SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe

doc 16 trang binhlieuqn2 7864
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_cho_tre_4_5_tuoi_co_thoi_qu.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe

  1. phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Phấn đấu cùng với nhà trường xây dựng đơn vị lá cờ cầu bậc học Mầm non toàn tỉnh mà Phòng giáo dục Đào tạo Lệ Thủy đã giao nhiệm vụ. Mặt khác đáp ứng với lòng mong muốn của phụ huynh cũng như bản thân tôi là giáo dục các cháu có nhân cách tốt. Căn cứ vào tình hình thực tế, bản thân tôi luôn băn khoăn suy nghĩ, tìm tòi những giải pháp tối ưu nhất, có hiệu quả nhất. Đồng thời tranh thủ ý kiến chỉ đạo của tổ chuyên môn để làm thế nào giáo dục trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi. *Nguyên nhân: - Một số giáo viên còn chủ quan trong việc giáo dục các thói quen tốt và giữ gìn sức khỏe cho trẻ. - Chưa phối hợp tốt với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ - Trẻ nhỏ chưa ý thức được việc làm của mình mà chỉ biết thực hiện theo bản năng và bắt chước người lớn - Điều kiện cơ sở vật chất của những năm trước chưa đáp ứng nhu cầu vì vậy việc giáo dục thói quen tốt cũng như giáo dục cháu biết giữ gìn sức khỏe hiệu quả chưa cao. 2.2. Biện pháp thực hiện: 1. Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo về giáo dục thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe cho trẻ. Muốn làm được điều đó bản thân tôi luôn xác định trách nhiệm của mình là làm thế nào để nắm chắc các kiến thức cơ bản về chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Bởi trong chương trình này nó trang bị đầy đủ các nội dung, điều quan trọng là từ nội dung đó giáo viên biết cách xác định mục tiêu định hướng hình thức tổ chức và lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp. Truyền thụ những nội dung đó đến với trẻ như thế nào để trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động mang lại kết quả cao, xác định mục tiêu cần cung cấp cho trẻ là gì thông qua các hoạt động. Xác định 6
  2. được điều đó bản thân tôi ngày đêm trăn trở mình phải làm gì đây để trẻ có vốn kiến thức cơ bản trong cuộc sống sau này. Điều đầu tiên đặt ra cho tôi đó là phải nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc giáo dục trẻ độ tuổi mình phụ trách. Tham mưu với nhà trường tạo điều kiện để bản thân được theo học Đại học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phải thực hiện các chỉ tiêu mà hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học đề ra. học tập và nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên đề ra và “Điều lệ trường Mầm non”, “Quy chế nuôi dạy trẻ”, rèn luyện những kiến thức kỹ năng sư phạm của người giáo viên vv để có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả. Những lúc rảnh rổi tranh thủ ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn. Tìm tòi tài liệu, sách báo, nghiên cứu và tìm hiểu thêm về việc cần thiết phải giáo dục trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi mà tôi đang đảm nhiệm nói riêng. Tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do Phòng, Cụm và nhà trường tổ chức. Trực tiếp tổ chức hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ trong đợt sinh hoạt chuyên môn liên trường để được các đồng chí cán bộ quản lý , các bạn đồng nghiệp trong cụm góp ý xây dựng những ý kiến hay. Tham gia tốt các đợt thao giảng, dự giờ bạn đồng nghiệp trong nhà trường để học hỏi thêm kinh nghiệm về việc giáo dục cho trẻ thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe. Nắm chắc các kiến thức cơ bản về việc giáo dục thói quen nề nếp cho trẻ trong sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh cho trẻ để khi truyền đạt cho trẻ chính xác không phải lúng túng sai lệch. Bởi tục ngữ có câu”Có thầy giỏi mới có trò giỏi”. Đúng vậy giáo viên có mẫu mực thực hiện tốt để làm gương cho các cháu học tập và noi theo. 2. Lựa chọn các nội dung cần giáo dục thói quen tốt cho trẻ trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe phù hợp với lứa tuổi. Muốn giáo dục thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe cho trẻ một cách có hiệu quả, qua nhiều năm công tác cũng như nghiên cứu tâm sinh lý của độ tuổi này. 7
  3. Để giáo dục trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe một cách phù hợp bản thân tôi đã chọn những nội dung sau: - Giáo dục thói quen lễ phép cách xưng hô, chào hỏi đối với mọi người. Như chúng ta đã biết: Người Việt Nam ta có câu” Lời chào cao hơn mâm cổ” vì vậy giáo dục trẻ có thói quen lễ phép cách xưng hô, chào hỏi đối với mọi người ngay từ khi còn ở lứa tuổi này là vô cùng quan trọng. Muốn trẻ có thói quen tốt trước hết tôi là người luôn gương mẫu trong cách xưng hô với đồng nghiệp trong lớp, trong trường, với phụ huynh một cách đúng mực để các cháu noi theo. Dạy cách xưng hô với các bạn là mình với bạn, khi trả lời câu hỏi của cô và người lớn biết dạ thưa, khi có người lạ vào lớp phải biết chào vv, không chỉ ở lớp mà tôi còn giáo dục các cháu về nhà phải thực hiện tốt các thói quen mới là con ngoan, trò giỏi được mọi người yêu quý. -Thói quen trong ăn uống: Giáo dục trẻ ăn đúng bữa, ăn hết suất, ăn kĩ là thói quen tốt giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Muốn vậy giáo viên phải phối hợp với gia đình, cô nuôi duy trì đều đặn để trẻ có thói quen ăn đúng bữa. Tạo không khí vui tươi để trẻ ăn ngon miệng. Giáo dục trẻ ăn đầy đủ các chất, ăn đa dạng các loại thức ăn như tôm, cua, cá, thịt , rau và các loại hoa quả, .vv, không nên ăn kiêng. Trẻ luôn hiếu động và thường quên uống nước khi đi lại chạy nhảy, vui chơi, dễ dẫn đến tình trạng mất nước, chóng mặt. Vì vậy tôi thường xuyên nhắc nhỡ trẻ có thói quen uống nước thường xuyên. Nếu cung cấp đủ nước cho cơ thể hoạt động sẽ tăng sức đề kháng. + Giáo dục thói quen tốt cho giấc ngủ: Bởi vì trong khi ngủ, não sẻ tiết ra các kích thích tố thúc đẩy tế bào sinh trưởng. Vì thế giấc ngủ cũng giống như một loại ”dinh dưỡng” đặc biệt, rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nên tôi đã tạo cho trẻ ngủ đủ giấc, có giấc ngủ sâu, tạo lên không gian yên tĩnh sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, cho trẻ có thói quen đến giờ là đi ngủ. + Giáo dục vận động tích cực: Hiện nay cuộc sống hiện đại nhiều gia đình có điều kiện mua nhiều phương tiện giải trí như: Ti vi, trò chơi điện tử, truyện tranh khiến trẻ lười vận động, làm tăng nguy co béo phì và giảm khả năng sáng tạo của trẻ do không 8
  4. gian sống khép kín. Chính vì vậy lúc ở trường tôi luôn tổ chức các hoạt động bổ ích cho trẻ theo chương trình giáo dục trẻ mầm non. Tạo mọi cơ hội cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động, cho trẻ dạo chơi ngoài trời. Hướng dẫn cho trẻ chơi các trò chơi ở nhà nhất là các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật như xếp hình các con vật, tạo ra các bức tranh, dạo chơi để khám phá thiên nhiên và học thêm kỹ năng sống. Đó là những cơ hội tuyệt vời để giúp trẻ trải nghiệm trong cuộc sống. - Giáo dục thói quen giữ gìn vệ sinh: Giữ vệ sinh sạch sẽ luôn đi liền với sức khỏe tốt trẻ thường hay bắt chước người lớn, vì vậy tôi luôn là ngường gương mẫu cho trẻ nói theo từ những thói quen nhỏ nhặt nhất như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hay