bình để động viên các em; Với những học sinh khá giỏi, giáo viên lại không phát hiện kỹ các lỗi để kịp thời giúp các em khắc phục sự hạn chế, dẫn đến các đối tượng này chủ quan dễ mắc lỗi ở các bài viết sau. - Giờ trả bài còn đơn điệu, nhàm chán; không khí căng thẳng hoặc còn dễ dãi, chưa nghiêm túc,
  5. * Về phía học sinh - Học sinh chưa nhận thức được vai trò quan trọng của giờ trả bài. - Nhiều em “chép” văn, sản phẩm không phải của bản thân nên chỉ quan tâm đến điểm số, không chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng viết văn của mình. - Chưa có thái độ đúng với mục đích yêu cầu của giờ trả bài. Tâm lí này một phần là do khâu tổ chức thực hiện giờ dạy của giáo viên. IV. Một số giải pháp cơ bản Để học sinh học tập sôi nổi tích cực, rèn luyện được kĩ năng viết bài và phát huy được khả năng sáng tạo qua giờ trả bài Tập làm văn chúng ta cần phải làm gì? Đây là câu hỏi không mới nhưng vẫn là vấn đề mà nhiều giáo viên chưa thống nhất, đặc biệt là khâu tổ chức thực hiện trên lớp. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra tiến trình dạy một giờ trả bài như sau: 1. Chuẩn bị a. Chấm bài Muốn thực hiện giờ trả bài nghiêm túc, có hiệu quả, chúng ta phải bắt đầu từ bước chấm bài. Thông qua việc chấm bài, giáo viên có thể đánh giá tình hình học tập, sự tiến bộ của học sinh trong học môn Ngữ Văn (về kiến thức, kĩ năng, ); giúp học sinh nhận ra sai sót, hạn chế để khắc phục trong những bài viết tiếp theo; tự đánh giá quá trình dạy học của mình- có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy bộ môn Ngữ Văn. Vì vậy khi chấm bài giáo viên cần: - Xác định tiêu chí đánh giá (yêu cầu của đề bài về nội dung kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phương pháp làm bài). Sở dĩ phải xây dựng tiêu chí đánh giá cho từng bài Tập làm văn vì mỗi bài văn là một bước thể hiện yêu cầu giáo dục rèn luyện được hệ thống theo từng kiểu bài nhất định. Việc thống nhất tiêu chí chấm bài (hướng dẫn chấm) có thể tránh được tình trạng chấm bài theo cảm tính. - Chú ý đến những lỗi sai phổ biến mà học sinh thường mắc phải ở các bài làm trước. Với từng bài cụ thể tập trung vào chỗ yếu nhất để tiếp tục uốn nắn, rèn luyện. - Không nên chấm theo định kiến, ấn tượng với học sinh (học sinh yếu, trung bình , khá, giỏi, học sinh ngoan, chưa ngoan, ) hoặc chấm theo kiểu lướt qua, khái quát bài (độ
  6. dài- ngắn, trình bày sạch đẹp, ). Điều này dễ dẫn đến việc không thấy được sự tiến bộ của học sinh yếu, trung bình, sự chủ quan của học sinh khá, giỏi. b. Lời phê Lời phê của giáo viên thể hiện trên bài làm có tác động lớn đến tinh thần và thái độ học tập của học sinh, nên: - Tránh nhận xét chung chung (VD: Bài làm còn sơ sài, có tiến bộ, chưa hiểu bài, ) - Lời phê thể hiện hai phần: khen, chê để học sinh thấy được ưu điểm cũng như tồn tại của bài viết. - Lời phê mang tính động viên, khích lệ. (Lời phê, giáo viên cũng cần lưu ý: Ví dụ: Phê học sinh chữ viết , trình bày cẩu thả nhưng chính chữ giáo viên thể hiện qua lời phê cũng mắc những lỗi này; hoặc phê học sinh hay viết tắt nhưng lời phê của giáo viên cũng viết tắt Thiếu tính giáo dục – Trừ trường hợp một số kí hiệu đã quy ước khi đánh dấu lỗi sai học sinh mắc phải trong bài làm.) c. Cho điểm - Tuân theo tiêu chí đánh giá. - Xem xét theo tình hình chung của cả lớp và đặc thù của một số học sinh cần được quan tâm đúng mức; khuyến khích những bài viết có sáng tạo,có chất văn. Lưu ý: Khi chấm bài, những điều đáng lưu ý, những lỗi tiêu biểu trong bài của học sinh giáo viên ghi vào sổ chấm để phục vụ làm dẫn chứng cho giờ trả bài, để việc định hướng sửa bài có hiệu quả hơn. 2.Tổ chức thực hiện giờ trả bài Tiến trình giờ trả bài được thực hiện như sau: Hoạt động 1:Khám phá (Giáo viên giới thiệu vào bài) Hoạt động 2: Kết nối 1. Trả bài
