SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn hiện nay ở chi bộ trường THPT Tam Giang

docx 7 trang vanhoa 8101
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn hiện nay ở chi bộ trường THPT Tam Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_xay_dung_doi_ngu_can_bo_doan.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn hiện nay ở chi bộ trường THPT Tam Giang

  1. MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lý do chọn đề tài 2 1.1. Cơ sở lý luận 2-3 1.2. Cơ sở thực tiễn 3 2. Phạm vi đề tài 4 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Thực trạng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán của Đoàn ở trường 4 THPT Tam Giang 1.1. Những thuận lợi cơ bản 4 1.2. Những khó khăn, bất cập 4-5 1.3. Những kết quả đạt được trong công tác chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cốt 5 cán của Đoàn trong những năm qua 1.3.1. Về số lượng 5 1.3.2. Về chất lượng 5 1.3.3. Về chiều hướng phát triển 5 2. Vận dụng những kinh nghiệm có được, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cốt 5 cán của Đoàn trong giai đoạn mới 2.1. Nhất quán trong quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn 5-6 2.2. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cốt cán của Đoàn về mọi mặt 6 2.3. Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ cốt cán của Đoàn gắn với công tác quy 6-7 hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kế cận trong thời gian tới 2.4. Làm tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng nhân tố mới, trẻ, tạo tiền đề cho công 7 tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn kế cận KẾT THÚC VẤN ĐỀ 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN HIỆN NAY Ở CHI BỘ TRƯỜNG THPT TAM GIANG ĐẶT VẤN ĐỀ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong trường học là một tổ chức chính trị của tuổi trẻ học đường, hoạt động theo Điều lệ Đoàn và được đặt trực tiếp dưới sự lãnh chỉ đạo của tổ chức Đảng trong nhà trường. Tập hợp thanh niên vào quỹ đạo hoạt động chung do Đoàn làm nòng cốt là một nhiệm vụ chính trị hàng đầu, xuyên suốt của tổ chức Đoàn và đội ngũ làm công tác Đoàn trường học, nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần to lớn giúp nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
  2. Trong những năm qua, công tác Đoàn trường học được Chi bộ Đảng trường THPT Tam Giang đặc biệt quan tâm, mà trước hết và trên hết là quan tâm đến công tác chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn vững mạnh về mọi mặt, có tài năng, tâm huyết, bản lĩnh và sáng tạo. Nhờ vậy mà công tác Đoàn và Phong trào thanh niên ở trường THPT Tam Giang luôn luôn là một điểm sáng của phong trào Đoàn huyện Phong Điền, của Đoàn trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin đề cập đến vấn đề “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn hiện nay ở Chi bộ trường THPT Tam Giang”. 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Cơ sở lý luận: Quan điểm của Đảng ta về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn là: Cán bộ Đoàn có vị trí quan trọng trong công tác dân vận của Đảng và là nguồn cung cấp cán bộ cho hệ thống chính trị. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII xác định cán bộ là nhân tố then chốt, công tác cán bộ Đoàn là bộ phận quan trọng của công tác cán bộ của Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn mới, nhân tố có tính quyết định xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước từng bước quá độ lên CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN. Thông qua hoạt động thực tiễn phong trào thanh thiếu nhi để tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, tạo nguồn bổ sung cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Nâng cao chất lượng, đảm bảo số lượng; từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ của Đoàn các cấp. Xác định cán bộ Đoàn là cán bộ làm công tác chính trị - xã hội; nhưng có tính đặc thù - đó là ngoài chuyên môn nghiệp vụ cán bộ của Đoàn còn phải có kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn, năng khiếu và lòng nhiệt tình, say mê đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ. Các cấp ủy Đảng cũng đã có những nghị quyết chuyên đề về công tác thanh niên trong tình hình mới, cũng đã đề cập đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, xem đó là một nội dung rất quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác Đoàn và Phong trào thanh niên. Đại hội Chi bộ trường THPT Tam Giang qua nhiều nhiệm kỳ cũng đã đưa vào nghị quyết nội dung chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn trường học vững mạnh về mọi mặt, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Đoàn đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của tổ chức Đoàn cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ lãnh chỉ đạo toàn diện của Chi bộ nhà trường. 1.2. Cơ sở thực tiễn:
  3. Đoàn trường THPT Tam Giang đã trải qua một chặng đường phát triển 36 năm, từ sau ngày Thừa Thiên Huế giải phóng năm 1975. Thực tiễn cho thấy, những thành quả to lớn đạt được của tổ chức Đoàn nhà trường qua các thời kỳ khác nhau mà các cấp bộ Đoàn đã khẳng định đều mang đậm dấu ấn của các cán bộ Đoàn đầy tài năng và tâm huyết. Họ là những người đã và đang nắm giữ những trọng trách là những cán bộ chủ chốt của nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, là những cán bộ quản lý giáo dục, quản lý đoàn thể tại trường THPT Tam Giang cũng như nhiều trường THPT khác trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua phân tích tình hình, kinh nghiệm cho thấy, mỗi thời kỳ phát triển của nhà trường, Chi bộ đều rất coi trọng công tác cán bộ Đoàn, coi trọng việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn gắn với việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ kế cận các chức danh lãnh đạo Chi bộ và nhà trường. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ Đoàn ở thời kỳ nào cũng có những cá nhân xuất sắc, làm hạt nhân cho công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên; mặt khác, dù có biến động, luân chuyển trong công tác cán bộ thì việc đáp ứng đủ, có chất lượng đội ngũ cốt cán của Đoàn, hay đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường đều có thể thực hiện được. Có được điều đó, một điều có thể khẳng định được là công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán nói chung, đội ngũ cốt cán của công tác Đoàn nói riêng được Chi bộ thực hiện một cách bài bản, khoa học, hiệu quả. Đó là một quá trình vừa kế thừa vừa phát huy trong tư duy lãnh chỉ đạo công tác cán bộ của Chi bộ trường THPT Tam Giang. Xuất phát từ một Bí thư Đoàn trường, bây giờ là một Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, tôi nhìn nhận một cách sâu sắc những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn hiện nay ở Chi bộ trường THPT Tam Giang” để trình bày trong Sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Phạm vi đề tài: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đề cập một số kinh nghiệm, một số kết quả đạt được của bản thân trong quá trình cùng tham gia chỉ đạo (với tư cách tham mưu) hoặc trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn (với tư cách là Bí thư Chi bộ nhà trường), trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2012. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán của Đoàn ở trường THPT Tam Giang: 1.1. Những thuận lợi cơ bản:
  4. - Chi bộ có các nghị quyết của cấp trên về công tác thanh niên soi sáng, luôn luôn bám sát nghị quyết để định hướng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đoàn. - Lãnh đạo Chi bộ, nhà trường là những đồng chí đã từng kinh qua công tác Đoàn, đều là những Bí thư Đoàn trường qua các thời kỳ. Đây là một thuận lợi hết sức cơ bản, bởi các đồng chí đều hiểu rằng Đoàn là nơi đào tạo, rèn luyện, thử thách để trưởng thành; hiểu rằng Đoàn mạnh là nhờ đội ngũ cán bộ Đoàn mạnh, và Đoàn mạnh là trường mạnh. Vì vậy, công tác cán bộ của Đoàn được Chi bộ và nhà trường đặc biệt quan tâm. - Đội ngũ cán bộ làm công tác Đoàn tâm huyết, năng động, sáng tạo; phần lớn từng trải qua công tác Đoàn khi còn là học sinh phổ thông, khi là sinh viên Đại học và khi vào công tác trong ngành giáo dục và đào tạo, nên kinh nghiệm công tác Đoàn được tích lũy trở thành một thế mạnh khi tham gia hoạt động trong đội ngũ cán bộ cốt cán của Đoàn. - Đội ngũ cán bộ Đoàn được xây dựng mang tính kế thừa nên ổn định trong việc thực hiện các chương trình hành động của Đoàn, đảm bảo sự phát triển liên tục của công tác Đoàn và Phong trào thanh niên. - Các đồng chí cán bộ cốt cán của Đoàn thường xuyên được trẻ hóa, năng động, sáng tạo; là những Đảng viên trẻ, thuận lợi cho việc triển khai các nghị quyết của Chi bộ, nhất là những nghị quyết về công tác thanh niên, về công tác cán bộ Đoàn đến với Đoàn viên thanh niên. 1.2. Những khó khăn, bất cập: - Tất cả cán bộ Đoàn trường học đều không được đào tạo chính quy về chuyên môn nghiệp vụ công tác Đoàn; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, phải cáng đáng quá nhiều công việc nên có những khó khăn nhất định, hạn chế phần nào hiệu quả công tác. - Công tác bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Đoàn trường học chưa được các cấp bộ Đoàn chú trọng thường xuyên; nội dung bồi dưỡng còn nặng về lý luận, ít tính thực tiễn, hạn chế về kỹ năng tổ chức các hoạt động để hấp dẫn, tập hợp thanh niên. - Một số cán bộ Đoàn chưa thực sự phát huy được vai trò tiên phong, xung kích của tuổi trẻ; việc học tập lý luận chính trị, tích lũy thực tiễn còn hạn chế; khả năng đoàn kết, tập hợp thanh niên, trở thành thủ lĩnh thanh niên còn có nhiều điều cần bàn, cần phải tăng cường tự bồi dưỡng, tự rèn luyện, nếu không muốn trở thành tụt hậu. 1.3. Những kết quả đạt được trong công tác chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán của Đoàn trong những năm qua: 1.3.1. Về số lượng: Từ năm 2006 đến nay, Chi bộ đã chỉ đạo xây dựng được một đội ngũ cán bộ cốt cán của Đoàn, từ cấp Ủy viên Ban thường vụ Đoàn trường trở lên, gồm 12 đồng chí. Số lượng này đảm bảo cho cơ cấu cán bộ chủ chốt của Đoàn theo yêu cầu của từng nhiệm kỳ công tác.
