SKKN Một số giải pháp giúp trẻ hoạt động tốt với giờ làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi

doc 22 trang vanhoa 11715
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp trẻ hoạt động tốt với giờ làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_hoat_dong_tot_voi_gio_lam_que.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp giúp trẻ hoạt động tốt với giờ làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi

  1. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là một thông điệp nói đến vai trò quan trọng của việc nuôi dưỡng giáo dục những mầm non tương lai của đất nước, đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non. Đó là lứa tuổi mà nhân cách của trẻ đang hình thành và phát triển. Sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ văn hóa và nghệ thuật trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi con người phải đa năng, có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách hiệu quả. Do vậy, Giáo dục mầm non phải hướng đến mục tiêu hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn làm quen chữ cái giúp trẻ hiểu được cái đúng, cái tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Học đọc một cách chính xác, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện cách suy nghĩ, cách diễn đạt, làm tiền đề cho trẻ bước vào học phổ thông được thuận lợi, dễ dàng. Chính vì thế, bộ môn làm quen chữ cái là một hoạt động không thể thiếu trong chương trình giáo dục mầm non. Để thực hiện được tốt mục tiêu đó thì người giáo viên phải linh hoạt chủ động lựa chọn các nội dung có sự sắp xếp một cách nhẹ nhàng. Việc dạy trẻ Mầm Non cũng như trồng cây non, trồng cây non tốt thì sau này cây sẽ tốt do đặc điểm của tuổi Mầm Non là vui chơi, nhưng vui chơi ở đây cũng chính là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ, giao tiếp tích cực. Đặc biệt đối với trẻ lớp Lá ngoài nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ còn có nhiệm vụ hình thành cho trẻ những kĩ năng nhận biết các chữ cái, luyện phát âm, kĩ năng cầm bút tập sao chép các chữ, từ, câu đơn giản .giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy .
  2. Là một giáo viên Mầm Non – tôi cũng đã nhận thấy được môn Làm quen chữ cái có ý nghĩa và có tác dụng to lớn trong giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ Mặt khác, môn Làm quen chữ viết còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Có thể nói môn Làm quen chữ viết là tiền đề vững chắc giúp trẻ tự tin bước vào trường phổ thông. Đối với trẻ lớp Lá thì rất thích đọc truyện nhưng đa số các bé thì chỉ thích xem hình hơn là đọc chữ. Làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong việc đọc, tích cực luyện phát âm, vận dụng sự hiểu biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hằng ngày. Điều này làm tôi suy nghĩ cố gắng tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo án điện tử, sáng tác trò chơi, sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động Làm quen chữ cái, chuẩn bị môi trường chữ mới lạ, đẹp mắt nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động Làm quen chữ cái một cách tích cực , nhẹ nhàng, thoải mái . Và để trẻ tiếp thu tốt 29 chữ cái tôi quyết định chọn đề tài “ Một số giải pháp giúp trẻ hoạt động tốt với giờ làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi”, với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để tiếp thu nhận biết, phát âm đúng chữ cái một cách dễ dàng đạt hiệu quả tốt. 1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp Đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi mới viết lần đầu, điểm mới của đề tài là giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực thông qua các hoạt động với đồ dùng dạy học. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động trong đó chú trọng việc dạy học luôn hướng tới lấy trẻ làm trung tâm, cô giáo chỉ là người hướng dẫn, gợi mở. Trẻ hoạt động để phát huy tính tích cực, sáng tạo, tránh dạy áp đặt, rập khuôn, hướng dẫn theo thông tin một chiều.
