SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy nội dung vẽ tranh ở Tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy Mĩ thuật

pdf 19 trang binhlieuqn2 07/03/2022 3280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy nội dung vẽ tranh ở Tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy Mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_giang_day_noi_dung_ve_tranh_o_tieu_h.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy nội dung vẽ tranh ở Tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy Mĩ thuật

  1. Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú - Trang thiết bị, đồ dùng dạy học môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng còn thiếu nhiều, đa phần đều in lại từ SGK, tranh ảnh mĩ thuật dù có nhưng hạn chế chủ yếu nằm trong bộ đồ dùng hoặc do GV sưu tầm nhiều năm nên chất lượng chưa cao, thể loại chưa phong phú. Bên cạnh đó, nhà trường chỉ có 2 bộ máy máy chiếu nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp của giáo viên. 2.2- Về phía giáo viên: Nhà trường có 3 GV mĩ thuật chính quy giảng dạy ở 39 lớp (mỗi lớp 1 tiết/ tuần). Giáo viên Mĩ thuật của nhà trường đều có trình độ trên chuẩn và tuổi đời còn trẻ nên việc tiếp cận với việc đổi mới phương pháp dạy học tương đối thuận lợi. Tuy vậy, do cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường còn hạn chất nên ảnh hưởng rất lớn đến việc đổi mới PPDH của GV. Với việc giảng dạy phân môn vẽ tranh, mặc dù GV đã nhận thức được nội dung, kiến thức, PP và hình thức tổ chức dạy học nhưng việc vận dụng vào giảng dạy nội dung này vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, khi dạy nội dung này yêu cầu GV phải dành nhiều thời gian chuẩn bị, nghiên cứu kĩ nội dung, PP giảng dạy dẫn đến vẫn còn tình trạng GV khi đến giờ vẽ tranh thường giao việc cho học sinh một cách máy móc hoặc cho học sinh tự vẽ theo hình có sẵn ở Vở tập vẽ, SGK, hay đồ dùng dạy học. Bên cạnh đó, đồ dùng trực quan của GV mà GV đưa ra sử dụng còn hạn chế. GV sưu tầm được ít tranh, nội dung chưa phong phú, chất lượng chưa cao 2.3- Về phía học sinh: Học sinh có đầy đủ sách vở của môn Mĩ thuật. Đa phần các em có đủ dụng cụ học tập như giấy, bút chì, màu vẽ Mặt khác, qua khảo sát tôi nhận thấy nhiều HS rất thích học môn Mĩ thuật bởi môn học này HS được thực hành, khi giảng dạy GVcũng nhẹ nhàng không gây căng thẳng phải hoàn thành bài ngay tại lớp như các môn Toán và Tiếng Việt. Tuy vây, qua thực tế giảng dạy của bản thân, qua trao đổi và qua dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy, để vẽ được một bức tranh đề tài là việc rất khó khăn với HS tiểu học. Các bài vẽ của HS ở tất cả các khối lớp 1,2,3,4,5 còn nhiều hạn chế. Qua quan sát HS vẽ tôi cũng thấy rằng các em còn lúng túng, chưa chọn được nội dung thể hiện cho từng chủ đề của bức tranh. Bên cạnh đó, các em thiếu tư liệu, thiếu óc sáng tạo hay dựa vào tranh mẫu GV đưa ra hoặc có sẵn trong SGK để vẽ nên bài vẽ thiếu phong phú, thiếu sinh động. Mặt khác, cách bố trí, sắp xếp bố cục như: sắp xếp hình mảng trong tranh thế nào cho cân đối, cho rõ chính phụ còn lúng túng, phần lớn các em chỉ làm theo ý thích. Một số bài vẽ của HS phần tô màu không đều do tranh đề tài diện tích tô rộng hơn Do đó, tâm lí của đa số HS rất ngại khi thực hành vẽ các bài vẽ tranh đề tài, nhiều em chưa hoàn thành bài, nhiều bài vẽ còn dở dang hơn so với các bài vẽ ở các nội dung khác. Sau đây là một số bài vẽ chưa hoàn thành tốt của học sinh 7
