SKKN Một số cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm kết nối, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong chương trình hóa học THPT

doc 28 trang thulinhhd34 7750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm kết nối, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong chương trình hóa học THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_cach_thuc_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_ket_noi.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm kết nối, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong chương trình hóa học THPT

  1. 2. Axit phophoric tạo được mấy loại muối? lấy ví dụ Giáo viên giới thiệu: các phản ứng (4), (5), (6) minh họa một số tính chất của axit phophoric (nội dung ở tiết học trước). Các phản ứng (1), (2), (3) là giai đoạn sản xuất axit phophoric trong công nghiệp. Axit phophoric tạo ba loại muối (muối muối hidrophotphat, đihidrophophat và muối photphat). Phản ứng (7) nêu cách nhận biết muối photphat. Những kiến thức về sản xuất axit photphoric và muối của axit photphoric sẽ được nghiên cứu trong tiết học hôm nay. (4) NaH2PO4 (1) (2) (3) (5) Ca3(PO4)2  P  P2O5  H3PO4  Na2HPO4 (6) (7) Na3PO4  Ag3PO4 Quá trình sản xuất axit photphoric Muối của axit phophoric Phân tích cụ thể trong sơ đồ sau: 7.1.5- Sử dụng câu hỏi tiếng anh Học sinh vận dụng kiến thức môn Tiếng anh để trả lời một số câu hỏi về trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, hóa học, điều chế, ứng dụng giúp các em tăng vốn từ tiếng anh với môn hóa học. Ưu điểm của việc sử dụng câu hỏi tiếng anh trong hoạt động khởi động: Phát huy tư duy kiến thức tiếng anh vào nội dung môn Hóa học. Tạo sự mới mẻ, thu hút sự hứng thú tích cực của học sinh. Ví dụ 1: Bài Oxi - Ozon Question: X is a colorless, odorless gas and heavier than air. X also is a life- sustaining substance and fire. X is strong oxidizing compound. What is X? Key: X is O2. 13
  2. Câu hỏi: X là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Là chất duy trì sự sống và sự cháy. X có tính oxi hóa mạnh. X là chất nào? Đáp án: X là O2. Ví dụ 2 : Bài Hidrosunfua -Lưu huỳnh đioxxit- Lưu huỳnh trioxit Question: Y is a colorless gas, Its smell as rotten eggs, heavier than air. Y has a strong reduction property. What is Y? Key: Y is H2S. Câu hỏi: Y là chất khí không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí. Y có tính khử mạnh. Y là chất nào? Đáp án: X là H2S. Ví dụ 3 : Bài Amoniac và muối amoni Question 1: Z is gas with strong pungent smell, which is lighter than air. It is dissolved in water and the solution is basic. What is Z? Key: Z is NH3. Câu hỏi 1: Z là chất khí có mùi khai, nhẹ hơn không khí. Tan nhiều trong nước tạo dung dịch có môi trường bazơ. Z là khí nào? Đáp án: Z là NH3. Question 2: Which ammonium salts that has most nitrogen content in the following salts? Key: B. Câu hỏi 2: Muối amoni nào có hàm lượng nitơ nhiều nhất trong các muối sau A. NH4Cl. B. NH4NO3.C. (NH 4)2SO4.D. (NH 4)3PO4. Đáp án: B. Ví dụ 4: Bài Photpho Question 1: Configuration electron of phosphorus is Key: B. Câu hỏi 1: Cấu hình electron của P là A. 1s22s22p3.B. 1s 22s2 2p63s23p3.C. 1s 22s2 2p63s2.D. 1s 22s22p5. Đáp án: B. Question 2: What colour is ordinary phosphorus in the dark ? Key: white-green. Câu hỏi 2: Màu của P trắng phát quang trong bóng tối là màu nào? Đáp án: Màu trắng – xanh. 14
