SKKN Một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT Chuyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT Chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_day_va_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_l.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT Chuyên
- + Thực dân Pháp tấn công trở lại + Phong trào suy yếu dần và tan rã -> ý nghĩa: là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân, gây cho địch nhiều tổn thất Câu 5: Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta trong những năm cuối thế kỉ XIX? - Thể hiện tinh thần yêu nước, chiến đấu bất khuất vì độc lập, tự do của nhân dân ta - Gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp trong quá trình bình định của chúng - Chứng minh vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân trong phong trào yêu nước chống Pháp - Là bước kế tục phong trào kháng chiến chống Pháp giai đoạn trước, là tiền đề cho phong trào yêu nước giai đoạn sau phát triển c.2. Mức độ Thông hiểu: Câu 6: Vì sao thực dân Pháp tiến hành công cuộc xâm lược Việt Nam trong nửa sau thế kỉ XIX? - Trong nửa sau thế kỉ XIX, Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu về thuộc địa, thị trường tăng mạnh - Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, đông dân là nơi cung cấp nguyên, nhiên liệu, nhân công giá rẻ - Từ thế kỉ XVII, tư bản Pháp đã gây dựng được các cơ sở cho cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam - Việt Nam giữa thế kỉ XIX đang khủng hoảng về mọi mặt: + Chính trị: Theo chế độ quân chủ chuyên chế, quyền lực tập trung vào tay vua nhưng đến giai đoạn này đã lâm vào khủng hoảng, không đủ sức thống trị như cũ + Kinh tế: 46
- Nông nghiệp, công-thương nghiệp ngày càng sa sút; tài chính khó khăn Một số chủ trương, chính sách của nhà nước gây bất lợi cho sự phát triển kinh tế + Xã hội: Đời sống của nhân dân ngày càng cực khổ Hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra -> đất nước khủng hoảng, tiềm lực suy yếu, tạo thuận lợi cho cuộc xâm lược của tư bản Pháp - Nhà Nguyễn thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, “cấm đạo”, bài xích đạo Thiên Chúa càng tạo cớ cho thực dân Pháp xâm lược Câu 7: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? - Về thời gian: là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong phong trào - Lãnh đạo: Phan Đình Phùng là 1 văn thân nổi tiếng, đỗ Tiến sĩ, từng là đại quan triều đình - Lực lượng tham gia: huy động sự ủng hộ, tham gia của đông đảo nhân dân từ miền xuôi đến miền ngược (dẫn chứng ) - Địa bàn: lan rộng khắp 4 tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh-Bình, sang cả Lào - Tổ chức: chặt chẽ , có đại bản doanh, xây dựng nhiều căn cứ liên lạc với nhau - Chiến thuật: linh hoạt, chủ động sáng tạo, gây cho địch nhiều tổn thất - Tinh thần chiến đấu: kiên cường, bền bỉ, lập nhiều chiến công lớn (dẫn chứng ) c.3. Mức độ Vận dụng (cấp độ thấp và cấp độ cao): Câu 8: Chứng minh rằng Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược trong nửa sau thế kỉ XIX là tất yếu. * Khẳng định: Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược trong nửa sau thế kỉ XIX là tất yếu 47