  5. 1.3.2. Về chất lượng: 83.33% đồng chí là Đảng viên, 25% đồng chí có bằng Lý luận chính trị trung cấp, 33.33% đồng chí đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, 25% đồng chí có trình độ thạc sỹ. Tất cả đều có năng lực công tác tốt, có khả năng là thủ lĩnh thanh niên, có khả năng quản lý đoàn thể tốt 1.3.3. Về chiều hướng phát triển: Hiện có một số đồng chí đã thuyên chuyển, tại nơi công tác mới đã phát huy được năng lực, sở trường của mình, trở thành các Bí thư Đoàn trường (Trường THPT Đặng Trần Côn, Phong Điền), Phó Bí thư Đoàn trường (Trường THPT Hương Trà). Một số đồng chí đã trưởng thành vượt bậc, hiện nay là các lãnh đạo cấp ủy, Ban Giám hiệu nhà trường. Các đồng chí còn lại đang là những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đoàn trường, thuộc diện quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ nay đến năm 2020. 2. Vận dụng những kinh nghiệm có được, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán của Đoàn trong giai đoạn mới: 2.1. Nhất quán trong quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn: Chi bộ thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ Đoàn theo phân cấp của T.Ư Đảng, đồng thời có sự tham gia của Ban thường vụ Đoàn. Phiên họp hàng tháng của Chi bộ đều có sự rà soát các hoạt động của Đoàn gắn với trách nhiệm của từng cá nhân được giao nhiệm vụ. Cấp ủy cử một thành viên phụ trách theo dõi công tác Đoàn thanh niên; Bí thư Chi bộ trực tiếp lãnh đạo công tác thanh niên. Xác định xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn trước hết là nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác Đoàn và Phong trào thanh niên, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh, tích cực tham gia xây dựng Chi bộ, xây dựng nhà trường không ngừng phát triển. Phải thông qua hoạt động thực tiễn của phong trào Đoàn để tuyển chọn đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, tạo nguồn bổ sung cán bộ cho Chi bộ, nhà trường và các đoàn thể. Đối với các chức danh chủ chốt của Đoàn cần đòi hỏi nghiêm ngặt hơn về quan điểm, thái độ chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn và đặc biệt là công tác vận động thanh niên. 2.2. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cốt cán của Đoàn về mọi mặt: Trước hết phải hướng đội ngũ cán bộ cốt cán của Đoàn vào hàng ngũ của những người tiên phong nhất. Chi bộ rất quan tâm kết nạp Đảng viên trẻ trong Chi Đoàn giáo viên. Ban thường vụ Đoàn trường gồm 05 đồng chí thì 04 đồng chí là Đảng viên, 01 đồng chí là cảm tình Đảng. Đây là tiền đề quan trọng để các nghị quyết của Đảng lan tỏa vào trong tổ chức Đoàn, đi vào đời sống.