  3. Question 3: Who found phosphorus? Key: Hennig Brand Câu hỏi 3: Ai là người tìm ra P? Đáp án: Hennig Brand. Question 4: Ordinary phosphorus is reserved in A. fuel.B. benzene. C. oil.D. Water. Key: D. water Câu hỏi 4: P trắng được bảo quản trong . A. nhiên liệu.B. benzen. C. dầu.D. nước. Đáp án: Nước 7.1.6. Sử dụng các câu hỏi thực tế, vấn đề thời sự . Có thể sử dụng các câu hỏi thực tế, vấn đề thời sự để các em thấy sự gần gũi của hóa học với đời sống Ví dụ 1. Bài Nitơ GV đưa ra vấn đề thời sự nóng vừa diễn ra tại Thái Lan : “Khoảng 13h ngày 23/6, một nhóm gồm 12 thiếu niên trong độ tuổi 11 tới 16 thuộc đội bóng địa phương mang tên "Lợn hoang" cùng huấn luyện viên Ekkapol Chantawong, 25 tuổi đã vào hang Tham Luang để khám phá và tổ chức mừng sinh nhật 17 tuổi của Peerapat Sompiangjai, một cầu thủ trong đội. Kế hoạch khám phá hang Tham Luang một tiếng của các cậu bé trở thành bi kịch khi cả đội bị mắc kẹt không thể ra ngoài do nước mưa ngập lối ra”. Giáo viên yêu cầu HS cho biết loại khí nào là 1 trong những nguyên nhân gây trở ngại cho việc cứu hộ đội bóng và huấn luyện viên ra khỏi hang? HS trả lời, GV nhận xét và mở rộng Đó chính là : Trở ngại về Nitơ Nếu lặn sâu hơn (40 mét), người lặn có thể rơi vào trạng thái "say Nitơ". Lý do, khi lặn sâu, Nitơ lại tan vào trong máu nhiều hơn là do định luật về chất khí hòa tan trong nước.Khi nhiệt độ không thay đổi thì số lượng khí hòa tan trong nước tỉ lệ thuận với áp suất của khí đó. Bình thường, khi ở trên cạn chúng ở trạng thái cân bằng và nồng độ Nitơ ở mức an toàn trong máu. Nitơ sẽ xâm nhập vào máu khiến người lặn như một kẻ say rượu với các thao tác vụng về.Triệu chứng còn nặng hơn, nếu vừa mệt lại vừa lạnh. Xuống tới độ sâu 90- 100 mét, thì có thể bị mê sảng, bất tỉn. Gây nguy hiểm cho tính mạng người lặn. Một nguy cơ nguy hiểm khác khi người thợ lặn lặn sâu nhưng đột ngột nổi 15
  4. lên mặt nước là, do áp suất nước giảm, nitơ trong máu bị giãn nở nhanh tạo nên những bọt khí làm tắc mạch máu vô cùng nguy hiểm. Nitơ hòa tan quá nhiều gây rối loạn và tác động lên toàn bộ cơ thể, đây được xem là nguy cơ khiến cho nhiều người tử vong hoặc bị các di chứng nặng nề khi lặn. Lưu ý : Tuy nhiên câu hỏi này hơi khó với học sinh để tìm ra ngay N 2, cho nên với bài này tôi thường kết hợp với tổ chức trò chơi: Tìm từ khóa GV chiếu các hình ảnh, yêu cầu học sinh quan sát lần lượt các hình ảnh để tìm ra nguyên tố từ khóa 1 cách nhanh nhất (tương tự phần thi tăng tốc của Đường lên đỉnh Olympia) - Hình ảnh 1: thợ lặn giải cứu đội bóng - Hình ảnh 2: bảo quản mẫu sinh học - Hình ảnh 3: sấm sét, cây cối xanh tốt sau trời mưa có sấm sét, câu ca dao - Hình ảnh 4: ADN - Hình ảnh 5: vị trí nguyên tố trong BTH Hình ảnh nói đến nguyên tố hóa học nào? Sau đó GV có thể mở rộng về vấn đề trở ngại của thợ lặn khi giải cứu đội bóng đề làm tăng hứng thú cho học sinh Ví dụ 2 : Bài Axit Nitric và muối nitrat Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ từ cuối tiết trước yêu cầu HS chuẩn bị bài với nội dung : Mưa axi được phát hiện ra lần đầu tiên năm 1948 tại Thụy Điển nơi có rất nhiều mỏ than. Đến năm 1960 thì các nhà khoa học mới bắt đầu quan sát và nghiên cứu về hiện tượng này. Và thuật ngữ “mưa axit” được đặt ra bởi Robert Angus Smith vào năm 1972. Em hãy cho biết quá trình tạo thành mưa axit trong tự nhiên, tác hại của mưa axit và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa mưa axit. Các nhóm có thể thuyết trình bằng powerponit, hình ảnh, video, kịch 16
