SKKN Một số giải pháp nhằm tổ chức các trò chơi dân gian có hiệu quả cho trẻ lứa tuổi Mẫu giáo 4-5 tuổi

doc 12 trang binhlieuqn2 8146
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm tổ chức các trò chơi dân gian có hiệu quả cho trẻ lứa tuổi Mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_to_chuc_cac_tro_choi_dan_gian_co.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nhằm tổ chức các trò chơi dân gian có hiệu quả cho trẻ lứa tuổi Mẫu giáo 4-5 tuổi

  1. Năm học 2018 – 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4 -5 tuổi, gồm 34 cháu, trong đó số cháu nam 21 cháu, nữ 13 cháu. Nhà trường đã trang bị về CSVC, mua sắm đồ dùng dạy học và hoạt động tương đối đầy đủ đặc biệt là đồ dùng đồ chơi dành cho khu trò chơi dân gian có màu sắc đẹp, hấp dẫn trẻ tham gia hoạt động. Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ chỉ đạo giúp đỡ chuyên môn cho giáo viên, cấp phát tài liệu, tạo điều kiện động viên cho giáo viên sưu tầm các nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ dạy học. Sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh. Sự quan tâm sâu sắc của Phòng Giáo dục & Đào tạo đặc biệt là cấp học Mầm non. Bản thân đã công tác nhiều năm trong nghề, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, luôn học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm, 2.1.2. Khó khăn Bên cạnh đó cũng có những hạn chế đó là: Một số trẻ thể lực còn yếu, chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các trò chơi dân gian. - Trẻ mầm non ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé đã được làm quen với các trò chơi dân gian nhưng chưa thực sự được trẻ ghi sâu trong trí nhớ vì các trò chơi dân gian hầu như đều gắn với các bài đồng dao nên mặc dù trẻ dễ thuộc nhưng cũng nhanh chống lãng quên khi bước sang một độ tuổi khác. - Nhận thức của một số bậc phụ huynh về hoạt động vui chơi chưa cao, chỉ chú ý đến các lĩnh vực khác như: Phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển thẫm mĩ chưa tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên thực hiện việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ ở trên lớp cũng như ở gia đình. - Vào năm học mới, bản thân giáo viên chưa nắm bắt hết các trò chơi dân gian dành cho lứa tuổi của lớp mình, chưa thực sự lôi cuốn trẻ tham gia, lồng ghép tích hợp trò chơ dân gian vào các họạt động học tập của trẻ chưa logic nên các giờ học có trò chơi dân gian đạt kết quả chưa cao. 2.1.3.Điều tra thực tiễn Năm học 2018 - 2019 bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 4- 5 tuổi. Tôi đã tiếp nhận lớp và nghiên cứu hồ sơ của trẻ, nắm bắt tình hình tâm sinh lý từng trẻ để có kế hoạch giáo dục.Từ những đặc điểm, tình hình thực tế của bản thân và của lớp mình, tôi đã suy nghĩ và tìm ra phương pháp thích hợp, để từng bước dẫn dắt trẻ tích cực tham gia vào các trò chơi dân gian. Chính vì những lí do trên khi nhận trẻ vào lớp tôi đã tìm hiểu khả năng nhận biết và hứng thú của trẻ về các trò chơi dân gian.Cụ thể, qua khảo sát tôi đã thống kê được các TT Mức độ Số trẻ Tỷ lệ đạt đạt được 1 Trẻ ham thích, hứng thú với trò chơi dân gian 15/34 44,1% 3
  2. 2 Trẻ thuộc lời đồng dao. 13/34 38,2% 3 Biết cách chơi, hiểu rõ luật chơi. 9/34 26,5% 4 Mạnh dạn tự tin khi tham gia trò chơi dân gian. 20/34 58,8% Với ý nghĩa và tầm quan trọng, những thuận lợi, khó khăn, kết quả trên, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, và tìm được một số giải pháp sau. 2.2 Các giải pháp: 2.2.1.Giải pháp : Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ Là một giáo viên đúng lớp, tôi hiểu rỏ thực trạng của lớp mình, tôi bắt đầu lập kế hoạch hoạt động tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian sao cho phù hợp từng chủ đề của lớp mình dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi, căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện nội dung chương trình năm học, căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các trò chơi dân gian cho trẻ, xác định độ khó của từng trò chơi, lời đồng dao và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những cái trẻ đã biết, đồng thời lồng ghép đan xen vào các hoạt động. Luôn bám sát chương trình, mục tiêu chăm sóc giáo dục, nội dung công việc rỏ ràng