- * Chứng minh: - Từ thế kỉ XV-XVI, sau những cuộc phát kiến địa lí, các nước thực dân phương Tây đã tiến hành xâm lược thuộc địa - Trong nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu về thuộc địa, thị trường tăng mạnh, đã đua nhau đi xâm chiếm thuộc địa - Các nước phương Đông là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, đông dân, kinh tế kém phát triển, chế độ phong kiến đang khủng hoảng là đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây - Nhiều nước ở phương Đông đã bị xâm lược và biến thành thuộc địa của tư bản phương Tây - Trong nước: Đến giữa thế kỉ XIX, dưới sự thống trị của nhà Nguyễn: + Kinh tế lạc hậu, kém phát triển + Chính trị: khủng hoảng + Xã hội: mâu thuẫn gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra ->tiềm lực đất nước suy yếu, khối đoàn kết dân tộc rạn nứt * Kết luận: trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước như thế, Việt Nam bị xâm lược là tất yếu Câu 9: Phân tích hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 đến 1884? * Hoàn cảnh lịch sử: - Giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đua nhau đi xâm chiếm thuộc địa - Các nước phương Đông đứng trước nguy cơ bị xâm lược: + Một số nước tiến hành cải cách, canh tân đã giữ vững được độc lập, chủ quyền + Nhiều nước duy trì đường lối cũ nên bị thôn tính - Trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là quốc gia độc lập, đạt một số thành tựu về văn hóa, chính trị khủng hoảng, kinh tế lạc hậu, mâu thuẫn xã hội gay gắt 48
- - Khi thực dân Pháp xâm lược, triều Nguyễn có kháng chiến nhưng dè dặt, không dám đứng hẳn về phía nhân dân, hòa hoãn từng bước và đầu hàng * Đặc điểm: - Mục tiêu-nhiệm vụ: lúc đầu là chống đế quốc, sau kết hợp với chống phong kiến đầu hàng - Lãnh đạo: lúc đầu có sự lãnh đạo của triều đình, sau là phong trào tự động chống Pháp của nd - Lực lượng tham gia: phong phú (quan quân triều đình , sĩ phu , nông dân là đông đảo nhất ) - Hình thức đấu tranh: đấu tranh vũ trang là chủ yếu - Qui mô: khắp cả nước - Tính chất: mang tính dân tộc và nhân dân sâu sắc Câu 10: Hãy đánh giá thái độ của nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp (1858-1884) thông qua các Hiệp ước triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp vào các năm 1862, 1874, 1883 và 1884. * Hiệp ước Nhâm Tuất (1862): - Sơ lược về hoàn cảnh lịch sử: + Đến tháng 3/1862, Pháp chiếm được 4 tỉnh Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long) + Phong trào kháng chiến của nhân dân ngày càng phát triển + Triều đình muốn thương lượng với Pháp để dồn lực lượng đàn áp phong trào nông dân ngoài Bắc -> ngày 5/6/1862, Hiệp ước được kí kết - Nội dung: gồm 12 điều khoản, những điều khoản chính là: + nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn + bồi thường 20 triệu francs + mở 3 cửa biển cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán + Pháp sẽ trả thành Vĩnh Long nếu triều đình Huế ngừng hẳn phong trào chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông 49
- =>NX: Hiệp ước là thắng lợi lớn của Pháp ; là Hiệp ước bán nước đầu tiên của triều đình Huế * Hiệp ước Giáp Tuất (1874): - Sơ lược về hoàn cảnh lịch sử: + Chiến thắng Cầu Giấy (12/1873) làm nhân dân ta nức lòng; làm quân Pháp ở Hà Nội và các tỉnh hoảng sợ; làm thực dân Pháp ở Nam kì hoang mang-> đây là thời cơ thuận lợi để đánh đuổi quân giặc + Các đội quân triều đình được lệnh rút lên Sơn Tây để tạo không khí thuận lợi cho đàm phán -> ngày 15/3/1873, Hiệp ước được kí kết - Nội dung: + Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì + Triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp tại 6 tỉnh Nam kì; mở các cửa Thị Nại (Quy Nhơn), Ninh Hải (Hải Phòng); tỉnh lị Hà Nội và sông Hồng cho Pháp vào buôn bán + Ở những nơi đó, Pháp có quyền mở mang công nghệ, xây dựng kho tang, thuê mướn nhân công, đặt lãnh sự có quân bảo vệ + Nền ngoại giao nước ta phụ thuộc vào đường lối ngoại giao của nước Pháp -> NX: Hiệp ước là thắng lợi lớn của Pháp ; là Hiệp ước bán nước thứ hai của triều đình Huế * Hiệp ước Hác-măng (1883): - Sơ lược về hoàn cảnh lịch sử: + 7/1883, vua Tự Đức mất, không có con nối dõi + 8/1883, Pháp tấn công và chiếm cửa biển Thuận An, triều đình hoảng sợ xin đình chiến -> ngày 25/8/1883, Hiệp ước được kí kết - Nội dung: 50
