SKKN Một số phương pháp dạy học phân môn Tiếng Việt nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ kết hợp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT ở huyện miền núi Quỳ Hợp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy học phân môn Tiếng Việt nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ kết hợp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT ở huyện miền núi Quỳ Hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_day_hoc_phan_mon_tieng_viet_nham_pha.docx
- LÊ THỊ MAI HỒNG - THPT QUỲ HƠP 2.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số phương pháp dạy học phân môn Tiếng Việt nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ kết hợp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT ở huyện miền núi Quỳ Hợp
- hợp, tối ưu nhất đối với học trò. Nhất là với đối tượng học sinh miền núi, nơi có nhiều dân tộc anh em sinh sống. Qua thực nghiệm tôi nhận thấy, khi kết hợp các PPDH và KTDH phù hợp với đối tượng học sinh thì giáo viên sẽ không chỉ phát triển được những năng lực phẩm chất của người học nói chung mà quan trọng hơn là giúp các em có được những năng lực, kỹ năng cần thiết sau khi rời ghế nhà trường. Gần 20 năm trong nghề, gắn bó với mảnh đất Quỳ Hợp, tôi cũng thực sự bất ngờ trước những thay đổi tích cực, sáng tạo của học sinh nhất là những em học sinh người dân tộc thiểu số cũng như các em người dân tộc Kinh ở miền núi. Sự mạnh dạn và làm việc có trách nhiệm của HS càng tạo động lực, hứng thú cho giáo viên và giáo viên cũng học được nhiều từ chính các bạn học sinh khác. Từ những tìm tòi nghiên cứu của bản thân khi dạy, tôi mong muốn qua đề tài nay tìm được những “tiếng nói” mới, “lối đi” mới trong rất nhiều những phương pháp dạy học đã có hoặc đã cũ nhưng vẫn phát huy được hiệu quả trong dạy học Ngữ văn nói chung, phân môn tiếng Việt nói riêng cho học sinh ở trường THPT đóng ở các địa bàn miền núi; nhằm đạt được mục tiêu kép: Phát huy năng lực ngôn ngữ gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Rất mong được sự góp ý, nhận xét một cách chân thành từ các đồng nghiệp dạy môn Ngữ văn. II. Kiến nghị, đề xuất. Bản thân qua quá trình thực hiện đề tài xin được kiến nghị đề xuất một số ý kiến để góp phần hoàn thiện đề tài và để đề tài được đưa vào áp dụng rộng rãi hơn. 1. Đối với giáo viên: - Cần thể hiện trách nhiệm cụ thể của mình khi dạy học bằng cách nghiên cứu quan tâm đến đối tượng học sinh của mình trong quá trình thiết kế nội dung, phương pháp dạy học. Không nên áp dụng một kế hoạch dạy học cho nhiều đối tượng học sinh. Trong quá trình dạy học GV phải chuẩn bị tốt các thiết bị dạy học và định hướng trọng tâm cho HS chuẩn bị bài ở nhà. Trong giảng dạy GV phải thực sự “cùng suy nghĩ, trăn trở” với học trò. - Những giáo viên dạy ở miền núi cần tìm hiểu bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc anh em trên địa bàn. Tốt nhất là tự học, hoặc tham gia lớp hoc dạy tiếng dân tộc để có thêm cách tiếp cận, gần gũi, hiểu đối tượng học sinh của mình. - Gắn dạy học với thực tiễn, không nên chỉ tuân theo một cách máy móc những kiến thức định sẵn trong sách giáo khoa. Dạy học tiếng Việt phải hướng vào giao tiếp chú ý tới trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh. Đảm bảo mối quan hệ hữu cơ giữa dạy học tri thức và rèn luyện năng lực, phẩm chất, kỹ năng. 2. Đối với tổ, nhóm chuyên môn: 54
- - Thường xuyên trao đổi chuyên môn để xây dựng được nhiều hơn nữa các bài dạy thực sự có chất lượng. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. 3. Đối với nhà trường: Cần quan tâm một cách thiết thực đến việc đổi mới PPDH trong nhà trường. Đồng thời cần động viên, nhắc nhở giáo viên thường xuyên áp dụng các phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực. Bên cạnh đó, nhà trường nên tạo điều kiện để giáo viên tiếp tục có cơ hội được tham dự những buổi hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm; Tổ chức các buổi tập huấn bối dưỡng nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin và các phần mềm hỗ trợ dạy học; Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt hơn để giáo viên có thể thực hiện nhiệm vụ của mình; Có sự đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện đổi mới đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả. Nhà trường cần đi tiên phong trong việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giữa giờ, gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị của văn hóa Thái. Chẳng hạn, trong các giờ ra chơi: múa xòe, chơi trò chơi dân gian, tập võ cổ truyền nhất Nam, biểu diễn dân vũ Thái . 4. Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo: Việc sửa đổi, thay sách giáo khoa, bổ sung tài liệu tham khảo cần chú ý đến đối tượng học sinh miền núi, dân tộc thiểu số có những ngữ liệu phù hơp. Trên đây chỉ là một số tìm hiểu, áp dụng những ý kiến mang tính cá nhân đã được bản thân đúc rút và thu được với những kết quả khả quan ban đầu trong quá trình dạy học. Rất mong nhận được những ý kiến trao đổi, góp ý, bổ sung của quý đồng nghiệp để tôi được học hỏi, tiếp thu và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giáo dục của mình và hi vọng nó sẽ trở thành mọt kênh tham khảo của đồng nghiệp dạy Ngữ văn ở các trường THPT khu vực miền núi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Quỳ Hợp, ngày 08 tháng 4 năm 2022 TÁC GIẢ 55