và cụ thể đúng như chương trình và lịch sinh hoạt. Thường xuyên chú ý đưa kế hoạch cho trẻ làm quen và rèn luyện cho trẻ, đặc biệt đối với những trẻ tiếp thu chậm, nhút nhát, thiếu tự tin. Mặt khác bản thân luôn trau dồi kiến thức, tự rèn luyện mình trong chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện đúng chương trình và biết sáng tạo trong cách tổ chức. Nhờ vậy tôi dần dần hoàn chỉnh trong việc lập kế hoạch cho lớp mình. 2.2.2 Giải pháp 2: Gây hứng thú cho trẻ trước khi tham gia vào trò chơi dân gian. Trước hết khi chuẩn bị tiến hành tiết học, hoạt động có trò chơi dân gian hoặc tổ chức trò chơi dân gian tôi đã tạo ra môi trường xung quanh lớp nhằm kích thích chi trẻ chú ý bằng cách sưu tầm những tranh ảnh, vẽ tranh nói về nội dung trò chơi đó, cho trẻ làm quen trước các bài đồng dao liên quan đến trò chơi đó, đồng thời tôi đã nghiên cứu nội dung phương pháp tổ chức trò chơi như thế nào cho phù hợp. Và tôi đã tiến hành các bước như sau: * Chuẩn bị kiến thức: Lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, các trò chơi dân gian vô cùng đa dạng và phong phú nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi. Vì thế để làm tốt công tác chuẩn bị, giáo viên cần phải nghiên cứu kỷ các trò chơi sắp tổ chức. Để thực hiện tốt việc tích hợp trò chơi dân gian vào hoạt động học tập của trẻ, giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp, gắn với nội dung bài dạy, đảm bảo yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ và tâm sinh lí lứa tuổi. Đối với các trò chơi gắn với các bài đồng dao giáo viên cần tập thuộc lời diễn cảm, phân 4
  3. biệt được giọng đối thoại trong nội dung bài đồng dao phản ánh điều gì, cần đọc sao cho truyền cảm, gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Khi tôi dạy trẻ đọc lời của bài đồng dao " Dệt vải ”. Đây là bài đồng dao trong trò chơi cùng tên thuộc chủ đề nghề nghiệp, giáo viên cần đọc thuộc với nhịp thơ 2/2. Bài đồng dao nói lên quá trình dệt vải của mẹ. Giọng ca nhẹ nhàng, tình cảm, nhịp độ chậm. Chú ý chữ khó đọc, khó hiểu cô nên giải thích cho trẻ đọc nhiều lần. Khi cô đọc diễn cảm cần thể hiện điệu bộ, nét mặt phù hợp với nội dung bài đồng dao và đặc biệt giáo viên phải nghiên cứu hình thức tổ chức trò chơi như thế nào để lôi cuốn trẻ vào giờ chơi. Khi đứng trước trẻ giáo viên tự tin vào cách tổ chức của mình. Với trẻ trong độ tuổi mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ cao hơn nhiều so với so với lứa tuổi trước. Vì thế trẻ có thể chơi các trò chơi dài hơn và khó hơn. Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau: - Trò chơi không quá dễ cũng không quá phức tạp - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm dễ tìm ở địa phương - Trò chơi mang tính lồng ghép ôn lại bài củ và làm quen kiến thức mới - Trò chơi giúp trẻ củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kĩ năng cho trẻ - Trò chơi gây được hứng thú, thu hút trẻ tham gia. - Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp. Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp cho lớp mình như: Dệt vải, ném vòng cổ chai, thả đĩa ba ba, bịt mắt bắt dê, lộn cầu vồng, trốn tìm, ném còn, bắt vịt trên cạn, cắp cua, kéo co * Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho các trò chơi dân gian: Để đi đến thành công của trò chơi ngoài kiến thức cơ bản như nắm vững luật chơi, cách chơi, thuộc lời ca thì đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi cũng là cơ sở quyết định kết quả của trò chơi. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi, luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng, nếu thiếu nó thì không thể tiến hành được. Ví dụ: Trò chơi”Ném còn” đòi hỏi phải có 1 cột bằng gỗ hoặc tre cao 150cm, ở trên đỉnh cột buộc một vòng tròn có đường kính 30- 40cm, 6 quả còn làm bằng vải. Đối với trò chơi:”Ném vòng cổ chai” đòi hỏi phải có 3 quả chùy hoặc 3 cái chai, 9 cái vòng đường kính từ 10- 15cm làm bằng tre. Hay đơn giản như trò chơi “Bịt mắt bắt dê”cũng không thể tổ chức được nếu thiếu dải vải hoặc dãi khăn bịt mắt. Điều đó chứng tỏ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dân gian cũng không kém phần quan trọng. Vì thế trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kĩ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi. * Dạy trẻ đọc thuộc lời ca(lời đồng dao) 5
