SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ văn THPT thông qua xây dựng ngân hàng câu hỏi

doc 20 trang thulinhhd34 9740
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ văn THPT thông qua xây dựng ngân hàng câu hỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_bien_soan_de_kiem_tra_dan.doc
  • docBIA SKKN.doc
  • docĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SKKN CẤP CƠ SỞ.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn đề kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngữ văn THPT thông qua xây dựng ngân hàng câu hỏi

  1. * Giới thiệu đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” − Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. “Tuyên ngôn độc lập” của Người là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn đồng thời là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng thuyết phục, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc. − Đoạn văn mở đầu “Tuyên ngôn độc lập” đã thể hiện nổi bật tư tưởng độc lập dân tộc và nghệ thuật lập luận của văn chính luận Hồ Chí Minh. * Phân tích ý nghĩa sâu sắc trong phần mở đầu của bản “Tuyên ngôn độc lập” − Phần mở đầu của một bản Tuyên ngôn độc lập bao giờ cũng nêu nguyên lí của độc lập tự do. Hồ Chí Minh không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà nêu gián tiếp thông qua việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới là Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 để tạo cơ sở pháp lí vững vàng cho bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. – Ý nghĩa của việc trích dẫn: + Nâng nền văn minh của dân tộc Việt Nam sánh ngang với những nền văn minh lớn trên thế giới; đặt ba cuộc cách mạng ngang hành nhau, ba nền độc lập thiêng liêng như nhau và ba bản tuyên ngôn có giá trị như nhau. + Là cuộc đấu tranh bằng lí lẽ chống lại âm mưu xâm lược của hai kẻ thù là Pháp và Mỹ. Trong đấu tranh bằng lí lẽ thì không gì đích đáng và thuyết phục hơn là dùng lí lẽ của kẻ địch để chống lại kẻ địch. Đó là thủ pháp “lấy gậy ông đập lưng ông” rất cao cường. Bề ngoài tỏ ra tôn trong những danh ngôn bất hủ của nước Pháp, nước Mỹ nhưng thực chất là răn đe chúng rằng chính phủ các nước này sẽ phản bội lại quá khứ vẻ vang của cha ông mình, làm vấy bẩn lên ngọn cờ nhân đạo và chính nghĩa của cha ông mình nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam. + Một cách sâu xa hơn, bản Tuyên ngôn độc lập còn gợi tới lòng tự hào dân tộc trong các bản tuyên ngôn của dân tộc như Nam quốc sơn hà của Lý Thương Kiệt, Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi. – Không chỉ trích dẫn, tư duy lí luận sáng tạo của Hồ Chí Minh còn suy rộng ra từ chân lí ấy: Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc Hai bản Tuyên ngôn của Pháp và của Mỹ chỉ nói về quyền con người, Hồ Chí Minh đã liên hệ một cách cực kì chặt chẽ tới quyền dân tộc. Đây là một cống hiến vô cùng lớn lao của Hồ Chí Minh nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. − Nghệ thuật: + Đoạn trích thể hiện đặc điểm văn chính luận của Hồ Chí Minh: Từ những tiên đề có sẵn là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới được cả nhân loại thừa nhận như là những chân lí cao đẹp để tạo cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. + Ngôn ngữ trong đoạn trích hùng hồn, tha thiết vừa gần gũi (Hỡi đồng bào cả nước!), vừa trang trọng đanh thép có sức lay động mạnh mẽ tới lí trí và tình cảm của mọi người. * Liên hệ với phần mở đầu trong bài “Đại cáo Bình Ngô” – Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi được xem là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt 12