  7. Trả bài là bước đầu tiên, cuối cùng hay thực hiện vào thời điểm nào trong giờ học vẫn không có quy định cụ thể. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy trả bài ngay từ bước 1 có nhiều thuận lợi cho các hoạt động tiếp theo của giáo viên và học sinh. - Giáo viên cho học sinh trả bài. - Học sinh đọc lại đề bài ,giáo viên ghi bảng (trình chiếu), học sinh ghi vào vở. - Học sinh đọc lại bài viết của mình. 2. Tìm hiểu yêu cầu của bài viết Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu về hình thức, nội dung: a. Hình thức - Bố cục rõ ràng, đủ ba phần. - Hành văn mạch lạc, không mắc các lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp ( Giáo viên chốt kiến thức bằng bảng phụ hoặc trình chiếu) b. Nội dung b.1.Tìm hiểu đề, tìm ý Đây là khâu rất quan trọng giúp học sinh đánh giá về bài làm của mình đúng hay sai, thừa hay thiếu ý * Tìm hiểu đề: Nhiệm vụ của tìm hiểu đề, học sinh xác định được yêu cầu của đề bài. Muốn xác định đúng yêu cầu của đề giáo viên cho học sinh thực hiện các bước sau: Bước 1: Đọc kĩ đề, gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Bước 2: Từ những từ ngữ quan trọng học sinh dễ dàng xác định: - Kiểu bài. - Vấn đề (đối tượng) mà đề bài yêu cầu. - Phương pháp làm bài. - Phạm vi kiến thức. VD: Đề bài: “ Cảm nghĩ về mùa xuân”. Bước 1: Học sinh đọc đề bài, gạch chân từ ngữ quan trọng. Bước 2: Giáo viên hướng học sinh đặt và trả lời các câu hỏi: - Bài văn tạo lập thuộc kiểu văn bản nào? (Biểu cảm- sự vật) - Đối tượng biểu cảm? (Mùa xuân)
  8. - Định hướng tình cảm? (Yêu thích, hân hoan) - Phương pháp làm bài? (Biểu cảm, tự sự, miêu tả) * Tìm ý: Tìm ý là bước quan trọng học sinh thường lúng túng, bởi vì tìm được ý phụ thuộc vào nhận thức, sự tiếp xúc, trải nghiệm với đối tượng.Ý càng hay thì bài văn càng hấp dẫn. Tùy thuộc mỗi kiểu văn bản mà hệ thống câu hỏi tìm ý khác nhau (Ở dạng văn nghị luận, tìm ý là đi tìm luận điểm, luận cứ. Với văn biểu cảm, khi tìm ý, người viết cần tìm tình cảm, cảm xúc ). Chính vì vậy, phần này học sinh cần nắm chắc kiến thức, kĩ năng từng dạng bài để vận dụng linh hoạt. VD: Đề bài “ Cảm nghĩ về mùa xuân” Phần tìm ý học sinh có thể đặt một số câu hỏi: - Mùa xuân có những dấu hiệu gì? (Tiết trời? Cảnh vật? Con người? Sắc xuân?) - Cảm xúc trước dấu hiệu của mùa xuân? - Mùa xuân đến làm em nhớ đến điều gì? Cảm xúc? - Ý nghĩa của mùa xuân? Mùa xuân tượng trưng cho những điều gì? b.2. Xây dựng dàn bài Tùy theo thời gian của tiết học và tình hình lớp, giáo viên có thể cho học sinh lập dàn ý đại cương hay dàn ý chi tiết. Dàn ý của bài văn bao giờ cũng có bố cục ba phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài. Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào những ý tìm được lập dàn ý. - Cho học sinh thảo luận xây dựng dàn ý chung. - Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn ý theo các yêu cầu cần đạt của đề bài. - Giáo viên trình chiếu dàn ý hoàn chỉnh. 3. Nhận xét
