SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong tiết đọc - hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975 cho học sinh trường THPTP Tương Dương 1

docx 42 trang Giang Anh 26/09/2024 1100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong tiết đọc - hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975 cho học sinh trường THPTP Tương Dương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_van_dung_t.docx
  • pdfLÊ THƯƠNG HUYỀN - THPT TƯƠNG DƯƠNG - NGỮ VĂN.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong tiết đọc - hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975 cho học sinh trường THPTP Tương Dương 1

  1. 3.3. Đối với giáo viên - Trong hoạt động vận dụng, người giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tư vấn cho các hoạt động của học sinh thay vì “cầm tay chỉ việc” cho học sinh của mình. Giáo viên nhìn ra sự liên quan của bài học tới các tình huống trong cuộc sống, hình thành ý tưởng về vấn đề liên hệ để học sinh đóng vai trò là người thực hiện. Giáo viên có nhiệm vụ tham vấn nhiều hơn so với cách dạy truyền thống. - Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi phương thức đào tạo. Việc áp dụng các biện pháp sư phạm trên vào dạy học, giáo viên có thể nâng cao tính chuyên nghiệp, mở rộng sự hợp tác với đồng nghiệp và xây dựng các mối quan hệ với người học cũng như cộng đồng tại địa phương. - Giúp giáo viên tìm ra được một mô hình triển khai cho phép hỗ trợ người học đa dạng bằng việc tạo ra nhiều cơ hội học tập hơn trong lớp học. - Giáo viên có thêm kiến thức và kĩ năng để lập những kế hoạch xuyên suốt, nâng cao năng lực tự chủ trong dạy học, mang lại nhiều lợi ích tối đa, đồng thời cải tiến về phương pháp giảng dạy. Giáo viên có cơ hội được trải nghiệm, ngày càng tự tin hơn và có khả năng thiết kế các tiết dạy một cách linh hoạt, sinh động hơn. 3.4. Đối với cộng đồng - Nếu trước đây, hầu hết cha mẹ học sinh đều thụ động trong việc tiếp nhận thông tin, giao phó con em cho giáo viên thì nay khuyến khích cả phụ huynh cùng tham gia vào quá trình học tập của con. Các bậc phụ huynh cũng chủ động hơn trong việc gặp gỡ, nắm bắt, phối hợp với giáo viên giúp đỡ con. Qua các hoạt động giáo dục, để nhận biết điểm mạnh, yếu của con em từ đó cha mẹ học sinh có hướng điều chỉnh và phát huy sở trường của các em. - Thông qua các hoạt động thực tế, mối quan hệ giữa phụ huynh với giáo viên, phụ huynh với nhà trường gắn bó hơn, thường xuyên hơn. Nhiều phụ huynh chủ động trao đổi chia sẻ với giáo viên về tình hình học tập, rèn luyện của con em ở nhà. Rất nhiều phụ huynh sẵn sàng tham gia các hoạt động trải nghiệm ở nhà trường cùng với con em mình. - Mối quan hệ giữa học sinh, giáo viên, nhà trường với cộng đồng tại địa phương cũng gắn kết hơn. Học sinh thâm nhập thực tế dưới sự tư vấn, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức tại địa phương. Các em bổ trợ được nhiều bài học, kinh nghiệm sống và có những tác động tích cực trở lại để phát triển cộng đồng. Vì thế kiến thức bài học cũng gần gũi các em hơn như những mối quan hệ cộng đồng này. Nhà trường và đội ngũ giáo viên ngày càng được phụ huynh và nhân dân tin tưởng, yêu mến. 4. Bài học kinh nghiệm 32
  2. - Trong quá trình tổ chức hoạt động vận dụng để rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trong tiết đọc - hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975 đạt được kết quả khả quan, giáo viên cần chú ý đến mức độ phù hợp của câu hỏi với đối tượng học sinh. Đối với học sinh của trường THPT Tương Dương 1 chủ yếu đạt ở mức trung bình thì cần vận dụng phương pháp một cách linh hoạt. Câu hỏi thảo luận phải chi tiết, cụ thể sát đối tượng. Nhiệm vụ đặt ra vừa sức để tránh tình trạng thấy khó mà nản của học sinh. - Việc đổi mới phải được thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ ở các tiết học và tất cả các giáo viên trong tổ. Để tránh được tình trạng mạnh ai người nấy làm, thích bài nào thì vận dụng, từng bước nâng cao chất lượng của giờ dạy và cải thiện tình hình học tập môn ngữ văn của học sinh. - Cần tổ chức thành một chuyên đề để cả tổ cùng xây dựng nội dung, phương pháp, dự giờ đánh giá và rút kinh nghiệm. - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Bởi vì công nghệ thông tin có sự hỗ trợ rất lớn trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. - Việc sắp xếp bàn ghế để học sinh ngồi theo nhóm phải phù hợp để các em dễ dàng quan sát được nội dung trên bảng và màn hình tivi. - Mạnh dạn và chủ động chia sẻ với đồng nghiệp về những tình huống, những khó khăn mình đã gặp phải trong quá trình dạy học, những khó khăn khi đánh giá học sinh. Chỉ có như vậy mới tích lũy thêm cho mình nhiều kinh nghiệm. 5. Một số minh chứng cho quá trình học sinh thực hiện hoạt động vận dụng 5.1. Các minh chứng hoạt động vận dụng bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường 33
  3. Học sinh tham gia lao động vệ sinh bờ kè sông Lam HS tham quan mô hình kinh tế nhà hàng nổi kết hợp nuôi cá lồng trên sông Lam 34
  4. Tranh vẽ sông Hương, sông Lam được lượt bình chọn nhiều nhất trên trang Zalo của lớp Học sinh thuyết trình chủ đề giới thiệu về dòng sông quê hương em 35