  3. Dạy trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động trải nghiệm để củng cố kiến thức. Rèn luyện kỹ năng phát âm chính xác về các chữ cái, sử dụng vốn từ của mình để nhận biết chữ cái đã học ở trong các bức tranh ảnh treo trên tường xung quanh lớp, trong từ, viết tên trường lớp của trẻ Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, phát âm đúng ngữ pháp, tạo tiền đề cho trẻ chuẩn bị bước vào trường tiểu học. Bên cạnh đó còn giúp tôi có thêm kỹ năng trong việc lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, lựa chọn phương pháp truyền thụ kiến thức phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý trẻ, có thêm kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng, nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động làm quen chữ cái. 1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp Đề tài nghiên cứu “ Một số giải pháp giúp trẻ hoạt động tốt giờ làm quen chữ cái cho trẻ 5- 6 tuổi” được áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình GDMN. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã vận dụng đưa vào quá trình chăm sóc trẻ trong lớp mình phụ trách và mang lại hiệu quả cao. Đề tài được đồng nghiệp khen ngợi và cùng góp ý. Được hội đồng chuyên môn đánh giá cao và khuyến khích cần nhân rộng đề tài trong các trường MN toàn huyện, toàn tỉnh và đăng trên Web. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1.Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu. Năm học 2017 – 2018 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi thực hiện chương trình bổ sung, sữa đổi theo TT 28/2016 với số trẻ trong lớp là 43 trẻ. ViÖc hưíng dÉn cho trÎ mÉu gi¸o 5 - 6 tuæi “Lµm quen ch÷ c¸i” lµ c¬ héi tèt ®Ó sím h×nh thµnh ë trÎ nh÷ng n¨ng lùc ho¹t ®éng ng«n ng÷ th¸i ®é, ph¸t triÓn trÝ tuÖ vµ kü n¨ng học tiếng việt. Qua ®ã gi¸o dôc t×nh c¶m vµ ph¸t triÓn tư duy më réng vèn hiÓu biÕt cña trÎ gãp
  4. phÇn vµo viÖc ph¸t triÓn nh©n c¸ch toµn diÖn. ChuÈn bÞ cho trÎ mét hµnh trang “TiÕng viÖt” v÷ng ch¾c ®Ó trÎ bưíc vµo líp 1. Là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm, đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ bản thân tôi luôn xác định được mục đích , ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái đối với sự phát triển của trẻ nên b¶n th©n t«i ®· cè g¾ng thùc hiÖn tèt chuyªn ®Ò häc hái kinh nghiÖm ë c¸c ®ång nghiÖp, nghiªn cøu c¸c biÖn ph¸p h÷u hiÖu nhÊt nh»m truyÒn thô ®Õn trÎ sao cho trÎ lÜnh héi mét c¸ch nhÑ nhµng tho¶i m¸i nhất. *Thuận lợi: Líp häc có đủ diện tích, sạch sẽ, thoáng mát có đầy đủ ánh sáng để trẻ học tập. Mặt khác lớp được nhà trường đầu tư CSVC, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, máy tính, ti vi 45ich , giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc chuyển tải kiến thức, tiết học cũng trở nên sinh động và hấp dẫn. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sâu sát về chuyên môn như: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tổ chức thao giảng, dự giờ. Đa số trẻ trong lớp đã học qua chương trình lớp mẫu giáo nhỡ nên trẻ đến lớp mạnh dạn, tự tin,trẻ có thói quen nề nếp, biết cách ngồi,cách cầm bút khá thành thạo, đa số cháu tích cực hứng thú tham gia hoạt động, nhất là tiết hoạt động làm quen chữ cái. Bản thân là một giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn ĐHSPMN, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho hoạt động một cách chu đáo. Biết lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động sáng tạo nhằm lối cuốn trẻ vào tiết học. Luôn ý thức tự học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân, tích cực học bồi dưỡng thường xuyên, nghiên cứu tài liệu , lựa chọn phương pháp