  2. Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú Họ và tên: Phạm Ngọc Ánh – Lớp 4C - Trường Tiểu học Trần Phú Thị xã Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình Họ và tên: Văn Thành Long – Lớp 4E - Trường Tiểu học Trần Phú Thị xã Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình 8
  3. Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú Họ và tên: Đỗ Phương Uyên – Lớp 4E - Trường Tiểu học Trần Phú Thị xã Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình 2.4 – Nguyên nhân: Nguyên nhân của hiệu quả dạy - học nội dung vẽ tranh chưa cao một phần là do một số HS còn thiếu dụng cụ học tập môn Mĩ thuật nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giáo viên dạy môn Mĩ thuật chưa thực sự tìm tòi phương pháp giảng dạy kích thích hứng thú học tập của học sinh. Giáo viên lên lớp chủ yếu chuẩn bị đồ dùng dạy học chưa chu đáo (không có, hoặc rất nghèo nàn, hạn chế); Việc hướng dẫn cho HS lựa chọn nội dung tranh bằng hệ thống câu hỏi chưa được chuẩn bị kĩ càng thường giống nhau và hạn hẹp. Việc hướng dẫn HS sắp xếp bố cục bức tranh giáo viên chưa trú trọng đến sử dụng đồ dùng trực quan, phần hướng dẫn của GV còn qua loa, chưa trọng tâm. GV còn có suy nghĩ sai lầm là phần thực hành là của HS cho nên việc bao quát lớp còn hạn chế thường để HS tự do, việc GV định hướng, hướng dẫn đến từng cá thể HS con hạn chế. Khâu kiểm tra đánh giá ở cuối bài thường làm qua loa, chưa triệt để. * Những vấn đề đặt ra ở trên đều không đảm bảo được yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học. Từ đó, bản thân tôi suy nghĩ và quyết định nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm để dạy tốt môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng vì đây là phân môn có kết quả còn hạn chế nhất. Các em chưa hiểu được nội dung, yêu cầu của bài vẽ; chưa hiểu trọn vẹn các câu hỏi gợi ý; chưa có óc tưởng tượng cao; chưa quan sát hết ý của tranh. 9
  4. Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú 3- Các biện pháp đã tiến hành để nâng cao hiệu quả dạy phân môn vẽ tranh cho HS tiểu học. Từ những khó khăn trên tôi đưa ra nhiều phương pháp, biện pháp phù hợp để các em có cơ sở học tốt phân môn vẽ tranh. 3.1- Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với tổ chức Đội trong nhà trường. Phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách đội để tuyên truyền trong các tiết chào cờ, tiết sinh hoạt sao để nâng cao nhận thức cho HS giúp HS yêu thích phân môn vẽ tranh. Lồng ghép các chương trình ngoại khóa của Đội phát động cho HS vẽ tranh theo đề tài An toàn giao thông; ô tô mơ ước; vẽ tranh theo chủ đề biển đảo, môi trường Lựa chọn những bức vẽ có chất lượng gửi đi dự thi cấp cao hơn. HS đạt giải tuyên dương kịp thời. 3.2- Cần phải trú trọng ngay từ khâu thiết kế bài dạy: Khi soạn bài GV cần xác định rõ mục tiêu của bài dạy dưa vào yêu cầu cần đạt của tiết dạy theo chuẩn kiến thức mới, xác định rõ đồ dùng dạy học cần cho giảng dạy và các PP, hình thức tổ chức dạy học khi lên lớp Chuẩn bị đồ dùng dạy và học chu đáo: Trước đó, nhắc nhở HS chuẩn bị dụng cụ cho tiết học. Chuẩn bị một số đồ dùng như chì, mầu, giấy cho những HS không may thiếu dụng cụ học tập. Về phía GV cần sưu tầm tranh để có nhiều tranh có chất lượng tốt và đa dạng, có đủ độ lớn để HS dễ quan sát. Tranh minh họa đề tài phải có cách vẽ khác nhau về bố cục, về hình tượng, về màu sắc. Lưu ý tranh chọn làm đồ dùng dạy học gồm có 3 loại: Loại tốt, loại TB, loại chưa tốt. Trước khi sử dụng làm đồ dùng dạy học cần xem xét kĩ, Suy nghĩ, tìm hiểu nội dung của từng tranh để khi lên lớp sử dụng được hết hiệu quả. Dù là phương tiện kĩ thuật còn hạn chế, nhưng với những bài cần sử dụng GAĐT mới đạt hiệu quả sẽ thiết kế và sử dụng GAĐT để giảng dạy. Một số tranh các đề tài của học sinh các năm trước. 10