- + Triều đình Huế chính thức thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp, mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại giao đều do Pháp nắm + Tại Huế sẽ đặt chức Khâm sứ để thay mặt Chính phủ Pháp, viên này có quyền gặp nhà vua bất kì lúc nào nếu xét thấy cần thiết + Tại Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác đặt chức Công sứ có quân đội bảo vệ và có quyền kiểm soát việc tuần phòng, quản lí việc thuế vụ, giám sát mọi sự thu chi, phụ trách thuế quan + Khu vực do triều đình cai trị chỉ còn lại từ Khánh Hòa ra tới Đèo Ngang, nhưng các việc thương chính, công chính do Pháp nắm + Quân Pháp đóng tại Thuận An và Huế + Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài do Pháp nắm + Về quân sự: phải nhận huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy Pháp; phải triệt hồi quân lính đã đưa ra Bắc kì; để Pháp đóng binh dọc sông Hồng và những nơi xét thấy cần thiết; Pháp có quyền xử trí đội quân Cờ đen -> NX: Hiệp ước đánh dấu sự phản bội của triều đình Huế với nhân dân cả nước * Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) - Sơ lược về hoàn cảnh lịch sử: + Sau Hiệp ước Hác-măng (1883), quân dân Bắc kì tiếp tục kháng chiến + Nhiều quan lại ở các địa phương không chịu về kinh, ở lại mộ binh đánh giặc + Đầu 1884, chiến sự ác liệt ở Bắc kì 5/1884, Mãn Thanh-Pháp kí Quy ước Thiên Tân, theo đó quân Thanh rút khỏi Bắc kì -> Trên đà thắng thế, Pháp buộc triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884) - Nội dung: gồm 19 điều khoản, cơ bản dựa trên Hiệp ước Hác-măng (1883), nhưng trả lại các tỉnh Bình Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cho triều 51
- đình cai quản nhằm xoa dịu sự công phẫn của nhân dân và mua chuộc thêm quan lại triều đình nhà Nguyễn. -> NX: Hiệp ước đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp * Đánh giá: Thông qua các bản Hiệp ước mà nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp (trong các năm 1862, 1874, 1883, 1884), ta thấy: - Khi đối diện với cuộc xâm lược của thực dân Pháp, nhà Nguyễn đã thi hành đường lối kháng chiến sai lầm: từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống, đi theo con đường đấu tranh ngoại giao, cầu hòa - Khi tiến hành đấu tranh ngoại giao với kẻ thù đầy dã tâm, nhà Nguyễn tiếp tục mắc sai lầm: đấu tranh ngoại giao trên thế yếu - Những sai lầm đó của nhà Nguyễn xuất phát từ tâm lí: khiếp nhược trước sức mạnh của kẻ thù nhưng lại sợ dân hơn sợ giặc, sẵn sàng bắt tay với kẻ thù để đàn áp nhân dân - Hậu quả: nhà Nguyễn đi từ chủ chiến đến chủ hòa, nhượng bộ từng bước, tiến tới đầu hàng giặc Câu 11: Phân tích trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX. * Trước năm 1858: thi hành đường lối, chính sách lạc hậu, phản động kìm hãm sự phát triển của đất nước: - Không chăm lo phát triển kinh tế đất nước, thậm chí có những chính sách kìm hãm sự phát triển kinh tế (dẫn chứng ) - Không chăm lo giải quyết mâu thuẫn xã hội mà tăng cường tính chuyên chế, bóc lột, đàn áp nhân dân (dẫn chứng ) - Chính sách đối ngoại bế tắc (dẫn chứng ) -> Nhà Nguyễn tự cô lập, không còn đủ sức tập hợp, lãnh đạo quần chúng nhân dân * Từ năm 1858-1884: 52
