SKKN Một số giải pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi nhằm tổ chức tốt các giờ hoạt động cho trẻ 24-36 tháng
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi nhằm tổ chức tốt các giờ hoạt động cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_su_dung_do_dung_do_choi_nham_to_chuc_t.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi nhằm tổ chức tốt các giờ hoạt động cho trẻ 24-36 tháng
- 1. Phần mở đầu: 1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp: Trẻ lứa tuổi 24-36 tháng, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, do đó nếu chỉ bằng lời nói suông, lời giảng giải khô khan không có đồ dùng giáo cụ trực quan thì trẻ không thể hình dung và hiểu được nội dung của tiết học. Việc cho trẻ làm quen với con người, cảnh vật, đồ vật xung quanh trẻ qua các giờ học, đòi hỏi một người giáo viên Mầm non cần phải năng động, sáng tạo và linh hoạt trong việc làm và sử dụng đồ dùng giáo cụ trực quan để nâng cao hiệu quả của tiết học, góp phần giúp trẻ tiếp cận với môi trường xung quanh với con người, cảnh vật, đồ vật một cách có hiệu quả cao nhất. Chính vì thế mà cô giáo phải tạo mọi điều kiện cho trẻ tiếp xúc với đồ dùng, đồ chơi, biết sử dụng và làm đồ dùng trang thiết bị cho việc “Học mà chơi, chơi bằng học" của trẻ. Giúp trẻ thể hiện được ý định của mình một cách đơn giản và dễ hiểu nhất về cảnh vật, con người, đồ vật xung quanh trẻ qua các giờ học. Với lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi nhằm tổ chức tốt các giờ hoạt động cho trẻ 24 - 36 tháng” 1.2. Điểm mới, phạm vi áp dụng đề tài: * Điểm mới của đề tài: Trong trường Mầm non đồ dùng, đồ chơi, giáo cụ trực quan rất cần thiết đối với việc “Học mà chơi, chơi bằng học” của trẻ. Đồ dùng giáo cụ trực quan là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ, đó là nguồn vui, là phương tiện để trẻ vui chơi và học tập. Không những thế đồ dùng, đồ chơi, giáo cụ trực quan là người bạn đồng hành không thể thiếu được, nó còn giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, đặc biệt là trớ nhớ, quan sát, rèn luyện sự chú ý, tư duy, thẩm mỹ, đạo đức, khả năng nhận biết phân biệt so sánh. * Phạm vi áp dụng: Đề tài này được áp dụng tại lớp theo các lĩnh vực, tại trường chúng tôi và được áp dụng rộng rãi cho các trường học mầm non trên toàn huyện. 2. Phần nội dung: 2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu: Trong những năm dạy trẻ học ở độ tuổi này, bản thân tôi nhận thấy việc làm và sử dụng đồ dùng giáo cụ trực quan cho các môn học là rất quan trọng, giúp trẻ hiểu biết thêm và nhớ lại những con người, những con vật, cảnh vật, những đồ vật, các loại phương tiện giao thông, các loài hoa, các loài cây ăn lá, ăn củ, ăn quả, .mà trẻ chưa nhìn thấy hoặc đã nhìn thấy. Đồ dùng giáo cụ trực quan sẽ kích thích sự hứng thú và chú ý của trẻ vào các tiết học, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và tiết học đạt kết quả cao hơn. 1