  5. linh hoạt, sáng tạo đưa vào trong quá trình giảng dạy nhằm đạt hiệu quả cao nhất. * Khó khăn: + Đối với trẻ : Một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp, nói chớt, nhút nhát, thiếu tự tin. Khả năng trẻ nhận biết chưa đồng đều nên trong quá trình giảng dạy gặp không ít khó khăn. học tập. + Đối với giáo viên: Giáo viên dạy cùng lớp còn hạn chế về cách tổ chức một tiết hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ theo chương trình mầm non mới, chưa có sự linh hoạt sáng tạo trong dạy học làm quen chữ cái Giáo viên còn hạn chế khi đưa ra các hình thức sáng tạo để dạy trẻ. C¸c trò chơi chữ cái dạy trẻ còn phụ thuộc vào chương trình , chưa sáng tạo sưu tầm các trò chơi ngoài chương đưa vào dạy trẻ + Về phía phụ huynh: Đa số bố mẹ đều làm nông nên chưa có điều kiện, thời gian chăm sóc tốt cho con nên còn phó thác cho giáo viên. Chưa chịu khó phối hợp với giáo viên để dạy thêm con ở nhà. Ngược lại, có một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã dạy trước tập viết dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ tỏ ra kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không còn hứng thú đến tiết học. + Về đồ dùng đồ chơi: Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen chữ cái chưa được nhiều, đồ dùng chưa đẹp, chưa phong phú, chưa sáng tạo để lôi cuốn hấp dẫn trẻ. Nhất là đồ dùng tự làm còn ít và chưa được đẹp
  6. * Khảo sát thực trạng: Vào đầu năm học tôi tiến hành khảo sát để tìm hiểu khả năng nhận biết của từng trẻ như sau: Đạt Không đạt TT Nội dung thử nghiệm. Tổng số Tổng số Tỉ lệ % Tỉ lệ % trẻ trẻ 1 Nhận biết đúng mặt các chữ cái. 17 39,5% 26 60,5% 2 Trẻ phát âm các chữ cái rõ ràng 14 32,5% 29 67,5% chính xác. 3 Tô trùng khít lên nét chấm 16 37,2% 27 62,8% mờ,hoàn thành vở tập tô sạch sẽ. Qua thực tế khảo sát cho thấy số lượng trẻ chậm, trẻ yếu về bộ môn chiếm tỷ lệ cao, điều này đã làm tôi băn khoăn, suy nghĩ ngày đêm tích cực nghiên cứu, học hỏi để tìm ra cái biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái. 2.2. Các giải pháp để thực hiện đề tài. *Giải pháp 1:Tạo môi trường “Làm quen chữ cái” Đặc điểm của trẻ mẫu giáo thì thích những gì mới, đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Vì thế, việc tạo môi trường “Làm quen chữ cái” trong lớp học rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn và chuyên đề. Hằng ngày vào những lúc vui chơi hay rãnh rỗi tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, các loại quả hay các con vật để trang trí gọi theo chủ đề. Ví dụ: Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “Bé cùng làm quen chữ cái” và tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ đề.