chơi bẩn đánh răng sau bữa ăn, rửa mặt khi ngủ dậy. Nhưng việc làm đó được thực hiện một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần ắt trẻ sẻ trở thành thói quen. Không chỉ ở lớp mà về nhà trẻ sẽ làm đúng những gì mà cô giáo dạy bảo. Ngoài việc giáo dục trẻ biết vệ sinh cá nhân để giữ gìn sức khỏe tôi luôn dạy trẻ vệ sinh lớp học, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác bừa bãi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định qua đó trẻ sẻ hiểu được tầm quan trọng đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, từ đó hình thành nên thói quen tốt là luôn giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt. - Giáo dục thói quen tìm tòi khám phá: Đây là thói quen vô cùng quan trong giúp trẻ phát triển về mọi mặt, chính vì lẽ đó mà tôi luôn để trẻ có thể phát huy hết khả năng tư duy và sáng tạo.Tạo cho trẻ có thói quen độc lập trong suy nghĩ. Cùng chơi với trẻ, khuyến khích trẻ tự tìm ra giải pháp, cùng nhau thỏa thuận chọn vai chơi khi tham gia hoạt động vui chơi. Khen ngợi khi trẻ làm đúng và kiên nhẫn giải thích khi trẻ làm sai. Một điều mà tôi rút ra được qua công tác chăm sóc giáo dục trẻ đó là không nên cáu gắt để tránh làm trẻ sợ hải lần sau không dám nêu ý kiến của mình nữa. Đó cũng chính là tôi đã tạo được cảm giác an toàn cho trẻ. Tôi còn dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ về sở thích, ước mơ của trẻ. Tôi cũng luôn trả lời những câu hỏi của trẻ một cách nghiêm túc, đừng bao giờ trả lời một cách qua loa, nên tìm cách giải thích cho trẻ một cách phù hợp. Có như vậy trẻ mới hứng thú tiếp tục tìm hiểu thêm những điều kì diệu ở 9
  5. thế giới xung quanh và đó cũng chính là điều kiện để giáo dục cho trẻ thực hiện tốt thói quen trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe. 3. Xây dựng kế hoạch giáo dục thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe cho trẻ. Muốn làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục thói quen tốt cho trẻ trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe, sau khi đã nắm chắc các kiến thức cơ bản về chăm sóc giáo dục trẻ thông qua việc tự học tự bồi dưỡng. Thông qua việc xác định nội dung việc cần làm tiếp theo là tôi phải xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục của lớp mình. Nếu xây dựng được kế hoạch một cách cụ thể, hoa học, phù hợp đối với trẻ, sát đúng với tình hình thực tế ắt việc giáo dục trẻ sẽ thuận lợi rất nhiều. Sau khi đã có kế hoạch của nhà trường tôi đã dựa vào kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động học, kế hoạch hoạt động tháng và kế hoạch các giờ sinh hoạt của lớp mình, bám sát vào nội dung chương trình của độ tuổi 4-5 tuổi để lập kế hoạch sao cho phù hợp và luôn có sự điều chỉnh kế hoạch qua việc thực hiện sao cho phù hợp có hiệu quả. Điều tôi luôn chú ý đến đó là: - Dựa vào tâm sinh lý của độ tuổi. - Dựa vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn. - Chú ý đến những điểm mới trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mà tôi được tập huấn, bồi dưỡng. (dạy và cũng cố trẻ kỹ năng sống cho trẻ) Nội dung cơ bản mà đề tài của tôi đề cập đến việc giáo dục thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe vì vậy tôi luôn chú ý đến những kỹ năng, thói quen. Ví dụ: Những kĩ năng gì mà trẻ đã biết thì tôi cũng cố lại để trẻ trở thành kĩ năng, kĩ xảo, có thói quen như: chào cô giáo khi đến lớp và khi ra về, biết chào người lớn khi gặp và khi vào lớp, vào nhà vv hay thói quen im lặng khi ăn cơm hoặc khi đi ngủ, rửa tay dưới vòi nước sạch bằng xà phòng 10