  5.  Tác hại của mưa axit - Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. - Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), magiê (Mg), làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. - Mưa axit ảnh hưởng đến hệ thực vật trên trái đất, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp - Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm, làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, di tích lịch sử - Đối với con người, mưa axit không gây ra tác động trực tiếp như với các loại thực vật hay sinh vật, nhưng các loại hạt bụi axit khô thì có thể gây ra các bệnh về hen suyễn, viêm phế quản, bệnh hô hấp và bệnh tim  Các giải pháp ngăn ngừa mưa axit - Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phát thải nhằm hạn chế tối đa phát tán SOx và NOx vào khí quyển. - Đổi mới công nghệ để giảm lượng khí thải SO2 từ các nhà máy nhiệt điện xuống còn 7,84 tỷ tấn năm 2020 bằng cách lắp đặt các thiết bị khử và hấp phụ SOx và NOx. - Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt để lưu huỳnh và nitơ có trong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng. - Đối với các phương tiện giao thông, tiến hành cải tiến các động cơ theo các tiêu chuẩn EURO để đốt hoàn toàn nhiên liệu, gắn hộp xúc tác để khử NO x (DeNOx) và SOx nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lượng khí thải ra. - Tìm kiếm và thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu sạch như hydro, sử dụng các loại năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường. Ví dụ 3. Bài Hợp chất của Cacbon -GV chia lớp hoạt động nhóm trình bày sự hiểu biết của mình về vấn đề GV sắp đưa ra. Các nhóm có 3 phút hoàn thành câu trả lời của mình GV : Trong bài : “Một số vấn đề toàn cầu” - chương trình địa lí lớp 10, các em đã được biết hiệu ứng nhà kính là 1 vấn đề mà đáng lo ngại của thế giới. Vậy khí nào là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính? ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với môi trường? Đề xuất giải pháp để hạn chế sự gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính ? -HS trình bày, GV nhận xét, bổ xung , trong đó cần nêu bật 1 số vấn đề 17
  6.  Khí CO2 là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính  Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với môi trường Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất. + Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển. + Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt. + Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. + Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khỏe của con người bị suy giảm  Đề xuất giải pháp để hạn chế sự gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính + Tìm ra phương thức vẫn chuyển khác. Ví dụ như dùng chung xe cộ với gia đình và bạn bè hạn chế sử dụng xe cơ giới thay vào đó là chúng ta nên đi bộ hoặc cưỡi ngựa + Tái sử dụng những gì có thể dùng được + Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển. Nhân loại đang cố tìm ra giải pháp để ngăn chặn hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra và một trong số đó là Nghị định thư Kyoto được đề ra tại Nhật Bản. Bản thân chúng ta, mỗi người phải có ý thức, chung tay bảo vệ môi trường sống ! 18