- - Đề cao quyền lợi của giai cấp, không dám cải cách, canh tân đất nước (dẫn chứng )-> đất nước ngày càng suy yếu - Tiến hành kháng chiến nhưng mắc những sai lầm không thể tha thứ: + Từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang, theo đuổi con đường ngoại giao, thương lượng trên thế yếu (dẫn chứng ) + Không biết chớp thời cơ để phản công (dẫn chứng ) + Ngăn cản nhân dân kháng chiến (dẫn chứng ) =>Kết luận: Nhà Nguyễn phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX. Câu 12: Chứng minh rằng Việt Nam bị mất nước cuối thế kỉ XIX không phải là tất yếu. * Khẳng định: Việt Nam bị mất nước cuối thế kỉ XIX không phải là tất yếu * Chứng minh: - Trước nguy cơ xâm lược, có 1 số nước trong khu vực đã kịp thời cải cách, đưa đất nước trở nên cường thịnh và giữ được độc lập (dẫn chứng ) - Khi đương đầu với cuộc xâm lược của thực dân phương Tây, có quốc gia đã kháng chiến quyết liệt và giữ vững được độc lập, chủ quyền (dẫn chứng ) - Khi đối diện với cuộc xâm lược của thực dân Pháp: + Nhân dân ta đã đứng lên chiến đấu với tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” (dẫn chứng ) + Nhiều lúc cuộc chiến đấu của quân, dân ta đã dồn thực dân Pháp vào vòng khốn đốn (dẫn chứng ) + Nhà Nguyễn vì coi trọng lợi ích giai cấp hơn lợi ích dân tộc nên thi hành đường lối, chính sách sai lầm: không cải cách, canh tân đất nước (dẫn chứng ); không kiên quyết kháng chiến (dẫn chứng ); ngăn cản nhân dân kháng chiến (dẫn chứng ); đi từ chủ chiến đến chủ hòa và đầu hàng (dẫn chứng ) 53
- =>Kết luận: Việc mất nước là không tất yếu vì có thể tránh được; nhưng nhà Nguyễn với đường lối, chính sách phản động đã làm cho việc mất nước từ không tất yếu trở thành tất yếu. Câu 13: Phân tích hoàn cảnh lịch sử và kết cục của các đề nghị cải cách, duy tân ở nước ta cuối thế kỉ XIX. * Hoàn cảnh lịch sử: - Kinh tế tiếp tục lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng: + Nông nghiệp sa sút + Thủ công nghiệp và thương nghiệp bế tắc + Tài chính cạn kiệt - Chính trị: + Triều đình tăng cường bóc lột nhân dân + Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên sâu mọt + Địa chủ, cường hào đục khoét, nhũng nhiễu dân lành - Xã hội: + Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị gay gắt + Nhiều cuộc khởi nghĩa, bạo loạn chống triều đình nổ ra và bị đàn áp - Đối ngoại: thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược nước ta -> NX: Vận nước nguy nan đã tác động tới các quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ, nhiều đề nghị cải cách- duy tân được đưa ra * Kết cục: - Nhà Nguyễn có cho tiến hành một số cải cách nhưng nhỏ giọt, lẻ tẻ, bỏ dở giữa chừng - Hầu hết các đề nghị cải cách-duy tân đều không được thực hiện Câu 14: Phân tích hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX? * Hoàn cảnh lịch sử: 54
- - Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đẩy mạnh việc xâm chiếm, khai thác thuộc địa - Sau hai hiệp ước 1883, 1884, thực dân Pháp hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam và chuyển sang bình định - Nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng, nhưng bộ phận quan lại triều đình-phe chủ chiến vẫn nuôi chí hành động - Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn nuôi hi vọng khôi phục lại độc lập, chủ quyền nếu có thời cơ - Thực dân Pháp âm mưu loại bỏ phái chủ chiến - Đêm ngày 4/7/1885, quân đội của phái chủ chiến tấn công quân Pháp tại kinh thành Huế - Cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết hộ giá vua Hàm Nghi đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) - 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương - 20/9/1885, chiếu Cần Vương lần 2 