- Năm học 2018 - 2019 bản thân tôi được nhà trường phân công dạy nhóm 24 - 36 tháng, thực hiện chương trình GDMN của lứa tuổi 24 - 36 tháng. Qua thời gian đứng lớp, nắm bắt tình hình thực tế của lớp tôi nhận thấy lớp mình có những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Nhà trường đó tạo mọi điều kiện mua sắm đầy đủ đồ dùng dạy học cho cô, đồ chơi của trẻ đầy đủ như: Tranh môi trường - tranh lô tô - sách - tài liệu - tranh thơ, chuyện, đồ chơi bằng nhựa Lớp có phòng học rộng rãi. Bên cạnh đó, được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu nhà trường trong việc bồi dưỡng phương pháp dạy học và cách làm đồ dùng giáo cụ trực quan bền đẹp, có màu sắc hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm, sinh lý của lứa tuổi 24-36 tháng. - Bản thân là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, khéo tay, thực sự yêu trẻ, tâm huyết với nghề. Tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn do phòng, cụm liên trường và nhà trường tổ chức. Bản thân có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng đồ dùng, đồ chơi cho các giờ hoạt động cảu trẻ. - Các bậc phụ huynh có nhận thức cao, hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường. Từ đó có sự hộ trợ kinh phí, sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu và làm đồ dùng trực quan phục vụ cho cô và trẻ. * Khó khăn: Lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng cháu còn nhút nhát, một số mới nhận vào chưa có nền nếp thói quen còn quấy khóc, một số trẻ cá biệt còn rụt rè, phát âm chưa chuẩn nên có sự chênh lệch trong việc tiếp thu kiến thức của trẻ. Thời gian làm đồ dùng, đồ chơi của cô giáo rất ít rất hạn hẹp vì ở độ tuổi nhà trẻ phần chăm sóc các cháu quá nhiều. Vì vậy bản thân tôi phải tranh thủ, sắp xếp tận dụng mọi thời gian để làm đồ dùng phục vụ cho cô và trẻ đủ các môn học Đồ dùng phục vụ cho các môn học còn hạn chế, màu sắc chưa đẹp, chưa hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào giờ học. * Khảo sát chất lượng đầu năm: Qua các tiết dạy đầu năm học,: Nhận biết tập nói, vận động, thơ, chuyện, xếp hình, xâu hạt tôi cho trẻ quan sát đàm thoại về chủ đề gia đình, các con vật, tôi thấy khả năng tiếp thu của trẻ còn chậm, còn lúng túng, trẻ nói ngọng, nói lắp nhiều nền nếp lớp học còn lộn xộn. Qua đó tôi thấy khă năng hiểu biết và nhận thức của trẻ về các môn học của trẻ còn yếu cụ thể: - Khi cho trẻ làm quen với chủ đề gia đình và đồ dùng gia đình 40% trẻ biết gọi tên, công việc, các đặc điểm, công dụng của những người thân trong gia đình và đồ dùng trong gia đình. - Khi cho trẻ làm quen với thế giới động vật 55% trẻ biết gọi tên, đặc điểm các con vật 2
- - Về bộ môn văn học: 50% trẻ thuộc thơ, 45% trẻ biết nghe cô kể chuyện - Về bộ môn xếp hình: Khi đưa đồ chơi ra trẻ rất bỡ ngỡ, cứ nhìn ra quay vào, có trẻ chỉ mân mê và sờ mó các khối gỗ rất lạ, không có sự tập trung chỳ ý vào giờ học. Trong lớp chỉ có 40% trẻ chú ý cô hướng dẫn, - Về môn âm nhạc: 50% trẻ thích hát, hát thuộc bài hát. Điều đáng nói là đồ dùng giáo cụ trực quan để phục vụ cho các môn học còn ít, việc sử dụng giáo cụ trực quan của giáo viên chưa được khéo léo và linh hoạt. Từ thực trạng trên mà bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghỉ tự hỏi mình phải làm gì đây để đáp ứng nhu cầu mong muốn của trẻ. Truyền thụ kiến thức, giáo dục trẻ như thế nào? Ở thời điểm nào? Dẫn dắt làm sao đây cho thật gần gũi, thật dễ hiểu, để kích thích và gây hứng thú cho