  6. Những kỹ năng, thói quen gì cần cung cấp như lúc nào thì phải mặc áo ấm, quàng khăn, đi tất. Khi nào cần phải cảm ơn, xin lỗi Khi nào biết tỏ thái độ tình cảm buồn vui. Tất cả phải được xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, rõ ràng. Ví dụ: Tháng 9 Nội dung giáo dục thói quen tốt và giữ gìn sức khỏe cho trẻ là trẻ biết Tập đánh răng, lau mặt rửa tay bằng xà phòng Thời điểm các hoạt động khác Đi vệ sinh đúng nơi quy định Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp Tháng 10 Giáo dục trẻ những nội dung sau: Tự mặc và thay quần áo Sử dụng bát thìa đúng cách trong khi ăn Nhẹ nhàng trong khi chơi, không tranh dành đồ chơi của nhau. Biết siêng năng phát biểu tham gia tích cực vào hoạt động học Tháng 11,12 Khi đã xây dựng được những nội dung tôi cùng đồng chí giáo viên trong nhóm lớp bàn bạc thảo luận có sự điều chỉnh, bổ sung lẫn nhau sau đó tranh thủ ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn tư vấn. Sau khi đã thống nhất kế hoạch tôi cùng giáo viên trong nhóm lớp xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể cho tuần, tháng, học kỳ và cả năm học phân công ai phụ trách, thời gian nào thực hiện, đánh giá kết quả ra sao? Những vấn đề gì còn vướng mắc Khi đã phân công cụ thể tôi cùng giáo viên nhóm lớp phấn đấu nổ lực hết mình mong sao những kiến thức , kỹ năng cơ bản, sự yêu nghề mến trẻ để giáo dục cháu có thói quen tốt để sau này trở thành con ngoan, trò giỏi, những người có ích cho xã hội. Có trẻ nói rằng việc xây dựng kế hoạch phù hợp sát đúng với tình hình thực tế của lớp, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ thì việc giáo dục trẻ sẽ mang lại hiệu quả cao. 11
  7. 4. Giáo dục thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe thông qua các hoạt động học và hoạt động, mọi lúc mọi nơi. Như chúng ta đã biết các thói quen trong sinh hoạt là rất nhiều từ việc ăn, ngủ, nói năng, đi đứng nếu được giáo dục một cách bài bản khoa học thì trẻ sẻ có hành vi tốt. Vậy giáo dục cho trẻ những hành vi đó không phải chỉ có lời nói suông như các con làm như thế này, làm như thế kia, không chỉ ngày một, ngày hai mà cả một quãng thời gian dài và phải thông qua các hoạt động hằng ngày với sự gương mẫu của cô giáo, mới hình thành được thói quen cho trẻ. Muốn thực hiện vấn đề đầu tiên là phải thực hiện thời gian biểu một cách nghiêm túc, giờ nào việc ấy, không cắt xén bỏ sót một nội dung nào. Lên kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động trong ngày từ đón trẻ, trò chuyện sáng, hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, vệ sinh, giờ ăn, giờ ngủ, sinh hoạt chiều mọi hoạt động đều lồng ghép giáo dục thói quen tốt cho trẻ. Để đạt được hiệu quả điều quan trọng là phải xác định được mục đích, yêu cầu, kiến thức, kỹ năng và thông qua hoạt động đó giáo dục cho trẻ thói quen tốt gì? Ví dụ: Vào tháng 9 đối với trẻ 4-5 tuổi thực hiện chủ đề “Trường mầm non” Thông qua hoạt động đón trẻ giáo dục cháu biết lễ phép chào cô khi đến lớp, tạm biệt bố mẹ, biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, biết trò chuyện giới thiệu được tên mình sở thích khi buổi đầu gặp gỡ các bạn. - Với thể dục sáng thông qua các bài tập buổi sáng giáo dục cháu biết giữ gìn sức khỏe bàng cách các con tập đúng các động tác thể dục sẽ giúp cho các con có cơ thể khỏe mạnh, cách mặc trang phục thoải mái khi tập thể dục, khi xếp hàng các con không nên chen lấn xô đẩy nhau. - Với hoạt động học là lĩnh vực phát triển thẩm mỹ (Âm nhạc) Cháu đi mẫu giáo hay bài hát “Vui đến trường” Thông qua đó giáo dục cháu biết đi học chuyên cần, chăm chỉ học bài đến trường được cô giáo yêu thương được học tập vui chơi với các bạn . 12