  9. Căn cứ vào những dữ kiện của đề bài và tình hình làm bài của học sinh, giáo viên nêu những yêu cầu cụ thể về kiến thức, tư tưởng, kĩ năng, phương pháp để định hướng cho học sinh đánh giá kết quả làm bài của bản thân và của cả lớp. * Học sinh nhận xét về ưu- nhược điểm bài viết của mình. * Giáo viên nhận xét chung về tinh thần, thái độ làm bài của học sinh; những ưu điểm và nhược điểm chính. VD: - Hình thức: + Bố cục bài viết có hợp lí không? + Cách hành văn hay- chưa hay. + Cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, + Lỗi chính tả. + Chữ viết, cách trình bày. - Nội dung: + Có triển khai đầy đủ, chính xác vấn đề mà đề bài yêu cầu không? Mức độ sâu sắc của vấn đề đến đâu? + Có biết xây dựng các tiểu chủ đề không? + Mức độ sai sót của kiến thức. 4. Phân tích và chữa lỗi Đây là hoạt động dành nhiều thời gian nhất- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập trung phân tích, sửa những lỗi điển hình, phổ biến (Tùy theo: yêu cầu cần đạt của kiểu bài, bài làm của học sinh.) Mục đích: Phát hiện và khắc phục tồn tại của học sinh trong làm văn, rút kinh nghiệm để làm tốt các bài làm sau. Ở hoạt động này, giáo viên có thể ứng dụng CNTT ( máy chiếu) hoặc bảng phụ để trình chiếu dẫn chứng (bài viết của học sinh) giúp học sinh thảo luận, phát hiện lỗi và tìm cách khắc phục. Khi hướng dẫn học sinh phát hiện và sửa lỗi, giáo viên cần lưu ý: - Các lỗi được trình chiếu lấy từ bài học sinh nhưng không nêu tên để tránh học sinh mắc lỗi có thái độ tiêu cực (học sinh sẽ tự nhận thấy ở bài làm qua kí hiệu quy ước mà giáo viên đã đánh dấu).
  10. - Cần chú ý tới tất cả các đối tượng học sinh trong lớp (học sinh khá- giỏi phát huy được tính chủ động sáng tạo, học sinh yếu- trung bình được khuyến khích động viên). - Sau khi hướng dẫn sửa bài chung, giáo viên có thể cho học sinh trao đổi bài theo nhóm nhỏ (2-3 em) cùng đọc bài và rút kinh nghiệm: + Cùng chỉ ra các sai sót trong bài làm – ghi vào phiếu học tập, tìm cách khắc phục + Nêu những vướng mắc cần giải quyết với giáo viên (có thể về bài làm và cả về điểm số). - Giáo viên cần chú ý quan sát và có thái độ giao tiếp cởi mở với học sinh. - Thảo luận theo nhóm nhỏ đòi hỏi giáo viên phải tổ chức chu đáo, có tầm bao quát mới có thể kiểm soát tốt. Về phía học sinh, các em rất hào hứng với hoạt động này. Các em phát huy được tinh thần tự quản, phê và tự phê, chủ động sáng tạo. - Các lỗi cần chú ý: + Hình thức: . Lỗi chính tả (Học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi , giáo viên có thể đưa ra một số mẹo phân biệt chính tả ). . Lỗi dùng từ (Dùng từ sai, không đúng nghĩa, ). . Lỗi diễn đạt (Lặp, tối ý). . Lỗi cú pháp (Câu thiếu thành phần, sử dụng dấu câu không phù hợp). . Lỗi liên kết (Dùng quan hệ từ không phù hợp, thiếu từ ngữ liên kết, ). . Bố cục, cách trình bày, + Nội dung: . Lỗi sai về kiểu bài, nội dung, phương pháp. . Chưa xác định đúng trọng tâm. . Các ý chưa bám sát vào dàn bài. Ví dụ lỗi dùng từ (1)Người Viêt Nam cần học theo các nước tiên tiến về sự phát minh nơi công cộng. ->Từ sai: phát minh(không phù hợp) -> Sửa: văn minh (2) Khi đi thăm quan, mọi người ăn xong là vứt rác bừa bãi. ->Từ sai: thăm quan (không có trong từ điển) -> Sửa: tham quan (3)Tất cả đều là do đức tính lười của con người.