trẻ trong giờ học. Làm thế nào để giúp trẻ tiếp thu bài nhanh có kết quả. Từ đó bản thân tôi đó mạnh dạn đưa ra những giải pháp sử dụng đồ dùng dạy học giúp trẻ 24-36 tháng học tốt các môn học sau: 2.2. Các giải pháp: 2.2.1. Xây dựng kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động của trẻ. Để làm tốt và có nhiều đồ dùng, đồ chơi thì việc đầu tiên tôi làm là: + Dựa vào chương trình giảng dạy theo chủ đề để xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi cho lớp cả năm học, cụ thể hoá từng tháng, từng tuần theo các môn học. + Việc lên kế hoạch giúp cho bản thân chủ động và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng , đồ chơi cho từng tiết học theo chủ đề. Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề: “Thế giới động vật” thì tôi xem ở sổ kế hoạch với chủ đề này mình làm những giáo cụ trực quan gì và có những biện pháp nào để làm và sử dụng giáo cụ trực quan đó. Dựa vào kế hoạch đó để bản thân sưu tầm tìm kiếm nguyên vật liệu dể làm và sử dụng giáo cụ trực quan phù hợp với các tiết học trong chủ đề là làm những đồ dùng: Các con vật, khối gỗ, sa bàn câu chuyện, mũ các nhân vật 2.2.2. Sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương: Việc sưu tầm nguyên vật liệu ở địa phương là rất cần thiết, từ nguyên vật liệu đó nó gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của trẻ, dễ kiếm, dễ tìm, ít tốn kém về mặt kinh tế, bền về cơ học, vật chất duy trì được lâu dài đối với sở thích của trẻ. Vì thế mà bản thân tôi đã tranh thủ mọi thời gian vào các giờ nghỉ, ngày nghỉ kết hợp cùng gia đình, chồng con sưu tầm một số nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: Hộp sữa vải vụn, que tre, thép buộc, xốp ở hộp ti vi, chai, lọ, giấy bóng cứng, mo cau, gỗ vụn, ốc biển, đồ nhựa các loại nắp chai Và khi tìm kiếm nguyên vật liệu tôi luôn chú ý đến mục đích và việc sử dụng nguyên vật liệu đó có 3
- phù hợp với nội dung từng tiết học, với kiến thức mình cần truyền thụ đến trẻ không. Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề: “Phương tiện giao thông” Thì tôi xác định trước đối với các tiết học trong chủ đề này cần sử dụng những giáo cụ trực quan như làm: Xe máy - tàu hoả - máy bay- xe ô tô - tàu thuỷ - thuyền buồm - túi cát - gậy - mũ tàu - mũ chim - sa bàn câu chuyện “Thỏ ngoan” - tranh thơ “Con tàu” - Đối với “Đoàn tàu” tôi tìm kiếm hộp sữa nhỏ bằng nhựa có dạng hình chữ nhật làm toa tàu và đầu tàu, các nút chai hình tròn để làm bánh xe, chuẩn bị thêm ít xốp vụn có màu sắc đẹp làm cửa sổ và cửa ra vào - Đối với “máy bay” tôi tìm kiếm xốp ở hộp ti vi làm thân máy bay-mo cau làm cánh và đuôi máy bay. Nắp chai làm bánh - “Xe máy” tôi tìm kiếm thép vụn làm bánh xe khung xe - phanh - cần số , que tre làm tăm - Xốp ti vi làm đầu xe - bao bóng và thìa ăn thạch dừa làm kính - Nắp kem Traxilin làm đèn - ống nhựa dùng làm ống bô - “Xe ô tô” tôi sưu tầm những chai đựng nước mắm cắt bỏ cổ chai lấy thân chai làm thùng xe, các nắp chai làm bánh xe, thêm vài miếng xốp làm trang trí cửa sổ, đèn và cửa ra vào - Tôi đã xác định được kiến thức của từng tiết học, với nguyên vật liệu như thế thì việc làm và sử dụng giáo cụ trực quan sẽ có hiệu quả cao. 