  8. Thông qua các bài hát, bài thơ, bài ca dao đồng giao trong chủ đề để giáo dục thói quen tốt tình thương yêu chia sẻ cùng bạn như: Qua bài thơ: Bạn mới Bạn mới đến trường, hãy còn nhút nhát, em dạy bạn hát, rủ bạn cùng chơi, cô thấy cô cười, cô khen đoàn kết Một trong những thói quen tốt cần giáo dục cho trẻ hằng ngày đó là giờ ăn, giờ ngủ. Phải phối hợp với giáo viên dinh dưỡng cho trẻ ăn đúng giờ, đến giờ ăn cơm cô cùng trẻ dọn bàn ăn, bưng cơm, khi ăn cô giáo dục trẻ biết khai kỹ, ăn hết suất, ăn không rơi vải Bằng cách cô thấy các con ăn cơm miệng rất xinh, không có bạn nào làm cơm rơi vải cô rất mừng, nếu mình ăn đầy đủ các chất mà cô chế biến nấu cho các con ăn chắc chắn bạn nào cũng khỏe mạnh, da dẻ hồng hào. Với giờ ngủ trước khi đi ngủ có thể cho trẻ đọc bài thơ “Giờ đi ngủ, em lên giường, nằm ngay ngắn, hai mắt nhắm, ngủ cho ngoan, chiều mẹ đón.” Trong các giờ chơi giáo dục cháu biết chơi nhẹ nhàng, đoàn kết, không tranh dành đồ chơi của nhau bằng cách. Các con ạ! Lớp chúng ta luôn được cô Hiệu trưởng khen ngợi là các góc chơi được các con sắp xếp đẹp đấy và cô còn khen các con biết nhường nhịn đồ chơi cho bạn .Vv . Như vậy trẻ rất muốn được người khác khen và muốn làm tốt để người khác khen ngợi mình. Thông qua các hoạt động như vậy để giáo dục trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt và biết giữ gìn sức khỏe tốt. - Rèn thói quen vệ sinh cho trẻ qua bài thơ: “Rửa tay sạch” 5. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp với gia đình trong việc giáo dục thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh cho trẻ. Những thói quen đó tưởng chừng như đơn giản nhưng nó cũng rất khó khi ta giáo dục trẻ không đúng cách. Một sự sai lệnh nào của người lớn, cô giáo sẽ hằn sâu trong trí ức của trẻ và khó có thể phai mờ. Chính vì vậy sự phối kết hợp giữa gia đình, cộng đồng xã hội là vô cùng quan trọng. Cho nên tôi đã mạnh dạn trưng cầu ý kiến của mình với ban giám hiệu nhà trường xin kinh phí làm bảng biểu tuyên truyền với các bậc cho mẹ 13
  9. về cách giáo dục những thói quen tốt cho trẻ trong sinh hoạt và cách giữ gìn sức khỏe. Được nhà trường chấp thuận tôi đã làm bảng biểu với nội dung rất phong phú như hình ảnh cô giáo đón trẻ, thói quen vệ sinh, kết quả cân đo trẻ, các bài thơ, bài hát về giáo dục sức khỏe, giáo dục trong cách ăn uống vui chơi lành mạnh và những hoạt động bổ ích của cô và trẻ. Với nhiều hoạt động như vậy góc tuyên truyền được các bậc phụ huynh quan tâm, đóng góp nhiều ý kiến hay. Không những thế các bậc phụ huynh đã sưu tầm tranh ảnh, những bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục phù hợp, Đóng góp nguyên vật liệu cùng làm đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt. Ngoài việc làm đó thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm, giữa kỳ, các giờ đón trả trẻ, tôi cùng với giáo viên trong nhóm lớp thường xuyên tuyên truyền với các bậc phụ huynh về sự cần thiết của việc giáo dục thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe cho trẻ ở độ tuổi này. Từ đó, phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên để trao đổi nắm bắt đặc điểm tình hình của trẻ, tìm nguyên nhân từ đó thống nhất giải pháp thích hợp, kịp thời uốn nắn, rèn luyện cho trẻ những thói quen đó lúc ở nhà cũng như ở trường. Giúp việc giáo giáo dục thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe cho trẻ được thực hiện một cách dễ dành tránh tình trạnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Qua một thời gian phấn đấu không mệt mỏi, sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó để giáo dục trẻ thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe cho trẻ 4-5 tuổi. Bản