  7. Ví dụ: Chủ đề trường mầm non thì tôi cắt bìa thành ngôi trường sau đó cho trẻ vẽ, cắt, dán hoặc sưu tầm họa báo, tranh ảnh về các loại đồ dùng đồ chơi sau đó cho trẻ cắt các chữ cái a,ă,â ( trong chủ đề trường mầm non ) cho trẻ dán chữ dưới các đồ dùng đồ chơi hay tranh ảnh theo sự hướng dẫn của cô. Những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ đề. Không những ở góc “ Bé cùng làm quen chữ cái” mà xung quanh lớp tôi đều trang trí theo hướng mở như trẻ chọn chữ cái rời ghép thành từ dưới bức tranh,trẻ được tự do chọn , chọn theo ý thích để gắn lên phù hợp trẻ được xem và so sánh cách trẻ làm giống của cô chưa. Khi vµo trß ch¬i c« giíi thiÖu chủ đề nào th× trẻ ph¶i vµo hình ảnh ®îc lµm quen, trẻ t×m tßi c¾t d¸n sÏ t¹o cho sù khÐo lÐo ë ®«i tay vµ thuËn lîi trong khi viÕt ch÷, d¸n c¸c ch÷ c¸i lªn c¸c đồ dùng ,đồ chơi, như vậy trÎ høng thó h¬n víi chÝnh ®å dïng m×nh lµm ra. . Hoặc có những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động “ Làm quen chữ cái” , trẻ học đến nhóm chữ cái gì, tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để đựng đồ dùng phục vụ môn chữ cái đó, đồ dùng của cô và trẻ như bút chì màu, vở tập tô, phấn, bảng Ngoài ra còn có đồ dùng phục vụ của buổi chơi như nhà có gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ cái rời, các chấm tròn để ghép chữ lô tô. Kết quả các biện pháp này theo đánh giá đạt 96%. * Giải pháp 2:Tiến hành giờ hoạt động một cách linh hoạt, mềm dẻo Giờ hoạt động làm quen chữ cái tổ chức theo trình tự gần giống như một tiết học phổ thông, nên ít nhiều mang tính có tổ chức kỷ luật đối với trẻ. Do vậy tôi luôn soạn bài, nghiên cứu bài trước khi lên lớp nhằm lồng ghép, đan xen các trò chơi ở phần củng cố, ôn luyện một cách linh hoạt mềm dẻo, nhằm lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào tiết học giúp trẻ hứng thú học tập, tránh
  8. sự nhàm chán uể oải đối với trẻ khi hoạt động làm quen với chữ cái. Bởi trẻ mẫu giáo học mà chơi, chơi mà học. + Cụ thể: Vào giờ hoạt động làm quen chữ cái tôi thường cho trẻ hát, đọc thơ, trò chuyện phù hợp với chủ đề tạo cho trẻ hứng thú vào tiết học. Cô giới thiệu bài, dùng câu đố, bài thơ, các biện pháp thủ thuật để treo tranh có chứa từ mang chữ cái làm quen tiết học. Ví dụ: Làm quen chữ cái “a, ă,â” cô treo tranh “cái ca ”cô cho trẻ quan sát tranh, đọc từ “cái ca” dưới tranh 2-3 lần. Cô treo từ ghép “Cái ca” cho trẻ so sánh từ ghép với từ dưới bức tranh. Cô đọc từ ghép, trẻ đọc từ ghép, trẻ đọc đồng thanh từ “cái ca” 2-3 lần. Mời trẻ lên rút chữ cái đã học. Sau đó cô rút chữ cái “a” và giới thiệu với trẻ chữ cái “a” cho trẻ quan sát chữ thật kỹ và lắng nghe cô phát âm sau đó trẻ phát âm cả lớp 3- 4 lần, theo tổ, nhóm, cá nhân (cô chú ý sửa sai cho trẻ) Với chữ cái “ ă, â ” cô dùng bài thơ, câu đố treo tranh. Các bước hướng dẫn tương tự chữ cái “ a ” + Phần trò chơi: Cô chọn 2 - 3 trò chơi sao cho phù hợp xen kẻ động tĩnh, nhằm lôi cuốn sự hấp dẫn đối với trẻ. Bởi vì trẻ ở lứa tuổi mầm non chủ yếu học bằng chơi, chơi mà học. Bởi lẽ đó trò chơi làm quen chữ cái là phương tiện đem đến cho trẻ giờ học sinh động, nhẹ nhàng, thoải mái. Ngoài ra trò chơi làm quen chữ cái còn giúp trẻ phát triển nghe, nói mạch lạc, Thường xuyên thay đổi trò chơi, phù hợp với từng địa phương. Nâng dần trò chơi để rèn luyện cho trẻ kỹ năng nói mạch lạc, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Ví dụ : Trò chơi Tạo dáng, tìm nét chữ, xếp hột hạt, Những trò chơi này đòi hỏi trẻ phải tập trung, lắng nghe yêu cầu để tìm chữ cái gì, có cấu tạo bởi những nét gì, xếp nét nào trước, nét nào sau.