2.2.3. Phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc sưu tầm nguyên vật liệu và làm đồ dùng, đồ chơi và xây dựng môi trường “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Một trong những thành công lớn nhất của bản thân tôi là phối hợp với các bậc phụ huynh sưu tầm và làm đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ hoạt động tốt trong việc tổ chức các giờ hoạt động cho trẻ. Ngay từ đầu năm học, trong buổi họp phụ huynh tôi đó nêu lên mục đích, yêu cầu cho phụ huynh rõ và mong phụ huynh ủng hộ, giúp đỡ. Phát động phong trào phụ huynh đã hưởng ứng rầm rộ. Những phụ huynh bán quán cung cấp chai nhựa - hộp sữa - nắp chai Những phụ huynh bán ti vi cung cấp xốp Những phụ huynh làm nón cung cấp que tre Những phụ huynh thợ may cung cấp vải vụn. Những phụ huynh làm thợ xây đóng góp thép buộc vụn. Những phụ huynh làm thợ mộc ủng hộ gỗ vụn 100% phụ huynh tham gia sưu tầm và ủng hộ nhiệt tình có nhiều nguyên vật liệu đủ làm đồ dùng phục vụ cho các môn học của cô và trẻ. Với tinh thần và những tình cảm của phụ huynh làm cho tôi thêm yêu nghề và say sưa hơn trong công việc tìm kiếm và sáng tạo làm đồ dung, đồ chơi phục vụ cho dạy và học của lớp tôi. 2.2.4. Công tác làm đồ dùng đồ chơi. 4
- Khi nguyên vật lệu đã phong phú và dồi dào tôi bắt tay vào làm đồ dùng đồ chơi phục vụ dạy học Bản thân tôi luôn hưởng ứng ngày hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường, cộng thêm kinh nghiệm học hỏi qua đồng nghiệp, với sự khéo tay của một số phụ huynh trong lớp, từ những miếng xốp ở hộp ti vi, hộp nhựa, vỏ chai, nắp chai, thép buộc, giấy bìa cứng, vải vụn, xốp màu, hạt ốc biển, mo cau, gỗ vụn, cây hóp, gỗ vụn tôi đó làm ra những nhân vật, con vật, đồ vật, những chiếc mũ, vật phẩm thật ngộ nghĩnh, đáng yêu và gần gũi như: Ông, bà, ba, mẹ, anh, em, con gà, vịt, lợn, chó, mèo, gấu, voi, khỉ, hổ, cá, tôm, cua, xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hoả, su hào, bắp cải, rau khoai, rau cải, cái bàn, ghế, giường, tủ, Mũ các nhân vật, Xâu vòng hạt, Túi cát, Gậy, Khối gỗ vuông, chữ nhật, Sa bàn, Rối Tất cả các các loại đồ dùng đồ chơi được sắp xếp, trang trí theo hướng mở, dán âm, dương để trẻ và gái viên có thể tháo lắp, thay thế một cách dễ dàng, thuận lợi. Nắm được tâm lý của lứa tuổi này trẻ thích khám phá và tìm tòi những điều mới lạ xung quanh, trẻ thích hoà mình vào cuộc sống gần gũi nên tôi đã tạo cho trẻ những con người, đồ vật, con vật, cảnh vật, cây cối đầy ấn tượng có hồn để lôi cuốn sự tò mò và chú ý của trẻ vào giờ học. Khi làm đồ dùng giáo cụ trực quan, tôi luôn chú ý đến cách làm và làm sao để đồ dùng phải an toàn tuyệt đối cho trẻ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với thẩm mỹ của trẻ, dễ lau chùi, không sắc nhọn, không gây độc hại cho cô và trẻ. Khi thực hiện làm đồ dùng tôi không chỉ quan tâm đến bền, đẹp mà các đồ dùng đó liên quan đến cuộc sống hằng ngày gần gũi với trẻ. Ví dụ: Khi làm đồ dùng trực quan về tiết học “Gia đình của bé” tôi dùng mo cau, xốp cắt làm bàn, ghế cho ông, bà, ba, mẹ, anh ngồi. Với bàn tay khéo léo tôi đã dựng xốp màu cắt, gắn, vẽ thành các nhân vật: ông trồng cây, Bà uống nước, Ba đọc báo, Mẹ dạy anh học bài, Em chơi xếp hình Tất cả không gian