  5. Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú Họ và tên: Đinh Thế Vinh– Lớp 4C - Trường Tiểu học Trần Phú Thị xã Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hiền – Lớp 4C. - Trường Tiểu học Trần Phú Thị xã Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình 11
  6. Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú Họ và tên: Phạm Khánh Huyền – Lớp 4E - Trường Tiểu học Trần Phú Thị xã Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình 3.3- Nắm chắc các bước tiến hành vẽ tranh, khi giảng dạy không nên bỏ qua hay giảng dạy qua loa một hoạt động nào. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. Giáo viên giới thiệu tranh mẫu cùng với các câu hỏi gợi ý để học sinh quan sát, suy nghĩ nhận ra khái niệm, so sánh, phân tích tìm ra đặc điểm về đề tài sẽ vẽ, thấy được những mảng chính, mảng phụ, những hình tượng tiêu biểu về hình dáng , màu sắc. Ví dụ 1: Tập vẽ tranh Đề tài ngày hội quê em ( lớp 4) - GV yêu cầu học sinh xem tranh, ảnh về các hoạt động lễ hội và hỏi: (?) Trong tranh, ảnh có những hoạt động lễ hội gì? (?) Hình ảnh chính trong tranh, ảnh này là hình ảnh nào? (GV chỉ vào tranh, ảnh). (?) Em có nhận xét gì về màu sắc trong các tranh, ảnh này? (?) Ngoài các ngày hội các em được xem, em nào có thể kể về ngày hội ở quê mình? - GV nhấn mạnh: Trong ngày hội có rất nhiều hoạt động khác nhau. Mỗi địa phương lại có những trò chơi đặc biệt mang bản sắc riêng như: Đấu vật, đánh đu, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền, Các em có thể tìm chọn một hoạt động của lễ hội quê hương để vẽ tranh. Ví dụ 2: Tập vẽ tranh Đề tài Môi trường (lớp 5) + Em hiÓu thÕ nµo vÒ m«i tr­êng? - M«i tr­êng ®­îc chia lµm 3 lo¹i: m«i tr­êng tù nhiªn; m«i tr­êng x· héi; m«i tr­êng nh©n t¹o. + M«i tr­êng tù nhiªn gåm nh÷ng yÕu tè nµo? 12
  7. Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú + M«i tr­êng cã ¶nh h­ëng nh­ thÕ nµo ®Õn ®êi sèng con ng­êi? + Nh÷ng hµnh vi nh­ thÕ nµo ®­îc coi lµ ph¸ ho¹i m«i tr­êng? + Mçi chóng ta cÇn ph¶i lµm g× ®Ó b¶o vÖ m«i tr­êng? + VÏ tranh vÒ ®Ò tµi m«i tr­êng cã thÓ vÏ vÒ nh÷ng néi dung nµo? - NhËn xÐt, bæ sung, cho quan s¸t mét sè h×nh ¶nh ho¹t ®éng b¶o vÖ m«i tr­êng. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khai thác đề tài bằng lời nói sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn các em “nhập cuộc”. Cách khơi gợi khi hướng dẫn cách vẽ tranh một đề tài nào là “dựng lên” trước mắt học sinh một “khung cảnh bằng lời” rõ ràng có hình ảnh, màu sắc; có sự hoạt động nhằm giúp các em nhớ lại những gì đã quan sát được và hình dung ra tranh mình định vẽ về bố cục, hình tượng, màu sắc thế nào? Lời nói của giáo viên cũng mang lại hiệu quả như đồ dùng dạy học. Quy trình vẽ tranh ở tiểu học mang tính giáo dục là chủ yếu, nó sẽ thấm dần lên trung học cơ sở, giúp các em sẽ thực hiện một cách có ý thức hơn, tự giác hơn. Vẽ hình chính to trước vào khoảng giữa tranh, các hình ảnh phụ vẽ sau sao cho tranh sinh động vào những chỗ nào cho phù hợp, ở trên hay ở dưới, bên phải hay bên trái, ở xa hay ở gần và to nhỏ cở nào (Lớp 4, lớp 5 bước đầu cần xác định hình mảng). Chú ý hình dáng thể động, thể tĩnh của các hình người, con vật (đi, đứng, chạy, ) hình cây, hình nhà, (đứng, ngã, nghiêng) Vẽ màu tự do theo ý thích, không nhất thiết phải theo màu sắc thực, miễn sao tranh vẽ có màu đậm, màu nhạt, tươi sáng phù hợp với đề tài và rõ trọng tâm. Hai hoạt động trên tiến hành khoảng 8 – 10 phút. Nên dành nhiều thời gian