SKKN Áp dụng mô hình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua một vài hoạt động trải nghiệm sáng tạo để tạo cảm hứng học kĩ năng nói - viết tiếng Anh của học sinh

pdf 22 trang binhlieuqn2 03/03/2022 5701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng mô hình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua một vài hoạt động trải nghiệm sáng tạo để tạo cảm hứng học kĩ năng nói - viết tiếng Anh của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_ap_dung_mo_hinh_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Áp dụng mô hình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua một vài hoạt động trải nghiệm sáng tạo để tạo cảm hứng học kĩ năng nói - viết tiếng Anh của học sinh

  1. I. Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến - Trường THPT Kim Sơn C - Địa chỉ: Xóm 8 Xã Yên Lộc – Kim Sơn – Ninh Bình - Điện thoại: 0303722062 - Email: bcks@ninhbinh.edu.vn II. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Tống Văn Thắng - Chức danh: Giáo viên - Địa chỉ: Trường THPT Kim Sơn C - Email: thangtvksc@gmail.com. - Số điện thoại: 01694 243 389 III. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng - Tên sáng kiến: ÁP DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA MỘT VÀI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ĐỂ TẠO CẢM HỨNG HỌC KĨ NĂNG NÓI – VIẾT TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH (AN APPLICATION OF ABILITY DEVELOPMENT ORIENTATION THROUGH SOME EXTRA-CURRICULAR ACTIVITIES TO PROMOTE STUDENT’S LEARNING OF SPEAKING AND WRITING SKILL ) - Lĩnh vực áp dụng: Lớp 11, 12 ban Cơ bản. IV. Nội dung sáng kiến 1. Giải pháp cũ thường làm Trong giảng dạy tiếng Anh nói chung và dạy Nói – Viết tiếng Anh nói riêng thì đa số giáo viên và các em học sinh đều cảm thấy tiếng Anh là môn học “khó dạy và khó học”. Tại sao lại nói như vậy vì theo tôi – một giáo viên dạy tiếng Anh: Thứ nhất, tiếng Anh khó vì nó là ngôn ngữ biến âm, học theo kiểu tích lũy dần dần, 3
  2. đồng thời phải sử dụng, thực hành thường xuyên mới không bị quên. Thứ hai, do trình độ nhận thức của các em học sinh chưa đồng đều, ý thức với môn học còn thấp và đặc biệt là các em có ít hứng thú với môn tiếng Anh. Thứ ba, học sinh thấy khó học môn tiếng Anh vì chúng không hiểu, hoặc không biết phải làm gì. Do đó, vai trò của thầy cô dạy là rất quan trọng. Thứ tư, do ảnh hưởng của văn hóa vùng miền – đặc biệt là ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Thứ năm, đa số giáo viên dạy tiếng Anh theo cách áp đặt, máy móc nên không tạo được nhiều cơ hội để học sinh sáng tạo, các em học thụ động và học để thi cử chứ không nghĩ đến việc dùng tiếng Anh để giao tiếp hàng ngày. Đó là thực trạng đã tồn tại rất lâu kể từ khi tiếng Anh được đưa vào giảng dạy trong các trường THPT trong hệ thống giáo dục của Việt Nam chúng ta. Vậy đâu là giải pháp cho những vấn đề kể trên? 2. Giải pháp cải tiến Giải pháp cải tiến trong SK của tôi đó chính là việc phải bắt học sinh phải tự tìm tòi, sáng tạo, chủ động trong học tiếng Anh. Vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn và giúp học sinh giải đáp mọi thắc mắc, câu hỏi xuất hiện trong quá trình dạy và học thông qua một vài hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đây cũng là định hướng phát triển trong tương lai của nền giáo dục Việt Nam chúng ta : “ Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh và thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. Như vậy, trong SK lần này tôi sẽ tiến hành dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh theo phương châm: + Nghe -> Quên + Thấy -> Nhớ + Làm -> Hiểu 4
