SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy môn Khoa học Lớp 4

pdf 31 trang binhlieuqn2 08/03/2022 19756
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy môn Khoa học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_ban_tay_nan_bot.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy môn Khoa học Lớp 4

  1. 20 được các hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Để sẵn sàng sử lí kịp thời các tình huống sảy ra khi học sinh làm thí nghiệm trên lớp. Khi HS làm thí nghiệm, tôi bao quát lớp, quan sát từng nhóm. Nếu thấy nhóm hoặc HS nào đó làm sai theo yêu cầu thì tôi chỉ nhắc nhở trong nhóm đó hoặc nói riêng với học sinh đó. Tôi thường yêu cầu cá nhân hoặc các nhóm thực hiện độc lập để tránh các em nhìn và làm theo cách của nhau. Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. + Khó khăn thường gặp: Sau khi thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, học sinh tự rút ra được kiến thức của bài học nhưng chưa đầy đủ và chưa sâu. + Cách giải quyết: Tôi tóm tắt, kết luận và hệ thống lại kiến thức để học sinh ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận chung, tôi yêu cầu một vài học sinh nhắc lại ý kiến của mình về kết luận sau khi thực nghiệm. Tôi khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách cho các em nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu trước khi học kiến thức mới. 2.2.10. Một số ví dụ minh họa cụ thể. Khi ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào hoạt động, bài học cụ thể (Đây chỉ là một trong những cách làm mà tôi cho là hiệu quả trong nhiều cách thể hiện của phương pháp “Bàn tay nặn bột” mà tôi đã thực hiện trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4 trong thời gian qua). Tôi xin nêu ra một số tình tiết ấn tượng trong quá trình giảng dạy môn Khoa học áp dung phương pháp Bàn tay nặn bột trong chương trình Khoa học lớp 4 mà cô trò chúng tôi trải nghiệm trong thời gian qua. Ví dụ 1: Bài 20: Nước có những tính chất gì? trang 42 sách Khoa học lớp 4. * Hoạt động 1: Kiến thức cần đạt: (Học sinh đưa ra được các kết luận). Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Đồ dùng chuẩn bị: Một viên phấn trắng, một viên bi, một cốc thủy tinh chứa nước trắng, một thìa muối, một thìa cát, một vỏ chai. Giao nhiệm vụ: - Lệnh: Hãy dùng một cốc nước để giấu đi một viên bi?
  2. 21 (Học sinh suy nghĩ đề xuất ý kiến, tìm nhiều cách nhưng sẽ không có cách nào giấu được viên bi) - Lệnh: Để một bông hoa sau một cốc nước, em thấy gì ở phía trước cốc? - Học sinh quan sát và nêu kết quả (em vẫn nhìn thấy bông hoa màu đỏ như không có cốc nước chắn đằng trước) - Học sinh bắt đầu đặt ra câu hỏi Vì sao?- Kết luận: Nước trong suốt. - Lệnh: Hãy dùng một cốc nước để làm đổi màu viên phấn? (Học sinh suy nghĩ đề xuất ý kiến, thống nhất chọn phương án làm thí nghiệm và rút ra kết luận viên phấn không đổi màu). - Kết luận: Nước không có màu. - Lệnh: Hãy chuyển cốc nước sang chai mà vẫn giữ nguyên hình dạng? (Học sinh tiến hành làm thí nghiệm, quan sát và phát hiện: Hình dạng của nước thay đổi theo hình của vật chứa nó). - Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định. * Hoạt động 2: Kiến thức cần đạt: (Học sinh đưa ra được các kết luận). Nước chảy từ cao xuống thấp lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật, hòa tan một số chất. Đồ dùng chuẩn bị: - Một tấm kính có vẽ một vòng tròn nhỏ ở giữa. Một ít nước trong cốc. Bông, muối, đường, cát. - Lệnh: Dùng ít nước trong cốc nhỏ vào vòng tròn trong tấm kính và hãy giữ nguyên lượng nước trong phạm vi vòng tròn tấm kính? (Học sinh sẽ không tìm được cách nào thỏa mãn yêu cầu trên). - Kết luận: Nước lan ra khắp mọi phía. - Lệnh: Làm thế nào để giữ nguyên vị trí của giọt nước khi ta nghiêng tấm kính? (Đó là điều vô lí không thể xảy ra). - Kết luận: Nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra khắp mọi nơi. - Lệnh: Hãy làm giảm lượng nước trong cốc bằng bông. (Nước thấm qua bông). - Kết luận: Nước thấm qua một số vật. - Lệnh: Đổ một thìa muối (đường) nhỏ vào cốc nước, lấy thìa khuấy đều. Hãy tìm những hạt muối, đường có trong cốc?