  11. ->Từ sai: đức tính (vì đức tính là tính cách tốt,hợp với đạo lí làm người) ->Sửa: thói quen xấu (bỏ từ “lười”) Từ việc phát hiện và sửa lỗi, giáo viên giúp học sinh nhạn ra nguyên nhân mắc lỗi là do chưa nắm vững nghĩa và chưa rõ hình thức âm thanh của từ. 5. Đánh giá chất lượng và rút kinh nghiệm - Giáo viên thống kê kết quả theo làn điểm để học sinh thấy được tỉ lệ chất lượng của cả lớp, vị trí của bản thân để có thái độ phấn đấu. Có thể so sánh chất lượng (điểm số) bài làm này với bài làm trước bằng biểu đồ. - Tổng kết các lỗi sai phổ biến, cơ bản để rút kinh nghiệm; biểu dương những bài văn hay. Nhấn mạnh những yêu cầu quan trọng trong việc tạo lập văn bản. 6. Đọc bài văn hay - Đọc đoạn văn hay hoặc bài văn tiêu biểu tùy theo tình hình lớp học. - Sau khi đọc có thể cho học sinh nhận xét, đánh giá để các em cùng học tập ( viết rõ ràng, có dẫn dắt, cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, liên kết đoạn, làm bài sáng tạo, ). Đoạn văn, bài văn tham khảo này giáo viên nên nêu tên biểu dương học sinh để học sinh thêm tự tin và hứng thú học tập. Hoạt động 3: Vận dụng - Cho học sinh viết lại đoạn văn sau khi đã khắc phục lỗi. Hoạt động 4: Củng cố, HDVN * Củng cố: - Củng cố cho học sinh về phương pháp thực hiện kiểu bài mà đề bài yêu cầu. - Nhận xét ý thức học tập của học sinh (khen để tăng sự hào hứng học tập cho các em – ví dụ: Biết tự nhận xét, đánh giá bài của mình của bạn, biết cách khắc phục lỗi sai, ) * HDVN: - Tiếp tục phát hiện – sửa lỗi. - Viết lại đoạn văn, bài văn nếu mắc nhiều lỗi sai. - Chuẩn bị bài mới.
  12. GIÁO ÁN MINH HỌA Ngày soạn: 15/3/2018 Ngày giảng: 22/3/2018 Tuần 24- Bài 22- Tiết 115 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội. - Nhận rõ ưu điểm, khuyết điểm trong bài viết của mình. 2. Kĩ năng: - Biết tự đánh giá bài làm của mình; phát hiện và sửa những lỗi có trong bài văn: về nội dung,về hình thức diễn đạt như lỗi chính tả, dùng từ, câu, liên kết. - Rút kinh nghiệm cho bài viết sau. 3. Thái độ: Có thái độ học tập rèn luyện tốt. Biết sửa lỗi khi mắc lỗi II. Giáo dục kỹ năng sống - Kỹ năng nhận thức: Hiểu cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội. - Kỹ năng giao tiếp: Trao đổi, sửa chữa các lỗi trong bài viết của mình III. Phương pháp, phương tiện, kỹ thuật dạy học 1. Phương pháp: Nêu vấn đề, tích hợp. 2. Phương tiện: GV: sgk, sgv, giáo án, tltk HS: sgk, vở ghi, vở soạn 3. Kỹ thuật dạy học: Hỏi và trả lời, động não, thảo luận nhóm IV.Tiến trình lên lớp 1. Tổ chức 2. Kiểm tra H: Nêu dàn ý chung của bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống ? 3. Bài mới Hoạt động 1- Khám phá Các em đã được học về đặc điểm và cách làm bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống, đã viết bài TLV số 5 về dạng bài này. Vậy bài làm của các em có đảm bảo những yêu cầu của kiểu bài nghị luận đó không, có những ưu –nhược điểm gì cần rút kinh nghiệm cho bài sau. Chúng ta cùng tiến hành giờ trả bài.