  7. - Sau đó, GV dẫn dắt vào bài : “CO2 chính là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, vậy CO2 có những tính chất gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay : Hợp chất của Cacbon ! Trong bài này, không những chỉ tìm hiểu về CO 2, mà chúng ta còn được tìm hiểu 1 số hợp chất khác của Cacbon như CO, axit cacbonic, muối cacbonat. Ngoài ra, trong bài “Hợp chất của Cacbon” GV có thể tiến hành theo cách : GV cho HS xem hình ảnh ngộ độc khí than và video hiệu ứng nhà kính . + Hình ảnh ngộ độc khí CO + Video về hiệu ứng nhà kính Yêu cầu HS xác định khí gây ra 2 hiện tượng trên , sau đó chốt vấn đề : các hợp chất CO, CO2. CO rất độc có thể gây nguy hại tới tính mạng con người ở một liều lượng nhất định. CO 2 là một trong những thủ phạm gây hiệu ứng nhà kính. Vậy chúng có tính chất như thế nào? Chúng ta vào bài hôm nay : “Hợp chất của Cacbon” 19
  8. 7.1.7. Sử dụng các trò chơi ô chữ Trò chơi ô chữ giúp học sinh củng cố kiến thức về tính chất, điều chế các chất. Trò chơi o chữ chứa đựng kiến thức đã học và kiến thức mới để kiểm tra bài cũ sẽ phát huy tốt tư duy của học sinh, đáp ứng mục tiêu bài học. Ưu điểm của việc sử dụng trò chơi ô chữ trong hoạt động khởi động: Vừa học, vừa chơi khiến học sinh hứng khởi ngay đầu bài học, tạo tâm lý thỏa mái, kích thích sự tìm hiểu kiến thức mới của học sinh. Ví dụ 1: Bài Luyện tập chương Halogen  Giáo viên phổ biến luật chơi - Ô chữ chìa khóa cần tìm là một hàng ngang gồm 7 chữ cái 1 2 3 4 5 6 7 - Các chữ cái trong ô chữ chìa khóa sắp xếp chưa đúng trật tự, sau khi lật mở được các chữ cái trong ô chữ chìa khóa học sinh phải sắp xếp lại các chữ cái cho đúng trật tự để gọi tên cho đúng từ chìa khóa - Học sinh có hai sự lựa chọn: + Lựa chọn 1: Đoán từ chìa khóa sau đó kiểm tra lại qua 7 dữ kiện ( dùng phương pháp diễn giải) + Lựa chọn 2: giải 7 dữ kiện trước rồi tìm từ chìa khóa sau ( Dùng phương pháp quy nạp) - Học sinh giải đúng ô chữ chìa khóa được phần thưởng là 3 cuốn vở ghi - Học sinh giải đúng mỗi từ hàng ngang trong ô chữ dữ kiện được phần thưởng là 1 cuốn vở ghi -Ô chữ dữ kiện có dạng 1 2 3 4 5 6 7 20
  9.  Cách tiến hành - Giáo viên là người dẫn chương trình - Học sinh chọn dữ kiện nào thì giáo viên đọc dữ kiện đó và lật mở các chữ chìa khóa thông qua dữ kiện đó - Học sinh có 5 giây để ghi đáp án vào bảng đen nhỏ Các dữ kiện trong ô chữ dữ kiện gồm: Dữ kiện 1 Từ F2 đến I2 tính oxi hóa dần Đáp án: GIẢM. Lật mở được ô số 1 là chữ G Dữ kiện 2 Từ HF đến HI tính khử dần Đáp án: TĂNG. Lật mở được ô số 3 là chữ N - Dữ kiện 3 Nguyên tắc điều chế clo trong phòng thí nghiệm là ion Cl thành Cl2 Đáp án: OXI HÓA . Lật mở được ô số 6 là chữ A Dữ kiện 4 Cho các phản ứng hóa học sau: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 Trong các phản ứng hóa học trên Cl2 là chất Đáp án: KHỬ . Lật mở được ô số 2 là chữ H Dữ kiện 5 Khoáng vật KCl.MgCl2.6H2O có tên gọi là Đáp án: CACNALIT . Lật mở được ô số 6 chữ L Dữ kiện 6 Khoáng vật Na3AlF6 có tên gọi là Đáp án: CRIOLIT . Lật mở được ô số 4 là chữ O Dữ kiện 7 Hợp chất có oxi của Clo được dùng làm thuốc tẩy trắng quần áo là Đáp án: GIAVEN. Lật mở được ô số 5 là chữ E Sau khi trả lời hết các dữ kiện các ô chữ dữ kiện có dạng sau: 21