  5. 5.2. Các minh chứng hoạt động vận dụng bài “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu Tranh vẽ theo chủ đề: Gia đình của em, được lựa chọn treo ở góc trang trí lớp học 36
  6. Học sinh tham quan mô hình kinh tế giỏi từ nghề dệt thổ cẩm tại bản Thạch Hoà, Thạch giám (Gia đình bà Lô Thị Lan) Các nhóm thảo luận giải quyết tính huống thực tiễn 37
  7. 5.3. Các minh chứng hoạt động vận dụng bài “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ Nhóm sân khấu hoá văn bản kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” 38
  8. Đại diện nhóm trình bày bài thảo luận chủ đề “Em muốn được là chính mình” 39
  9. C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận - Với vị trí và thế mạnh riêng trong chương trình của trường THPT, môn Văn trước hết giúp người đọc tiếp xúc với vẻ đẹp kỳ diệu và phong phú của tiếng mẹ đẻ, tiếp xúc với vốn văn hóa dân tộc để bồi dưỡng tâm hồn, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Mỗi giờ Văn luôn hàm chứa những thách thức, nghề nghiệp và đòi hỏi nhiều năng lực sáng tạo đặc thù của giáo và học. Câu chuyện đổi mới phương pháp dạy học Văn trong nhà trường THPT vẫn tiếp tục được đặt ra, đòi hỏi mỗi nhà giáo dục, mỗi giáo viên Văn phải tiếp tục tìm tòi, sáng tạo, tiếp tục trải nghiệm, nghiên cứu, học tập để cùng tìm ra những hướng đi phù hợp, tìm ra những giải pháp sư phạm tối ưu. - Có thể khẳng định rằng việc tổ chức tốt hoạt động vận dụng trong bài học ngữ văn nói chung và tiết đọc - hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975 nói riêng sẽ thực hiện được mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Quá trình học tập môn học theo hướng tăng cường vận dụng, liên hệ thực tế trong trường phổ thông có khả năng tạo điều kiện giúp học sinh nâng cao năng lực lĩnh hội trong học tập, hình thành thái độ, hành vi, tạo động lực cho các em tìm hiểu, cân nhắc các chọn lựa và có quyết định đúng đắn để giải quyết những vấn đề cũng như có cơ hội để rèn luyện các kĩ năng ứng xử có hiệu quả. - Để đạt được mục đích của hoạt động vận dụng đòi hỏi giáo viên phải xác định được các câu hỏi hướng tới việc hình thành năng lực và phẩm chất của học sinh sau mỗi bài học. Để cho kiến thức của các tác phẩm văn học không trở nên hàn lâm và xa vời đối với học sinh, bắt các em phải nắm được một cách gượng ép thì chúng ta cần đặt tác phẩm vào bối cảnh thực tế để nó trở nên gần gũi và thiết thực hơn. Tuy nhiên, nỗ lực của bản thân giáo viên là chưa đủ. Khi xã hội ngày càng phát triển, với biết bao vấn đề được đặt ra, để phát huy được ý nghĩa của những bài đọc văn đối với cuộc sống thì việc đổi mới nội dung, chương trình đang rất bức thiết. Đồng thời việc giảm áp lực thi cử cũng hết sức cần thiết để giáo viên có điều kiện, thời gian lồng ghép việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Quan tâm đến việc học sinh sẽ biết được cái gì và vận dụng nó ra sao sau mỗi bài đọc văn hơn là các em sẽ đạt được bao nhiêu điểm. Nếu cả giáo viên và những người có liên quan đều chú trọng đến mục đích giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thì tôi tin chắc rằng nền giáo dục nước ta sẽ sớm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. 2. Kiến nghị - Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học. - Nhà trường tạo điều kiện cho nhóm văn tổ chức các hoạt động ngoại khóa như tham quan, câu lạc bộ văn học, diễn đàn văn học, 40
  10. - Mở rộng giao lưu để giáo viên có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên trường khác cùng chuyên môn. - Tăng cường đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng đánh giá kết quả học tập với quá trình học tập. - Bộ giáo dục, Sở giáo dục đã những có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng bài học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, tuy nhiên cần đưa ra một số giáo án thiết kế cụ thể mang tính chất định hướng cho giáo viên. - Đầu tư kinh phí để nhà trường nâng cấp phòng học phù hợp với việc dạy học phương pháp mới. Quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của đồng nghiệp, cấp trên để giải pháp ngày càng hoàn thiện hơn. 41
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Trọng Luận, Lã Nhâm Thìn, Trần Đăng Suyền, Bùi Minh Toán, Lê A, SGK Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục. 2. Tài liệu thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn 12, NXB Giáo dục 3. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục. 4. Trần Đăng Suyền chủ biên (2010), Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, Tập II Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 5. Phương pháp dạy học Văn (Phan Trọng Luận) – NXB – ĐHQG 1998. 6. Tài liệu tập huấn trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT ( Bộ GD & ĐT, xuất bản năm 2015). 7. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn ngữ văn ở trường THPT, nhiều tác giả, NXB Giáo dục Việt Nam 2010. 8. Thái Duy Tuyên (2003), Những vấn đề chung của giáo dục học. NXB Đại học Sư phạm. Hà Nội. 9. Giao tiếp sư phạm (Hoàng Anh - Vũ Kim Thanh), Nxb Giáo dục, Hà Nội,1966 10. 11. www.thuvienvanhoc.com 42