  2. (?). Phần mở đầu của tác phẩm nêu lên hai tư tưởng lớn tư tưởng nhân nghĩa và tư cách độc lập của dân tộc. – Tư tưởng độc lập dân tộc: + Nguyễn Trãi xác định rõ tư cách độc lập của dân tộc Việt Nam trên nhiều phương diện: là quốc gia có lãnh thổ riêng, có một nền văn hóa lâu đời, một phong tục tập quán riêng, một chủ quyền xác lập từ xa xưa với những triều đại tồn tại song song với các triều đại phong kiến phương Bắc và một lịch sử đầy những chiến công giữ nước của anh hùng hào kiệt. + Đặc biệt, Nguyễn Trãi là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng Việt Nam thấy được vai trò cực kì quan trọng của văn hóa trong cấu thành dân tộc, khẳng định văn hiến Việt Nam tách khỏi quỹ đạo của văn hóa phương Bắc. – Nghệ thuật: Lối văn biền ngẫu, lời lẽ trang trọng, hùng hồn, đanh thép * Nhận xét về nét đặc sắc trong tư tưởng độc lập dân tộc của hai tác giả: – Tương đồng: Cả hai tác giả đều khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc dự trên những nguyên lí vững chắc là những tư tưởng lớn của thời đại. Ở “Đại cáo bình Ngô” là tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo được Trung Hoa thừa nhận, ở “Tuyên ngôn độc lập” là quyền tự do của con người được nhân loại tiến bộ ủng hộ. – Khác biệt: + “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi khẳng định quyền độc lập dân tộc trong quan hệ đối sánh, ngang bằng với Trung Hoa; khẳng định quyền độc lập trên nhiều phương diện: lãnh thổ cương vực, triều đại phong kiến, anh hùng hào kiệt và nền văn hiến dài lâu. + Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng độc lập dân tộc trong Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi và phát huy tư tưởng đó trong thời đại mới. Bản Tuyên ngôn đã đưa ra những chân lí sáng ngời của thời đại để cả nhân loại phải thừa nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn đã sử dụng lí lẽ của kẻ thù để chống lại kẻ thù, nâng tầm của dân tộc lên sánh ngang với những nền văn minh lớn trên thế giới, đóng góp cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. * Đánh giá chung: Phần mở đầu của Đại cáo bình Ngô và Tuyên ngôn độc lập đều là những áng văn chính luận mẫu mực thể hiện sáng người tư tưởng độc lập của dân tộc Việt Nam. Cả hai tác phẩm đều xứng đáng là những áng thiên cổ hùng văn, là những mốc son chói lọi trong nền văn hiến của dân tộc. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Đề 2: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: 13
  3. BỨC TRANH HOÀN HẢO Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình. Anh họa sĩ: Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao? Ông thầy: Này nhé, con hãy về, dùng hết tâm huyết của mình vẽ nên một bức tranh, hôm sau con mang ra trưng bày ngoài đường, và treo biển: “Nếu ai thấy được khiếm khuyết trên bức tranh này thì hãy tô một vòng tròn ở chỗ đó” Anh họa sĩ về nhà và dành một tuần lễ tập trung vẽ bức tranh tuyệt đẹp, và làm y như lời thầy. Chỉ sau một ngày trưng bày, bức tranh đầy những dấu tròn. Anh rất buồn và xin thầy lời khuyên. Lần này thì ông thầy nói: Con hãy về vẽ một bức tranh khác, nhưng lần này con treo tấm biển “Nếu như ai thấy khuyết điểm của bức tranh này thì hãy đánh dấu vào và sửa chỗ đó” Anh họa sĩ cũng làm y chang như vậy, nhưng treo sau một tuần, bức tranh mới này chẳng thấy có ai đánh dấu vào cả, anh ngạc nhiên và về hỏi thầy mình Con thấy đó, mọi người trên đời này rất thích phán xét và tìm cái sai của người khác, nhưng khi bảo họ có trách nhiệm sửa chữa điều đó, thì chính họ cũng không biết làm thế nào. Bức tranh đầu tiên của con vốn đã là một tuyệt tác rồi, chỉ cần con tin vào những gì mình làm là đúng thì đừng để ý mọi người nói gì. Câu 1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính nào? Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Tác dụng của việc sử dụng phương thức biểu đạt đó? Câu 3. Anh/Chị có đồng ý với lời khuyên của người thầy “ chỉ cần con tin vào những gì mình làm là đúng thì đừng để ý mọi người nói gì” không? Vì sao? Câu 4. Từ câu chuyện trên, anh/ chị rút ra được bài học gì cho mình? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Thời gian sống của bạn là hữu hạn, hãy dành thời gian đó để tạo ra giá trị thay vì dùng nó để phán xét và hủy diệt người khác”. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất 14
  4. Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2017) Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với vẻ đẹp của hình ảnh người tráng sĩ thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão: “Múa giáo non sông trải mấy thu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” (Tỏ lòng - Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2017) để nhận xét về vẻ đẹp của hình ảnh người tráng sĩ trong mỗi bài thơ. GỢI Ý – HƯỚNG DẪN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu 1. Phong cách ngôn ngữ chính: Nghệ thuật Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: Tự sự. Tác dụng của phương thức này là giúp người đọc dễ dàng hình dung được các chi tiết trong câu chuyện về hai bức tranh một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn; đem đến một bài học nhân sinh sâu sắc. Câu 3. Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể trả lời theo nhiều hướng: đồng ý, không đồng ý, chỉ đồng ý một phần. Dưới đây là một vài gợi ý: – Đồng ý. Vì bạn sẽ không bao giờ làm được điều mình muốn nếu luôn nghi ngờ vào khả năng của bản thân. Người chiến thắng là người biết tin vào sức mạnh nội tại của mình, kiểm soát và điều khiển nó hướng tới mục tiêu cần đạt được. Chỉ khi nào bạn tin bạn có thể thì bạn mới có thể khiến người khác tin vào bạn. – Không đồng ý. Vì: Những điều người khác nhận xét về công việc của mình hay bản thân mình rất quan trọng. Đó là nhận xét khách quan giúp ta nhận ra chỗ còn khiếm khuyết để bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện bản thân cũng như công việc của mình. – Đồng ý một phần bằng cách kết hợp hai cách trả lời trên. Câu 4. Bài học: – Tin vào khả năng của bản thân, tin vào công việc của mình. – Tôn trọng sản phẩm sáng tạo của người khác. – Tìm ra chỗ sai rất dễ nhưng sửa chữa chỗ sai mới là việc khó II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận về đề tài: “Thời gian sống của bạn là hữu hạn, hãy dành thời gian đó để tạo ra giá trị thay vì dùng nó để phán xét và hủy diệt người khác”. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: 15
  5. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phán xét người khác thật dễ dàng nhưng nó sẽ hủy hoại người khác và sự phán xét cũng không làm cho xã hội và con người trở nên tốt đẹp hơn. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: không nên phán xét người khác vì thật dễ dàng khi ta phán xét một ai đó nhưng chỉ ra cái sai của người khác thì dễ mà sửa chữa nó thì rất khó; phán xét người khác là hủy hoại những điều tốt đẹp trong họ nên thay vì phán xét người khác ta nên tự mình làm ra những điều tốt đẹp để cống hiến cho cuộc sống. Có thể làm theo hướng sau: Phán xét là đưa ra những đánh giá về người khác một cách ấn định theo quan điểm chủ quan của mình; không nên phán xét người khác vì con người vốn không hoàn hảo; ai cũng có thể phạm phải lỗi lầm vì vậy chúng ta nên nhìn nhận con người và công việc với tấm lòng bao dung; phán xét người khác không những không giúp họ tiến bộ mà còn hủy hoại những gì tốt đẹp ở họ; thay vì phán xét người khác chúng ta nên cố gắng để tự mình làm nên điều tốt đẹp; góp ý cho người khác là điều nên làm nhưng quan trọng hơn là biết trân trọng điều tốt đẹp ở mọi người và sử dụng thời gian quý báu để tạo nên những giá trị đóng góp cho cuộc sống. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ. Từ đó liên hệ với vẻ đẹp của hình ảnh người tráng sĩ thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” để nhận xét về vẻ đẹp của người tráng sĩ trong mỗi bài thơ. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ,; liên hệ với vẻ đẹp của hình ảnh người tráng sĩ thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng”; nhận xét về vẻ đẹp của người tráng sĩ trong mỗi bài thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu đôi nét về Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn trích – Quang Dũng (1921 – 1988) là một nhà thơ tài hoa xứ Đoài mây trắng. Đọc thơ ông, người đọc luôn cảm nhận được một tâm hồn phóng khoáng, hào hoa và lãng mạn. 16
  6. – Bài thơ Tây Tiến được ông viết vào năm 1948 tại Phù Lưu Chanh. Cảm hứng bài thơ bắt nguồn từ nỗi nhớ da diết về đơn vị cũ (Tây Tiến). Ban đầu bài thơ có tên là Nhớ Tây Tiến nhưng về sau đổi thành Tây Tiến và in trong tập thơ Mây đầu ô (1986). – Đoạn trích thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Sông Mã gầm lên khúc độc hành” là một trong những đoạn thơ ấn tượng của bài thơ. Không bởi chỉ vì nó khắc họa được chân dung của người lính Tây Tiến với vẻ đẹp kiêu hùng, hào hoa và bi tráng mà còn ở giá trị nghệ thuật của nó. * Cảm nhận vẻ đẹp kiêu hùng, hào hoa và bi tráng của người lính Tây Tiến trong đoạn trích − Hai câu thơ đầu khắc họa chân dung ngoại hình và thế giới tinh thần của người lính Tây Tiến. Ý thơ xuất phát từ một hiện thực rất khắc nghiệt, người lính Tây Tiến phải chiến đấu trong một điều kiện vô cùng gian khổ, thiếu thốn, sốt rét hoành hành. Những trận sốt rét ác tính làm rụng hết tóc trên mái đầu hào hoa của các anh, nước da cũng xanh màu bệnh tật. Quang Dũng đã sử dụng thủ pháp tương phản để khắc họa vẻ đẹp kiêu hùng của các anh: hình thức bên ngoài càng xanh xao tiều tụy bao nhiêu thì thế giới tinh thần bên trong càng hiên ngang anh dũng bấy nhiêu. – Hai câu thơ sau hé mở thế giới tâm hồn của người lính Tây Tiến. Mắt trừng gởi mộng qua biên giới là mộng diệt xâm lăng. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm là nỗi nhớ đầy lãng mạn, hào hoa, đa tình. Câu thơ ít nhiều còn ảnh hưởng của những giấc mộng trong văn chương sách vở một thời là mộng chinh phu và mộng giai nhân nhưng đã làm nổi bật được vẻ đẹp riêng của những chàng trai Hà Nội một thời gác bút nghiên lên đường ra xa trường. – Bốn câu thơ tiếp theo nói về sự hy sinh của người lính Tây Tiến. Văn chương sách vở một thời lảng tránh khi nói về cái chết vì nó dễ tạo cảm giác bi lụy. Quang Dũng không lảng tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh nhưng bút pháp lãng mạn đã cho phép nhà thơ sử dụng cái chết như một chất liệu thẩm mỹ để khắc họa chân dung người lính. − Nếu câu thơ Rải rác biên cương mồ viễn xứ ít nhiều gợi cảm giác bi thương từ hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh lẽo nằm rải rác nơi biên cương xa vắng thì câu thơ tiếp theo Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh lại vút lên một lí tưởng cao đẹp của thời đại là Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Cái hùng đã lấn át cái bi. − Câu thơ Áo bào thay chiếu anh về đất xuất phát từ một hiện thực vô cùng nghiệt ngã: người lính ngã xuống mà không có cả một manh chiếu để bọc thây, tấm áo rách tả tơi các anh mặc thường ngày là vật duy nhất đưa hình hài các anh về với đất mẹ. Quang Dũng đã trang trọng gọi tấm áo ấy là áo bào để tạo nên âm hưởng hào hùng như những tráng sỹ thủa trước. − Để ngợi ca sự hy sinh anh dũng của đồng đội nhà thơ cũng không cần đến những lời ca ngợi sáo mòn mà để cho dòng sông con thác thay lời sông núi cất lên khúc độc hành dữ dội đưa tiễn linh hồn của các anh. Hồn thiêng của các anh đã hòa vào hồn thiêng sông núi để làm nên hồn Tổ Quốc. − Nghệ thuật: + Thể thơ bảy chữ kết hợp với hệ thống từ Hán Việt tạo nên âm hưởng hào hùng và bi tráng. + Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn đã dựng lêm một tượng đài bất tử về người chiến sĩ vô danh. 17
  7. * Liên hệ với hình ảnh người tráng sĩ thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” – Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão khắc họa vẻ đẹp của người tráng sĩ thời Trần tiêu biểu cho hào khí Đông A. – Câu thơ thứ nhất Múa giáo non sông trải mấy thu cho thấy vẻ đẹp đầy kiêu hùng của người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo canh giữ non sông đẫ mấy mùa thu. Câu thơ thứ hai Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu cho thấy sức mạnh của cả quân đội nhà Trần và rộng hơn là cả dân tộc khí thế ngất trời không một kẻ địch nào có thể khuất phục được. – Hai câu thơ sau người tráng sĩ hiện lên ở tâm và chí. Đó không chỉ là chí nam nhi với khát vọng lập công danh thông thường mà là niềm khát khao lập nên những chiến công hiển hách cho đất nước. – Bài thơ 4 câu 28 chữ đã dựng lên hào khí của cả một thời đại, một thế hệ và một con người. Nó là sự thể hiện cảm hứng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước mãnh liệt. Dung lượng nhỏ nhưng sức bao quát, hàm chứa trong đó thật lớn lao. * Nhận xét về vẻ đẹp của người tráng sĩ trong mỗi bài thơ: – Tương đồng: Cả hai bài thơ đều khắc họa thành công hình ảnh người tráng sỹ với vẻ đẹp hào hùng, sẵn sàng hy sinh cho đất nước. Đó là những con người kết tinh vẻ đẹp anh hùng của dân tộc và thời đại. – Khác biệt: + Hình ảnh người tráng sĩ đời Trần trong bài thơ Tỏ lòng mang hào khí Đông A của thời đại với vẻ đẹp kì vĩ hào hùng như át cả vũ trụ bao la. Đó là vẻ đẹp của chí nam nhi với khát vọng lập nên những chiến công lưu danh sử sách rất phổ biến trong văn học trung đại. + Hình ảnh người lính Tây Tiến của Quang Dũng vừa mang vẻ đẹp của người tráng sĩ thủa trước với phẩm chất can trường, anh dũng sẵn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh lại vừa mang vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng giản dị, gần gũi mà lãng mạn, hào hoa. Nổi bật là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng. * Đánh giá chung: Nhìn chung, đoạn trích trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và bài thơ Tỏ lòng đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người tráng sĩ mang vẻ đẹp tiêu biểu của thời đại. Đó đều là những hình ảnh đẹp đẽ của chủ nghĩa anh hùng của con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giữ nước. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. B. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi trong dạy và học, đặc biệt là công tác biên soạn đề kiểm tra từ bài kiểm tra 15 phút, các bài viết văn của cả ba khối 10,11,12 và ra đề khảo sát chất lượng ôn thi THPT Quốc gia. Đề tài được thực hiện trong năm học 2018 – 2019 tại trường THPT Quang Hà và thu được những kết quả đáng khích lệ: 18