  10. 1 G I Ả M 2 T Ă N G 3 O X I H Ó A 4 K H Ử 5 C A C N A L I T 6 C R I O L I T 7 G I A V E N Sau khi trả lời hết các dữ kiện các ô chữ chìa khóa có dạng sau: G N A H L O E 1 2 3 4 5 6 7 - Sắp xếp các chữ cái lại ta được từ chìa khóa: HALOGEN Ví dụ 2: Bài Axit nitric và muối nitrat GV cho HS chơi trò chơi ô chữ. -HĐ nhóm : GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận và ghi kết quả của mỗi từ hang ngang vào bảng phụ Nội dung câu hỏi của các từ hàng ngang: (1) Có 10 chữ cái: Là loại liên kết hóa học trong phân tử N2 (2) Có 7 chữ cái: Đây là số oxh cao nhất của nitơ. (3) 7 chữ cái: Là loại liên kết hóa học được do sự dùng chung một cặp electron chỉ thuộc về một nguyên tử của một nguyên tố. (4) 8 chữ cái: Là trạng thái tồn tại của nitơ ở -1960C (5) 8 chữ cái: Là cụm còn thiếu ở chỗ trống: Ở điều kiện thường nitơ là khí , không mùi, không vị. (6) 8 chữ cái: Là cụm từ để chỉ một chất tan trong dung môi ở bất kì tỉ lệ nào. (7) 8 chữ cái: Là cụm còn thiếu ở chỗ trống: Ở điều kiện thường dung dịch amoniac đặc là chất lỏng to (8) 7 chữ cái: Là cụm còn thiếu ở chỗ trống: Phản ứng NH4Cl (r) NH3 (k)+HCl (k) thuộc loại phản ứng GV đặt vấn đề : Qua kết quả của các từ hàng ngang nội dung chủ đề đề cập tới là gì? -HĐ chung: GV cho treo kết quả các nhóm. So sánh và giúp HS tìm ra kết quả đúng. 22
  11. 1 C Ộ N G H Ó A T R Ị 2 C Ộ N G N Ă M 3 C H O N H Ậ N 4 C H Ấ T L Ỏ N G 5 K H Ô N G M À U 6 T A N V Ô H Ạ N 7 D Ễ B A Y H Ơ I 8 P H Â N H Ủ Y 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến : Xây dựng, thiết kế hoạt động trải nghiệm kết nối trong một số bài giảng môn hóa học –THPT dựa trên công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sáng kiến đã được triển khai từ năm học 2016-2017 tại trường THPT A, kiểm tra đánh giá với cùng nội dung giữa lớp dạy thực nghiệm và lớp đối chứng thấy kết quả tiến bộ rõ rệt. Học sinh hứng thú hơn với các tiết dạy. Tôi đã áp dụng sáng kiến vào nhiều tiết học tại nhà trường, sau đó tiến hành khảo sát sự hứng thú của học sinh qua các tiết học sử dụng các cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trên, kết quả cho thấy 92,3% học sinh cảm thấy hứng thú. Qua thực tiễn, tôi thấy sáng kiến đáp ứng tốt cho việc đổi mới giảng dạy và áp dụng hiệu quả với không chỉ riêng bộ môn hóa học mà với các môn học khác ở các cấp học. 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: Không 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: - Về phía học sinh : + Cần học bài và nắm vững kiến thức, tích cực đóng góp xây dựng bài để rèn luyện khả năng thuyết trình. + Học sinh cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu của giáo viên giao về nhà. Tổ chức học tập theo nhóm để tạo điều kiện giúp đỡ nhau trong học tập. Ngoài ra, học sinh cần có tư duy sáng tạo trong học tập thì mới đạt kết quả cao - Về phía giáo viên : + Động viên, khuyến khích học sinh để học sinh có hứng thú trong học tập 23