đó, quang cảnh đó, các nhân vật đó đã tạo nên một gia đình ấm cúng giúp trẻ hồi tưởng lại như trẻ đang ở nhà mình vậy. Không những bản thân tôi làm giáo cụ trực quan mà tôi còn kết hợp với các bậc phụ huynh cùng làm với tôi. Qua đó giúp phụ huynh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của giáo cụ trực quan đối với việc học của trẻ, từ đó phụ huynh quan tâm chăm lo hơn đến việc học của trẻ hơn. Bên cạnh đó, tôi còn hướng dẫn trẻ cắt các hoạ báo, hình ảnh theo chủ đề dán trong lớp và dán thành các bức tranh liên hoàn để trẻ học thêm mọi lúc mọi nơi. Qua đó trẻ được tự làm, sờ nắn, sử dụng đồ dùng, đồ chơi nhuần nhuyễn và kích thích tính tò mò sáng tạo của trẻ, giáo dục trẻ giữ gìn, yêu quý các sản phẩm, bảo vệ đồ dùng đồ chơi của lớp. 2.2.5. Lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi trên từng tiết học: Để hoàn thành các sản phẩm theo hư cấu trình tiết nội dung tiết học đã rất phức tạp song muốn khai thác sử dụng đồ dùng, đồ chơi trên từng tiết học có chất 5
- lượng và hiệu quả cao thì lại càng khó khăn hơn. Tôi đắn đo suy nghĩ kĩ lưỡng cho việc lựa chọn đồ dùng trên trong từng tiết học. Đồ dùng trực quan cho phù hợp để tiết học trẻ tiếp thu đạt kết quả cao nhất. Tiết học này cần sử dụng đồ dùng gì? Tranh vẽ hay đồ dùng bằng nhựa, đồ dùng tự làm Ví dụ: Với các tiết học chủ đề “Các con vật nuôi trong gia đình” thì tôi lựa chọn các loại đồ dùng giáo cụ trực quan các con vật nuôi trong gia đình dể dạy cho trẻ đó là: Tranh môi trường, Tranh lô tô, Tranh thơ, chuyện, Các con vật tự làm gần giống như vật thật, Con rối Tôi tổ chức cho trẻ quan sát, đàm thoại, trẻ trả lời các câu hỏi mà tôi đặt ra. Qua đó giúp trẻ hứng thú chú ý vào các tiết học mà còn giúp trẻ tìm hiểu và nắm bắt được các đặc điểm, cấu tạo, ích lợi, sinh sản của các con vật qua đồ dùng trực quan. Giúp trẻ phát triển thêm về ngôn ngữ, khả năng tư duy, giúp trẻ nhớ lâu hơn từ đó để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trẻ trong từng tiết học. Lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với từng tiết học, nhưng muốn đồ dùng trực quan đó sống động để đi vào lòng con trẻ thì đòi hỏi cô giáo phải sử dụng một cách có nghệ thuật, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác với lời nói, câu đố, trò chơi linh hoạt, sáng tạo khi đưa các đồ dùng xuất hiện vào bài, xử lý khéo léo các tình huống có thể xảy ra khi sử dụng đồ dùng và phải biết thay đổi hònh thức, thay đổi đồ dùng theo chủ đề để gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Đối với chủ đề: “Phương tiện giao thông” thì tôi sử dụng đồ dùng trực quan: Tranh môi trường - Tranh lô tô và xe đạp, Xe máy, Máy bay, Xe ô tô, Tàu hoả, Thuyền buồm, Tàu thuỷ, Ca nô, Xe xích lô, Mũ các nhân vật trong câu chuyện “Thỏ ngoan” và nhiều đồ chơi khác nữa do tôi tự làm gần như thật giúp trẻ khỏi nhàm chán và thu hút sự chú ý của trẻ vào các tiết học sinh động hơn. Để giúp trẻ nắm chắc, hiểu và diển đạt tốt khi tập kể chuyện theo từng hành động của các nhân vật trong các câu chuyện, đòi hỏi cô giáo phải tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt để làm ra những sản phẩm đẹp, hấp dẫn có giá trị. Từ đó qua đồ dùng đồ chơi giúp trẻ hứng thú tham