  3. Tức là: Nói cho học sinh nghe thôi thì chúng sẽ quên ngay những điều ta vừa dạy mà thay vào đó hãy hướng dẫn, chỉ cho các em cách tự làm để các em tự sáng tạo thì các em sẽ nhớ được những điều đã được học. 2. 1. Giới thiệu sơ lược về Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo và Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Thời gian gần đây chúng ta vẫn nghe nói dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Vậy khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần được hiểu như thế nào? Khái niệm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. (Theo nội dung lớp tập huấn về KĨ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC của Sở GD & ĐT Ninh Bình ngày 7 và 8 tháng 12 năm 2016) Hình thức hoạt động trong dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng. Tuy nhiên, chúng ta có thể cụ thể hóa các hình thức hoạt động theo 4 nhóm sau: Nhóm 1: Hình thức có tính Khám phá (Hoạt động tự chủ) 1. Thực địa, thực tế 2. Thăm quan 3. Cắm trại 4. Trò chơi (lớn) Nhóm 2: Hình thức có tính Tham gia lâu dài (Hoạt động câu lạc bộ) 5
  4. 1. Dự án và nghiên cứu khoa học 2. Câu lạc bộ Nhóm 3: Hình thức có tính Thể nghiệm (Hoạt động hướng nghiệp) 1. Diễn đàn 2. Giao lưu 3. Hội thảo/semina 4. Sân khấu hóa Nhóm 4: Hình thức có tính Cống hiến XH (Hoạt động tình nguyện) 1. Thực hành lao động việc nhà, việc trường 2. Các hoạt động xã hội/ tình nguyện Thông hoạt động trải nghiệm sáng tạo chúng ta sẽ góp phần rất lớn trong việc đạt được các mục tiêu giáo dục về phẩm chất và năng lực của học sinh theo mục tiêu chung của Bộ giáo dục gồm: 03 phẩm chất: Sống yêu thương, Sống tự chủ và Sống trách nhiệm. Và 08 năng lực: Năng lực hợp tác, giao tiếp, Năng lực sáng tạo, Năng lực tính toán, Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động, Năng lực tích cực hóa và tự nhận thức, Năng lực tổ chức và quản lí cuộc sống, Năng lực khám phá và sáng tạo, Năng lực định hướng nghề nghiệp. Trong chương trình giảng dạy tiếng Anh hiện nay, việc giảng dạy chủ yếu dựa trên việc dạy kĩ năng theo định hướng nội dung chứ ít quan tâm đến phát triển năng lực cho học sinh. Sau đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng năng lực: Nội dung so sánh Chương trình định hướng Chương trình định hướng nội dung năng lực Mục tiêu giáo dục Mục tiêu dạy học được mô Kết quả học tập cần đạt được tả không chi tiết và không mô tả chi tiết và có thể quan nhất thiết phải quan sát, sát, đánh giá được cụ thể mức 6
  5. đánh giá được độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục Nội dung giáo dục Việc lực chọn nội dụng dựa Lựa chọn những nội dung vào các khoa học chuyên nhắm đạt được kết quả đầu ra môn, không gắn với các tình đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Nội dung huống thực tiễn. Chương trình được quy định chi tiết trong chỉ quy định những nội dung chương trinh chính, không quy định chi tiết. Phương pháp dạy Giáo viên là người truyền Giáo viên chủ yếu là người tổ học thụ tri thức, là trung tâm của chức, hỗ trợ học sinh tự học và quá trình dạy học. Học sinh tích cực lĩnh hội tri thức. Chú tiếp thu thụ động những tri trọng sự phát triển khả năng thức được quy định sẵn giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp - Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, các phương pháp học thí nghiệm thực hành Hình thức dạy học Chủ yếu dạy học lí thuyết Tổ chức hình thức học tập đa trên lớp học dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứ khoa học, trả nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học Đánh giá kết quả Tiêu chí đánh giá được xây Tiêu chí đánh giá dựa vào năng học tập của học dưng chủ yếu dựa trên sự lực đầu ra, có tính đến sự tiến 7