  12. + Giáo viên chủ động tiếp cận, tìm tòi các phương pháp khác nhau để hướng dẫn phát triển tư duy của học sinh. + Lựa chọn cách tiếp cận bài mới phù hợp với khả năng của từng học sinh. + Mỗi giáo viên sau khi vận dụng các phương pháp dạy học vào từng bài học phải có nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm và trao đổi phổ biến với đồng nghiệp để khẳng định những biện pháp sư phạm trong việc nâng cao chất lượng bộ môn 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 10.1. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ Xây dựng, tổ chức một số hình thức mới trong hoạt động trải nghiệm kết nối như sử dụng sơ đồ phản ứng, phiếu học tập, câu hỏi tiếng anh, câu truyện lịch sử hóa học, vở kịch nhỏ về hóa học, trò chơi nhằm thu hút sự hứng thú của giáo viên và học sinh, phát huy năng lực tự học, tư duy sáng tạo ở các em học sinh. Xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm kết nối thể hiện được sự kết nối kiến thức cũ và kiến thức mới, thể hiện được nội dung cơ bản của bài học và đề cập được vấn đề liên quan trong thực tiễn nhằm phát huy khả năng tự học, tư duy sáng tạo của học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động dạy học. Hoạt động trải nghiệm kết nối này tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết. Quá trình thực nghiệm áp dụng sáng kiến với các lớp khác nhau, tôi thấy : Học sinh học tập hứng thú hơn,hiệu quả hơn, phát triển được 1 số kĩ năng như thuyết trình, diễn kịch, vẽ 10.2. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN Sáng kiến đã được triển khai áp dụng vào giảng dạy, nâng cao chất lượng khâu kiểm tra bài cũ, tạo sự hào hứng ngay đầu giờ mỗi tiết học, định hướng nội dung trọng tâm của bài dạy, góp phần thực hiện tốt các khâu lên lớp của tiết học. Đặc biệt sáng kiến đã phát huy khả năng tự học, tư duy sáng tạo của học sinh. Sáng kiến góp phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa học, nâng cao chất lượng dạy và học. Thông qua việc áp dụng sáng kiến, các giáo viên trong nhà trường đã cùng nhau bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ. 24
  13. 11. DANH SÁCH NHỮNG CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Giáo viên THPT Nguyễn Thị Áp dụng cách thức tổ chức Lê Văn Hùng Giang – Vĩnh Tường – Vĩnh hoạt động trải nghiệm kết Phúc nối trong các tiết học thuộc chương trình Hóa học 11 2 Đỗ Thị Nguyệt Giáo viên THPT Nguyễn Thị Áp dụng cách thức tổ chức Giang– Vĩnh Tường – Vĩnh hoạt động trải nghiệm kết Phúc nối trong các tiết học thuộc chương trình Hóa học 10 , ngày tháng năm , ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị/ Tác giả sáng kiến (Chính quyền địa phương) 25
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Hóa học 10 - Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) - NXB giáo dục 2007 2. Sách giáo khoa Hóa học 11 - Nguyễn Xuân Trường (chủ biên)- NXB giáo dục 2007 3.Sách giáo khoa Hóa học 12 -Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên)–NXB Giáo dục, 2007 4. Truyện kể 109 nguyên tố hóa học – Trần Ngọc Mai, NXB giáo dục 2004 5. Truyện kể các nhà bác học hóa học - Nguyễn Duy Ái (Chủ biên), NXB Giáo dục, 2007 6. Lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học , G.G.ĐIÔGHÊNÔP - NXB Thanh niên 2002 Một số trang web : 20120724043655836.chn den-bien-doi-khi-hau-post100933.gd 26