  4. Trò chơi dân gian có một đặc điểm đặc trưng là khi chơi trẻ không chỉ đơn thuần thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao gắn với trò chơi khiến cho không khí chơi vui vẽ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. Ví dụ : Chơi “chi chi chành chành” trẻ hát: chi chi chành chành- cái đanh thổi lửa- con ngựa chết trương- tam vương ngủ đế Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rỏ lời nhưng thiếu nó thì trò chơI không thể nào tiến hành được. Trò chơi chỉ tổ chức được khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Vì thế tôi thường cho trẻ làm quen các lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi với các thời điêm trong ngày của trẻ như: Hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời Khi trẻ thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia chơi. * Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi dân gian một cách có hiệu quả Cách chơi và luật chơi cũng như đồ dùng đồ chơ của mỗi trò chơi dân gian đều không giống nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể cao, thường có số lượng cả lớp tham gia chơi nên đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như trò chơi “Bịt mắt bắt dê”, “kéo co”, “thả đĩa ba ba” Nhưng lại có những trò chơi tĩnh trẻ hay chơi theo nhóm nhỏ như trò chơi “cắp cua”, “trốn tìm”, “ném còn” Vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. 2.2.3 Giải pháp 3: Tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với tính chất của hoạt động. Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm một mục đích nhất định. Vì thế hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất, hay như hoạt động góc trẻ được mỡ rộng thêm về kinh nghiệm sống và kĩ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với từng hoạt động, từng chủ đề * Đối với hoạt động chung và hoạt động chiều (Chủ yếu diễn ra trong phòng nhóm): Thường tổ chức những trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như các trò chơi “chồng đống chồng đe”, “Bắt vị trên cạn” Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian vào hoạt động chung, giáo viên phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực phát triển của trẻ Ví dụ: - Với lĩnh vực phát triển thể chất: Nên lựa chọn trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh, hoạt bát năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh nhẹn. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi cũng giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh và năng động. Chẳng hạn: Với trò chơi “thả đỉa ba ba”, khi trẻ đọc xong câu cuối trẻ làm “đĩa” bắt đầu đuổi bắt những người qua “sông”chưa tới bờ. Ngay lập tức những người qua “sông” phải tìm cách chạy thật nhanh lên bờ sao cho “đĩa” không bắt được 6
  5. Đối với trò chơi “kéo co”đòi hỏi trẻ phải dai sức, khỏe mạnh đồng thời thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết mới dành chiến thắng. - Với lĩnh vực phát triển nhận thức và phát triển ngôn ngữ khi lựa chọn các trò chơi dân gian cần đáp ứng những tiêu chí sau: + Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ + Nhằm phát triển ngôn ngữ + Cung cấp cho trẻ kĩ năng (kĩ năng hoạt động theo nhóm, kĩ năng sữ dụng đồ dùng, đồ chơi) + Rèn luyện trí nhớ, tư duy cho trẻ Chẳng hạn: Lời đồng dao của trò chơi chuyền: Con ruồi có cánh, đòn gánh có mấu, châu chấu có đuôi đã giúp trẻ nhận biết đặc điểm đặc trưng của một số con vật và đồ vật quen thuộc. - Với lĩnh vực phát triển thẫm mĩ (môn giáo dục âm nhạc) nên lựa chọn trò chơi có giai điệu và lời hát như trò chơi:Tập tầm vông, lộn cầu vồng Ngoài ra khi lựa chọn trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một điều cần đặc biệt chú ý đó là: Phải lựa chọn trò chơi phù hợp với chủ đề và đề tài của bài dạy. Chẳng han như: Chủ đề động vật cho trẻ chơi trò chơi “Bắt vịt trên cạn, rồng rắn,bịt mắt bắt dê, cắp cua ”, Với chủ đề nghề nghiệp cho trẻ chơi trò chơi :Dệt vải, thả đĩa ba ba * Đối với hoạt động góc: Khi tổ chức ở các góc chơi, giáo viên cần chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi tạo sự kích thích cho trẻ để trẻ tham gia tích cực vào góc chơi trẻ đã chọn, nên tổ chức các trò