  6. sinh ghi nhớ và tái hiện nội dung bộ trong quá trình học, chú đã học trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn Qua việc so sánh ta có thể rút ra kết luận: Chương trình định hướng năng lực chủ yếu tập trung vào Đầu ra, còn chương trình định hướng nội dung thì lại coi trọng yếu tố Đầu vào. Thực tế, kết quả giáo dục cuối cùng là học sinh học được gì và vận dụng như thế nào vào trong thực tế cuộc sống. Đó là mục tiêu mà cả ngành giáo dục đang hướng đến, nhất là trong thời kì Hội nhập như ngày nay thì việc Dạy và học tiếng Anh càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Qua rất nhiều nghiên cứu, việc giảng dạy Nói và Viết tiếng Anh trong trường phổ thông còn nhiều khó khăn do điều kiện cơ sơ vật chất và trang thiết bị giảng dạy còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, năng lực của giáo viên tiếng Anh còn chưa đạt chuẩn và chưa đồng đều. So với nhiều quốc gia cũng coi tiếng Anh là môn học chính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore thì các nước này đã chi một khoản tiền lên đến hàng triệu USD để đầu tư cho việc dạy và học tiếng Anh. Nói như vậy không phải là nền giáo dục của chúng ta không có cơ hội và điều kiện để dạy và học tiếng Anh hiệu quả. Chúng ta có lợi thế về con người vì người Việt Nam có truyền thống hiếu học và chăm chỉ - một trong những yếu tố giúp học tiếng Anh tốt. Như vậy việc dạy Nói và Viết tiếng Anh cho học sinh đạt kết quả tốt là hoàn toàn có thể. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm giúp việc giảng dạy Nói và Viết tiếng Anh hiệu quả. Trong số đó có thể kể đến Kathleen M. Bailey trong dạy nói và Graham & Perin trong dạy viết. Cụ thể Bailey cho rằng: “Speaking is a comprehensive volume addressing the most salient issues for teaching learners to produce oral language”. Theo ej/ej40/r8.html- Practical English Language Teaching: Speaking- Kathleen M. Bailey(2005) và “Students' writing skills can also be enhanced by providing them 8
  7. with assistance that helps them carry out one or more writing processes. Effective forms of support include clear and reachable writing assignment goals; help from peer(s) to carry out some aspect of the writing process; activities that help students generate, organize, and evaluate possible ideas for writing; examples of good writing that serve as a model for students; and technological supports such as word processing” (Graham & Perin, 2007). Tiếp thu những quan điểm khác nhau về dạy Nói và Viết tiếng Anh. Tôi mạnh dạn đi thử nghiệm SKKN về dạy Nói - Viết tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua một vài hoạt động trải nghiệm sáng tạo để mang lại hiệu quả cao và giúp các em tự tin hơn trong học Nói và Viết tiếng Anh. 2. 2. Các biện pháp tiến hành SKKN nghiệm này tôi tiến hành trong 04 tuần, với 02 nhóm 10 học sinh có học lực Trung bình khá và yêu thích môn tiếng Anh của 2 khối là 12 và 11. Mục đích của việc chọn 2 nhóm học sinh ở 2 khối khác nhau là để : + Có được sự so sánh giữa trình độ nhận thức và giải quyết vấn đề của các em. + Nâng cao khả năng viết luận tiếng Anh hiệu quả cho học sinh. Tuần 1: ( Ngày 28/12/ 2016 tại lớp 11A) Mục đích: Gặp gỡ, chia nhóm, phổ biến mục đích của nghiên cứu, hướng dẫn các em tìm nguồn tài liệu và thảo luận Checklist 1. Tiến hành: - Gặp gỡ các em học sinh để phổ biến mục đích của nghiên cứu. + Kiểm diện: 10/10 + Mục đích của nghiên cứu: Giúp các em chủ động và rèn luyện kĩ năng Nói – Viết tiếng Anh - Chia làm 2 nhóm, chọn nhóm trưởng + Nhóm 1: 9