  6. Tạo điều kiện cho các cán bộ Đoàn được đào tạo về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước ngành giáo dục và đào tạo. Nhiều cán bộ Đoàn đã hoàn thành chương trình đào tạo trung cấp chính trị tại trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý. Quan điểm của Chi bộ là đào tạo, bồi dưỡng hoàn chỉnh các chương trình theo yêu cầu của công tác tổ chức cán bộ trước khi đề bạt, bổ nhiệm. Điều này đã tạo thuận lợi cho công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Chi bộ và nhà trường, đồng thời tạo động lực cho đội ngũ cán bộ trẻ có ý thức phấn đấu vươn lên. Tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ được học tập nâng chuẩn đào tạo. Hiện nay trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đoàn trường đã có 04 đồng chí hoàn thành xong chương trình đào tạo thạc sỹ. Tri thức sẽ cùng với sự nhiệt tình, tâm huyết, năng động, sáng tạo, giúp cho cán bộ Đoàn thực sự là những thủ lĩnh của thanh niên. Cán bộ nào phong trào đó, cần có cơ chế khuyến khích để cán bộ Đoàn phát triển tài năng, dám nghĩ dám làm, đóng góp cho sự phát triển không ngừng của phong trào Đoàn nhà trường. 2.3. Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ cốt cán của Đoàn gắn với công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kế cận trong thời gian tới: Chi bộ phải thường xuyên rà soát, phân tích, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ cốt cán của Đoàn theo lĩnh vực phân công phụ trách để nắm bắt được năng lực, năng khiếu hoạt động của từng đối tượng cán bộ, định hướng để đào tạo, bồi dưỡng, phân công, bố trí công tác. Tham khảo ý kiến của tổ chức Đoàn, lấy ý kiến thăm dò rộng rãi trong tập thể sư phạm nhà trường, Chi bộ tiến hành công tác quy hoạch đội ngũ kế cận, quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của cả Chi bộ, nhà trường và các đoàn thể, làm tiền đề cho công tác đề bạt, bổ nhiệm sau này khi thực tiễn yêu cầu. Nhiệm vụ này đòi hỏi Chi bộ phải tiến hành thường xuyên, trước mắt cũng như lâu dài; cần phải có nghị quyết chỉ đạo, có kế hoạch thực hiện, làm từng bước theo hướng dẫn của cấp trên, đảm bảo có chất lượng. Quy hoạch phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kỹ năng nghiệp vụ tổ chức hoạt động Đoàn , đảm bảo khi đề bạt, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý, khi bầu vào các chức danh chủ chốt của Đoàn thì đội ngũ cán bộ cốt cán này bắt tay ngay vào việc, không phải mất thời gian và kinh phí để đi đào tạo, bồi dưỡng hay tập huấn. 2.4. Làm tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng nhân tố mới, trẻ, tạo tiền đề cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn kế cận: Hàng năm, qua các đợt tuyển dụng viên chức của ngành, Hiệu trưởng nhà trường chú ý nghiên cứu kỹ hồ sơ viên chức, sơ bộ nắm được năng lực của viên chức thông qua các tài liệu minh chứng kèm theo hồ sơ, nắm được ý thức, thái độ chính trị, quan hệ chính trị của gia đình thông qua bản khai lý lịch viên chức. Phỏng vấn viên chức khi ký hợp đồng làm việc lần đầu về một số phương diện công tác, sở trường, năng lực, trình độ lý luận chính trị, cảm tình Đảng Qua nghiên cứu hồ sơ, báo cáo Chi bộ những vấn đề cần quan tâm để định hướng phân công người hướng dẫn thử việc phù hợp nhằm bồi dưỡng cho viên chức ngay từ đầu, tạo điều
  7. kiện cho viên chức sớm phát huy sở trường, năng lực công tác trong môi trường mới. Kinh nghiệm cho thấy, nếu làm tốt khâu này sẽ giúp cho Chi bộ làm tốt công tác đào tạo cán bộ về lâu về dài cho nhà trường. Mạnh dạn giao công việc cho cán bộ giáo viên trẻ tuổi, giúp đỡ, khuyến khích họ phát triển tài năng thông qua hoạt động thực tiễn, mà trải nghiệm tốt nhất là qua phong trào của Đoàn. Giao cho Ban thường vụ Đoàn trường, mà trước hết là Bí thư Đoàn trường trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, báo cáo với cấp ủy, với Chi bộ để chủ động kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kịp thời khi xuất hiện nhân tố tích cực nổi lên từ thực tiễn hoạt động phong trào. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Sáng kiến kinh nghiệm này là sự tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn qua nhiều năm bản thân người viết làm công tác tham mưu rồi trực tiếp làm công tác chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ của Chi bộ trường THPT Tam Giang. Thực tiễn công tác cán bộ của nhà trường đã ghi nhận tính khả dụng của đề tài này. Đã có nhiều bí thư Đoàn giỏi, nhiều cán bộ chủ chốt xuất sắc của Đoàn trường nay đã trưởng thành và là những cán bộ chủ chốt của Chi bộ, Nhà trường và các đoàn thể. Thế hệ cán bộ Đoàn đương nhiệm cũng đang ở độ chín về năng lực và sở trường công tác. Hiện tại đội ngũ này đang được Chi bộ định hướng đào tạo cả chuyên môn nghiệp vụ, cả lý luận chính trị, quản lý nhà nước về giáo dục và kỹ năng nghiệp vụ Đoàn, Hội. Đó cũng là những nhân tố mới để Chi bộ định hướng đưa vào diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý từ nay đến năm 2020. Có thể khẳng định: trước mắt cũng như lâu dài, đề tài này vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với công tác chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán của Đoàn nói riêng, của Chi bộ và nhà trường nói chung.