  8. + 100% Giáo viên môn Ngữ văn vận dụng thành công ngân hàng câu hỏi trong việc biên soạn đề kiểm tra phục vụ công tác dạy học. + Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tại đơn vị. So sánh điểm trung bình thi khảo sát THPT Quốc gia môn Ngữ văn của trường THPT Quang Hà trước và sau khi áp dụng sáng kiến trong dạy ôn thi: Lần 1 (2017-2018) 5.48 Lần 2 (2017-2018) 5.58 Lần 1 (2018-2019) 5.67 Lần 2 (2018-2019) 5,74 Tỉ lệ tăng/giảm so cùng kì năm trước 3.52% 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để áp dụng sáng kiến này, người dạy cần chú ý các điều kiện sau: - Thứ nhất: Giáo viên có năng lực chuyên môn, say mê, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Luôn mong muốn tìm tòi các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn, không ngại khó, ngại vất vả. - Thứ hai: Đảm bảo mục tiêu và phương pháp giáo dục là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. - Thứ ba: Nắm vững kỹ thuật xây dựng ma trận và thiết kế đề kiểm tra Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Lợi ích kinh tế: Qua những năng lực học sinh được phát triển trong các giờ kiểm tra và ôn tập, học sinh hiểu bài giải quyết hiệu quả các kiến thức trong bài học sẽ tiết kiệm chi phí cho gia đình, giảm bớt tiền học thêm hàng tuần, hàng tháng. + Lợi ích xã hội: Thông qua các giờ ngữ liệu đọc hiểu và đề nghị luận xã hội và văn học, học sinh được bồi đắp những tình cảm tốt đẹp, có thêm những kỹ năng sống cần thiết và năng lực tổng hợp trong cuộc sống. + Việc áp dụng trong giờ ôn tập giúp các em tích cực, say mê, hứng thú học tập một cách chủ động, đồng thời phát huy được sự sáng tạo cá nhân. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: + Bản thân cá nhân tác giả áp dụng giải pháp trên trong quá trình dạy học giờ ôn tập môn Ngữ văn đã thu được nhiều lợi ích: Có đề in trong hai cuốn sách ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn là tuyển tập “Bứt phá điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn” (phiên bản 2019) “Tuyệt kỹ luyện giải đề thi THPT Quốc gia” năm 2018. 19
  9. + Đối với nhà trường: Năm học 2018 – 2019 có 05 giải Học sinh giỏi môn Ngữ văn khối 12; điểm TB thi khảo sát chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn tăng 3,52% so với cùng kỳ năm 2017-2018 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Dương Khánh Toàn Tổ Văn – Ngoại ngữ trường Giáo dục và Đào THPT Quang Hà tạo 2 Tổ Văn – Ngoại ngữ trường Giáo dục và Đào Đặng Thị Bích Cảnh THPT Quang Hà tạo 3 Tổ Văn – Ngoại ngữ trường Giáo dục và Đào Nguyễn Thị Khoa THPT Quang Hà tạo 4 Nguyễn Thị Hồng Tổ Văn – Ngoại ngữ trường Giáo dục và Đào Hạnh THPT Quang Hà tạo 5 Tổ Văn – Ngoại ngữ trường Giáo dục và Đào Nguyễn Ngọc Hưng THPT Quang Hà tạo 6 Tổ Văn – Ngoại ngữ trường Giáo dục và Đào Hà Thị Kim Luyện THPT Quang Hà tạo 7 Nguyễn Thị Minh Tổ Văn – Ngoại ngữ trường Giáo dục và Đào Thành THPT Quang Hà tạo 8 Tổ Văn – Ngoại ngữ trường Giáo dục và Đào Nguyễn Thị Lan THPT Quang Hà tạo Bình Xuyên, ngày tháng 2 năm 2019 Bình Xuyên, ngày 09 tháng 02 năm 2019 PHÓ HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Viết Ngọc Dương Khánh Toàn 20