  8. 1. Trần Hương Giang- 11 B (C) 2. Hoàng Minh Đức -11A 3. Phạm Thị Như Quỳnh-11E 4. Nguyễn Thị Quỳnh Anh-11A 5. Nguyễn Phương Thảo-11B + Nhóm 2: 1. Trần Doãn An-12A (C) 2. Đào Ngọc Hưng-12A 3. Bùi Thị Hòa-12A 4. Phạm Phúc Định-12C 5. Trần Văn Tiến- 12 C - Cùng các em thảo luận về Checklist 1 ( Bảng đánh giá 1) CHECKLIST 1: (for individual students) 1. Participation (5ps) - Puntuality 1p - Cooperation 2p - Friendliness 2p 2. Contribution (5ps) - Ideas 2p - Material supply 2p - Group management 1p 10
  9. Hình ảnh các em thảo luận Checklist 1 - Định hướng cho các em về việc lựa chọn chủ đề để thảo luận và hướng dẫn các em các nguồn để tìm tài liệu cho chủ đề. Ví dụ: Pollution, Overpopulation, Vietnam Cuisine, Một số nguồn thông tin các em có thể tham khảo: 1. nam-thuc-trang-nguyen-nhan-va-tac-dong.htm 2. 3. 9Bc 4. 11
  10. 5. at/115/nfriend/3747742/language/vi-VN/Default.aspx - Lên kế hoạch cho buổi quay phim thực tế + Khối 12: Quay phim tại sông Ân- Thị trấn Phát Diệm- Kim Sơn- Ninh Bình. Chủ đề (Water pollution); Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại sông Ân. Thời gian: 8h sáng thứ 6 ngày 1/1/2017 + Khối 11: Quay phim phỏng vấn tại gia đình bác Thành- phố Phát Diệm Đông- Thị trấn Phát Diệm- Kim Sơn – Ninh Bình. Chủ đề (Overpopulation); phỏng vấn về những khó khăn trong cuộc sống của 1 gia đình đông con. Thời gian: 9h sáng ngày 1/1/2017 (Kèm theo Video) Nhận xét: + Ưu điểm: - Các em đến đúng giờ - Chủ động, nhiệt tình cộng tác với thầy để hoàn thành việc quay phim - Chịu khó ghi chép và lắng nghe thầy rút kinh nghiệm + Nhược điểm: - Một số bạn chưa đóng góp nhiều ý kiến, ngại đặt câu hỏi khi phỏng vấn - Tác phong làm việc còn chưa thực sự nghiêm túc Nhận xét chung: Hầu hết các em đều rất hứng thú và háo hức với việc lựa chọn chủ đề. So với cách dạy truyền thống như trên lớp thì hình thức hoạt động nhóm này các em rất chủ động và mạnh dạn, sôi nổi thảo luận, góp ý kiến trong việc chọn chủ đề cho mình và cho các thành viên trong nhóm. + Phương pháp cũ: - Giáo viên đưa ra chủ đề ngay trên lớp và học sinh được yêu cầu tự suy nghĩ trong thời gian ngắn hay thảo luận trong nhóm rất thụ động. Chủ yếu dựa vào phần kiến thức nền (background knowledge) để đưa ra quan điểm. 12
  11. + Phương pháp mới: - Giáo viên chủ động sắp xếp cho học sinh tham gia vào hoạt động trải nghiệm thực tế, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày tại ngay khu dân cư, địa phương nơi các em đang sinh sống. Từ đó, tạo cho các em cơ hội để tự khám phá và phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình tìm kiếm thông tin. Tuần 2: ( Ngày 4/1/2017 tại lớp 12A ) Mục đích: Thảo luận Checklist 2, giúp các em phân loại và chọn lọc thông tin, hướng dẫn viết outline, bản thảo và chữa lỗi chéo. Tiến hành: - Kiểm diện: Đủ - Thảo luận Checklist 2 CHECKLIST 2: (for groups) 1. Time management 1p 2. Ideas 3p 3. Presentation 3p 4. Response 1p 5. Applicability 2p 13