  3. 22 (Học sinh tiến hành làm thí nghiệm và kết quả: Không tìm thấy). - Kết luận: Kiến thức học sinh tìm ra muối (đường) tan trong nước. Vậy nước hòa tan một số chất. - Lệnh: Cho một ít cát vào cốc nước, hãy giấu những hạt cát trong cốc đó? (Học sinh tiến hành làm thí nghiệm và kết quả: Vẫn nhìn thấy cát trong cốc nước). - Kết luận: Cát không tan trong nước. Vây nước không hòa tan một số chất. Ví dụ 2: Bài 27: Một số cách lọc nước. (sách giáo khoa trang 56) - Giáo viên đưa ra một chai nước có màu và nói: Đây là chai nước đã bị nhiễm bẩn.Vậy theo em trong chai nước này có những gì? Chúng ta có thể làm sạch chai nước này không? bằng cách nào? - Học sinh đề xuất phương án làm thí nghiệm, tiên đoán kết quả, tiến hành làm thí nghiệm và báo cáo kết quả. - Thảo luận đưa ra kết luận chung. * Tình huống có vấn đề ở chỗ: sau khi lọc xong kết quả ở trong chai nước vẫn còn những hạt cát nhỏ. Các em đã phát hiện ra nguyên nhân là giữa giấy thấm và cái phễu có chỗ hở. Cũng có nhóm học sinh đã lọc nước bằng cách đổ nước bẩn (chưa lọc) vào chai thạch bích, sau đó dùng giấy thấm cuộn bông ở bên trong rồi nhét vào cổ chai, đục một lỗ trên đáy chai rồi rốc ngược chai xuống để lọc nước trong chai ra cốc. Nhưng nước chỉ chảy được một lúc rồi dừng hẳn. Trong lúc cả nhóm đang loay hoay không biết làm thế nào thì một em đã biết đục thêm một lỗ khác trên đáy chai. kết quả là nước lại chảy bình thường. Sau thí nghiệm tôi hỏi vì sao em làm như vậy?. Học sinh trả lời “Ở nhà khi bố em đục hộp sữa ông Thọ, đục một lỗ thì sữa chảy rất ít, nhưng khi đục hai lỗ thì sữa chảy ra rất nhanh. Bố em bảo làm như thế để không khí tràn vào hộp làm sữa chảy nhanh hơn” Điều đó chứng tỏ rằng các em rất linh hoạt đã biết vận dụng những gì quan sát được trong đời sống hàng ngày vào sử lí tình huống trong thí nghiệm của mình để giải quyết vấn đề học tập.
  4. 23 Ví dụ 3: Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí ? (sách giáo khoa trang 62) - Giáo viên phát cho mỗi nhóm một túi ni lông, yêu cầu các em buộc chặt miệng túi, cho học sinh sờ nắn và đoán xem trong túi này có gì? - Học sinh sờ nắn và đưa ra các phương án: + Không có gì. + Có bông. + Có không khí. - Giáo viên mở túi ni lông ra để cho học sinh xác định rằng trong đó có không khí. Sau đó đặt vấn đề: Theo các em không khí có ở những nơi nào ? - Học sinh trả lời: + Có ở khắp nơi. + Có trong cái chai rỗng. + Trong cục đất khô - Giáo viên: Để biết được không khí có ở trong chai rỗng, trong miến đất khô và có ở khắp nơi hay không, chúng ta cần phải làm gì ? - Học sinh: Làm thí nghiệm. - Đề xuất phương án thí nghiệm, tiên đoán kết quả, tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả. - Học sinh thỏa luận và đưa ra kết luận chung: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ, bên trong vật đều có không khí. - Học sinh tự điều trỉnh kiến thức khoa học tìm được của mình vào vở thí nghiệm. Trong khi học bài này, có em học sinh lúc đầu lựa chọn dùng viên gạch để bỏ xuống chậu nước. Nhưng sau đó em đã gạch bỏ sự lựa chọn này thay vào đó là
  5. 24 mẩu đất khô. Sau giờ học, tôi hỏi vì sao lại có sự thay đổi đó, em nói “ miếng đất khô có nhiều chỗ rỗng hơn nên khi bỏ vào nước thì bong bóng khí bay lên nhiều hơn ” có nhóm học sinh khác đã nghĩ ra một phương án thí nghiệm rất thuyết phục là “ Nhấn chìm vỏ chai xuống một chậu nước, nước sẽ tràn vào trong chai đẩy không khí ra ngoài tạo ra những bong bóng. Có nhóm lại đưa ra phương án: Vặn nắp chai thật chặt, sau đó đục một lỗ nhỏ trên vỏ chai. Nếu chúng ta đưa lên ngang mặt và bóp thân chai thì thấy hiện tượng mát măt, vì có không khí từ trong chai bay ra” Như vậy, qua kết quả trên ta thấy học sinh tự làm việc rất tốt và ấn tượng ở chỗ học sinh không chỉ thực hiện thành thạo với các dụng cụ thí nghiệm mà còn thể hiện sự thông minh, sáng tạo, vận dụng linh hoạt trong việc đưa ra nhiều phương án để kiểm tra cùng một giả thuyết. Ví dụ 4: Bài 35: Không khí cần cho sự cháy (Trang 70 sách giáo khoa). Tôi yêu cầu học sinh không được mở sách giáo khoa. - Lệnh: Có một ngọn nến đang cháy và cốc thủy tinh. Hãy làm tắt ngọn nến bằng cốc thủy tinh mà không được chạm cốc vào ngọn lửa?
  6. 25 (Học sinh thử các phương án, phát hiện ra cách làm đúng là úp cốc vào ngọn nến trong thời gian nhất định). - Học sinh ghi lại diễn biến của quá trình làm thí nghiệm như cách làm và thời gian cần thiết - Học sinh giải thích: Thành phần của không khí gồm có ôxi và nitơ. Khí ôxi duy trì sự cháy. Ví dụ 5: Bài 51: Nóng, lạnh và nhiệt độ (Trang 102 sách giáo khoa). - Lệnh: Hãy làm nóng chiếc thìa nhôm bằng ngọn nến mà không được chạm thìa vào ngọn lửa? (Cách làm đúng là để thìa gần ngọn lửa). - Lệnh: Hãy làm lạnh chiếc thìa bằng nhôm từ khay đá mà không được chạm thìa vào khay đó? (Cách làm đúng là để thìa sát khay đá).- Kết luận: Các vật ở gần vật nóng thì nóng lên, các vật ở gần vật lạnh hơn thì sẽ lạnh đi. Ví dụ 6: Bài 57: Thực vật cần gì để sống? (Sách giáo khoa trang 114) * Vấn đề đặt ra là: Cây cần gì để sống? - Học sinh đặt ra câu hỏi xung quanh vấn đề này là: +Cây có ăn đất không? + Cây lấy những gì trong đất? + Cây có cần không khí và ánh sáng không? + Cây có thể sống mà không cần tới nước không? + Cây có thở không?, nó có cần không khí không? + Vì sao người ta nói, trồng cây trong bóng râm thì cây chậm lớn? - Sau đó học sinh có thể đưa ra những hiểu biết ban đầu về nhu cầu của cây như sau: + Cây không cần đất để sống.Ví dụ như cây bèo trên mặt ao. + Cây không cần không khí mà nó chỉ cần đất và nước thôi. + Cây rất cần đất để sống vì trong đất có thức ăn để nuôi cây. + Có lẽ cây cũng cần ánh sáng * Tiến trình đề xuất dạy 1 bài học cụ thể. Bài 45: Ánh sáng (Sách giáo khoa trang 90) I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết: * Kiến thức- Kĩ năng: - Phân biệt được vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng. Biết được ánh sáng chuyền qua được một số vật và không chuyền qua được một số vật, ánh sáng chuyền theo đường thẳng, ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. * Năng lực: Biết đưa ra phương án và cùng bạn tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu các nội dung về ánh sáng * Phẩm chất: Các em có ý thức chọn nơi có đủ ánh sáng để học, đọc sách,
  7. 26 II. Đồ dùng dạy- học: - Giáo viên: Tranh 1,2 sách giáo khoa phóng to. 5 hộp đen, 5 thẻ số, 5 bảng nhóm - Học sinh: 5 tấm bìa gương, 5 tấm bìa giấy, 5 chậu nước, 5 miếng bìa nhỏ, 5 đèn pin, 5 thùng caton. III. Các hoạt động dạy học dự kiến: (Tiến trình này đề xuất cho các hoạy động tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng, về sự truyền ánh sáng qua các vật, tìm hiểu về vấn đề mắt nhìn thấy vật khi nào). 1.Tình huống xuất phát. - Tôi tắt hết điện trong lớp, đóng kín các cánh cửa và hỏi học sinh có thấy được các dòng chữ trên bảng không? - Sau đó tôi mở các cánh cửa ra, bật hết các bóng điện, hỏi học sinh có thấy các dòng chữ trên bảng không? Vì sao? 2. Nêu ý kiến ban đầu của học sinh. - Tôi yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết ban đầu của mình về ánh sáng. - Cho học sinh ghi vào vở thí nghiệm, thảo luận nhóm và ghi vào bảng nhóm. 3. Đề xuất các câu hỏi: - Tôi định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi xoay quanh nội dung về ánh sáng. - Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm. - Tôi chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học). Ví dụ: + Ánh sáng có thể truyền qua những vật nào và không truyền qua những vật nào? + Ánh sáng đi như thế nào? + Những vật như li, chén, xô, quần áo, có tự phát sáng được không? 