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng 2. Bộ GD-ĐT Ngữ văn (Dự thảo.2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn thảo). 3. Bộ GD-ĐT (2017). Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên trung học cơ sở hạng II. NXB Giáo dục Việt Nam. 4. Nguyễn Trí - Nguyễn Trọng Hoàn (2001). Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt. NXB Giáo dục. 5. Nguyễn Quang (2016). Từ năng lực ngôn ngữ đến năng lực liên văn hóa. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 32, tr1-9. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. SGK Ngữ văn 12 tập 1, chương trình chuẩn, NXBGD (2011) - Bộ Giáo dục & Đào tạo. 7. van-thpt.htm 8. 9. pham-kinh-an/mot-so-phuong-phap-ky-thuat-day-hoc-tich-cuc.html 10. 11. nghia-cua-ban-sac-van-hoa-dan-toc/ 56
- PHỤ LỤC 1 KHẢO SÁT SAU KHI THỰC NGHIỆM ĐỀ BÀI Câu 1. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào nên sử dụng từ ngữ nước ngoài thay cho từ thuần việt? A. Tôi phải vào toalet một chút. B. Ca sĩ có nhiều fan hâm mộ nhất hiện nay là ai? C. Cô ấy đã trở thành ca sĩ thần tượng của tuổi teen D. Lập trình viên là một nghề hot nhất hiện nay. Câu 2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không thể thay từ ngữ nước ngoài bằng từ thuần Việt? A. Chủ nhật này chúng mình cùng đi shopping nhé! B. Tôi mơ ước có một chiếc laptop của riêng mình. C. Số lượng người sử dụng Computer ở nước ta đang tăng lên nhanh chóng. D. Microsoft ProwerPoint là một phần mềm hỗ trợ trình chiếu rất tiện dụng. Câu 3. Từ nào sau đây thích hợp để sử dụng trong câu sau: Bạn ấy được vào ban trung tâm lớp 11B1 A. Đề bạt B. Đề cử C. Đề nghị D. Đề đạt Câu 4. Tìm từ thích hợp để điền vào câu sau đây: Tha ra thì cũng may đời / làm ra mang tiếng con người A. Nhỏ nhoi C. Nhỏ nhen B. Nhỏ nhẻ D. Nhỏ nhẹ Câu 5. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: của cậu ấy là thiếu kiên nhẫn trong học tập A. Yếu điểm B. Điểm yếu Câu 6. Cách viết hoa tên riêng của người trong tiếng Việt là: A. Viết hoa phần tên B. Viết hoa phần họ và tên C. Viết hoa phần tên và đêm 57
- D. Viết hoa tất cả các chữ cái đầu trong họ-đệm-tên Câu 7. Cách viết hoa tên địa danh trong tiếng Việt là: A. Viết hoa chữ cái đầu tiên B. Viết hoa toàn bộ chữ cái đầu trong tất cả các âm tiết C. Viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối D. Viết hoa toàn bộ các chữ cái đầu âm tiết và có gạch nối Câu 8. Cách viết hoa tên người, tên địa danh của một số dân tộc ít người ở Tây nguyên và tiếng nước ngoài là: A. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phân trong tên và có gạch nối B. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận trong tên và không có gạch nối C. Viết hoa chữ cái đầu tiên và không có gạch nối D. Viết hoa chữ cái đầu tiên và có gạch nối. Câu 9. Nối từ ở cột A với ý nghĩa ở cột B sao cho phù hợp A B 1. Mặc cả a. Tưởng nhớ người đã khuất trong tư thế nghiêm trang 2. Mặc cảm b. Nghĩ rằng mình thua kém người khác và buồn day dứt 3. Mặc niệm c. Im lặng, tỏ ra mình không liên quan đến việc đó 4. Mặc nhiên d. Trả giá, thêm bớt từng đồng để mua được rẻ Câu 10. Nối từ ở cột A với ý nghĩa ở cột B sao cho phù hợp A B 1. Trung gian a. Tầng lớp giữa trong xã hội 2. Trung lưu b. Đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già 3. Trung niên c. Ở giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền hai sự vật 4. Trung lập d. Đứng giữa hai bên đối lập, không theo, không phụ thuộc bên nào ĐÁP ÁN 1. A 2. D 3. B 4. C 5. B 6. D 7. B 8. A Câu 9. 1-d; 2-b; 3-a; 4-c Câu 10. 1-c; 2-a; 3-b; 4-d 58
- PHỤ LỤC 2 Hình 1: Em Sầm Thị Hà Trang dân tộc Thái đang trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình rất tự tin. Hình 2: HS dân tộc thiểu số (Thái, Thổ) trong một hoạt động tập thể. 59
- Hình 3: Khi trò tập đứng lớp Hình 4: Cô và trò sau giờ học 60
- Hình 5: Học sinh dân tộc Thổ, Thái, Kinh tham gia trao đổi học tập Hình 6 61
- Hình 7 Vẽ tranh tuyên truyền, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Hình 6,7 ) Hình 8: Chấm điểm tranh tuyên truyền: Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. 62