SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho đoàn viên thanh niên ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho đoàn viên thanh niên ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_phap.docx
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho đoàn viên thanh niên ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay
- Thông báo, trao đổi kịp thời cho lực lượng Công an (bằng văn bản) những tin tức, tình hình HS vi phạm kỷ luật, các vụ việc, hiện tượng liên quan đến ANTT xảy ra trong các cơ sở giáo dục để phối hợp quản lý. Đối với ngành công an Nắm tình hình, quản lý chặt chẽ hoạt động của các tụ điểm phức tạp cũng như số đối tượng chính trị, hình sự, số mắc tệ nạn xã hội xung quanh các trường học, cơ sở giáo dục, phòng ngừa và đấu tranh, không để tác động xấu tới ANTT các trường học và cơ sở giáo dục. Phối hợp triển khai, thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ, hành chính, tố tụng cũng như công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động trên các lĩnh vực TTATGT, phòng chống ma túy tại các cơ sở giáo dục. Tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong các hoạt động dịch vụ: hàng quán, internet, trò chơi điện tử, karaoke,. làm ảnh hưởng đến việc học tập, rèn luyện của người học và ANTT khu vực xung quanh nhà trường. Trao đổi thông tin, tình hình với Đội An ninh các trường hợp cán bộ công chức, viên chức, học sinh vi phạm pháp luật để phối hợp triển khai công tác phòng ngừa chủ động có hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội thâm nhập vào các cơ sở giáo dục. Đặc biệt là các hành vi đe dọa, hành hung, cưỡng đoạt tài sản của ĐVTN ở khu vực xung quanh trường học. 4.10. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, kết hợp giáo dục giữa: Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong việc giáo dục pháp luật cho ĐVTN. Dựa vào công văn số 1934 /SGD&ĐT ngày 21 tháng 9 năm 2021 về việc phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục ĐVTN phổ thông. Hoạt động giáo dục đoàn viên thanh niên là nhiệm vụ của toàn xã hội, đạo đức đoàn viên thanh niên lại càng cần sự phối kết hợp của toàn xã hội, nhà quản lý giáo dục cần phải. Xây dựng ban đại diện cha mẹ đoàn viên thanh niên có tổ chức hoạt động tích cực có hiệu quả. Hàng tuần ban chấp hành hội cùng BGH. GVCN và Đoàn trường cần nắm bắt các thông tin về rèn luyện của con em mình kịp thời thông báo với gia đình để cùng nhau giáo dục. Thực hiện tốt cam kết 42
- giữa đoàn viên thanh niên - nhà trường - gia đình - xã hội. Điều 94 chương VI Luật Giáo dục quy định về trách nhiệm của gia đình: "Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất.". Cũng trong chương VI điều 97 quy định về trách nhiệm của xã hội: "Giúp nhà trường công tác các hoạt động giáo dục góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến đoàn viên thanh niên.". Như vậy gia đình - xã hội có vai trò rất lớn trong việc giáo dục pháp luật. Theo điều lệ Trường THPT điều 45 quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội: "Nhà trường phải chủ động phối hợp với hội đồng giáo dục các cấp, ban đại diện cha mẹ đoàn viên thanh niên các tổ chức và cá nhân nhằm thống nhất quan điểm nội dung phương pháp giáo dục giữa nhà trường gia đình và xã hội. Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh." Thực hiện cam kết không vi phạm luật không sa vào các tệ nạn xã hội giữa đoàn viên thanh niên và công an xã được làm thường xuyên trong năm học. Kết hợp với an ninh địa phương có đoàn viên thanh niên học tại trường, họp giao ban hàng tháng, thông tin, thông báo các hiện tượng đoàn viên thanh niên vi phạm và có biện pháp cùng nhau giáo dục. Các giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm thông tin đầy đủ, thường xuyên, kịp thời về tình hình học tập và rèn luyện của đoàn viên thanh niên đến Ban giám hiệu, đặc biệt là với phụ huynh. Đồng thời phải nắm chắc, tìm hiểu cụ thể những thông tin phản hồi từ phía phụ huynh. Từ đó phối hợp với gia đình để uốn nắn, giáo dục đoàn viên thanh niên khi sự việc còn ở trước, tránh trường hợp xảy ra rồi với xử lý. Nhà trường cùng với ban đại diện phụ huynh phải có sự liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương. thông qua các cấp chính quyền địa phương để quản lý đoàn viên thanh niên cùng với nhà trường và gia đình. Trường hợp có đoàn viên thanh niên vi phạm kỷ luật. Ban giám hiệu, đoàn trường phải kết hợp với ban đại diện phụ huynh và cha mẹ đoàn viên thanh niên vi phạm để kịp thời giáo dục một cách nghiêm khắc. Sau đó phải có kế hoạch theo dõi và giúp đỡ các em vi phạm tiến bộ. 43
- 5. Kết quả thực nghiệm đề tài Qua việc áp dụng một số giải pháp giáo dục pháp luật cho ĐVTN chúng tôi được kết quả khả quan như sau: Khảo sát thực trạng tại một số trường THPT trên địa bàn huyện Đô lương, khi được hỏi về công tác giáo dục pháp luật trong trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường khảo sát 50 giáo viên Trước khi áp dụng đề Ghi Sau khi áp dụng đề tài Đối tài Chú tượng Nội dung Rất Khôn Rất Khôn khảo Cần Cần cần g cần cần g cần sát thiết thiết thiết thiết thiết thiết Sự cần thiết của việc giáo 20 20 10 30 15 3 50 GV dục pháp (40%) (40%) (20%) (66%) (30%) (4%) luật cho ĐVTN Khảo sát về sự giảm bớt các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật trong độ tuối ĐVTN hay không thì đã thu được kết quả trả lời như sau: Trước khi áp dụng đề Ghi Sau khi áp dụng đề tài Đối tài Chú tượng Khôn Nội dung Có Không khảo ít g Có giảm giảm ít giảm giảm sát giảm giảm bớt bớt bớt bớt Khảo sát số lượng 1000 400 100 1500 600 600 300 ĐVTN vi (66,67% (26,67% (6,66% ĐVTN (40%) (40%) (20%) phạm ) ) ) pháp luật 44