gia vào các giờ tập kể chuyện theo các nhân vật. Ví dụ: Khi học tiết kể chuyện “Quả thị”. Tôi tập cho trẻ tập kể chuyện ở mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ thuộc chuyện. Vì vậy khi vào giờ học, tôi kể cho trẻ nghe 1 lần sử dụng sa bàn, 1 lần sử dụng rối và sau đó tôi cho trẻ lên đội mũ đóng các nhân vật tập kể chuyện theo từng hành động của các nhân vật. Trẻ hứng thú tham gia học, khi lên kể chuyện trẻ tự giới thiệu về mình trong vai nào và nhập mình vào vai đó để thể hiện ngữ điệu của từng nhân vật, lúc này trẻ đã thuộc chuyện và hoà mình vào các nhân vật như thật. Các trẻ ngồi ở dưới lớp cũng hào hứng muốn tham gia lên đóng kịch như bạn. Qua giờ tập kể chuyện tôi thấy trẻ rất phấn khởi, bạn nào cũng muốn đóng vai bà cụ để được quả thị rơi vào bị của bà và bắt chước lời nói cử chỉ của bạn Mèo, bạn Vịt thật ngộ nghĩnh đáng yêu. Nhờ có đồ dùng đồ chơi mà giờ học trở nên sinh động và trẻ hứng thú hơn. * Kết quả đạt được: 6
- Qua quá trình thực hiện bản tôi đã vận dụng các giải pháp trên vào từng tiết học, từng hoạt động của trẻ tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào các giờ học. - Trẻ biết gọi tên, đặc điểm các con vật, trẻ biết tên gọi tên các loại hoa, quả, tên gọi ông, bà người thân khoảng 85% - Về bộ môn văn học: 80% trẻ thuộc thơ, 85% trẻ biết nghe cô kể chuyện, nhớ tên một số nhân vật trong chuyện. - Về bộ môn tạo hình: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động xếp chồng, xếp cạnh, xâu hạt khoảng 95% - Về môn âm nhạc: 85% trẻ thích hát, hát thuộc bài hát, - 85-90% trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp với bạn và cô giáo. - Lớp có đầy đủ đồ dùng đồ chơi với nhiều thể loại đa dạng, đẹp, hấp dẫn phục vụ cho các môn học. * Đồ dùng làm được : + Đồ dùng của giáo viên: - Đủ một bộ cho các tiết dạy của các môn học có kích thước lớn hơn của trẻ. - Có đầy đủ các tranh chủ đề, tranh chuyện, tranh thơ Vòng, gậy, giá thể dục; Dụng cụ âm nhạc: Trống lắc, thanh gõ; Mũ đóng kịch, Mũ âm nhạc, cây các loại hoa , cây ăn quả, các bộ con rối , bộ sa bàn + Đồ dùng của trẻ: Con vật các loại, cây hoa, quả các loại màu sắc xanh, đỏ, vàng Các loại PTGT, nhân vật người thân trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em; bộ bàn - ghế - giường - tủ; khối gỗ các hình, hạt ốc biển , hạt tre, hóp. Nhờ có đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng, cô giáo biết cách lựa chọn hợp lí nên giờ học trở nên sinh động hơn, kích thích lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động, không còn những trẻ ngây ngô, chậm chạp như đầu năm, ít đi những trẻ nói chuyện riêng trong giờ học. Nhiều cháu biết nói to, rừ ràng, trả lời trọn câu. Nhờ có đồ dùng đồ chơi sinh động nên môi trường học tập trong và ngoài lớp phong phú, đẹp và hấp dẫn hơn. Các bậc phụ huynh thấy được sự tiến bộ của con em mình, sự khang trang của môi trường trong và ngoài lớp, nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của đồ dùng trực quan đối với việc học của con trẻ, đó quan tâm ủng hộ hoạt động giáo dục của lớp. Điều đáng nói là đồ dùng đồ chơi sử dụng cho việc học của con trẻ đã đi sâu vào các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt việc dạy và học. 3. Phần kết luận: 3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp: 7