được phát ra -> phong trào Cần Vương bùng nổ, kéo dài hơn 10 năm * Đặc điểm: - Mục tiêu-nhiệm vụ: chống Pháp và chống phong kiến đầu hàng để khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập có vua hiền tôi giỏi - Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước (dẫn chứng ) - Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân (văn thân, sĩ phu, nông dân, dân tộc thiểu số ) - Qui mô: gồm nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, tập trung ở Bắc kì, Trung kì - Tính chất: phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến Câu 15: Từ nội dung cơ bản của chiếu Cần Vương, hãy phân tích thái độ của quần chúng nhân dân và của các văn thân, sĩ phu đối với chiếu. * Sơ lược về việc xuống chiếu Cần vương * Nội dung cơ bản của chiếu: 55
- - Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, sự phản bội của 1 số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do thực dân Pháp mới dựng nên - Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến đến cùng * Phân tích: - Thái độ của quần chúng nhân dân: + Bộ phận đông đảo nhất là nông dân + Có truyền thống yêu nước, chiến đấu chống ngoại xâm + Trước khi có chiếu Cần Vương đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ độc lập dân tộc + Ít nhiều bị chi phối bởi tư tưởng “trung quân” nên khi có chiếu Cần Vương đã đứng dậy hưởng ứng, trở thành động lực của phong trào - Thái độ của văn thân, sĩ phu: + Là những trí thức, quan lại trong xã hội phong kiến Việt Nam + Kế thừa truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc + Bị chi phối nặng nề bởi tư tưởng “trung quân ái quốc” + Trước khi có chiếu Cần Vương có mâu thuẫn trong tư tưởng + Khi có chiếu Cần Vương, được giải tỏa về tâm lí -> hăng hái hưởng ứng, trở thành lực lượng lãnh đạo của phong trào Câu 16: Phân tích điểm giống và khác nhau giữa phong trào Cần Vương (1885-1896) và phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913). * Giống nhau: - Là phong trào yêu nước chống Pháp - Nổ ra khi thực dân Pháp hoàn thành cuộc xâm lược, chuyển sang bình định nước ta - Lực lượng tham gia: đông đảo nhất là nông dân * Khác nhau: - Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể: 56
- + Phong trào Cần Vương: chống Pháp chống phong kiến đầu hàng để khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập có vua hiền tôi giỏi + Phong trào Yên Thế: chống Pháp, bảo vệ cuộc sống tự do của nông dân vùng Yên Thế - Lãnh đạo: + Phong trào Cần Vương: văn thân, sĩ phu yêu nước (dẫn chứng ) + Phong trào Yên Thế: nông dân (dẫn chứng ) - Thời gian: + Phong trào Cần Vương: trong hơn 10 cuối thế kỉ XIX + Phong trào Yên Thế: từ cuối thế kỉ XIX đến hơn 10 năm đầu thế kỉ XX - Qui mô: + Phong trào Cần Vương: gồm nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, tập trung ở Bắc kì, Trung kì + Phong trào Yên Thế: là 1 cuộc khởi nghĩa có địa bàn nhỏ hẹp (từ Bắc Giang, sau lan xuống Hà Nội) - Lực lượng tham gia: + Phong trào Cần Vương: văn thân, sĩ phu yêu nước; nông dân + Phong trào Yên Thế: nông dân, đầu thế kỉ XX có thêm những sĩ phu yêu nước tiến bộ (dẫn chứng ) - Tính chất: + Phong trào Cần Vương: phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến + Phong trào Yên Thế: phong trào đấu tranh tự phát của nông dân Câu 17: Phân tích hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913). * Hoàn cảnh lịch sử: - Tình trạng sa sút về nông nghiệp thời Nguyễn khiến nhiều nông dân Bắc kì bỏ làng mạc đi kiếm sống, kéo lên Yên Thế 57