  12. Hình ảnh các em thảo luận Checklist 2 - Kiểm tra và giúp các em chọn lọc, phân loại thông tin mà các em thu thập được - Hướng dẫn các em cách viết Outline và bản thảo lần 1 * Hướng dẫn các em viết Outline (Dàn ý) 1. Introduction (Mở bài): Lead-in sentence -> Topic sentence 2. Body (Thân bài) : Main idea 1: Topic sentence -> Supporting idea 1, 2, 3, 4 Main idea 2: Topic sentence -> Supporting idea 1, 2, 3, 4 Main idea 3: Topic sentence -> Supporting idea 1, 2, 3, 4 3. Conclusion (Kết bài): Generalize ideas. - Hướng dẫn các em viết Draft ( Bản thảo) + Dựa vào outline đã viết, các em viết bản thảo lần 1 - Để các thành viên trong nhóm kiểm tra và chữa lỗi chéo nhau 14
  13. - Viết bản thảo lần 2 + Xuất hiện vấn đề không giải đáp được hoặc tranh luận chưa giải quyết được thì giáo viên là người giải đáp và đưa ra kết luận Hình ảnh các em chữa Outline cho nhau - Các thành viên chữa lỗi chéo cho nhau 15
  14. Hình ảnh các em sửa lỗi trong bài viết cho nhau Nhận xét: + Ưu điểm: - Các em tìm được khá nhiều thông tin - Một số em hiểu hướng dẫn của thầy đưa ra rất nhanh và tích cực hoàn thành công việc như: Quỳnh, An, Thảo, Đức. - Trong phương pháp này học sinh phải tự viết được outline và bản thảo dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên. Có sự khác biết với phương pháp cũ là: Học sinh viết dựa vào thông tin gợi ý cho sẵn, như vậy sẽ mất đi tính sáng tạo và ý tưởng của các em. - Đa số các em có ý thức hoàn thành công việc, một số em rất tích cực giúp bạn trong quá trình làm việc nhóm. + Nhược điểm: 16
  15. - Một số em chưa biết cách tìm, hay chưa biết chọn lọc thông tin cần thiết. - Một số em không có mạng Internet nên thấy khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. - Một số em còn xao nhãng, chưa thực sự tập trung. - Một số em còn thiếu chủ động, ỷ lại và ít hợp tác trong nhóm. + Phương pháp cũ: - Học sinh được cung cấp chủ đề, rồi nghe hướng dẫn từ giáo viên. Sau đó các em tự viết theo cách hiểu của bản thân. Khi sửa lỗi thì thông thường chủ yếu là do thầy cô chữa lỗi còn các em là người nghe và ghi chép. Như vậy, việc làm này vô tình đẩy học sinh vào thế bị động và trông chờ vào thầy cô. + Phương pháp mới: - Các em phải nỗ lực tìm các nguồn thông tin liên quan đến chủ đề và phải học cách chọn lọc thông tin cần thiết. - Các em được tự do chữa lỗi cho nhau, thậm chí 1 bài viết có thể sẽ được cả nhóm cùng tham gia sửa lỗi. Từ đó, các em sẽ thỏa sức sáng tạo và chủ động, tích cực, học được nhiều hơn từ bạn bè. Tuần 3: ( Ngày 11/1/2017 tại lớp 11 A) Mục đích: Chữa lỗi bài viết và yêu cầu chuẩn bị cho bài Presentation Tiến hành: - Kiểm diện: đủ - Chụp ảnh buổi sửa lỗi trong bài viết - Giúp các em sửa lỗi trong bản thảo - Yêu cầu các em hoàn thành bài viết - Chuẩn bị cho bài Presenttation ( Buổi trình bày sản phẩm) + Hướng dẫn các em làm Powerpoint + Chỉnh sửa phát âm và kiểm duyệt nội dung trình bày Nhận xét: + Ưu điểm: 17
  16. - Đa số các em có ý thức hoàn thành công việc được giao dúng thời hạn - Các em có ý thức giúp đỡ nhau trong quá trình chữa lỗi + Nhược điểm: - Một số em còn ỷ lại, không hoàn thành bài viết đúng thời hạn như: Tiến 12C, An 12A - Trong khi sữa lỗi bài viết còn e dè, nể nang bạn bè, không mạnh dạn chỉ cho nhau biết đó là lỗi gì và không đề xuất cách sửa lỗi. + Phương pháp cũ: - Các em được yêu cầu nói mà không có sự hỗ trợ nào hết. + Phương pháp mới: - Các em sử dụng công cụ hỗ trợ bằng Powerpoint nên sẽ thấy thú vị hơn. Nội dung trình bày sẽ được thể hiện sinh động và trực quan hơn. Tuần 4: ( Ngày 18/1/2017 tại lớp 12 A) - Các nhóm trình bày sản phẩm - Tổng hợp kết quả cả quá trình làm sáng kiến gồm: Tất cả bài viết của học sinh và các Video. Mục đích: Đánh giá kĩ năng Nói tiếng Anh theo hình thức Presentation Tiến hành: + Hướng dẫn cho các em các tiêu chí đánh giá trình bày trong bản Presentation Assessment Sheet PRESENTATION ASSESSMENT SHEET NAME: GROUP: MARK: ./10 DATE: . Criteria Description Mark 1. Fluency (2 POINTS) Suitable speed, pauses and no interuption 2. Pronunciation (2 Effort made to use correct intonation, 18