  13. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 2- Kết nối I. Trả bài - GV gọi 1 HS lên trả bài cho các bạn II. Yêu cầu * Đề bài - GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống Em hãy đặt một nhan đề để gọi tên hiện tương ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. H: Nêu yêu cầu về hình thức 1.Về hình thức của bài văn nghị luận về một - Bố cục đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. sự việc hiện tượng đời sống ? -Trình bày hệ thống các luận điểm rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạt trôi chảy - Bài làm sạch sẽ, không tẩy xóa, ít mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu 2. Về nội dung H: Nhắc lại các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống ?(4 bước) a. Tìm hiểu đề, tìm ý H: Hãy xác định yêu cầu của đề * Tìm hiểu đề bài này? - Kiểu bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời (Xác định từ ngữ quan trọng sống . -Vấn đề nghị luận: vứt rác bừa bãi nơi công cộng trong đề? kiểu bài? Vấn đề nghị - Phương pháp lập luận: Phân tích, bình luận, chứng luận? Phương pháp lập luận? minh phạm vi kiến thức?) - Phạm vi kiến thức: trong đời sống. * Tìm ý H: Từ việc xác định yêu cầu của - Giới thiệu vấn đề vứt rác bừa bãi nơi công cộng đề em hãy đặt câu hỏi tìm các ý - Thực trạng của vấn đề vứt rác bừa bãi nơi công cộng cho bài văn? ở Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào? - Nêu những biểu hiện của hiện tượng này trong đời sống? - Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng là do đâu? - Hậu quả của việc vứt rác bừa bãi như thế nào? - Cần làm gì để hạn chế, ngăn chặn hiệ tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng? - Bàn luận đánh giá của em về vấn đề này? b. Lập dàn ý H: Hãy đặt nhan đề cho bài
  14. viết? * Đặt tên nhan đề : VD: Vứt rác bừa bãi. Hãy hành động vì môi trường! H: Em hãy sắp xếp các ý vừa tìm được thành dàn ý sơ lược? (HS sắp xếp) - GV chiếu dàn ý sơ lược trên cơ sở sắp xếp của HS - GV trình chiếu, giới thiệu cho HS dàn ý chi tiết của bài * Mở bài - Giới thiệu vấn đề: Môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Một trong những nguyên nhân không nhỏ là bắt nguồn từ việc xả rác bừa bãi của người dân ra nơi công cộng. * Thân bài - Thực trạng của vấn đề vứt rác bừa bãi nơi công cộng + Vứt rác bừa bãi ra đường hoặc nơi công cộng là thói quen xấu diễn ra khá phổ biến ở mọi lúc, mọi nơi. + Từ đường làng đến ngõ xóm, từ nông thôn đến thành phố; dù đó là nơi cánh đông,hay chỗ họp chợ, cạnh những cửa hàng bày bán thức ăn, cổng bệnh viên chỗ nào ta cũng dễ dàng bắt gặp những đống rác bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bám đầy. - Biểu hiện của hiện tượng vứt rác bừa bãi trong đời sống + Đi đường,vừa ăn xong hộp xôi, vứt vỏ hộp xuống lòng đường. + Ngồi trong rạp chiếu phim, công viên, bế xe người ta sẵng sàng thả ngay vỏ kẹo, vỏ hộp sữa vừa ăn xong ở đó. + Đi du lịch đến những nơi cảnh đẹp nổi tiếng hoặc đén những chốn tâm linh, mọi người cũng chẳng ngại gì mà không thả hoặc ấn rác thải vào góc khuất nào đó. + Đi trong sân trường hoặc ngồi trong lớp học có nhiều bạn vẫn tiện tay vứt những tờ giấy bỏ hoặc vỏ bánh kẹo xuống đất mà không cần biết đến ai là người
  15. sẽ phải nhặt nó đi - Nguyên nhân do đâu? + Nguyên nhân chủ quan: mọi người chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công công, chưa thấy đó là trách nhiệm của mỗi người để có một bầu không khí trong lành. Do thói quen xấu đã hình thành từ lâu, do sự lười biếng, ích kỷ của một số người + Nguyên nhân khách quan: Các cơ quan,ban ngành và các tổ chức xã hội vẫn chưa đề ra những quy định cụ thể nghiêm ngặt đối với tập thể của mình, nhà nước vẫn chưa có các biện pháp xử lý nghiêm, triệt để đối với hành vi vi phạm hoặc nếu có thì cũng chưa đủ sức dăn đe. Công tác tuyên truyền còn mang nặng tính hình thức khẩu hiệu, phô trương - Hậu quả như thế nào? + Ô nhiễm môi trường sống, là nguyên nhân phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người + Làm mất mĩ qua nơi đường phố,công cộng. + Tạo ra một thói quen xấu cho nhiều người. + Tạo ấn tượng không tốt về đất nước Việt Nam trong con mắt du khách nước ngoài. - Giải pháp hạn chế, ngăn chặn + Với mỗi cá nhân: tự ý thức rõ về tác hại của việc vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định. Làm gương cho những người xung quanh. + Các tổ chức, cơ quan: cần tuyên truyền quán triệt việc bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác ra nơi công cộng cho cán bộ nhân viên của đơn vị mình. + Nhà nước cần đưa ra những chế tài xử phạt nghiêm với hành vi này bằng hình thức: phạt tiền, phạt lao động công ích, thông báo về gia đình, cơ quan * Kết bài - Đánh giá: Vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng là hành động thiếu văn hóa, hủy hoại môi trường và cuộc sống của nhân loại. - Kêu gọi: Vì một đường phố văn minh, vì một đất nước Việt Nam sạch đep hãy bảo vệ môi trường bằng việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa lớn: Bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi.