  9. Ví dụ : Trò chơi “Truyền chữ ” Cô sẽ đọc bài vè về truyền chữ , trẻ lắng nghe và hỏi chữ cái gì , sau đó cô yêu cầu chữ cái gì thì trẻ sẽ tìm đúng chữ cái đó và bắt đầu truyền cho nhau , mỗi lần truyền trẻ sẽ phát âm chữ cái đóvà bạn cuối cùng phát âm xong sẽ chạy thật nhanh đưa chữ cái lên phía trước cho cả lớp quan sát Ví dụ khác : Với Chủ đề gia đình với nhóm chữ e, ê, cho trẻ chơi trò chơi “đồng diễn”. Để trẻ cùng tham gia chơi tập thể, thỏa mãn nhu cầu chơi qua đó phát âm được chữ cái đã học. Trò chơi giúp trẻ ôn luyện những chữ cái mà trẻ biết, rèn kỹ năng mạnh dạn, tự tin, đoàn kết, biết phân công sắp xếp, bàn bạc theo nhóm cho trẻ. * Giải pháp 3: Hướng dẫn làm mẫu chính xác: Qua quá trình hình thành kỹ năng nhận biết và phát âm chữ cái trải qua 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Nhận biết chữ cái (cầm đúng chiều chữ cái) thông qua hoạt động của các giác quan mắt nhìn, tai nghe, tay cầm, hoạt động của ngôn ngữ. Trẻ suy nghĩ, ghi nhớ có chủ định. + Giai đoạn 2: Phát âm chuẩn giai đoạn này đòi hỏi sự phát âm chính xác của giáo viên, khi giáo viên đọc mẫu cần phải chính xác, rõ ràng. Nó ảnh hưởng đến cách phát âm của trẻ như đọc ngọng, phát âm sai, biết được tầm quan trọng của cách phát âm chuẩn nên bản thân tôi luôn đọc mẫu chính xác rõ ràng. Đối với cách đọc phát âm mẫu tôi luôn hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, cầm chữ cái đúng chiều, khi cô phát âm phải nhìn vào miệng của cô để từ đó giúp trẻ phát âm chuẩn. Ví dụ: Khi hướng dẫn cho trẻ làm quen với chữ cái “ b” thì cô hướng dẫn như sau: Cô cầm chữ cái đúng chiều, đường gạch cầm dưới, tay phải cầm chữ cái đặt khuỷu tay xuống bàn, mắt nhìn vào chữ “b” khi phát âm
  10. các con nhớ phát âm bằng môi và cô phát âm mẫu trẻ nhìn quan sát cô phát âm và lắng nghe cách phát âm của cô. Mặt khác trong quá trình cho trẻ làm quen với chữ cái, tôi luôn sắp xếp lớp học sao cho phù hợp. Để tất cả trẻ cả lớp được nhìn thấy tranh và chữ cái, tôi luôn sắp xếp lớp học sao cho phù hợp. Để tất cả trẻ cả lớp được nhìn thấy tranh và chữ cái giúp trẻ được học một cách tốt hơn và linh hoạt hơn trong khi học. * Giải pháp 4: Tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái thông qua UDCNTT: + Thông qua tiết học: Như chúng ta đã biết việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin các hoạt động vừa lợi cho giáo viên, vừa gây hứng thú trẻ. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta lạm dụng nó, mà chúng ta cần phải lựa chọn nội dụng nào nên ứng dụng, nội dụng nào không nên ứng dụng. Nếu có sử dụng thì nên chọn thời điểm thích hợp để sử dụng. Đối với hoạt động làm quen chữ cái mới đều phải sử dụng phần mềm Powerpoit để tổ chức hoạt động. Vì trong qúa trình sử dụng Powerpoit thì hình ảnh được lấy trên mạng hay được chụp màu sắc vừa rõ nét, vừa thu hút trẻ vào hoạt động. Đồng thời cụm từ ghi tên bức tranh nếu sử dụng công nghệ thông tin thì kiểu chữ đẹp, màu sắc hấp dẫn và trong quá trình tổ chức hoạt động bài dạy một cách liên hoàn hơn so với những bài dạy thông thường. Tuy nhiên để thay đổi hình thức bài dạy không nhất thiết hoạt động làm quen chữ cái nào cũng ứng dụng công nghệ thông tin, đôi khi cũng sử dụng hình thức dạy thông thường nhằm gây sự mới lạ đối với trẻ, vì tâm lí của trẻ khi nào cũng muốn sự khác lạ và sự khác lạ đó luôn lôi cuốn, hấp dẫn trẻ.