chơi trẻ có thể chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như trò chơi:Kéo cưa lừa xẻ, dệt vải * Đối với hoạt động ngoài trời: Tận dung không gian rộng, thoáng mát, giáo viên nên tổ chức cho trẻ cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như:Bịt mắt bắt dê, lộn cầu vồng, mèo đuổi chuột * Đối với hoạt động mọi lúc mọi nơi Phải nói rằng trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Việc tổ chức, lồng ghép tích hợp các trò chơi dân gian không những gây hứng thú trong giờ học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời mà ngay cả những hoạt động tự do, mọi lúc, mọi nơi trẻ đều thích thú tham gia. Những giờ chơi tự do, trẻ thường tự nguyện tham gia. Biết được những yêu cầu của trẻ, tôi đã vận động tuyên truyền phụ huynh sưu tầm những trò chơi dân gian đơn giản để cho trẻ làm quen với lời ca hoặc trò chơi ở nhà. Ngoài hình thức trên tôi còn chú trọng gây hứng thú cho trẻ bằng nhiều hình thức khác như: + Vẽ nhiều tranh ảnh về những trò chơi dân gian, sưu tầm và làm nhiều đồ chơi phù hợp với trò chơi. + Xây dựng được góc chơi có nhiều đồ chơi tạo môi trường xung quanh lớp học(Viết thơ chữ to về các bài đồng dao trong các trò chơI dân gian tương ứng) 7
  6. + Xây dựng kế hoạch từng chủ đề cụ thể, có kế hoạch đưa trò chơi vào lồng ghép hợp lí.Tạo điều kiện để tất cả các trẻ được tham gia. Chú ý luyện cho những trẻ phát âm những ngôn từ chưa đúng, nói lắp Ngoài những trò chơi dân gian trong chương trình, giáo viên còn tìm tòi sưu tầm nhiều trò chơi dân gian ngoài chương trình có nội dung gần gũi, phù hợp với trẻ. cho trẻ làm quen và chơi mọi lúc mọi nơi. *Trong các ngày hội, ngày lễ tôi cũng đã lồng ghép những trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức tổ chức hội thi như hội thi “Bé với dân ca”,hội thi”Bé với ca dao - đồng dao” nhân ngày 8/3, ngày 20/11, ngày 22/12 Ngoài ra, bản thân tôi luôn tìm tòi sưu tầm tài liệu, học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ, linh hoạt sáng tạo trong các giờ dạy có lồng ghép tích hợp các trò chơi dân gian.Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, thao giảng dự giờ, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. - Tranh thủ ý kiến của lãnh đạo nhà trường, hội đồng chuyên môn, các chị em trong tổ, khối thường xuyên tự rèn luyện bản thân để tổ chức các trò chơi dân gian sao cho gây sự chú ý của trẻ và lôi cuốn trẻ tích cực tham gia chơi. 2.2.4.Giải pháp 4: Động viên tất cả các trẻ trong lớp cùng tham gia vào trò chơi Một ưu thế của trò chơi dân gian là nó có thể dung nạp được tất cả những ai muốn chơi, ít trò chơi dân gian quy định số người chơi.Vì vậy tôi luôn khuyến khích động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui Ví dụ: Nếu chơi trò chơi”Bịt mắt bắt dê” thì khi thêm người vào chơi vòng sẽ rộng hơn chứ trò chơi không thay đổi. Với trò chơi”Chuồn chuồn dế dế”thì mỗi khi thêm một người chơi “cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi trẻ đều được chơi. Với những trò chơi khác cũng vậy(Thả đĩa ba ba, nhảy lò cò, trốn tìm ).Trong khi chơi mọi người đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỉ, chơi không đúng luật, chen lấn các bạn sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của trẻ được nâng lên rất nhiều. 2.2.5.Giải pháp 5: Kết hợp với phụ huynh. Nắm bắt được tình hình thực tế của lớp mình đối với trò chơi dân gian trong các hoạt động, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về các trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề sắp học để gợi ý cho phụ huynh hướng dẫn thêm cho trẻ ở nhà (lời đồng dao, cách chơi, luật chơi ). Lập kế hoạch họp phụ huynh theo từng tháng nhằm tuyên truyền vận động phụ huynh sưu tầm những trò chơi dân gian cổ xưa và ủng hộ nguyên vật liệu ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò chơi dân gian trong chủ đề. Thường xuyên phối hợp với phụ huynh tham gia vào các hội thi ở trường như (hội thi bé với ca dao, đồng dao. Bé với dân ca ). Đối với những trẻ tự ti, nhút nhát tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để tìm ra nguyên nhân và biện pháp nhằm giúp trẻ hòa đồng với các bạn trong lớp. 2.3. Kết quả đạt được. 8