  16. - Liên hệ: Bản thân mỗi học sinh cần thực hiện tốt việc vệ sinh môi trường lớp hoc, ở gia đình và nơi cư trú. - GV yêu cầu 1-2 HS ở mỗi III. Nhận xét nhóm đứng lên tự nhận xét đánh 1. Học sinh tự nhận xét giá về bài làm của mình trên cơ sở đối chiếu với yêu cầu của bài Gợi ý đã xác định ở trên. - Bài viết đã đảm bảo được những yêu cầu gì?(Về nội dung và hình thức) - Còn những tồn tại nào cần phải khắc phục ?(Về nội dung và hình thức) - GV nhận xét ưu, khuyết điểm 2. Giáo viên nhận xét chung cơ bản trong bài làm của HS về a. Về hình thức hình thức và nội dung. * Ưu điểm - Đa số bài viết của các em đều có đủ bố cục 3 phần theo yêu cầu. - Trình bày tương đối sạch, cẩn thận, ít tẩy xóa, ít mắc lỗi. - Nhiều bài diễn đạt tốt, có sự dẫn dắt chuyển ý và liên kết chặt chẽ. * Tồn tại - Một số bài viết bố cục các phần, các đoạn chưa rõ ràng. - Trình bày các ý còn rối, bố cục chưa cân đối. - Còn hiện tượng tẩy xóa, dùng bút xóa trong bài làm. - Chữ viết của một số bạn vẫn chưa có sự tiến bộ. - Sai chính tả, dùng từ không phù hợp, câu thiếu thành phần, diễn đạt chưa tốt, thiếu sự liên kết giữa các câu các đoạn vẫn còn ở một số học sinh. b. Về nội dung * Ưu điểm - Đặt nhan đề tương đối sát với nội dung, có nhiều nhan đề có ý nghĩa tuyên truyền tốt. - Nội dung bài viết +Đa số bài làm của các em đảm bảo đủ các luận điểm theo yêu cầu. + Luận điểm trình bày tương đối rõ ràng, luận cứ xác thực, phù hợp với thực tiễn đời sống. + Phân tich rõ nguyên nhân và chỉ ra tác hại rất cụ
  17. thể; giải pháp đưa ra phù hợp với thực tế ở địa phương. *Tồn tại - Một vài bài chưa đặt nhan đề hoặc nhan đề chưa sát nội dung. -Nội dung một số bài còn sơ sài, phân tích các luận cứ thiếu sức thuyết phục. - Thiếu luận điểm về tác hại hoặc chưa đưa ra giải pháp. -Hướng khắc phục còn nặng về hô khẩu hiệu. - Một vài bài chưa biết tách đoạn, sắp xếp các luận - GV yêu cầu HS phát hiện và điểm chưa được hợp lí. chỉ ra các lỗi về chính tả trong IV. Chữa lỗi bài viết của mình. 1. Hình thức diễn đạt - GV hướng dẫn HS sửa lỗi * VD1 - đất nước Sing Ga Po -> sửa: Singapore (Xin-ga-po) H: Dựa vào phần nhận xét của - giác thải -> sửa: rác thải cô giáo, hãy nêu một số từ dùng sai trong bài làm của em? => Lỗi chính tả (HS nêu) - GV trình chiếu 3 câu văn có chứa lỗi dùng từ. H: Hãy chỉ ra từ dùng sai trong mỗi câu? Vì sao những từ này * VD2 lại không phù hợp? Nêu cách (1)Người Viêt Nam cần học theo các nước tiên tiến sửa? về sự phát minh nơi công cộng. ->Từ sai: phát minh(không phù hợp)-> Sửa: văn minh (2) Khi đi thăm quan, mọi người ăn xong là vứt rác bừa bãi. ->Từ sai: thăm quan (không có trong từ điển) -> Sửa: tham quan (3)Tất cả đều là do đức tính lười của con người. GV kết luận: đây là lỗi dùng từ ->Từ sai: đức tính (vì đức tính là tính cách tốt,hợp sai với đạo lí làm người) ->Sửa: thói quen xấu (bỏ từ H: Theo em nguyên nhân dẫn “lười”) đến việc dùng từ sai ở đây là gì? => Lỗi dùng từ =>Nguyên nhân sai: chưa nắm vững nghĩa của từ, chưa rõ hình thức âm thanh của từ.