- Trường Mầm non là môi trường giáo dục mà trẻ được vui chơi học tập dưới các hình thức đa dạng phong phú “Học mà chơi, chơi bằng học”. Qua các hình thức đó trẻ được lĩnh hội tri thức và phát triển một cách toàn diện. Trẻ 24 -36 tháng tuổi bắt đầu nhận thức sâu sắc về thế giới xung quanh. Con người, cảnh vật, đồ vật xung quanh trẻ đều được khoác lên mình một màu sắc, cảm xúc mạnh mẽ. Thế giới xung quanh trẻ là những điều kỳ diệu và bí ẩn, trẻ muốn vươn lên tự khám phá sự kỳ diệu đó bằng các hoạt động của chính mình. Với những giải pháp làm đồ dùng, đồ chơi nói trên bản thân tôi rút ra được bài một số bài học kinh nghiệm trong việc làm và sử dụng đồ dùng giáo cụ trực quan cho trẻ học tốt các môn học là một vấn đề rất cần thiết và phải thực hiện thường xuyên, xuyên suốt cả quá trình dạy và học của cô và của trẻ. Là một giáo viên Mầm non trước hết phải yêu nghề, tâm huyết với nghề, đối với trẻ bằng tình cảm của người mẹ thứ hai thực sự gần gũi, quan tâm đến sự phát triển hàng ngày của trẻ, theo dõi và nắm bắt được những đặc điểm cá tính của từng trẻ để có biện pháp giáo dục trẻ thích hợp. Giáo viên phải nắm chắc phương pháp cho trẻ hoạt động từng bộ môn. Mặt khác luôn chịu khó giành nhiều thời gian trong việc sưu tầm, tìm hiều nguyên vật liệu, cần cù, nhẫn nại, năng động, sáng tạo trong việc làm đồ dùng giáo cụ trực quan phục vụ cho việc học của trẻ. Bản thân luôn tự bồi dưỡng để nâng cao năng khiếu hội hoạ, tạo hình Lựa chọn và chuẩn bị các đồ dùng dạy học phù hợp, đẹp mắt, lôi cuốn trẻ vào các giờ học, phù hợp với từng nội dung cần truyền đạt đến trẻ, biết sử dụng đồ dùng, giáo cụ trực quan nhuần nhuyễn, khoa học, xử lý một cách có nghệ thuật các tình huống có thể xảy ra khi sử dụng đồ dùng trực quan. Từ những đồ dùng, đồ chơi làm ra cô giáo phải tạo môi trường cho trẻ được tiếp xúc, tạo tình huống cho trẻ hoạt động, bằng mọi cách cho trẻ được trải nghiệm hoà mình vào các đồ chơi mà trẻ được làm quen ở mọi lúc, mọi nơi. Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan qua các bài dạy để thay đổi, tạo tình huống mới gây sự bất ngờ chú ý của trẻ vào các giờ học. Phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh, làm tốt công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ để nhận được sự giúp đỡ đồng tình ủng hộ đối với việc dạy và học. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp trên để có những đồ dùng bền, đẹp, hấp dẫn, đa dạng và phong phú hơn. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Các cấp lãnh đạo, các ban nghành, nhà trường quan tâm hơn nữa để tiếp tục đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, đặc biệt là cơ sở vật chất, các loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ dạy học. Trªn ®©y, lµ s¸ng kiÕn c¶i tiÕn kü thuËt cña b¶n th©n, nh÷ng g× ®¹t ®ưîc cßn rÊt khiªm tèn vµ đây sẽ lµ nÒn t¶ng cho nh÷ng n¨m tiÕp theo. RÊt mong nhËn ®ưîc sù gãp ý, nhËn xÐt cña Héi ®ång khoa häc c¸c cÊp vµ ®ång chÝ ®ång nghiÖp ®Ó b¶n 8
- th©n cã ®ưîc nh÷ng kinh nghiÖm quý b¸u gióp cho viÖc tổ chức các giờ hoạt động cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng được tốt hơn. 9