  11. Ví dụ: Khi cô giới thiệu từ “Máy bay” ở dưới bức tranh, nếu sử dụng Powerpoit thì đưa vào các slides tạo các hiệu ứng, khi thực hiện dạy chỉ cần kích chuột thì hình ảnh với cụm từ đó sẽ xuất hiện. Còn nếu tiết dạy thông thường không sử dụng Powerpoit thì phải sử dụng các thao tác ghép từ, lấy chữ cái mới để giới thiệu sẽ làm dán đoạn tiết dạy và sẽ mất sự tập trung chú ý đối với trẻ. Đối với hoạt động trò chơi với chữ cái: Ở hoạt động này phần ôn luyện chữ cái đã học có thể chọn một trò chơi động thông thường hoặc có thể chọn trò chơi thiết kế phần mềm Powerpoit cho trẻ chơi hình thức theo nhóm, lớp. Đặc biệt ở phần nhận xét thì giáo viên không thể sử dụng chương trình Powerpoit được. + Thông qua trò chơi Kidsmart: Trò chơi Kidsmart là một trò chơi mang tính trải nghiệm, luyện tập. Thông qua trò chơi này trẻ được thực hành ở trên máy tính với các trò chơi vô cùng phong phú và đa dạng, làm cho trẻ vô cùng thích thú. Tuy nhiên đây là một trò chơi cho trẻ chơi theo cá nhân nên rất khó cho trẻ thực hiện trong một lúc mà tất cả trẻ đều chơi được. Vì vậy tôi tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm, phân ra nhiều bữa nhằm đảm bảo cho tất cả trẻ đều được chơi trên máy; qua đó luyện cho trẻ phối hợp cử động bàn tay, các ngón tay. Đặc biệt chú ý những trẻ còn nhút nhát, chưa có điều kiện tiếp xúc với máy tính, để hướng dẫn trẻ. + Tổ chức trò chơi luyện tập: Khi tổ chức một hoạt động nào thì chúng ta nên hướng đến mục tiêu giáo dục với phương châm “Học mà chơi, chơi bằng học” và đảm bảo kết hợp động - tĩnh trong tất cả các hoạt động. Vì các trò chơi trên máy đa số là trò chơi tĩnh nên khi lựa chọn các trò chơi củng cố, tôi phải đưa thêm trò
  12. chơi thông thường như trò chơi “Hái hoa”, “Thi xem đội nào giỏi hơn” khi đó tạo cho trẻ một sân chơi vừa gây hứng thú cho trẻ, vừa đảm bảo động - tĩnh cho trẻ trong hoạt động cũng cố. Trên đây là những biện pháp tôi đưa ra nhằm khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ vào hoạt động làm quen với chữ cái. *Giải pháp 5: Củng cố rèn luyện các kỹ năng thông qua hoạt dộng mọi lúc mọi nơi và các hoạt đông khác. Thông qua hoạt động góc, sinh hoạt chiều, mọi lúc mọi nơi cô giáo đưa bài đã học vào các hoạt động đó nhằm củng cố, ôn lại kiến thức cho trẻ, giúp trẻ ghi nhận và khắc sâu kiến thức hơn. Ví dụ: Hôm nay hoạt động chung làm quen chữ cái “ a,ă,â ” thì vào giờ hoạt động góc, ở góc học tập cô hướng cho một số trẻ nhận biết phát âm chưa thuộc về ở góc học tập dùng hột hạt, nét cong, nét thẳng, để xếp các chữ cái “ a,ă,â ” ôn lại bài, củng cố ghi sâu kiến thức dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Không những thế vào các buổi hoạt động chiều cũng vậy, tôi thường dành thời gian cho trẻ hoạt động theo ý thích, bồi dưỡng thêm cho những trẻ yếu ôn lại chữ cái giúp trẻ tiến bộ bằng các bạn học trong lớp. Thực tế ở lớp tôi có một cháu nói lắp phát âm khó chuẩn nên khi tổ chức tiết học làm quen chữ cái cô giáo cho trẻ ngồi phía trước, khi phát âm cô cho cá nhân trẻ phát âm nhiều lần và sửa sai cho cháu. * Giải pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn trẻ làm quen chữ cái: Hiện nay có một số phụ huynh trong việc cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Là phải dạy trẻ, không những học thuộc chữ cái mà phải dạy trẻ biết đánh vần, tập viết được như chương trình lớp một. Tôi nghĩ đó là quan niệm sai
  13. lầm, bởi vì trẻ ở độ tuổi mẫu giáo“học mà chơi, chơi mà học”,phụ huynh không nên cho trẻ học trước,biết trước sau này trẻ vào lớp 1 sẽ nhằm chán không hứng thú trong việc học, dẫn đến trẻ có kết quả không tốt. Vì vậy tôi luôn dành thời gian gặp phụ huynh và trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào những giờ đón trẻ, trả trẻ để phụ huynh được rõ về vấn đề học tập của trẻ sau này như : Tuyên truyền các hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái như thế nào là phù hợp. Hướng cho các bậc phụ huynh kết hợp với nhà trường để dạy trẻ học chữ cái như gia đình có thể gợi ý hỏi trẻ kể lại chuyện ở trường, chuyện cổ tích, truyện tranh, chuyện sinh hoạt hằng ngày Sau mỗi lần tiếp thu chuyên đề tại huyện, tôi mời phụ huynh tham dự giờ dạy mẫu của cô. Tạo sự thân thiện, mật thiết với phụ huynh để huy động nguồn kinh phí mua sắm CSVC, trang thiết bị phục vụ cho trẻ làm quen với chữ cái, nộp các vật liêu phế thải giúp cô làm đồ dùng đồ chơi. Luôn trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để có biện pháp tác động phù hợp, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 2.3. Hiệu quả của sáng kiến: Sau một năm học thực hiện đề tài với nhiều biện pháp trên đã mang lại kết quả cụ thể: * Về phía trẻ Từ những kinh nghiệm trên khi áp dụng vào tình hình thực tế của lớp tôi thì tôi thấy trẻ đã hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động làm quen chữ cái. Những bé nói ngọng hay phát âm không chuẩn cũng đã được rèn và phát âm đúng hơn , không cón ngọng nữa. Trẻ nhận biết đúng chữ cái, biết cách tô chữ và tô không chườm ra ngoài. Các tiết học khác trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và đạt kết quả tốt hơn
  14. - Với việc áp dụng các biện pháp vào tình hình thực tế ở lớp kết quả đạt được khá mĩ mãn, cụ thể như sau: Trước khi thực Sau khi thực So sánh Nội dung hiện đề tài hiện đề tài trước và TT sau khi Đạt Tỉ lệ % Đạt Tỉ lệ thực hiện % đề tài 1 Nhận biết đúng mặt các chữ 17 39,5% cái 43/43 100 % Tăng 60,5% 2 Trẻ phát âm các chữ cái rõ 14 32,5% 42/43 97,6 % ràng chính xác. Tăng 65,1% 3 Tô viết trùng khít lên chấm mờ, hoàn thành vở tập tô 16 37,2% 43/43 100 % Tăng 62,8% sạch sẽ * Về phía giáo viên: - Nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung của bộ môn làm quen chữ. Dựa trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với yêu cầu của chuyên đề cũng như điều kiện của lớp mình. - Giáo viên linh hoạt tổ chức hoạt động đúng phương pháp tạo sự hứng thú cho trẻ nhằm phát huy tính tích cực, lôi cuốn trẻ vào giờ hoạt động. - Tham gia thao giảng đạt nhiều tiết dạy tốt. - Sáng tạo trong khâu làm đồ dùng đồ chơi. - Lu«n lu«n t¹o høng thó cho trÎ khi tham gia ho¹t ®éng * Về phía phụ huynh : Đa số phụ huynh tin tưởng công tác giảng dạy của giáo viên, chú ý đến việc học tập của trẻ. Đồng thời các phụ huynh đã nhận thấy được tác hại của
  15. việc cho trẻ đi học trước chương trình lớp 1, hầu hết phụ huynh đã tin tưởng và tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường rất nhiều trong việc sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Giữa nhà trường và phụ huynh- giáo viên có sự hợp tác chặt chẽ giúp trẻ học tập ngày một đi lên. 3. PHẦN KÕt luËn 3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Từ những thực tế trên cũng như các kết quả đã đạt được, trước hết đòi hỏi cô giáo phải yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình năng nổ, sáng tạo, nắm vững chuyên môn, thực sự cần mẫn chịu khó làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy học. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phục vụ tiết học của cô và trẻ, đồ dùng có màu sắc, hình dáng đẹp, an toàn để kích thích tính tò mò của trẻ. Biết lựa chọn trò chơi, câu đố, bài hát phù hợp với nội dung bài dạy với chủ đề và luôn tạo tình huống bất ngờ và thú vị đối với trẻ Bám vào nội dung yêu cầu, dạy đúng nội dung trọng tâm của bài, tích hợp các môn học khác vào tiết dạy một cách hợp lý nhằm đem lại kết quả cao, ngôn ngữ diễn đạt của cô ngắn gọn cụ thể, cô phát âm mẫu chính xác, rõ ràng, các bước chuyển tiếp linh hoạt gây được sự chú ý của trẻ. Giáo viên luôn nghiên cứu tài liệu, chuyên đề, tập san có liên quan đến chữ viết và tham khảo học hỏi bạn bè, đồng nghiệp. Tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề nâng cao nghiệp vụ cho mình. Tạo sự thân thiện với phụ huynh để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ . Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái phong phú, tính thẩm mỹ cao. Giáo viên phải luôn nghiên cứu tài liệu, chuyên đề tập san có liên quan đến chữ viết và tham khảo học hỏi bạn bè, đồng nghiệp. Tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua thông tin đại chúng.
  16. Việc nhận biết và phát âm đúng chữ cái không những nâng cao kỹ năng đọc và tô mà còn phát huy ở trẻ vốn từ ngữ tiếng việt phong phú, chính vì thế việc dạy trẻ cho trẻ làm quen chữ cái đã góp phần giữ gìn sự trong sáng của ngôn từ tiếng việt, giáo dục trẻ lòng yêu quê hương, tự hào về dân tộc Việt Nam. 3.2. Kiến nghị, đề xuất. Để giúp trẻ học tốt chữ cái trong giai đoạn hiện nay thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả như đã nêu. Bản thân xin có một số đề xuất sau : Đối với phòng giáo dục và đào tạo: Tạo điều kiện bổ sung những tài liệu tham khảo, trang thiết bị và đồ dùng phục vụ trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ để phong phú gây hứng thú cho trẻ Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng để giáo viên có nhiều cơ hội học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân. Cung cấp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình, đĩa ghi hình để cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên. Đối với nhà trường: Đối với nhà trường : Tiếp tục làm công tác chỉ đạo cụ thể, làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm cho giáo viên và có kế hoạch bồidưỡng cho giáo viên còn những mặt hạn chế, luôn tổ chức các buổi chuyên đề làm quen với chữ cái để giáo viên được trao đổi những vướng mắc trong chuyên môn. Đối với giáo viên : Phải linh hoạt, sáng tạo, thường xuyên thay đổi các hình thức và thủ thuật lên lớp, giúp trẻ hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ
  17. động sáng tạo. Chuẩn bị đầy đủ, đồ dùng thiết bị cho hoạt động. Cần quan tâm những trẻ chậm, chưa có kĩ năng nhiều để bồi dưỡng nhận thức cho trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm dạy hoạt động làm quen chữ cái mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt đạo đức, nhân cách, phẩm chất, thẫm mỹ, trí tuệ, ngôn ngữ và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Kính mong sự góp ý bổ sung của nhà trường, phòng giáo dục và đào tạo huyện tạo điều kiện giúp đỡ tôi để sáng kiến kinh nghiệm của tôi mang tính khả thi cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
  18. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  19. TÊN ĐỀ TÀI , SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI” Quảng Bình, Tháng 9 năm 2018 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  20. TÊN ĐỀ TÀI , SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI” Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hằng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Thủy Quảng Bình, Tháng 9 năm 2018