- - Từ giữa thế kỉ XIX, họ quy tụ thành làng xóm, khai hoang, đấu tranh bảo vệ cuộc sống - Sau hai Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884), triều đình Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, thực dân Pháp hoàn thành cuộc xâm lược, chuyển sang bình định Việt Nam - Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc kì, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của Pháp -> Để bảo vệ cuộc sống, nông dân đứng lên đấu tranh tự vệ, phong trào Yên Thế bùng nổ năm 1884, kéo dài đến 1913 * Đặc điểm: - Mục tiêu, nhiệm vụ: chống Pháp, bảo vệ cuộc sống tự do của nông dân vùng Yên Thế - Lãnh đạo: nông dân (dẫn chứng ) - Qui mô: là 1 cuộc khởi nghĩa có địa bàn nhỏ hẹp (từ Bắc Giang, sau lan xuống Hà Nội) - Lực lượng tham gia: nông dân là chủ yếu, sang đầu thế kỉ XX có thêm những sĩ phu yêu nước tiến bộ (dẫn chứng ) - Tính chất: phong trào đấu tranh tự phát của nông dân Câu 18: Từ việc so sánh phong trào Cần Vương (1885-1896) và phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913), hãy rút ra tính chất của hai phong trào này? * So sánh: - Mục tiêu, nhiệm vụ: + Phong trào Cần Vương: chống Pháp chống phong kiến đầu hàng để khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập có vua hiền tôi giỏi + Phong trào Yên Thế: chống Pháp, bảo vệ cuộc sống tự do của nông dân vùng Yên Thế - Lãnh đạo: + Phong trào Cần Vương: văn thân, sĩ phu yêu nước (dẫn chứng ) + Phong trào Yên Thế: nông dân (dẫn chứng ) 58
- - Thời gian: + Phong trào Cần Vương: trong hơn 10 cuối thế kỉ XIX + Phong trào Yên Thế: từ cuối thế kỉ XIX đến hơn 10 năm đầu thế kỉ XX - Qui mô: + Phong trào Cần Vương: gồm nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, tập trung ở Bắc kì, Trung kì + Phong trào Yên Thế: là 1 cuộc khởi nghĩa có địa bàn nhỏ hẹp (từ Bắc Giang, sau lan xuống Hà Nội) - Lực lượng tham gia: + Phong trào Cần Vương: văn thân, sĩ phu yêu nước; nông dân + Phong trào Yên Thế: nông dân, đầu thế kỉ XX có thêm những sĩ phu yêu nước tiến bộ (dẫn chứng ) * Tính chất: - Do hai phong trào khác nhau về lãnh đạo, mục tiêu-nhiệm vụ, nên tính chất của hai phong trào khác nhau: + Phong trào Cần Vương: phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến + Phong trào Yên Thế: phong trào đấu tranh tự phát của nông dân -> Vì vậy, phong trào Yên Thế có thời gian diễn ra song song với phong trào Cần Vương nhưng không qui tụ vào phong trào Cần Vương Câu 19: Phân tích nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX? * Sơ lược về phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX: - Khi triều đình đã đầu hàng các cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra liên tục, trong thời gian dài, trên địa bàn rộng lớn, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia ( dẫn chứng về các phong trào đấu tranh ) - Gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất , gây khó khăn cho công cuộc bình định của chúng 59
- * Phân tích nguyên nhân thất bại: - Khách quan: + Đến cuối thế kỉ XIX, trên thế giới, chế độ phong kiến đã trở nên phản động (dẫn chứng ) + Hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời nên không còn khả năng tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc (dẫn chứng ) + Kẻ thù mạnh hơn ta, lại đặt được ách thống trị lên khắp Việt Nam (dẫn chứng ) - Chủ quan: + Chưa có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo (dẫn chứng ) + Là những cuộc đấu tranh mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ, chưa trở thành phong trào toàn quốc (dẫn chứng ) + Những cuộc đấu tranh chưa được tổ chức chặt chẽ, không xây dựng được một lực lượng cách mạng hùng hậu, yếu về lực lượng, thiếu về vũ khí (dẫn chứng ) 60