  17. POINTS) stress, individual sounds 3. Content (2 POINTS) Topic elaboration, organization, coherence and cohesion, suitable linkers and connectors 4. Vocabulary (2 Variety of words and phrases related to POINTS) the topic. 5. Grammar (2 POINTS) Accurate and appropriate: Verbs, tenses and functional phrases + Quay phim (Video) phần trình bày của các nhóm + Lần lượt các nhóm cử các thành viên trình bày chủ đề mà mình đã làm + Các thành viên chấm điểm chéo và đặt câu hỏi phản biện (Kèm Video của buổi thuyết trình sản phẩm) Nhận xét: + Ưu điểm: Hầu hết các em trình bày được vấn đề, nói to, rõ + Nhược điểm: Một số em còn ấp úng, ngại ngùng khi đứng trước đám đông, hay nội dung nói còn sơ sài, nhìn để đọc thay vì nói tự nhiên. - Họp các nhóm và đánh giá kết quả đạt được. + Phương pháp cũ: Các em có ít thời gian chuẩn bị ( thông thường là ở trên lớp sau đó lên bảng nói), việc này làm cho học sinh thiếu tự tin và đôi khi các em thấy bị tắc ý, không có nhiều ý tưởng để phát triển bài nói. + Phương pháp mới: - Các em có thời gian chuẩn bị ở nhà về chủ đề đã có từ trước nên sẽ cảm thấy tự tin hơn nhiều. Khả năng thuyết trình theo chủ đề bằng Powerpoint được cải thiện theo hướng chuyên nghiệp hơn và cải thiện được khả năng diễn thuyết bằng tiếng Anh trước đám đông. 19
  18. - Căn cứ vào đánh giá của các nhóm qua phần trình bày, qua bài viết và Checklist 1, 2 thì kết quả đánh giá (bằng điểm) cụ thể cho từng cá nhân học sinh như sau: + Nhóm 1: 1. Trần Hương Giang- 11 B (C): 9/10 2. Hoàng Minh Đức -11A : 8/10 3. Phạm Thị Như Quỳnh-11E: 9/10 4. Nguyễn Thị Quỳnh Anh-11A: 8/10 5. Nguyễn Phương Thảo-11B: 8/10 + Nhóm 2: 1. Trần Doãn An-12A (C): 9/10 2. Đào Ngọc Hưng-12A : 8/10 3. Bùi Thị Hòa-12A : 9/10 4. Phạm Phúc Định-12C: 8/10 5. Trần Văn Tiến- 12 C : 9/10 - Rút kinh nghiệm. V. Hiệu quả của SKKN Mặc dù tiến hành trong thời gian ngắn (04 tuần) và phạm vi nhỏ ( 02 nhóm 10 học sinh ở 02 khối lớp 12 và 11) nhưng qua đó đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau: - Giáo viên: + Khám phá ra được cách dạy tiếng Anh mới ( chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động học) + Tích lũy thêm kinh nghiệm trong dạy Nói – Viết tiếng Anh + Bản thân cùng tham gia vào trải nghiệm thực tế để tìm hiểu các vấn đề xã hội. - Học sinh: 20
  19. + Thể hiện sự tiến bộ nhất định qua từng tuần học + Tiếp thu được tri thức một cách chủ động, tích cực + Phát huy được khả năng làm việc nhóm + Phát triển năng lực học tập môn tiếng Anh theo hướng cập nhật thông tin và biết cách chọn lọc những chủ đề và thông tin hữu ích, gắn với chủ đề trong thực tế, gắn đời sống sinh hoạt hàng ngày. VI. Điều kiện và khả năng áp dụng Từ hiệu quả và cách thức tiến hành của SK này, tôi thấy rằng SK có khả năng áp dụng rộng rãi trong việc giảng dạy môn tiếng Anh trong các trường trung học ở nước ta hiện nay. Kim sơn, ngày 30 tháng 4 năm 2017 Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến 21
  20. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tập huấn về KĨ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC của Sở GD & ĐT Ninh Bình ngày 7 và 8 tháng 12 năm 2016. 2. Đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 3. Practical English Language Teaching: Speaking - - Kathleen M. 4. Effective writing for all students (Graham & Perin, 2007) 22