  18. - GV trình chiếu một đoạn văn của học sinh lên bảng. * VD3 Người Viêt Nam cần học theo các nước tiên tiến khác về sự phát minh nếu vứt rác đúng nơi quy định thì giờ đây đất nước đâu bị ô nhiễm: đâu bị thủng H: Nhận xét về hình thức đoạn tần ozon khiến ô nhiễm không khí; ô nhiễm là do văn trên? những em bé ăn bim bim và uống sữa đã tiện tay vứt rác xuống đường. Lỗi H: Em hiểu bạn muốn diễn đạt - Câu quá dài: cả đoạn là một câu nội dung gì trong đoạn văn này? - Sử dụng dấu câu không phù hợp. - Lặp từ: ô nhiễm - Các ý sắp xếp lộn xộn, không có sự liên kết, chưa rõ nội dung : phần đầu nêu định hướng hành động H: Nêu cách khắc phục các lỗi chúng ta phải học tập các nước văn minh; ở giữa nêu trên? hậu quả gây ô nhiễm và cuối đoạn là nguyên nhân GV trình chiếu đoạn văn sau khi dẫn đến ô nhiễm môi trường. đã diễn đạt lại: => Sửa: thêm dấu câu, tách câu, thay thế từ lặp, diễn đạt lại(Chỉ chọn diễn đạt một trong ba ý) Đoạn văn đã sửa Người Viêt Nam cần học theo các nước tiên tiến khác về sự văn minh: bỏ rác đúng nơi quy định. Nếu mọi người đều có ý thức như vậy thì chắc chắn môi GV: tất cả các lỗi mà đoạn văn trường của chúng ta sẽ không bị ô nhiễm, bầu không của bạn vừa mắc gọi chung là khí sẽ trong lành. lỗi diễn đạt và lỗi liên kết. ->Nội dung: kêu gọi hành động vì môi trường. - GV trình chiếu câu văn mắc => Lỗi diễn đạt, lỗi liên kết. lỗi(VD 4) H: Nhận xét về cấu tạo của câu * VD 4 2? Mọi người đều cố giữ vệ sinh cho gia đình mình H: Về nội dung, 2 câu văn này bằng việc thu gom rác hàng ngày. Ở nơi công cộng, có liên quan chặt chẽ với nhau vứt rác bừa bãi. không? (không: câu 1: nói về việc mọi
  19. người thu gom rác ở nhà; câu -> Lỗi: + Câu 2 thiếu chủ ngữ. 2: chủ thể của hành động chưa + Giữa hai câu thiếu sự liên kết rõ là ai còn hành động là vứt rác) H: Nêu cách khắc phục lỗi? -> Sửa H: Đây là lỗi gì? + Thêm chủ ngữ: “họ” vào trước từ “vứt rác” + Thêm quan hệ từ “nhưng” ở đầu câu 2 để tạo ý GV trình chiếu đoạn văn: tương phản. => Câu thiếu chủ ngữ, thiếu liên kết câu * VD 5 Nguyên nhân. Chủ yếu là do ý thức của mỗi H: Nhận xét về cách diễn đạt người chưa tốt. Cũng có thể là do thói quen tiện đâu câu văn luận điểm của đoạn văn vứt đấy. Một phần nữa là do nhà nước chưa xử trên? phạt đối với người vứt rác ra đường, nơi công cộng. H: Hãy diễn đạt lại để câu luận điểm vừa bảo đảm rõ ý vừa tạo -> Diễn đạt câu luận điểm cộc lốc, không có sự liên được sự liên kết với luận điểm kết. trước? -> Sửa: Diễn đạt lại: + Thực trạng đó bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? H: Với những bài thiếu nhan đề, + Nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng vứt rác bừa hoặc nhan đề không phù hợp bãi đó? như đã nêu trên, chúng ta cần 2. Lỗi về nội dung khắc phục như thế nào? * Nhan đề - Thiếu -> bổ sung - Không phù hợp -> sửa lại VD: Bảo vệ sự sống cho các loài côn trùng (Không H: Những bài thiếu luận điểm, phù hợp) chúng ta sẽ sửa thế nào? -> Sửa : Bảo vệ sự sống cho trái đất * Nội dung -GV trình chiếu bài viết của HS - Thiếu luận điểm mắc lỗi logic- sắp xếp hệ thống VD: Chưa chỉ ra tác hại của vấn đề. luận điểm không phù hợp. -> Sửa: bổ sung luận điểm . - Yêu cầu HS theo dõi hệ thống ý trong bài. VD: Bài văn