4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu: - Tôi tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất, dự đoán kết quả và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 6 để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3 liên quan đến các nội dung: + Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng (Thí nghiệm chiếu đèn pin qua khe hẹp của một tấm bìa. Hãy dự đoán xem ánh sáng qua khe sẽ như thế nào?)
  8. 27 Học sinh tiến hành làm thí nghiệm, quan sát và ghi chép lại. Kết luận: Ánh sáng truyền theo đường thẳng. + Tìm hiểu về sự truyền ánh sáng qua các vật (Làm thí nghiệm để tìm hiểu xem ánh sáng có thể truyền qua một tấm bìa, quyển vở, tấm thủy tinh, hay không?) + Tìm hiểu vấn đề khi nào mắt nhìn thấy được vật (Học sinh làm thí nghiệm 3 ở sách giáo khoa) 5. Kết luận, kiến thức mới: - Tôi tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả: + Ánh sáng có thể truyền qua kính, vải thưa, và không truyền qua gỗ, tấm bìa, quyền vở. + Ánh sáng truyền theo đường thẳng. + Những vật vật như li, chén, xô, quần áo, không tự phát sáng được. - Tôi hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của các em ở bước 2 để khắc sâu kiến thức. (Hoạt động Tìm vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng ở bài này tôi dạy theo các phương pháp thông thường và sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa) - Liên hệ giáo dục: - Dặn dò: Yêu cầu học sinh ghi lại những điều em biết được về ánh sáng sau bài học vào vở thí nghiệm của mình. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về cách vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học môn Khoa học lớp 4 mà tôi rất tâm đắc và đã thu được kết quả cao trong tời gian qua. Để một lần nữa khẳng đinh hiệu quả, tính khả thi của nó, tôi xin minh chứng bởi thực tế sau: Qua việc thưc tế giảng dạy bằng các biện pháp đã trình bày, tôi kiểm tra học sinh một bài tổng hợp để đánh giá chung. Qua khảo sát tôi thấy rằng chất lượng khi áp dụng phương pháp giảng dạy “Bàn tay nặn bột” đã cho thấy chất lượng đại trà
  9. 28 được nâng lên rõ rệt và học sinh có hứng thú với các bài học hơn, các em đã mạnh dạn hơn. Tôi đã có thống kê kết quả của lớp thực nghiệm như sau: TSHS HS hoàn thành HS chưa hoàn thành 32 32 100% 0 0% TS HS biết vận HS chưa biết HS chưa HS mạnh dạn HS dụng vận dụng mạnh dạn TS TL TS TS TL TL TS TL 32 32 100% 0 0% 31 96,875% 1 3,125% Kết quả so với trước khi áp dụng Sáng kiến tăng như sau: TSHS HS hoàn thành tăng HS chưa hoàn thành giảm 32 15 46,875% 15 46,875% HS chưa TS HS biết vận dụng HS chưa biết HS mạnh dạn mạnh dạn HS tăng vận dụng giảm tăng giảm TS TL TS TS TL TL TS TL 32 15 46,875% 15 46,875% 19 59,375% 19 59,375% Nhìn vào bảng trên cho thấy chất lượng tiết dạy có áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong môn Khoa học cao hơn hẳn so với tiết học không áp dụng phương pháp này. Kết quả cũng chứng minh được Sáng kiến của tôi đã đi đúng hướng chỉ đạo của trường Tiểu học thi trấn Tân An và của Phòng giáo dục huyện Yên Dũng và theo đúng tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục đề ra. 2.3. Kinh phí thực hiện theo từng nội dung, nhiệm vụ. Với sáng kiến kinh nghiệm này, quá trình khảo sát, tìm tòi và vận dụng, chủ yếu được hình thành trong các tiết học hàng ngày nên vật dụng, tài liệu, thiết bị dụng cụ là những thứ có sẵn trong cuộc sống hàng ngày hoặc bộ thiết bị dạy học lớp 4,5 (kéo, dao, giấy, hồ dán, nước, đất, cát, sỏi, bật lửa, ca, cốc, cây cối, các loại hạt, bìa, hộp, đá lạnh, đèn pin, ni lông, tấm kính, ) nên không gây tốn kém về kinh phí cho bản thân tôi, chủ yếu mất nhiều thời gian để tìm tòi, chuẩn bị các thí nghiệm, thực hành, 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa, khả năng ứng dụng và nhân rộng của sáng kiến.