cho thực hành là chính. Ví dụ 3: Tập vẽ tranh Đề tài An toàn giao thông - Lớp 4 - GV gợi ý để học sinh tìm, chọn được nội dung đề tài. (?) Em có thể chọn hình ảnh gì để vẽ vào tranh của mình? - Có thể vẽ: Cảnh tham gia giao thông trên đường phố như: ngưòi lái xe, có nhà, cây cối. Vẽ cảnh có tín hiệu đèn đỏ. Cảnh tàu thuyền trên sông, - GV gợi ý học sinh cách vẽ: + Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. + Vẽ màu theo ý thích. Màu phải rõ đậm, nhạt Hoạt động 3: Thực hành. Cũng như vẽ theo mẫu, vẽ trang trí. Thời gian vẽ tranh giáo viên cần đến từng bàn theo dõi, gợi ý, có thể cung cấp những thông tin cần thiết hoặc bổ sung những kiến thức học sinh còn lúng túng. Nhưng chủ yếu là học sinh làm tự làm bài, giúp học sinh nhận ra những gì hợp lý, chưa hợp lý để điều chỉnh làm cho bài vẽ rõ nội dung, sinh động hơn. Đồng thời góp ý học sinh thấy độ đậm nhạt trong tranh thế nào là hợp lý Tóm lại: Giáo viên dựa vào thực tế mà nhận xét, góp ý hay gợi mở một cách cụ thể cho phù hợp, phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh . Động viên học sinh tự suy nghĩ tìm tòi là chủ yếu, không nên gò bó các em làm bài theo ý 13
  8. Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú giáo viên. Tạo điều kiện cho các em vui vẻ học tập mà bài vẽ sẽ sinh động, có nét riêng và đẹp hơn. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - Nhận xét, đánh giá là khâu cần thiết để biết được kết quả học tập của học sinh, nhận biết được những nguyên nhân thiếu sót và tìm cách bổ khuyết, thúc đẩy tinh thần học tập của học sinh. - Đánh giá cần phải xuất phát từ mục tiêu, nôi dung và phương pháp học tập. - Cần tổ chức cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và của bạn. - Sau cùng giáo viên bổ sung, xếp loại bài vẽ và động viên khích lệ học sinh. 3.4 - Nắm chắc phương pháp giảng dạy phân môn vẽ tranh. Coi trọng giờ thực hành trên lớp. - Hướng dẫn học sinh xem tốt tranh mẫu qua các câu hỏi gợi ý để các em nhận biết. - Nắm được cách bố cục tranh. - Dựng hình theo mảng chặt chẽ. - Phác họa hình hoàn chỉnh. - Vẽ màu phù hợp; có đậm, có nhạt; làm nổi rõ nội dung tranh. 3.5 - Tăng cường quan hệ tốt với cha mẹ HS. Vận động phụ huynh cần quan tâm nhiều về việc học tập của con em mình kể cả các môn năng khiếu trong đó có môn vẽ như: Trang bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập cho các em; nhắc nhở các em tự chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 3.6 - Một số lưu ý khi hướng dẫn phân môn này, giáo viên cần: - Tránh sự áp đặt các em vẽ theo suy nghĩ, sắp xếp của giáo viên, bởi vì các em có thế giới và ngôn ngữ riêng. Đó là những nét vẽ ngộ nghĩnh với màu sắc ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ. Cần quan tâm về kiến thức, kĩ năng như: bố cục chặt chẽ, hợp lý; sắp xếp hình mảng cân đối, phân rõ hình ảnh chính phụ. - Tăng cường quan hệ tốt với phụ huynh, vận động phụ huynh quan tâm nhiều về việc học tập của con em mình nhất là phải trang bị đầy đủ dụng cụ học tập cho các em. - Giáo viên phải biết dẫn dắt, khơi gợi trí tưởng tượng của học sinh, giúp các em hình dung sinh động, rõ ràng, chi tiết một mảng của thế giới mà các em yêu thích. Sự góp ý của giáo viên là yếu tố quyết định cho học sinh lựa chọn để sáng tạo thành tranh. 3.7 - Nội dung giáo án 1 tiết giảng lớp 4 Bài 25: Tập vẽ tranh Đề tài Trường em I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu đề tài trường em, biết cách vẽ được bức tranh về trường em. - Kỹ năng: Tập vẽ được bức tranh về trường em.vẽ được tranh về trường học của mình. HS khá giỏi: sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. - Giáo dục: Học sinh thêm yêu mến ngôi trường của mình. II. Chuẩn bị: * Giáo viên: 14
  9. Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú - Một số tranh, ảnh về trường học. -Tranh mã số TMT07M5. - Bài vẽ của học sinh các lớp trước về đề tài nhà trường. * Học sinh: - Vở tập vẽ. - Bút chì, màu, tẩy. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Ổn định lớp (1’): Kiểm tra dụng cụ học vẽ. - Bài mới: Giới thiệu bài - Cả lớp hát bài Em yêu trường em. GV kết hợp - Học sinh hát. đi vào bài mới. * Hoạt động 1 (4’): Quan sát, nhận xét - GV treo 4 tranh có 4 chủ đề khác nhau và hỏi: - Quan sát tranh. (?) Trong những tranh này, tranh nào vẽ về đề tài - Xung phong trả lời. trường học? (?) Trong bức tranh này hình ảnh chính là gì? - Các bạn đang vui chơi ở sân trường. (?) Ngoài ra em còn biết ở trường còn có những - Gọi một số em trả lời. hoạt động nào thường diễn ra? (?) Em sẽ chọn hoạt động nào để vẽ? - Xung phong trả lời. - Để vẽ được một hoạt động về đề tài trường em, - Lắng nghe. các em chỉ cần chọn một hoạt động để vẽ như: Đi học, phong cảnh trường học, sân trường giờ ra chơi, tập thể dục, chào cờ, Muốn vẽ cho đẹp các em theo dõi thầy (cô) hướng dẫn cách vẽ. * Hoạt động 2 (4’): Cách vẽ - GV yêu cầu học sinh chọn nội dung để vẽ tranh về trường của mình (Vẽ cảnh nào? Có những hình ảnh gì?). - GV nhắc lại cách vẽ tranh: + Tìm chọn nội dung. + Phác mảng chính, mảng phụ. + Vẽ hình ảnh chính trước cho rõ nội dung đề tài đã chọn, vẽ hình ảnh phụ sau. + Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. * Hoạt động 3 (22’): Thực hành - Trước khi học sinh thực hành, giáo viên cho các - Xem bài vẽ của các bạn vẽ 15
  10. Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú em xem thêm một số tranh vẽ đẹp và tranh trong đẹp. sách giáo khoa để các em tham khảo. - Trong khi học sinh làm bài, GV đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng. - Học sinh thực hành. * Hoạt động 4 (4’): Nhận xét, đánh giá - GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá một số bài vẽ. - Nhận xét bài đã hoàn thành. - Gợi ý các em xếp loại bài vẽ và khen ngợi những em có bài vẽ đẹp. - Tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp. * Dặn dò: - Em nào chưa xong sẽ hoàn thành vào buổi thứ hai. - Nghe và thực hiện. - Sưu tầm tranh của thiếu nhi để chuẩn bị cho bài sau: Thường thức MT: Xem tranh của thiếu nhi. 4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Nhờ áp dụng những nội dung, phương pháp và biện pháp vào các bài vẽ tranh, tôi nhận thấy chất lượng của các bài vẽ tranh của học sinh ngày càng được nâng cao, hạn chế loại chưa đạt yêu cầu. Những biện pháp trên tạo điều kiện cho tất cả học sinh hoạt động tốt và tích cực tham gia, tham gia có hiệu quả các hoạt động. Tiến hành nghiên cứu việc áp dụng kinh nghiệm mới vào giảng dạy. Đơn vị được chọn làm mẫu là lớp 4A, có tỷ lệ HS Khá nhiều, nhưng vẫn có HS yếu kém. Thực hiện tại 2 kỳ của năm học là HK1 và HK2. Đánh giá chuyển biến của lớp học qua 2 kỳ. Rút ra kết luận về hiệu quả của thực nghiệm. Tiến hành nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của áp dụng kinh nghiệm giảng dạy mới vào thực tế. Quy đổi mức độ hoàn thành bài vẽ của học sinh Tỷ lệ hoàn thành bài vẽ Xếp loại Kết luận Dưới 50% Loại B Không đạt yêu cầu Từ 50% đến 79% Loại A Hoàn thành Từ 80% đền 100% Loại A* Hoàn thành tốt Tổng hợp kết quả lớp 4A HK1 như sau: Xếp loại hoàn Ký hiệu Số lượng HS thành 16
  11. Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú Hoàn thành tốt A* 5 Hoàn thành A 20 Chưa hoàn thành B 3 Tổng cộng 28 Kết quả tính toán điểm của học sinh sau khi thực hiện những ứng dụng kinh nghiệm mới vào giảng dạy: Kết quả HK2 của lớp 4A như sau: Xếp loại hoàn thành Ký hiệu Số lượng HS Hoàn thành tốt A* 15 Hoàn thành A 12 Chưa hoàn thành B 1 Tổng cộng 28 So sánh 2 kết quả trước và sau khi thực nghiệm tại lớp 4A ta thấy: Số HS hoàn thành tốt bài tăng thêm 10 HS ứng với tỷ lệ tăng 200%, số HS chưa hoàn thành bài giảm 2 HS ứng với tỷ lệ giảm 66,67%, đây là một kết quả tốt hơn nhiều so với trước. Thực nghiệm cho thấy việc ứng dụng kinh nghiệm mới vào giảng dạy đã mang lại hiệu quả. Xếp loại hoàn Số HS Số HS thành HK1 HK2 Hoàn thành tốt 5 15 Hoàn thành 20 12 Chưa hoàn thành 3 1 Tổng cộng 28 28 Sơ đồ : So sánh số HS hoàn thành bài vẽ của học sinh HK2 so với HK1 17
  12. Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú 25 20 20 15 15 Hoàn thành tốt 12 Hoàn thành 10 Chưa hoàn thành 5 5 3 1 0 Số HS HK1 Số HS HK2 Như vậy Những biện pháp trên tạo điều kiện cho tất cả học sinh hoạt động tốt và tích cực tham gia, tham gia có hiệu quả các hoạt động. III - KẾT LUẬN Muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng, người giáo viên phải có cách nhìn đúng để hình thành nhân cách thẩm mĩ cho học sinh, nhằm mục đích giúp học sinh nhận thức, cảm thụ và biết thưởng thức cái đẹp trong nghệ thuật, cái đẹp trong cuộc sống. Đồng thời học sinh phải biết tự mình làm ra sản phẩm mĩ thuật theo ý thích của mình qua sự hướng dẫn của giáo viên. - Để giảng dạy, giáo dục cho học sinh học tốt môn mĩ thuật, giáo viên phải có trình độ cần thiết về môn mĩ thuật (Cả lý thuyết lẫn thực hành). Phải coi trọng về nội dung phương pháp giảng dạy và áp dụng từng phương pháp cho phù hợp với nội dung bài, nhằm thuyết phục, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh thích thú học tập. - Tăng cường công tác soạn giảng một cách có hiệu quả, tham khảo các giáo trình sư phạm mĩ thuật, tự làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho tiết dạy. - Ngoài kiến thức trên, người giáo viên phải thường xuyên dự giờ để học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, tham gia tốt các lớp bồi dưỡng mĩ thuật do ngành tổ chức. - Vận động học sinh mua, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ trước khi học nhất là học sinh nghèo. 18
  13. Người thực hiện: Phạm Sơn Thu – Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú IV. RÚT KINH NGHIỆM. Muốn dạy tốt phân môn vẽ tranh, người giáo viên phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Nghiên cứu kĩ khi thiết kế bài dạy. - Phải xây dựng được hệ thống câu hỏi rõ ràng, phù hợp với học sinh và đúng với nội dung bài nhằm giúp học sinh tìm chọn nội dung đề tài phù hợp để vẽ tranh có hiệu quả. - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh mẫu trực tiếp bằng mắt từ đó các em trả lời được các câu hỏi mà tưởng tượng, hình dung ra tranh mình sẽ vẽ. - Giáo viên khi lên lớp cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học nhất là tranh để minh họa. V. ĐỀ NGHỊ: Đề nghị nhà trường và phòng giáo dục: - Trang bị mẫu vẽ , tranh vẽ để phục vụ cho các phân môn của mĩ thuật. - Trang bị bổ sung những đồ dùng dạy học đã mất hoặc không đủ. - Cung cấp thêm các loại sách có liên quan đến môn mĩ thuật để giáo viên tự bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ. - Hỗ trợ giáo viên kinh phí làm dồ dùng dạy học. XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI THỰC HIỆN Đề tài đã được áp dụng tại trường từ năm học 2012-2013, đề tài được đánh giá loại A cấp trường và cấp thị. HIỆU TRƯỞNG (Đã kí) ĐINH QUANG NĂM Phạm Sơn Thu 19