thân tôi đã có những việc làm thiết thực từ các kinh nghiệm nói trên cùng với sự chung sức, chung lòng của giáo viên trong nhóm lớp sự hổ trợ đắc lực của các đồng chí đồng nghiệp, sự hổ trợ của hội cha mẹ học sinh, ba mẹ trẻ cũng như sự quan tâm chỉ đạo sát sao của nhà trường. có thể nói rằng kết quả đạt được khá mỹ mãn nó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mặt khác các cháu thân yêu của tôi có được những thói quen tốt trong cuộc sống. Một lần nữa khẳng định rằng đó là hành trang và niềm tin để trẻ tiếp tục học tập, vui chơi và cả cống hiến sau này khi trưởng thành kết quả như sau: 14
  10. Tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần rất cao mặc dù những ngày thời tiết không mấy thuận lợi trẻ vẫn háo hức đến trường. tỷ lệ đạt 99-100% 100 % trẻ có thói quen chào hỏi lễ phép vâng lời cô giáo, vâng lời người lớn, chia sẽ với bạn bè cùng trang lứa. 100% trẻ có nề nếp thói quen trong giờ học (không nói chuyện, tích cực tham gia vào hoạt động ). Đa số trẻ sáng tạo, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. 100% trẻ có nề nếp thói quen trong giờ ăn giờ ngủ, tự phục vụ bản thân thao tác một cách nhanh nhẹn thuần thục. 100% trẻ đã có thói quen vệ sinh sạch sẽ, đúng nơi quy định Trong quá trính chơi trẻ biết tự thỏa thuận cùng nhau chọn vai chơi trong nhóm, không tranh dành đồ chơi của nhau, biết nhường nhịn, chia sẽ cùng nhau nhau. 100% phụ huynh biết phối hợp với cô giáo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Điều đáng nói ở đây là khi nhà trường tổ chức dự giờ, thăm lớp hoặt có các đoàn đến thăm quan nhìn cách bố trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi, đồ dùng cá nhân và nề nếp thói quen lễ phép các cô giáo đều tấm tắc khen ngợi nó như tiếp sức cho cô trò chúng tôi trong sự nghiệp trồng người. làm cho tôi thêm yêu nghề mến trẻ và đam mê công việc này hơn. 3. Kết luận: 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến: Giáo dục thói quen tốt cho trẻ nói chung và trẻ mầm non nói riêng là vô cùng quan trọng vì nó là thước đo, là chuẩn mực văn hóa của mỗi con người nói chung và người dân Việt nam. Chúng ta là những người làm công tác giáo dục hãy giáo dục trẻ có những thói quen tốt. Như vậy mới đạt được mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa có đủ đức, đủ tài. Cấp học Mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục chung. Vậy, làm thế nào để cho trẻ em trưởng thành và phát triển được như mong muốn trong lời 15
  11. Bác đã nói: “Vì lợi ích mười năm ta phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm ta phải trồng người.” Một lần nữa chúng ta khẳng định: Thói quen tốt hay xấu không tự nhiên sinh ra, mà là cả một quá trình rèn luyện tu dưỡng. Nhưng nó là hệ quả tất yếu của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện tu dưỡng của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Nếu ai lơ là chểnh mảng, bàng quang trước những thói quen trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe của con trẻ và không chú ý để giáo dục các cháu thì những thói quen đó không thể trở thành thói quen tốt mà nó dần bị mất đi. Ngược lại người nào luôn chiu khó chăm chỉ siêng năng và chú tâm rèn luyện thói quen tốt cho các cháu nhất định các cháu sẽ trở thành những người tốt. Như vậy, chúng ta cần phải biết phối kết hợp rộng rãi và chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để chăm sóc giáo dục trẻ Mỗi giáo viên mầm non phải. thật sự nhiệt tình say mê với công việc, có tấm lòng yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng giữa các trẻ. Hy vọng rằng chúng ta sẽ có một “thế hệ tương lai mai sau đầy triển vọng”. 16