  20. H: Hãy nhận xét về cách sắp xếp nội dung bài làm của bạn? - Lỗi H: Nêu cách sửa? Sắp xếp các luận điểm chưa hợp lý: luận điểm giải pháp hạn chế lên trước nguyên nhân và tác hại. GV đánh giá kết quả bài làm -> Sửa: Sắp xếp lại :Luận điểm giải pháp đặt ở cuối của HS theo làn điểm: phần thân bài. -> Lỗi thiếu lô gic V. Đánh giá rút kinh nghiệm 1. Đánh giá theo làn điểm Giỏi Khá Trung Yếu GV: Từ những tồn tại nêu trên, bình chúng ta cần rút kinh nghiệm TS 6 8 16 5 khi viết văn nghị luận về sự việc % 17,1% 23% 45,7% 14,3% hiện tượng đời sống như sau: 2. Rút kinh nghiệm bài viết -Nắm chắc yêu cầu về cách làm bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống. - Cần phải xác định rõ vấn đề nghị luận và phương pháp lập luận. - Nêu đủ hệ thống luận điểm. - Luận cứ phải xác thực, gắn với thực tế cuộc sống. - Diễn đạt câu mang luận điểm cần ngắn gọn, rõ ràng nhưng không quá cộc lốc. - Chú ý sử dụng các từ ngữ hoăc câu văn có tính chất - GV gọi một học sinh có bài chuyển đoạn để tạo sự liên kết giữa các đoạn trong viết tốt lên đọc bài trước lớp. bài. 3. Đọc bài tiêu biểu Hoạt động 3: Vận dụng H: Dựa vào dàn ý, hãy viết lại phần kết bài của bài văn trên? * Vận dụng Viết lại phần kết bài cho bài văn trên. 4. Củng cố - GV nhận xét ý thức học tập của học sinh. - Yêu cầu HS nhắc lại dàn ý chung của bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống.
  21. 5. Hướng dẫn về nhà - Tiếp tục sửa lỗi trong bài làm của mình. - Viết lại đoạn văn nếu sai nhiều hoặc phân tích chưa sâu - Chuẩn bị bài mới. PHẦN III: KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ Ở ĐƠN VỊ NHÀ TRƯỜNG Giờ trả bài Tập làm văn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình củng cố, hoàn thiện khả năng tạo lập văn bản của học sinh; là bước khẳng định sự cảm thụ văn chương cũng như kiến thức Ngữ Văn tổng hợp của ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. Nhận thức rõ điều này nên chúng tôi xây dựng chuyên đề : “ Một số lưu ý khi thực hiện giờ trả bài Tập làm văn ở trường THCS” với tinh thần tìm tòi, nghiên cứu; thực hiện “vừa học,vừa làm”. Đến nay, sau một thời gian thực hiện, chúng tôi nhận thấy chuyên đề đã có hiệu quả: - Giáo viên thống nhất được tiến trình một giờ trả bài Tập làm văn. - Học sinh có hứng thú hơn trong học tập. - Lôi cuốn được học sinh tham gia thảo luận, tự bộc bạch những suy nghĩ cảm xúc, những băn khoăn chữa bài của mình, chữa bài cho bạn. - Từ tiết trả bài học sinh thấy được sự thiếu sót của mình cần phải sửa chữa khắc phục. Do đó bài viết sau tiến bộ hơn bài viết trước. - Khơi gợi ở học sinh niềm say mê sáng tạo, viết những câu văn hay, thể hiện cảm nhận riêng của mình. - Học sinh rèn luyện được các kĩ năng : Tự nhận thức, hợp tác, giao tiếp, tư duy sáng tạo. Trên đây là một số kinh nghiệm của chúng tôi khi triển khai chuyên đề ở đơn vị nhà trường. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn !