SKKN Một số giải pháp hướng dẫn học sinh cấp THPT tự học môn Bơi lội

pdf 41 trang binhlieuqn2 5591
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp hướng dẫn học sinh cấp THPT tự học môn Bơi lội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_huong_dan_hoc_sinh_cap_thpt_tu_hoc_mon.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp hướng dẫn học sinh cấp THPT tự học môn Bơi lội

  1. ­ Phải khởi động và tập trên cạn thật kỹ mới xuống nước. ­ Khi đi tắm sông, hồ, không đi một mình, không đến những nơi nước sâu nguy hiểm Các động tác khởi động trước khi học kỹ thuật bơi + Bài tập khởi động chung ­ Xoay các khớp theo thứ tự: Cổ tay kết hợp cổ chân, xoay khuỷu tay, vai, hông, đầu gối. ­ Ép dọc, ép ngang + Bài tập khởi động chuyên môn Đập chân trườn sấp: Ngồi trên mặt bể hai chân duỗi thẳng, nâng chân cách mặt đất khoảng 40cm , người ngả ra phía sau, hai tay chống đất sau đó đưa chân lên xuống. (Ảnh minh họa) Đạp chân ếch: Ngồi trên mặt bể hai chân duỗi thẳng, co chân đưa gót chân về sát mông, bàn chân gập hình bàn cuốc rồi xoay sang hai bên (khoảng cách giữa 2 gót chân lớn hơn khoảng cách giữa 2 đầu gối) rồi giữ chân bàn quốc đap rộng sang 2 bên ra trước, gần hết quãng đường thi duỗi thăng cổ chân khép sát 2 chân. (Ảnh minh họa)
  2. ­ Các bài tập ép dẻo, làm căng cơ để tránh bị chuột rút trong lúc bơi (Ảnh minh họa) Tập làm quen với nước Đây là bước rất quan trọng, giúp cho người tập bơi không sợ nước, không sặc nước và ổn định cơ thể trong nước. Gồm các động tác và bài tập sau: + Tập lên, xuống bể, tập đứng lên, ngồi xuống trong nước. + Tập nín thở úp mặt trong nước, tay chân thả lỏng (tập lặp lại nhiều lần). + Tập hít hơi vào trên không, thở ra bằng miệng trong nước, sau đó cả bằng miệng và bằng mũi trong nước.
  3. Tập thở ra trong nước bằng miệng Tập nổi trong nước Đây là giai đoạn có tính quyết định trong quá trình học bơi. Nếu người nào tập nổi tốt trong nước là coi như đã biết bơi 50%, nếu người nào nổi trong nước kém thì tập bơi rất khó khăn. Cho nên trước khi tập bơi phải tập nổi trong nước cho tốt, với các động tác và bài tập sau: + Bám 2 tay vào thành bể và tập nổi người trong nước: Hít thật sâu tạo cho lượng không khí vào phổi nhiều, sau đó từ từ úp mặt xuống nước, cơ thể tạo thành một mặt phẳng nổi trên nước, đặc biệt cơ thể thả lỏng, lúc này 2 tay không bám thành bể nữa, cơ thể nổi bồng bềnh trên mặt nước. Để thành công ta nên thực hiện lặp lại nhiều lần, tập ở hồ nước cạn trước sau đó tập ở hồ nước sâu hơn + Tập nổi hình phao câu cá. Tập ở bể lớn. Đây là động tác bổ trợ rất tốt cho tập nổi, đặc biệt đối với những người ít nổi. Cách thực hiện như sau: Người ở tư thế đứng thẳng hít thật sâu, sau đó từ từ ngồi xuống, 2 tay ôm bó gối và đạp chân xuống đáy bể để cơ thể từ từ nổi lên, người giữ thăng bằng. Tư thế người nổi lên như một phao câu cá, xem hình bên.
  4. Động tác nổi hình phao câu cá (ảnh minh họa) + Tập nổi hình phao câu cá, sau đó nằm nổi dang tay chân: Động tác này làm giống như hình bên, nhưng sau đó dang 2 tay, 2 chân dang ngang, để cơ thể tiếp tục nổi trên mặt nước + Tập nổi hình sao trên mặt nước ba bốn người trở lên: Đây là động tác bổ trợ tốt cho tập nổi và kết hợp với làm động tác quạt chân trườn sấp, đây cũng là động tác thả lỏng ở cuối mỗi tiết học bơi đấy. (Ảnh sưu tầm)
  5. Tập thêm tư thế nổi ngửa (Ảnh sưu tầm) Tập lướt nước Đây là giai đoạn tập làm quen với cơ thể di chuyển trong nước và giữ thăng bằng trong nước, được thực hiện bởi các động tác và bài tập sau: + Tập lướt nước hình cá kiếm Đây là động tác rất quan trọng, thực hiện được động tác này thì việc học bơi và biết bơi thật dễ dàng và nắm chắc thành công (Ảnh sưu tầm) Tư thế người khi lướt nước
  6. Đang làm động tác lướt nước (ảnh minh họa) + Cách thực hiện động tác lướt nước: Thực hiện với mực nước ở ngang bụng hay ngực. ­ Đứng tựa lưng vào thành bể, hít vào thật sâu, nín thở. ­ Hai tay duỗi thẳng về trước, 2 bàn tay kẹp vào nhau. ­ Hai tay khép sát bên tai, thân người và tay tạo thành hình con cá kiến (mũi nhọn) ­ Mặt úp xuống nước, thân người hơi đổ về phía trước. ­ Mông đưa lên cao, co 2 chân lên cao đạp vào thành bể lap người về phia trước, hai chân duỗi thẳng. Lúc này thân người nằm thẳng và lướt nhẹ nhàng trên mặt nước. ­ Mời xem hình vẽ mô phỏng động tác dưới đây: + Tập lướt nước có sử dụng phao:
  7. Thực hiện động tác như cũ nhưng 2 tay tỳ lên phao trái tim để thực hiện động tác lướt nước: + Tập lướt nước hình cá kiếm, có người giúp đỡ: Thực hiện động tác như cũ nhưng có người bạn hỗ trợ từ phía sau: Kỹ thuật bơi trườn sấp Vị trí thân người: Khi bơi trườn sấp thân người nằm ngang bằng trên mặt nước, có hình dáng thoi nhọn, lực cản của nước ít nhất so với các kiểu bơi khác. (Ảnh sưu tầm) Động tác chân: Động tác chân của người bơi trườn sấp có mục đích:  Giữ thăng bằng cho cơ thể trên mặt nước  Tạo thêm một phần lực đẩy cơ thể tiến về phía trước  Chân chuyển động co duỗi các khớp hông, đầu gối, cổ chân theo hướng ra sau trên xuống. Tập chân trên cạn: Ngồi trên thành hồ, duỗi thẳng 2 chân và 2 bàn chân, nâng lên đập xuống liên tục cho thật nhuyễn, đầu gối thẳng, Khi quạt chân không được co khớp gối
  8. Tập chân trong nước: Nằm dài trên mặt nước, 2 tay bám vào thành hồ, 2 chân thật thẳng, đập chân liên tục như trên cạn ­ Thực hiện động tác quạt chân có phao hổ trợ Động tác quạt chân trườn sấp (ảnh minh họa) Động tác tay: Một chu kỳ động tay có thể chia làm 5 giai đoạn: ­ Giai đoạn vào nước ­ Giai đoạn tỳ và bám nước ­ Giai đoạn quạt nước hiệu lực ­ Giai đoạn đẩy nước ­ Giai đoạn rút tay
  9. Phần rút tay là giai đoạn tay chuyển động trên không đưa về phía trước. Chú ý trong giai đoạn này khuỷu tay luôn đi trước, cánh tay thả lỏng lăng theo.
  10. (Ảnh sưu tầm) Động tác thở: Bơi trườn sấp có thể thở hai bên hoặc một bên. Mỗi chu kỳ tay, thực hiện một lần thở ra và một lần hít vào; hít vào trên không, thở ra dưới nước
  11. (Ảnh sưu tầm) Động tác phối hợp giữa tay, chân và thở (Phụ lục 2 ): Khi bơi trườn sấp có hai cách phối hợp động tác tay, chân và thở Cách 1: Mỗi chu kỳ bơi 6 lần đập chân ­ hai lần quạt tay và một lần hít vào, thở ra gọi là phối hợp 6­2­1 Cách 2: Là phối hợp 4­2­1 như trên nhưng giảm đi hai lần đập chân (thường vận dụng khi bơi cự ly dài). Động tác tay dưới nước ( Ảnh sưu tầm)
  12. Kỹ thuật bơi ếch Vị trí thân người: Khi bơi thân người nằm ngang trên mặt nước, trục dọc cơ thể tạo với mặt nước một góc từ 5 ­ 10 độ Động tác chân: Hai chân là động lực chủ yếu đẩy cơ thể tiến về trước. Trong bơi ếch động tác chân có hai tác dụng  Một là tạo ra lực đẩy cơ thể tiến về trước  Hai là giữ cơ thể ở tư thế nằm ngang bằng trên mặt nước Kỹ thuật động tác chân gồm 4 giai đoạn:
  13.  Giai đoạn thứ nhất: Là co chân, mục đích của động tác co chân là tạo vị trí thuận lợi nhất cho động tác đạp nước. Chú ý khi co, chân phải hướng lòng bàn chân vào bên trong, Khi co chân không nên dùng sức mạnh vì như vậy sẽ tốn sức đồng thời lại làm tăng lực cản, khi co chân nên cố gắng đưa gót chân sát mông, kết hợp với kéo đùi về trước, đùi và thân người tạo một góc khoảng 100 độ. Nếu đùi co ít sẽ làm cho cẳng chân nổi mặt nước và mông chìm sâu xuống, do đó làm giảm hiệu lực động tác đạp nước. Kỹ thuật co chân tốt nhất phải đạt những yêu cầu sau: ­ Co chân với đường ngắn nhất ­ Tốc độ co chân thích hợp  Giai đoạn thứ hai: Bẻ bàn chân sang hai bên, bẻ bàn chân sang hai bên là giai đoạn chuyển tiếp giữa động tác co chân và đạp chân, được tiến hành lúc sắp kết thúc động tác co chân. Hiệu quả của động tác đạp nước tốt hay xấu là do động tác bẻ bàn chân quyết định.  Giai đoạn thứ ba: Đạp chân, Hiệu quả của động tác đạp chân được quyêt định bởi những yếu tố sau: ­ Phương hướng và biên độ động tác đạp chân hợp lý ­ Mặt tiếp xúc với nước khi đạp chân lớn ­ Tốc độ đạp khép nhanh  Giai đoạn thứ tư: Khép chân, đến khoảng 2/3 đường di chuyển của động tác đạp chân thì đạp chiếm ưu thế hơn khép, do đó chân chuyển động về phía sau nhanh hơn. Sắp kết thúc động tác đạp thì dùng sức khép chân lại Khi đạp khép kết thúc, hai chân duỗi thẳng và song song, nằm trong hình chiếu của thân, tạo thành hình thoi để lướt nước.
  14. Động tác tay: Động tác tay trong bơi ếch hiện đại có tác dụng: ­ Tạo ra lực tiến cho cơ thể về trước ( động tác tay chiếm 25 ­ 30% lực tiến) ­ Phối hợp với động tác chân. làm cho tốc độ chuyển động đều hơn ­ Tạo ra lực nổi cho cơ thể
  15. (ảnh minh họa) Động tác thở và phối hợp động tác tay, chân với thở: (phụ lục 3) Phối hợp trong bơi ếch rất quan trọng, phối hợp tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và hiệu lực động tác. Các động tác trong phối hợp sẽ diễn ra theo thứ tự sau: Ảnh sưu tầm Bảng 3: Các giai đoạn phối hợp tay, chân và thở trong bơi ếch. Tay Tỳ nước Quạt nước Thu tay Duỗi tay Chân Chân thẳng Co chân Đạp chân Thở Hít vào Nín thở Thở ra Thở ra Bơi tự cứu Với phương pháp này, người không biết bơi, khi rơi xuống nước vẫn có thể sống sót nhờ thực hiện 4 bước sau đây:  Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.
  16.  Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.  Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.  Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng mồm. Sơ đồ minh họa Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tổng hợp điều tra số liệu học sinh biết bơi và không biết bơi sau khi triển khai sáng kiến. Bảng 4: KẾT QUẢ TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA SAU KHI HỌC BƠI KHỐI 11 NĂM HỌC 2014 – 2015 LỚP 11 TỔNG SỐ H/ S BIẾT BƠI SỐ H/ S SỐ H/ S KHÔNG
  17. SỐ H/S NỮ NAM NỮ BIẾT BƠI BIẾT BƠI Số lượng 87/183 72/96 45/87 117/183 66/183 Tỷ lệ 47,5% 75% 51,7% 63,9% 36,1% Bảng 5: KẾT QUẢ TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA SAU KHI HỌC BƠI KHỐI 10 NĂM HỌC 2014 – 2015 LỚP 10 TỔNG SỐ H/ S BIẾT BƠI SỐ H/ S SỐ H/ S KHÔNG SỐ H/S NỮ NAM NỮ BIẾT BƠI BIẾT BƠI Số lượng 90/191 33/101 25/90 58/191 133/191 Tỷ lệ 47,1% 32,7% 27,8% 30,4% 69,6% So sánh kết quả thu được ở 2 bảng thống kê trên rút ra kết luận: Hiệu quả của việc triển khai sáng kiến này rất khả quan, đạt được kết quả khá cao. Do vậy trong năm học tiếp theo tôi tiếp tục đầu tư viết và truyền đạt những kinh nghiệm tự học bơi đến với học sinh, đây là những kinh nghiệm được rút ra từ nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn học này. Kinh nghiệm này đã được triển khai đến học sinh toàn trường qua các kênh thông tin như đã trình bày ở trên. Qua thăm dò và kiểm tra số học sinh đã nhiều lần đi tắm tại hồ bơi mà chưa biết bơi, tôi nhận thấy: Số em tham gia tắm và tự học bơi tại hồ bơi Trung Tâm Nhà Thiếu Nhi theo hướng dẫn của giáo viên nhiều hơn, số học sinh có khả năng biết bơi trong mùa hè này nhiều hơn. Theo hướng dẫn như tài liệu này học sinh đi tắm và học bơi tự tin hơn, biết phương pháp tự tập và biết bơi nhanh hơn Tự học để biết bơi là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình tập luyện động tác thể thao, trong cuộc sống bơi lội từ trước đến nay con người, ai cũng nhìn người khác bơi rồi tự mình tập để biết bơi là chính, điều này các em được phát huy cao qua hướng dẫn.
  18. Chính vì vậy có thêm một tài liệu, một số phương pháp, một số hình ảnh, để các em có cơ sở tư duy động tác, cách tập mà nhanh biết bơi, đó là điều rất cần và em nào cũng muốn. Được học bơi, tự học bơi là niềm vui, niềm phấn khởi của hầu hết học sinh, các em rất ham thích và say sưa tập luyện, muốn nhanh chóng được biết bơi, đó làm tâm lý của hầu hết học sinh. Tự học bơi sẽ tạo ra một phong trào học sinh tham gia bơi lội tại bể bơi trong dịp hè rất lớn, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện kỹ năng sống, đó là việc làm đầy ý nghĩa, đáng biểu dương, khuyến khích. Tạo cho các em học sinh có một môn thể thao rèn luyện rất hiệu quả và thiết thực cho cuộc sống. Tạo cho các em một sân chơi rất bổ ích, vui tươi lành mạnh sau các giờ học căng thẳng. Tạo cho các em không tham gia vào các trò chơi vô bổ trong dịp hè này, tránh xa các tệ nạn xã hội đang len lỏi vào các em. Đã tạo cho các em có thêm một kỹ năng sống rất thiết thực, nhằm đối phó tốt với môi trường hiện nay, tạo cho các em có niềm tin hơn trong cuộc sống. Qua đây cũng xem như tài liệu cho tất cả học sinh, đồng nghiệp và những người chưa biết bơi vận dụng để tự tập bơi cho bản thân mình. Sau khi tiếp thu từ giáo viên hướng dẫn và từ tài liệu này, năm nay số học sinh tham gia bơi và tự học bơi tại bể bơi nhiều hơn. Có phong trào bơi lội, thì sẽ có nhân tài bơi lội cho trường, cho tỉnh Ninh Bình trong những năm học tiếp theo. Kết quả học sinh của trường tham gia thi giải Bơi lội Hội khỏe phù đổng cấpTỉnh năm học 2015­2016, đạt giải khá cao: Đạt 1 giải cá nhân và 1 giải đồng đội. Bảng 6: KẾT QUẢ HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN BƠI LỘI TT HỌ VÀ TÊN LỚP NỘI DUNG THI ĐẠT GIẢI 1 Vũ Chính Nghĩa 11B 100m TD Nhất 2 Vũ Đức Linh 11E 4×100m TD Nhất
  19. 3 Vũ Văn Mão 11E 4×100m TD Nhất 4 Đinh Đức Lương 12A 4×100m TD Nhất 5 Vũ Chính Nghĩa 11B 4×100m TD Nhất
  20. Chương IV HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI 4.1. Hiệu quả kinh tế Sáng kiến này sẽ thúc đẩy sự phát triển về thể chất nói chung và thể lực bơi lội nói riêng, nâng cao thành tích thi đấu ở các giải thi đấu phong trào, giúp cho người tập hoàn thiện nhân cách, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong thời kì CNH­ HĐH đất nước. Việc yêu thích và tập luyện bơi lội thường xuyên sẽ giúp con người tăng cường sức khỏe, tăng khả năng lao động, giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh do sự biến đổi khí hậu, môi trường sống gây ra. Giảm thiểu rủi ro, tránh những tai nạn không đáng có xảy ra đối với trẻ em. Là phương án tiết kiệm nhất để học bơi. 4.2. Hiệu quả xã hội Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông thì đại đa số các em dành thời gian nghỉ hè để vui chơi giải trí sau một năm học kéo dài. Việc tập luyện bơi lội một cách hứng thú không những đạt kết quả về mặt sức khỏe mà còn giúp các em tránh xa được các tai tệ nạn xã hội. Sáng kiến đã tạo được hiệu quả xã hội tích cực về phong trao chăm lo cho đối tượng học sinh trên địa bàn, góp phần nhắc nhở các gia đình phải quan tâm chăm lo cho con em mình trong việc phát triển thể lực và phòng chống tai nạn đuối nước. Mỗi một vụ tai nạn đuối nước giảm xuống sẽ mang lại hạnh phúc cho biết bao gia đình. Sáng kiến đã hình thành cho đa số các em học sinh một sân chơi mới, một thói quen vui chơi, sinh hoạt giải trí lành mạnh và bổ ích. Từ đó làm nền tảng phát triển phong trào bơi lội trong học sinh, trên địa bàn và qua đó phát hiện ra những hạt nhân năng khiếu bơi lội của nhà trường, địa phương trong tương lai. Sáng kiến đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh bởi ý nghĩa thiết thực của nó, không những hoc sinh học bơi mà gia đình các em cũng theo hướng dẫn của sáng kiến này cùng nhau tập luyện.
  21. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Áp dụng sáng kiến này để tự học bơi cũng có một số điều kiện thuận lợi như dễ bố trí thời gian, không phụ thuộc vào người dạy, chi phí thấp, dễ dàng tìm kiếm các tài liệu, video hướng dẫn chi tiết để học bơi trên internet , từ đó người học có thể tập luyện ở bất cứ đâu, ngay cả khi ở trên cạn để khi xuống nước có thể kiểm soát hành vi của cơ thể tốt hơn, tránh tình trạng hoảng loạn phân tâm từ nhiều yếu tố. Với điều kiện cơ sở vật chất hiện có ở thành phố Ninh Bình hiện nay cộng với nhu cầu học bơi ngày càng tăng ở nhiều đối tượng khác nhau, số lượng các bể bơi ngày càng tăng lên, tạo điều kiện cho phong trào bơi lội ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc hướng dẫn cho hoc sinh biết cách tự học bơi là nhu cầu cấp thiết và mang tinh thời sự rất cao, bản thân các em cũng rất muốn học để biết bơi. Thông qua kết quả việc áp dụng sáng kiến này ở học sinh tôi thiết nghĩ, sáng kiến này có tính khả thi rất cao. Ngoài ra sáng kiến này còn có khả năng áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng.
  22. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Kết luận: Sáng kiến kinh nghiệm này là đúc kết của một quá trình làm việc cụ thể, mà việc làm đó đã đem lại những lợi ích cụ thể thiết thực, giúp cho các em có niềm vui, niềm lạc quan tự tin trong cuộc sống, trang bị cho các em một kỹ năng sống cụ thể thực dụng. Qua môn học Thể dục mà dạy cho các em tự học để biết bơi là điều đáng quí, đáng trân trọng, giúp cho các em phòng chống đuối nước một cách hiệu quả nhất, việc làm này theo tôi cần được tiếp tục và nhân rộng cho những năm học sau. Những việc làm đạt được trên là quá trình tìm tòi học hỏi, là sự mạnh dạn, tự tin phấn đấu, làm cho bằng được của cá nhân, “ tất cả vì học sinh thân yêu”. Việc làm trên thực tế hiện nay chưa có giáo viên nào trên địa bàn TP Ninh Bình triển khai hướng dẫn cho học sinh vì: ­ Chưa có đủ điều kiện để hướng dẫn bơi cho học sinh ­ Lãnh đạo một số trường chưa thật sự ủng hộ cho việc làm này ­ Phần lớn giáo viên thể dục chưa mạnh dạn trong việc hướng dẫn dạy bơi và tự học bơi cho học sinh, vì sợ ở môi trường nước, học sinh sẽ có nhiều rủi ro xảy ra. Đối với bản thân, chúng tôi nghỉ rằng việc giảng dạy và tự học bơi cho học sinh, là việc làm cần thiết, đơn giản, dễ làm, giáo viên Thể dục nào cũng có thể làm được, trường nào cũng nên tổ chức hướng dẫn môn học này cho học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm này, coi như một tài liệu cho giáo viên tham khảo để hướng dẫn cho học sinh trong các giờ thể dục, để các em có cơ sở tự tập bơi cho mình. Ngoài ra nó là tài liệu tự học bơi cho mọi người cần học để biết bơi Một học sinh dựa trên tài liệu này để tự mình học bơi chắc chắn sẽ thành công và sẽ bơi cơ bản đúng kỹ thuật.
  23.  Kiến Nghị Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm, phạm vi là giáo viên, chuyên viên chúng tôi có mấy kiến nghị sau: ­ Đối với trường sở tại (trường THPT NB): Trong những năm học sau, nhà trường có sự quan tâm để tổ Thể dục tổ chức nhiều buổi ngoại khóa hơn nữa tại Bể Bơi ; tiếp tục chỉ đạo việc giảng dạy môn bơi lội cho học sinh khối 10 ,11 năm học 2015­2016, 2016­2017, để đảm bảo cho việc phổ cập bơi cho học sinh trường trong năm 2017; Cho tập huấn các lớp phòng chống đuối nước trong học sinh. Làm thế nào để mỗi học sinh trước khi tốt nghiệp ra trường đều phải biết bơi; nhà trường nên có sự hỗ trợ thêm về chế độ cho giáo viên làm công tác này ­ Đối với ngành GD&ĐT Ninh Bình nên có sự chỉ đạo cụ thể hơn cho các trường về việc dạy bơi lội thay cho một nội dung khác trong môn thể thao tự chọn. Nên phổ biến SKKN này để giáo viên Thể dục các trường tham khảo và có thể vận dụng trong việc hướng dẫn giảng dạy và các bước tự học bơi lội cho học sinh, sau đó các em sẽ tự đi tập để biết bơi. Nên tổ chức thường xuyên thi đấu môn bơi lội trong các kỳ thi hội khoẻ phù đổng cấp Tỉnh. Tổ chức thường xuyên hằng năm các lớp bồi dưỡng về môn bơi lội cho đội ngũ giáo viên thể dục Tỉnh Ninh Bình. Có đề án tiến tới phổ cập môn bơi lội trong học sinh ở một số trường có điều kiện, theo sự chỉ đạo của cấp trên. Đề tài này chỉ là một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của bản thân chúng tôi rút ra được trong quá trình giảng dậy.Vì khả năng bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi hạn chế và thiếu sót, rất mong ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  24. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra học sinh Họ và tên : Nam (nữ) Lớp: Xin em vui lòng trả lời câu hỏi về thông tin và tình hình học tập môn Bơi lội của mình ở trường THPT. Hãy đánh dấu (X) vào ô tương ứng: Em có biết bơi không ? Có Không Phụ lục 2 : Video bơi trườn sấp (Có Đĩa CD kèm theo) Phụ lục 3 : video bơi ếch (Có Đĩa CD kèm theo)
  25. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong sáng kiến kinh nghiệm này, trên cơ sở một số tài liệu sau: ­ Kinh nghiệm bản thân rút ra từ nhiều năm giảng dậy môn học là chính ­ Tài liệu sách giáo viên thể dục 10,11,12 “Nhà xb Giáo dục” ­ Tài liệu phổ cập kỹ năng bơi lội và cứu duối cho trẻ em “NXB Thể dục thể thao”. ­ Đào tạo tài năng trẻ bơi lội “NXB Thể dục thể thao” ­ Một vài hình ảnh bơi của VĐV . ­ Giáo trình bơi lội “Trường ĐH SP TDTT Hà Tây”. ­ Tài liệu tham khảo trên mạng Internet.