  10. 29 Sáng kiến này đã cho thấy: Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một trong những phương pháp dạy học tiên tiến. Phương pháp này giúp trẻ phát hiện được vấn đề. Điều đó có nghĩa là nhu cầu học sẽ xuất phát từ chính các em. Các em có thể sáng tạo trong hiện tại và trong tương lai. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học. * Với học sinh: Các em sẽ có sự tiến bộ vượt bậc so với bài kiểm tra đầu năm. Hầu hết học sinh đều ham thích và hứng thú học tập phân môn này, các em không còn có biểu hiện rụt rè, nhút nhát mỗi khi đề xuất ý kiến của mình và thực hành thí nghiệm Học sinh học tập trong không khí tự nhiên thoải mái, tích cực và hào hứng nhất là khi tranh luận đề xuất phương án thí nghiệm nghiên cứu, ngoài việc các em nêu lên ý kiến của mình mà các em còn nhận xét được ý vừa nêu của bạn theo nhận thức của em một cách chân thật nhất. Các em có điều kiện để bộc lộ những khả năng tư duy, hiểu biết, khả năng diễn đạt, trí thông minh và óc sáng tạo mà ở một số em yếu cũng đã nhận thức được theo mức độ của em. * Đối với giáo viên. Sau mỗi tiết dạy Khoa học, tôi cảm thấy lòng mình thanh thản và tự tin khi học sinh học tập hứng thú, tích cực chủ động, sáng tạo, ngày càng tiến bộ. Bản thân không còn cảm thấy ái ngại và khó khăn mỗi khi dạy phân môn Khoa học. Việc dạy tốt phân môn này là động lực để tôi dạy tốt những môn học khác * Đối với phụ huynh. Phần lớn phụ huynh học sinh đã hiểu được tầm quan trọng của phân môn Khoa học, tạo điều kiện thuận lợi, chẩn bị đồ dùng cho con em mình tham gia học tập môn Khoa học có hiệu quả. Chính vì thế Sáng kiến này sẽ góp phần không nhỏ trong việc giáo dục và đào tạo con người phát triển toàn diện và còn góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu của Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. * Chiều hướng phát triển của sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng rộng rãi trong việc dạy Khoa học cho học sinh khối 4. Các em sẽ hứng thú và thích học Khoa học hơn. Từ đó sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục. Nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc đào tạo con người phát triển toàn diện cho đất nước. Với sáng kiến kinh nghiệm mà tôi nghiên cứu này, nó không chỉ có thể áp dụng cho các giáo viên dạy Khoa học khối 4 nói riêng mà cho cả các giáo viên dạy Khoa học khối 5 và trong môn Tự nhiên và xã hội các khối lớp 1-2-3, cho các bậc phụ huynh học sinh tham khảo. * Qua việc nghiên cứu thực tế và đề xuất một số biện pháp để góp phàn nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học, tôi rút ra một số kinh ngiệm sau:
  11. 30 - Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, tâm huyết trong giảng dạy, chịu khó học hỏi, tìm tòi khám phá để tìm ra những biện pháp, những cách làm thích hợp, áp dụng hiệu quả nhất trong quá trình giảng dạy - Dạy học theo phương pháp này cần có nhiều thời gian hơn cho một tiết học. Vì vậy nên sắp xếp vào buổi học thứ hai trong ngày. - Chuẩn bị một số dụng cụ và địa điểm học tập ngoài lớp học cho một số tiết nên rất cần sự ủng hộ, quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, gia đình và xã hội. - Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú để dẫn dắt, đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề một cách nhẹ nhàng, khơi dậy và kích thích để học sinh chủ động một cách tích cực tham gia vào các hoạt động. Chú trọng phương pháp dạy học cá nhân, nhóm nhằm phát hiện những sai sót của học sinh để đưa ra những biện pháp giúp học sinh có được hướng đi đúng, đồng thời phát huy được sức mạnh tập thể, kích thích và động viên các thành tích của học sinh đã đạt được. - Tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tự học của học sinh. - Linh hoạt trong phương pháp và ứng xử Sư phạm. - Luôn kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng đạt được của học sinh. Sự đánh giá giúp cho sự phát triển khả năng tự học của học sinh là rất lớn. 3.