- Nhận xét Thông qua kết quả này ta thấy, kết quả thực nghiệm sau khi áp dụng đề tài cao hơn khi chưa áp dụng đề tài 45
- C. KẾT LUẬN Xã hội càng phát triển, nhu cầu hiểu biết pháp luật và vận dụng pháp luật trong các hoạt động kinh tế, xã hội hay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân trong xã hội càng lớn. Do đó, ngoài việc trang bị các kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, việc phổ biến giáo dục pháp luật trong các nhà trường nhằm trang bị những tri thức pháp luật cơ bản cho ĐVTN, hình thành và củng cố ý thức tự giác tuân thủ pháp luật cho các công dân trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước là việc làm đúng đắn, cần thiết và cấp bách đáp ứng đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội và nâng cao dân trí của đất nước. Trong phạm vi nghiến cứu của đề tài về giáo dục pháp luật cho ĐVTN đã giúp cho đội ngũ giáo viên các đoàn thể và các bộ quản lý ban giám hiệu xác định đúng tầm quan trong của công tác giáo dục pháp luật cho ĐVTN ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ ở các trường THPT thực hành nên có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ, các biện pháp đưa ra chưa có tính khả thi cao, nhưng ít nhiều nó cũng giúp cho chúng ta thấy được thực trạng hiểu biết pháp luật ĐVTN hiện nay, giúp cho chúng ta định hướng lại một số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới để góp phần thành công vào công tác giáo dục pháp luật cho ĐVTN hiện nay. Để khắc phục những hạn chế tồn tại nói trên, đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho ĐVTN tại các trường THPT trong giai đoạn hiện nay chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị đề xuất sau: Đối với Bộ GD&ĐT: Tăng cường cơ sở vật chất để các trường đẩy mạnh công tác giảng dạy. Hoạt động.(phát hành sách. tài liệu tham khảo về công tác chủ nhiệm và hoạt động ngoài giờ. hướng nghiệp ) để nâng cao giáo dục pháp luật trong trường THPT. Đối với Sở GD&ĐT: Phối hợp giữa Sở GD-ĐT và Công an Tỉnh trong thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học. Tùy tình hình cụ thể các bên cần có những hoạt 46
- động thường xuyên gắn với các đợt cao điểm về an ninh chính trị địa phương để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho ĐVTN. Thường xuyên mở các tập huấn nâng cao trình độ pháp luật và kỹ năng phố biến giáo dục pháp luật cho giáo viên và những người làm công tác phố biến pháp luật tại các trường học. Đối với các trường THPT Cần xây dựng kế hoạch cụ thể về tuyên truyền phổ biến pháp luật ngay từ đầu năm học và có tổng kết rút kinh nghiệm qua từng học kỳ hoặc cuối năm học. Trong quá trình thực hiện viết sáng kiến không tránh khỏi những sai sót rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi có thể hoàn chỉnh hơn, cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII 2. Nghị quyết Đại hội IX Đảng CSVN 3. Hồ Chí Minh "về đạo đức cách mạng". NXB Sự thật 4. Điều lệ trường Trung học. NXB Giáo dục 5. Giáo trình Đường lối chính sách phát triển giáo dục và đào tạo 6. Giáo trình quản lý quá trình giáo dục pháp luật trong trường THPT 7. Giáo trình quản lý giáo dục giá trị nhân văn và giáo dục quốc tế trong trường THPT 8. Giáo trình xây dựng tập thể học sinh trong trường THPT 9. Giáo trình quản lý giáo dục dân số, môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội tròng trường THPT 10.Giáo trình quản lý giáo dục trong mối quan hệ và cộng đồng xã hội 11.Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; 12.Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BCA-BGD ĐT ngày 28/8/2015 của Bộ CA và Bộ GD&ĐT; Quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh Nghệ An và Sở GD&ĐT; 47
- 13.Quyết định số 79/2012/QĐ-UBND ngày 02/11/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về “An toàn về an ninh trật tự” . 14.Bộ GD-ĐT (2005), Điều lệ trường phô thông và trường phổ thông có nhiều cấp học 15.Sở GD-ĐT Nghệ An, Các văn bản hàng năm của Sở GD-ĐT, Công an Tỉnh 16.Nghệ an về nhiệm vụ giải pháp đẩu tranh phòng chổng ma tủy trong các trường học. 17.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư liên tịch sổ 30/2010/TTLT- 18.BGD&ĐT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tư pháp hướng dẫn phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học. 19.Sở GD-ĐT Nghệ An, Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học từ 2016-2017 đến 2021-2022. 20.Nguyễn Văn Hải (2021), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Đoàn viên thanh niên ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. SKKN cấp ngành. 21.Nguyễn Thị Kim Chi(2011), Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12. Luận văn thạc sỹ. 48