  7. Qua thơi gian thực hiện tổ chức các trò chơi dân gian mặc dù bản thân gặp rất nhiều khó khăn nhưng với ý thức nổ lực phấn đấu, học hỏi và bằng những việc làm trên nên lớp tôi đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi sau : 100% cháu hào hứng tham gia vào các trò chơi dân gian. 90% cháu tự tịn, nhanh nhen , khi tham gia vào trò chơi dân gian. Đặc biệt trẻ lớp tôi rất hứng thú , tự tin khi tham gia vào hoạt động tập thể trước mọi người, trẻ rất thích được tham gia vào trò chơi nhanh nhẹn hẳn lên và có ý thức tập trung. được tham gia vào trò chơi giúp trr thỏa mản du cầu bản thân trẻ cảm thấy hồn nhiên và nhanh nhẹn hản ra. Trước kết quả ấy tôi vô cùng phấn khởi. TT Mức độ Số trẻ Tỷ lệ đạt đạt được 1 Trẻ ham thích, hứng thú với trò chơi dân gian 34/34 100% 2 Trẻ thuộc lời đồng dao. 32/34 94,1% 3 Biết cách chơi, hiểu rõ luật chơi. 31/34 91,2% 4 Mạnh dạn tự tin khi tham gia trò chơi dân gian. 32/34 94,1% III. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trò chơi dân gian vừ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ, giúp trẻ trở thành những người lao động tài giỏi trong tương lai, nhất là những trẻ chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi chơi thường cũng là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và biết tổ chức trong cuộc sống. Bằng việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian tôi đã giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình trong việc bảo tồn một di sản văn hóa tốt đẹp của dan tộc, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động”Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT.Việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian ở các trường học nói chung và trường mầm non nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng, vì không những chỉ giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc mà nó còn hình thành ở trẻ một nhân cách tốt. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà cũng là niềm vui lớn của cô giáo mầm non, của những người làm công tác giáo dục. Tăng cường tính tích cực trò chơi cho trẻ chính là một trong những mục tiêu mà nhà trường luôn chú trọng. Chúng tôi thường xuyên phát động các phong trào như thi sáng tác, sưu tầm các trò chơi dân gian, thơ ca, hò vè nhằm tăng thêm sự phong phú và gây hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các trò chơi dân 9
  8. gian. Việc đưa các các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca, hò, vè phù hợp với nội dung các hoạt động giáo dục đã thực sự có hiệu quả. Trẻ hứng thú tham gia, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gò bó. Và đã đưa trẻ về được với những bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhờ việc tổ chức một số trò chơi dân gian cho trẻ mà tôi đã có những hiểu biết sâu rộng hơn về nét bản sắc dân tộc Việt Nam. Thông qua đó đã phát huy được năng khiếu, sở trường của mình; được Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp trong và ngoài trường nhìn nhận, đánh giá cao. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: - Đối với nhà trường : + Tham mưu với UBND xã để hỗ trợ CSCV phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ. + Tham mưu với các bậc phụ hunh trong toàn trường và các ban ngành trong toàn xã để hỗ trợ xã hội hóa giáo dục tốt hơn. + Mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi để tổ chức có hiệu quả phù hợp với vùng miền, phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. - Đối với phòng giáo dục : + Ngoài việc tổ chức hội thi giáo viên giỏi, cần tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về tổ chức và lồng ghép nhiều hơn nữa các trò chơi dân gian vào các hoạt động để giáo viên học hỏi thực hiện chương trình giáo dục Mầm non hiệu quả hơn. + Tổ chức hội thi “trò chơi dân gian” cho trẻ mầm non giữa các cụm, giữa các trường để có sự giao lưu học hỏi thêm kinh nghiệm. Trên đây là một số giải pháp nhỏ của bản thân tôi, trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Rất mong sự quan tâm của lãnh đạo phòng, hội đồng khoa học cũng như sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp giúp tôi có những giải pháp hiệu quả và sáng tạo hơn. 10
  9. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG 11
  10. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD- ĐT 12