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội sáng kiến mang lại Áp dụng các phương pháp dạy học mới trong giảng dạy có thể không mang lại giá trị về kinh tế, nhưng nó có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi thầy cô giáo và các em học sinh: Nếu áp dụng sáng kiến này trong dạy học các bài học trong môn Khoa học của lớp 4 hoặc 5, thì sẽ dẫn dắt và giúp học sinh đi từ chưa biết đến biết, theo một phương pháp mới mẻ là để học sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành quan sát qua thực nghiệm. Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình tìm được. Tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ, bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề. Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành. 3.3. Kiến nghị và đề xuất. Để nâng cao chất lượng học sinh Hoàn thành tốt, giảm dần học sinh chưa hoàn thành, giúp các em nắm được kiến thức khoa học, biết vận dụng vào thực tế cuộc sống của mình, tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất sau: * Đối với nhà trường: 1. Các lãnh đạo quản lí chuyên môn nhà trương cần quan tâm đến hiệu quả của việc đổi mới phương pháp học các môn ở Tiểu học nói chung và môn Khoa học nói riêng. Nên đưa tiêu chí cứng việc dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào sinh hoạt chuyên môn của các tổ.
  12. 31 2. Tăng cường việc bồi dưỡng các phương pháp dạy học mới cho giáo viên, đặc biệt phương pháp “Bàn tay nặn bột” để chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. 3. Động viên khuyến khích kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần đối với giáo viên có thành tích tích cực tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp. 4. Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng dạy- học cho môn Khoa học. Tạo điều kiện quan tâm, giúp đỡ giáo viên và học sinh khi sử dụng phương pháp này. 5. Có nhiều giải pháp tốt để nâng cao chất lượng đại trà thì mới tạo nền tảng vững chắc cho các khối học tiếp theo. * Về phía hội đồng bộ môn của huyện. Tổ chức thi và giao lưu Khoa học để các em có cơ hội học hỏi thêm các bạn trong huyện. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về việc sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy môn Khoa học cho học sinh lớp 4. Do kinh nghiệm nghiên cứu và viết thành bài học của bản thân còn hạn chế, vì vậy khi đề cập tới Sáng kiến khoa học này không tránh khỏi thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự tham gia góp ý của tập thể quý thầy cô để bản thân tiếp thu chỉnh sửa, ngày càng hoàn thiện để chất lượng giảng dạy bộ môn Khoa học được tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Khoa học nói riêng trong thời gian tới. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Sáng kiến bản thân tôi nhận được sự ủng hộ tích cực của các đồng chí giáo viên, các em học sinh trường Tiểu học thị trấn Tân An. Tôi xin cảm ơn quý thày cô và các em học sinh đã giúp tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu và khảo sát nội dung này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tân An, ngày 10 tháng 5 năm 2021 Tân An, ngày 10 tháng 5 năm 2021 CƠ QUAN CHỦ TRÌ SÁNG KIẾN NGƯỜI THỰC HIỆN Ngụy Thị Hường